Một con chuột. Một tia laze. Một ký ức được kiểm soát.
-
0:00 - 0:02Steve Ramirez: Trong năm nhất cao học của tôi,
-
0:02 - 0:04tôi chỉ lủi thủi trong phòng
-
0:04 - 0:06ăn rất nhiều kem Ben và Jerry
-
0:06 - 0:08coi mấy chương trình tivi nhảm nhí
-
0:08 - 0:11và hình như là còn nghe nhạc Taylor Swift nữa.
-
0:11 - 0:13Tôi vừa mới chia tay bạn gái.
-
0:13 - 0:14(Tiếng cười)
-
0:14 - 0:17Cho nên là cả một thời gian dài,
mọi thứ tôi làm là -
0:17 - 0:20cố nhớ lại những kỷ niệm về người đó
-
0:20 - 0:23và ước sao mình có thể
thoát được cảm giác -
0:23 - 0:25đau thắt ruột thắt gan kia đi.
-
0:26 - 0:28Bây giờ, tôi thành nhà thần kinh học,
-
0:28 - 0:30nên tôi hiểu rằng kỷ niệm về cô ấy
-
0:30 - 0:33và những mảng ký ức tối tăm ảm đạm kia
-
0:33 - 0:36được hai hệ thống não khác nhau chi phối.
-
0:36 - 0:38Và rồi tôi nghĩ, nếu như ta có thể
xâm nhập vào bộ não -
0:38 - 0:40và chỉnh sửa lại cảm giác chóng mặt ấy
-
0:40 - 0:43mà vẫn giữ được kỷ niệm
về người đó nguyên vẹn? -
0:43 - 0:46Rồi tôi nhận ra, bây giờ
có khi việc này hơi khó. -
0:46 - 0:48Vậy nếu chúng ta bắt đầu
bằng việc đi vào bên trong bộ não -
0:48 - 0:51và tìm ra một kỷ niệm để tìm hiểu thôi?
-
0:51 - 0:54Liệu ta có thể khởi phát kỷ niệm đó trở lại,
-
0:54 - 0:57và thậm chí chơi đùa
với nó một chút? -
0:57 - 1:00Nói vậy chứ, chỉ có một người
trên thế giới này -
1:00 - 1:02mà tôi mong đừng có xem bài nói này.
-
1:02 - 1:06(Tiếng cười)
-
1:06 - 1:09Nhưng có một vấn đề ở đây
-
1:09 - 1:12Những ý tưởng này có thể làm
bạn nghĩ tới phim ''Total Recall'' -
1:12 - 1:14''Eternal Sunshine of the Spotless Mind,''
-
1:14 - 1:15hay ''Inception.''
-
1:15 - 1:17Nhưng mà chúng tôi chỉ làm việc với
-
1:17 - 1:19mấy ngôi sao điện ảnh
của phòng thí nghiệm thôi. -
1:19 - 1:20Xu Liu: Chuột thí nghiệm.
-
1:20 - 1:22(Cười)
-
1:22 - 1:25Là một nhà thần kinh học,
chúng tôi làm việc với chuột -
1:25 - 1:28để tìm hiểu cách hoạt động của bộ nhớ.
-
1:28 - 1:31Và hôm nay, chúng tôi hi vọng
sẽ thuyết phục được các bạn -
1:31 - 1:34rằng chúng tôi đã kích hoạt
được một ký ức trong bộ não -
1:34 - 1:36với tốc độ ánh sáng.
-
1:36 - 1:39Để làm điều này, có hai bước phải thực hiện.
-
1:39 - 1:43Bước một, ta tìm
và dán nhãn một ký ức, -
1:43 - 1:46và sau đó kích hoạt nó
với một cái công tắc. -
1:46 - 1:48Chỉ đơn giản vậy thôi.
-
1:48 - 1:50(Cười)
-
1:50 - 1:51SR: Quý vị có tin không?
-
1:51 - 1:55Nhưng thực ra để tìm ra được một ký ức
trên não không hề đơn giản. -
1:55 - 1:58XL: Đúng vậy. Tìm ra nó còn khó hơn
-
1:58 - 2:00mò kim đáy bể.
