< Return to Video

Phương thức Agile cho gia đình bạn.

  • 0:01 - 0:04
    Đây là tin vui cho các gia đình.
  • 0:04 - 0:06
    50 năm qua đã chứng kiến
    một cuộc cách mạng
  • 0:06 - 0:08
    về ý nghĩa của gia đình.
  • 0:08 - 0:10
    Có gia đình nhiều thế hệ,
    hay nhận con nuôi,
  • 0:10 - 0:13
    gia đình nhỏ ở riêng,
  • 0:13 - 0:15
    và gia đình đã li dị
    nhưng sống cùng nhà.
  • 0:15 - 0:18
    Nhưng trên hết, gia đình đang
    ngày càng vững mạnh hơn.
  • 0:18 - 0:21
    8 trên 10 người nói rằng
    gia đình họ có ngày nay
  • 0:21 - 0:26
    vững mạnh hơn
    gia đình mà họ đã lớn lên.
  • 0:26 - 0:28
    Và giờ là tin xấu.
  • 0:28 - 0:30
    Hầu hết mọi người bị quá tải
  • 0:30 - 0:32
    trước sự hỗn độn
    của cuộc sống gia đình.
  • 0:32 - 0:34
    Mọi cha mẹ mà tôi biết,
    bao gồm cả tôi,
  • 0:34 - 0:37
    thấy như mình luôn
    phải chơi phòng thủ.
  • 0:37 - 0:40
    Khi mà trẻ con ngừng mọc răng,
    chúng bắt đầu chống đối.
  • 0:40 - 0:42
    Khi chúng không cần ta tắm cho nữa,
  • 0:42 - 0:45
    lại cần giúp giải quyết chuyện
    rình rập trên mạng hay bị bắt nạt.
  • 0:45 - 0:48
    Và đây là tin xấu nhất.
  • 0:48 - 0:51
    Con chúng ta cảm thấy
    chúng ta không thể kiểm soát cuộc sống.
  • 0:51 - 0:54
    Ellen Galinsky ở
    Viện Gia đình và Việc làm
  • 0:54 - 0:56
    đã hỏi 1.000 trẻ em:
    "Nếu con có 1 điều ước
  • 0:56 - 1:00
    về ba mẹ con,
    thì con sẽ ước điều gì?"
  • 1:00 - 1:02
    Những bậc phụ huynh
    đoán rằng bọn trẻ sẽ nói
  • 1:02 - 1:05
    muốn cha mẹ dành nhiều
    thời gian với chúng hơn.
  • 1:05 - 1:08
    Họ đã sai.
    Điều ước duy nhất của trẻ con là gì?
  • 1:08 - 1:12
    Là cha mẹ chúng
    bớt mệt mỏi và căng thẳng.
  • 1:12 - 1:14
    Làm thế nào để
    thay đổi khuynh hướng này?
  • 1:14 - 1:17
    Có thể làm những điều cụ thể
    để giảm bớt căng thẳng,
  • 1:17 - 1:19
    làm cho gia đình khắng khít hơn,
  • 1:19 - 1:24
    và nói chung là chuẩn bị cho
    con chúng ta bước vào thế giới?
  • 1:24 - 1:27
    Tôi đã mất vài năm cố tìm
    câu trả lời cho câu hỏi đó,
  • 1:27 - 1:30
    đi khắp nơi, gặp nhiều gia đình,
    gặp các học giả, chuyên gia,
  • 1:30 - 1:33
    từ các nhà đàm phán hòa bình ưu tú
  • 1:33 - 1:37
    đến các nhà tài chính của Warren Buffett
    hay lực lượng Mũ Nồi Xanh.
  • 1:37 - 1:41
    Tôi đã cố tìm xem
    những gia đình hạnh phúc đã làm gì
  • 1:41 - 1:46
    và tôi có thể học được gì từ họ
    để khiến gia đình tôi hạnh phúc hơn?
  • 1:46 - 1:48
    Tôi muốn kể về
    một gia đình tôi đã gặp
  • 1:48 - 1:50
    và tại sao tôi nghĩ rằng
    họ đã mách nước cho tôi.
  • 1:50 - 1:53
    7 giờ chiều Chủ Nhật,
    ở Hidden Springs, bang Idaho, Mỹ,
  • 1:53 - 1:55
    6 thành viên nhà Starr ngồi cùng nhau
  • 1:55 - 1:59
    kể lại điều nổi bật nhất
    trong tuần của họ - họp mặt gia đình.
  • 1:59 - 2:01
    Đây là một gia đình Mỹ bình thường,
  • 2:01 - 2:04
    có những vấn đề
    như những gia đình Mỹ khác.
  • 2:04 - 2:06
    David là kỹ sư phần mềm.
    Eleanor chăm sóc con
  • 2:06 - 2:09
    4 đứa, tuổi từ 10 đến 15.
  • 2:09 - 2:12
    Một đứa học thêm toán
    ở phía bên kia thị trấn.
  • 2:12 - 2:15
    Một đứa chơi bóng vợt ở rìa thị trấn.
  • 2:15 - 2:18
    Một đứa bị hội chứng Asperger.
    Một đứa khác bị Tăng Động Giảm Chú Ý.
  • 2:18 - 2:22
    Eleanor nói:
    "Cuộc sống của chúng tôi lộn xộn lắm"
  • 2:22 - 2:25
    Gia đình Starr
    làm một bước rất bất ngờ.
  • 2:25 - 2:28
    Thay vì nhờ sự giúp đỡ
    từ bạn bè hay người thân,
  • 2:28 - 2:30
    họ nhờ công ty của David,
  • 2:30 - 2:33
    vào "phát triển linh hoạt" (agile),
    chương trình tiên tiến
  • 2:33 - 2:36
    chỉ mới được lan rộng ra
    trong các nhà máy Nhật
  • 2:36 - 2:39
    để khởi động ở thung lũng Silicon.
  • 2:39 - 2:42
    Trong phương thức Agile,
    công nhân chia thành nhóm nhỏ,
  • 2:42 - 2:45
    làm việc trong khoảng thời gian ngắn.
  • 2:45 - 2:48
    Thay vì cần giám đốc điều hành
    đưa ra tuyên bố quan trọng,
  • 2:48 - 2:51
    nhóm có thể tự quản lý.
  • 2:51 - 2:54
    Bạn sẽ có phản hồi liên tục,
    được cập nhật hàng ngày.
  • 2:54 - 2:57
    Bạn sẽ có nhận xét hàng tuần,
    không ngừng thay đổi.
  • 2:57 - 3:00
    David nói, khi mang
    hệ thống này về nhà,
  • 3:00 - 3:04
    khi họp mặt gia đình, mọi người
    nói chuyện với nhau nhiều hơn
  • 3:04 - 3:06
    giảm căng thẳng,
    và làm ai cũng
  • 3:06 - 3:09
    hạnh phúc hơn khi là
    một phần trong gia đình.
  • 3:09 - 3:12
    Khi áp dụng họp mặt gia đình
    và