-
2:00 - 2:03bởi vì, quý vị biết đó,
cây kim thì vẫn là thứ -
2:03 - 2:05mà bạn có thể chạm vào được.
-
2:05 - 2:07Nhưng ký ức thì khác.
-
2:07 - 2:11Mà có nhiều tế bào ở não hơn
-
2:11 - 2:15số cọng rơm trong đống rơm khô kia.
-
2:15 - 2:18Cho nên, đúng là nhiệm vụ này
có vẻ khó khăn. -
2:18 - 2:22May thay, ta có sự giúp đỡ
từ chính não bộ. -
2:22 - 2:25Hoá ra ta chỉ cần
-
2:25 - 2:27để cho não bộ tự hình thành một ký ức,
-
2:27 - 2:30và nó sẽ cho ta biết
những tế bào nào liên quan -
2:30 - 2:32đến ký ức đó.
-
2:32 - 2:35SR:Vậy chuyện gì đã xảy ra trong não tôi
-
2:35 - 2:37khi tôi nhớ lại kỷ niệm về bạn gái cũ?
-
2:37 - 2:39Nếu quý vị giả bộ lờ đi
những quy chuẩn đạo đức trong vài giây -
2:39 - 2:41và xẻ não tôi ra,
-
2:41 - 2:43quý vị sẽ thấy một số lượng đáng ngạc nhiên
-
2:43 - 2:46những vùng đang được kích hoạt
để nhớ lại kỷ niệm đó. -
2:46 - 2:49Một vùng não hoạt động rất mạnh
-
2:49 - 2:51là phần não hình cá ngựa,
-
2:51 - 2:53mà hàng thập kỷ nay
đã được biết đến trong việc xử lý -
2:53 - 2:56các loại ký ức mà chúng ta trân trọng,
-
2:56 - 2:58cũng làm nó trở thành phần não lý tưởng
để đi vào -
2:58 - 3:01và tìm rồi kích hoạt ký ức nào đó.
-
3:01 - 3:03XL: Khi bạn phóng to vào phần não này
-
3:03 - 3:06tất nhiên bạn sẽ thấy rất nhiều tế bào
-
3:06 - 3:09nhưng chúng ta có thể tìm ra tế bào nào
-
3:09 - 3:10liên quan đến một ký ức nhất định,
-
3:10 - 3:13bởi vì khi nào tế bào đó được kích hoạt,
-
3:13 - 3:14giống như khi chúng đang hình thành ký ức,
-
3:14 - 3:18nó sẽ để lại một dấu hiệu
mà về sau cho phép chúng ta nhận thấy -
3:18 - 3:21rằng những tế bào này
vừa mới hoạt động -
3:21 - 3:23SR: Cũng giống như ảnh đèn
trong các tòa nhà vào đêm -
3:23 - 3:26sẽ cho bạn biết có ai đó đang làm việc
tại một thời điểm nhất định -
3:26 - 3:29với những cảm giác rất thực,
có những cảm biến sinh học -
3:29 - 3:31trong tế bào mà chỉ được bật lên
-
3:31 - 3:33khi tế bào đang làm việc.
-
3:33 - 3:35Chúng giống như những
ánh đèn từ cửa sổ sinh học -
3:35 - 3:37cho ta biết rằng tế bào đó
có đang hoạt động không. -
3:37 - 3:40XL: Vì vậy chúng tôi đã tách một phần
của bộ phận cảm biến này -
3:40 - 3:43và gắn nó với một công tắc
để kiểm soát tế bào, -
3:43 - 3:47rồi gắn cái công tắc
vào một loại virus nhân tạo -
3:47 - 3:50và tiêm nó vào não của con chuột.
-
3:50 - 3:52Vì vậy bất cứ khi nào
một ký ức được hình thành, -
3:52 - 3:55những tế bào hoạt động cho ký ức đó
-
3:55 - 3:57sẽ làm công tắc bật.
-
3:57 - 3:59SR: Đây là hình dáng phần não hình cá ngựa
-
3:59 - 4:02sau khi tạo ra một ký ức đáng sợ chẳng hạn.
-
4:02 - 4:04Phần màu xanh dương bạn thấy ở đây
-
4:04 - 4:06là vùng tập trung rất nhiều tế bào
-
4:06 - 4:07còn những tế bào màu xanh lá
-
4:07 - 4:10là những tế bào nắm giữ
-
4:10 - 4:11ký ức đáng sợ đó.
-
4:11 - 4:13Bạn đang thấy sự kết tinh của
-
4:13 - 4:16quá tình hình thành chớp nhoáng
của nỗi sợ. -
4:16 - 4:19Thực ra bạn đang thấy lớp cắt ngang
của một ký ức. -
4:19 - 4:22XL: Giờ, cái công tắc mà chúng tôi đã nói đến,
-
4:22 - 4:25nó sẽ phải hoạt động rất nhanh.
-
4:25 - 4:27Chứ không phải đợi đến vài phút
hay vài giờ. -
4:27 - 4:31Nó phải hoạt động với tốc độ của bộ não,
trong phần triệu giây. -
4:31 - 4:33SR: Vậy bạn nghĩ sao, Xu?
-
4:33 - 4:36Chúng ta có thể dùng các loại thuốc
-
4:36 - 4:37để kích hoạt hay khử hoạt
một tế bào? -
4:37 - 4:41XL: Thuốc thì rất hỗn độn.
Chúng tác động đến mọi nơi. -
4:41 - 4:44Và nó cần thời gian rất lâu
để tác động lên tế bào. -
4:44 - 4:48Vì thế nó không cho phép chúng ta
kiểm soát ký ức ở hiện tại. -
4:48 - 4:52Steve à, vậy việc dùng điện thì sao?
-
4:52 - 4:55SR: Dòng đIện khá là nhanh
-
4:55 - 4:56nhưng chúng ta không thể hướng chúng
-
4:56 - 4:59đến những tế bào cụ thể đang nắm giữ kỹ ức.
-
4:59 - 5:01và có thể làm cháy bộ não mất.
-
5:01 - 5:04XL: Ồ đúng vậy. Giờ có vẻ như
-
5:04 - 5:06chúng ta cần tìm ra một cách tốt hơn
-
5:06 - 5:10để tác động đến bộ não
với tốc độ ánh sáng. -
5:10 - 5:15SR: Mà rõ ràng là chỉ có ánh sáng
mới di chuyển với tốc độ ánh sáng. -
5:15 - 5:18Vì vậy chúng ta có thể kích hoạt ký ức
-
5:18 - 5:20bằng ánh sáng --
-
5:20 - 5:21XL: Ánh sáng di chuyển khá nhanh.
-
5:21 - 5:23SR: -- và bởi vì những tế bào não bình thường
-
5:23 - 5:25không phản ứng với các xung ánh sáng,
-
5:25 - 5:27vì vậy cái mà phản ứng với các
xung ánh sáng ở đây -
5:27 - 5:29là những tế bào có công tắc
nhạy cảm với ánh sáng. -
5:29 - 5:31Để làm được điều đó, đầu tiên ta phải
đánh lừa tế bào não -
5:31 - 5:32để chúng phản ứng với tia la- ze.
-
5:32 - 5:34XL: Đúng. Bạn không nghe nhầm đâu.
-
5:34 - 5:36Chúng tôi đang cố bắn tia la-ze
vào bên trong não bộ. -
5:36 - 5:37( Tiếng cười)
-
5:37 - 5:41SR: Và chúng tôi sử dụng kỹ thuật
phối hợp giữa quang học và di truyền. -
5:41 - 5:44Kỹ thuật này cho chúng ta cái công tắc
-
5:44 - 5:46để kích hoạt hay khử hoạt tế bào não
-
5:46 - 5:48và công tắc đó có tên là channelrhodopsin
-
5:48 - 5:51mà ở đây là những chấm màu xanh lá
đi liền với tế bào não. -
5:51 - 5:54Bạn có thể coi channelrhodopsin như một
công tắc nhạy với ánh sáng -
5:54 - 5:57mà có thể đưa vào trong tế bào não
-
5:57 - 5:58vì vậy giờ chúng ta có thể
dùng công tắc này -
5:58 - 6:01để kích hoạt tế bào não bằng cách
nhấn vào nó, -
6:01 - 6:04và trong trường hợp này chúng tôi
tác động nó bằng những xung ánh sáng -
6:04 - 6:08XL: Vậy là chúng ta sẽ gắn cái công tắc này
-
6:08 - 6:10với bộ phận cảm biến mà chúng ta đã nói tới
-
6:10 - 6:12và đưa nó vào bên trong bộ não.
-
6:12 - 6:16Vì vậy khi một ký ức được hình thành,
-
6:16 - 6:18tất cả những tế bào hoạt động
cho ký ức đó -
6:18 - 6:21cũng đã được cài đặt một công tắc
-
6:21 - 6:24vì vậy chúng ta có thể kiếm soát chúng
-
6:24 - 6:28bằng tia laze nhưng chúng ta thấy ở đây.
-
6:28 - 6:31SR: Giờ hãy thử nghiệm tất cả điều này.
-
6:31 - 6:33Chúng ta có thể lấy con chuột
-
6:33 - 6:36và rồi chúng ta bỏ chúng vào trong chiếc hộp
giống như cái ở đây -
6:36 - 6:38rồi làm cho chúng bị sốc nhẹ ở chân
-
6:38 - 6:40khiến chúng hình thành cảm giác sợ
cái hộp này -
6:40 - 6:42Chúng biết rằng có điều gì đó
tồi tệ xảy ra ở đây -
6:42 - 6:45Giờ với hệ thống của chúng ta,
những tế bào hoạt động -
6:45 - 6:47ở vùng não cá ngựa
-
6:47 - 6:50và chỉ những tế bào có chứa channelrhodopsin
-
6:50 - 6:53XL: Khi bạn nhỏ như chú chuột này
-
6:53 - 6:57nó giống như cả thế giới này
đang chống lại bạn. -
6:57 - 6:59Vì vậy bạn phòng thủ bằng cách
-
6:59 - 7:01cố gắng không để bị phát hiện.
-
7:01 - 7:03Bất cứ khi nào con chuột thấy sợ hãi,
-
7:03 - 7:05nó sẽ làm một hành động quen thuộc
-
7:05 - 7:07đó là chạy vào góc hộp,
-
7:07 - 7:10cố gắng không di chuyển bất cứ phần nào
của cơ thể, -
7:10 - 7:13và điệu bộ giống như bất động.
-
7:13 - 7:17Vì vậy nếu một con chuột có thể nhớ
có điều gì tồi tệ trong chiếc hộp này, -
7:17 - 7:20và khi chúng ta thả chúng vào trong
một chiếc hộp như thế, -
7:20 - 7:22nó cũng sẽ bất động
-
7:22 - 7:24bời vì nó không muốn bị phát hiện
-
7:24 - 7:27bởi bất kỳ mối nguy hại tiềm ẩn nào
trong cái hộp này. -
7:27 - 7:28SR: Bạn có thể nghĩ đến việc bất động như
-
7:28 - 7:30bạn đang đi bộ trên phố
suy nghĩ về công việc -
7:30 - 7:32và bỗng dưng bạn gặp
-
7:32 - 7:34người yêu cũ,
-
7:34 - 7:36và giờ là 2 giây kinh khủng
-
7:36 - 7:38khi bạn phải nghĩ:" Mình nên làm gì?
liệu mình có nên chào hỏi? -
7:38 - 7:40Mình có nên bắt tay? Hay là quay lại
và chạy đi chỗ khác? -
7:40 - 7:42Hay là ngồi đây và coi như họ không tồn tại"
-
7:42 - 7:45Và những ý nghĩ chớp nhoáng này
có thể làm mất hết khả năng của bạn -
7:45 - 7:47và khiến bạn đứng trân người ra,
-
7:47 - 7:51XL: Tuy nhiên, nếu chúng ta đặt con chuột
-
7:51 - 7:54vào một chiếc hộp hoàn toàn khác,
như cái bên cạnh đây, -
7:54 - 7:56nó sẽ không thấy sợ cái hộp này
-
7:56 - 8:01bởi chẳng có lí do gì khiến nó sợ
môi trường mới này. -
8:01 - 8:04Nhưng nếu chúng ta đặt con chuột
vào chiếc hộp mới này -
8:04 - 8:08và cùng lúc, kích hoạt những ký ức sợ hãi
-
8:08 - 8:10sử dụng tia la-ze như chúng ta
đã dùng trước đó? -
8:10 - 8:13Liệu chúng ta có thể mang lại
những ký ức sợ hãi -
8:13 - 8:17trong môi trường hoàn toàn mới này?
-
8:17 - 8:20SR: Được rồi, đây là một thí nghiệm tốn
hàng ngàn đô la -
8:20 - 8:23GIờ gợi nhớ lại những ký ức về ngày đó,
-
8:23 - 8:25tôi nhớ rằng đội Tất Đỏ đã thắng
-
8:25 - 8:27đó là một ngày mùa xuân xanh mướt,
-
8:27 - 8:29rất tuyệt để đi dạo quanh sông
-
8:29 - 8:31và có thể
-
8:31 - 8:33đi đến cực Bắc.
-
8:33 - 8:36Giờ Xu và tôi, mặt khác,
-
8:36 - 8:39đang ở trong một căn phòng tối
không có cửa sổ -
8:39 - 8:43không chuyển động thậm chí là chớp mắt
-
8:43 - 8:45vì chúng tôi đang nhìn chằm chằm
vào màn hình máy tính -
8:45 - 8:48Chúng tôi thấy con chuột đang cố gắng
kích hoạt lại ký ức -
8:48 - 8:50lần đầu tiên khi chúng tôi dùng công nghệ này.
-
8:50 - 8:52XL: Và đây là những gì chúng tôi thấy.
-
8:52 - 8:55Khi chúng tôi đặt con chuột vào cái hộp lần đầu,
-
8:55 - 8:58nó tìm hiểu, đánh hơi xung quanh,
chạy xung quanh, -
8:58 - 8:59và suy nghĩ về công việc của nó,
-
8:59 - 9:01bởi vì thực tế
-
9:01 - 9:03chuột là một loài rất tò mò.
-
9:03 - 9:06Chúng muốn biết, chuyện gì đang xảy ra
trong chiếc hộp mới này? -
9:06 - 9:07Quả thực rất thú vị.
-
9:07 - 9:11Nhưng khi chúng tôi bật tia la-ze,
như bạn thấy bây giờ -
9:11 - 9:14bỗng nhiên tất cả con chuột
trở nên bất động -
9:14 - 9:18Nó đứng tại chỗ và cố gắng
không di chuyển bất cứ phần nào. -
9:18 - 9:20Thực sự chúng đang bất động.
-
9:20 - 9:22Vì vậy thực ra, có vẻ như
chúng ta có thể đem lại -
9:22 - 9:24ký ức sợ hãi trong chiếc hộp đầu tiên
-
9:24 - 9:28ở trong môi trường hoàn toàn mới này.
-
9:28 - 9:30Khi xem hiện tượng này, Steve và tôi
-
9:30 - 9:32cũng sốc như chính bản thân con chuột.
-
9:32 - 9:33( Tiếng cười)
-
9:33 - 9:37Sau cuộc thí nghiệm, chúng tôi rời khỏi phòng
-
9:37 - 9:38mà không nói bất kỳ điêu gì.
-
9:38 - 9:42Và sau một khoảng thời gian dài, lúng túng
-
9:42 - 9:44Steve đã cất lời.
-
9:44 - 9:46SR: " Nó đã hiệu quả phải không?"
-
9:46 - 9:49XL:" Đúng".
Tôi nói. 'Thực sự nó đã hoạt động" -
9:49 - 9:51Chúng tôi thực sự rất phấn khích.
-
9:51 - 9:54Và sau đó chúng tôi công bố
nghiên cứu của mình -
9:54 - 9:56cho tập san Thiên Nhiên.
-
9:56 - 9:58Kể từ khi chúng tôi công bố nó,
-
9:58 - 10:01chúng tôi đã nhận được vô số ý kiến
-
10:01 - 10:03trên toàn cộng đồng mạng.
-
10:03 - 10:06Chúng ta có thể xem một vài ý kiến.
-
10:06 - 10:09[" CUỐI CÙNG...rất thực tế, sự tác động đến thần kinh, mã hóa chúng, tạo ra và thay đổi ký ức. Ahh tương lai đây rồi
-
10:09 - 10:11SR: Vì vậy điều đầu tiên bạn nhận thấy đó là
-
10:11 - 10:14mọi người thường có những quan điểm dữ dội
về những công việc như này -
10:14 - 10:16Tôi hoàn toàn đồng ý
-
10:16 - 10:17với ý kiến đầu tiên kia,
-
10:17 - 10:20bởi vì với một mức từ không cho đến
như giọng của Morgan Freeman, -
10:20 - 10:22nó giống như những dấu gộp gợi nhớ
-
10:22 - 10:24mà chúng ta nghe thấy.
-
10:24 - 10:26( Tiếng cười)
-
10:26 - 10:28Nhưng như bạn thấy, đó không phải
là quan điểm duy nhất -
10:28 - 10:29[" Cái này làm tôi thấy sợ hãi....Nếu họ có thể làm như vậy trên người trong vài năm tới? Chúng ta sẽ bị kết tội"]
-
10:29 - 10:31XL: Thực ra nếu chúng ta nhìn vào
quan điểm thứ hai này, -
10:31 - 10:33tôi nghĩ chúng ta thấy rằng
-
10:33 - 10:36nó không tích cực.
-
10:36 - 10:38Nhưng nó cũng nhắc nhở chúng ta rằng
-
10:38 - 10:40dù chúng ta đang thử nghiệm với chuột,
-
10:40 - 10:44chúng ta nên bắt đầu nghĩ và bàn luận
-
10:44 - 10:47về những ý kiến đạo đức trái chiều
-
10:47 - 10:49về việc kiểm soát ký ức.
-
10:49 - 10:51SR: Giờ, trên tinh thần của ý kiến thứ ba,
-
10:51 - 10:53chúng tôi muốn nói cho bạn một dự án
-
10:53 - 10:55chúng tôi đang triển khai trong
phòng thí nghiệm được gọi là Dự án Inception -
10:55 - 10:58[" Họ nên làm phim về vấn đề này. Khi họ kiểm soát ý thức của con người, tức là họ có thể kiểm soát sự phát triển của người đó. Và chúng ta gọi đó là : Inception"]
-
10:58 - 11:02Chúng tôi giả sử rằng giờ chúng tôi
có thể kích hoạt lại ký ức -
11:02 - 11:05nhưng nếu sau đó chúng tôi
muốn thay đổi nó? -
11:05 - 11:08Liệu chúng ta có thể biến nó
thành một ký ức sai lệch? -
11:08 - 11:12XL: Tất cả ký ức đều phức tạp và bùng nổ,
-
11:12 - 11:15nhưng để đơn giản, hãy coi ký ức
-
11:15 - 11:17như là một đoạn phim ngắn.
-
11:17 - 11:19Chúng tôi đã nói rằng về cơ bản
chúng ta có thể kiểm soát -
11:19 - 11:21nút " Bật" trong đoạn phim đó
-
11:21 - 11:26vì vậy chúng ta có thể bật nó
mọi lúc mọi nơi. -
11:26 - 11:28Nhưng cũng có thể chúng ta sẽ
-
11:28 - 11:31xâm nhập vào trong não và chỉnh sửa
đoạn phim này -
11:31 - 11:34và làm chúng khác so với nguyên gốc?
-
11:34 - 11:36Chúng ta có thể.
-
11:36 - 11:38Tóm lại là mọi thứ chúng ta cần làm
-
11:38 - 11:43là kích hoạt lại một ký ức
sử dụng tia laze -
11:43 - 11:46nhưng đồng thời, nếu chúng ta tạo ra
những thông tin mới -
11:46 - 11:50và cho phép thông tin này can thiệp
vào ký ức cũ, -
11:50 - 11:53ký ức đó sẽ thay đổi.
-
11:53 - 11:56Nó giống như tạo một đoạn nhạc
được hòa lại. -
11:56 - 11:59SR: Vậy làm thế nào để làm được?
-
11:59 - 12:01Thay việc tìm một ký ức đáng sợ
-
12:01 - 12:03chúng ta có thể bắt đầu với những con vật
-
12:03 - 12:06chúng ta bỏ nó vào một cái hộp màu xanh
như cái ở đây -
12:06 - 12:08và chúng ta tìm tế bào não
liên quan đến cái hộp này -
12:08 - 12:10rồi lừa chúng phản ứng
với những xung ánh sáng -
12:10 - 12:12y như những gì chúng tôi đã nói trước đây
-
12:12 - 12:14Ngày hôm sau, chúng ta hãy bỏ con vật đó
-
12:14 - 12:17vào một hộp màu đỏ mà nó chưa thấy bao giờ
-
12:17 - 12:19Rồi sau đó đưa ánh sáng vào trong não chúng
để kích hoạt lại -
12:19 - 12:21ký ức về hộp màu xanh.
-
12:21 - 12:23Điều gì sẽ xảy ra nếu, trong khi con vật
-
12:23 - 12:25đang khơi gợi lại ký ức về chiếc hộp xanh,
-
12:25 - 12:28chúng ta sẽ đưa vào vài cú sốc nhẹ ở chân?
-
12:28 - 12:30Tức là chúng ta đang cố tạo một sự kết hợp
-
12:30 - 12:32giữa ký ức về cái hộp màu xanh
-
12:32 - 12:34và những cú sốc đó.
-
12:34 - 12:35Chúng tôi đang cố kết nối chúng.
-
12:35 - 12:37Vậy để kiểm tra
-
12:37 - 12:38chúng tôi lại đưa con vật
-
12:38 - 12:40trở lại chiếc hộp xanh.
-
12:40 - 12:43Một lần nữa, chúng tôi lại kích hoạt
ký ức về chiếc hộp xanh -
12:43 - 12:45trong khi con vật bị sốc nhẹ ở chân,
-
12:45 - 12:48và giờ nó sẽ ngay lập tức bất động.
-
12:48 - 12:51Như kiểu nó đang khơi gợi lại việc bị sốc
trong môi trường này -
12:51 - 12:54mặc dù điều đó chưa bao giờ xảy ra
-
12:54 - 12:56Vì vậy nó hình thành một ký ức sai khác,
-
12:56 - 12:58bởi vì nó đã sai lầm sợ hãi
môi trường này -
12:58 - 12:59nơi mà nếu nói một cách chính xác
-
12:59 - 13:01thì chẳng có gì tệ xảy ra với nó cả.
-
13:01 - 13:04XL: Vậy chúng ta đã nói về
-
13:04 - 13:06công tắc bật được điều khiển bằng ánh sáng.
-
13:06 - 13:09THực tế, chúng ta cũng có công tắc để tắt
-
13:09 - 13:11và nó cũng rất dễ tưởng tượng
-
13:11 - 13:14bằng việc đưa vào công tắc tắt này,
-
13:14 - 13:20chúng ta cũng có thể làm biến mất một ký ức
mọi lúc mọi nơi -
13:20 - 13:22Vậy tất cả những gì chúng ta đã nói hôm nay
-
13:22 - 13:26được dựa trên nguyên tắc triết học
về thần kinh học -
13:26 - 13:31rằng ký ức, với những đặc tính
có vẻ bí ẩn của nó -
13:31 - 13:34thực ra được làm nên bởi chất liệu vật lý
mà chúng ta có thể thay đổi được. -
13:34 - 13:36SR: Và với riêng tôi mà nói,
-
13:36 - 13:37tôi có thể thấy một thế giới
mà chúng ta có thể khơi lại -
13:37 - 13:39một ký ức mà chúng ta thích.
-
13:39 - 13:43Tôi cũng thấy một thế giới mà chúng ta
có thể xóa bỏ những ký ức không mong muốn. -
13:43 - 13:45GIờ thậm chí tôi có thể thấy thế giới
mà chúng ta có thể sửa đổi ký ức -
13:45 - 13:46trên thực tế
-
13:46 - 13:48bởi vì chúng ta đang sống trong thời đại
mà có thể -
13:48 - 13:50hái những câu hỏi từ cái cây
khoa học viễn tưởng -
13:50 - 13:52và trồng chúng trong những
thử nghiệm thực tế. -
13:52 - 13:54XL: GIờ đây, những người
trong phòng thí nghiệm -
13:54 - 13:57và mọi người trên toàn thế giới
-
13:57 - 14:01đều dùng một phương pháp chung để
kích hoạt và sửa đổi ký ức, -
14:01 - 14:04dù nó mới hay cũ, tích cực hay tiêu cực,
-
14:04 - 14:07tất cả những ký ức đó
nên chúng ta có thể hiểu -
14:07 - 14:09các ký ức hoạt động như thế nào.
-
14:09 - 14:11SR: Ví dụ, một nhóm người trong phong
thí nghiệm -
14:11 - 14:13có thể tìm ra tế bào não
tạo nên ký ức đáng sợ -
14:13 - 14:16và chuyển đổi nó thành một ký ức dế chịu.
-
14:16 - 14:19Đó cũng là những điều tôi muốn nói
về việc thay đổi những quá trình này. -
14:19 - 14:21Thậm chí một người cũng có thể kích hoạt
-
14:21 - 14:24ký ức về con chuột cái trong con chuột đực
-
14:24 - 14:26cái được cho rằng là một ký ức thích thú
-
14:26 - 14:31XL: Thực tế, chúng ta đang sống trong
những giây phút thú vị -
14:31 - 14:34nơi mà khoa học không có giới hạn
-
14:34 - 14:38mà nó chỉ bị giới hạn bởi trí tưởng tượng
của chúng ta. -
14:38 - 14:40SR: Và cuối cùng, chúng tôi
làm những điều này để làm gì? -
14:40 - 14:42Làm sao để phát triển kỹ thuật này?
-
14:42 - 14:44Đây là những câu hỏi không nên
-
14:44 - 14:45chỉ tồn tại trong phòng thí nghiệm,
-
14:45 - 14:48và một mục đích của cuộc nói chuyện này
là thúc đẩy mọi người -
14:48 - 14:50đến với những việc kiểu này
-
14:50 - 14:52những việc có thể trong
ngành thần kinh học hiện đại -
14:52 - 14:53nhưng giờ, quan trọng là,
-
14:53 - 14:56thu hút mọi người vào cuộc trò chuyện này.
-
14:56 - 14:59Vì vậy hãy cùng nhau nghĩ
những điều này có ý nghĩa gì -
14:59 - 15:01và chúng ta có thể đi từ đâu,
-
15:01 - 15:03bởi vì Xu và tôi nghĩ chúng ta đều
-
15:03 - 15:06có những quyết định quan trọng phía trước.
-
15:06 - 15:07Cảm ơn.
XL: Cảm ơn. -
15:07 - 15:09( Vỗ tay)
- Title:
- Một con chuột. Một tia laze. Một ký ức được kiểm soát.
- Speaker:
- Steve Ramirez và Xu Liu
- Description:
-
Chúng ta có thể thay đổi những ký ức? Nó là một câu hỏi khoa học viễn tưởng mà Steve Ramirez và Xu Liu đang tìm hiểu trong phòng thí nghiệm của họ tại MIT. Đặc biệt, bắn một tia laze vào não của một con chuột sống có thể kích hoạt và thay đổi ký ức của nó. Câu chuyện bất ngờ và thú vị này cho chúng ta thấy không chỉ làm thế nào mà tại sao họ lại làm như vậy. ( Quay tại TEDxBoston)
- Video Language:
- English
- Team:
- closed TED
- Project:
- TEDTalks
- Duration:
- 15:25
Dimitra Papageorgiou approved Vietnamese subtitles for A mouse. A laser beam. A manipulated memory. | ||
Hong Ha Nguyen accepted Vietnamese subtitles for A mouse. A laser beam. A manipulated memory. | ||
Hong Ha Nguyen edited Vietnamese subtitles for A mouse. A laser beam. A manipulated memory. | ||
Hong Ha Nguyen edited Vietnamese subtitles for A mouse. A laser beam. A manipulated memory. | ||
Hong Ha Nguyen edited Vietnamese subtitles for A mouse. A laser beam. A manipulated memory. | ||
Thu Nguyen edited Vietnamese subtitles for A mouse. A laser beam. A manipulated memory. | ||
Thu Nguyen edited Vietnamese subtitles for A mouse. A laser beam. A manipulated memory. | ||
Thu Nguyen edited Vietnamese subtitles for A mouse. A laser beam. A manipulated memory. |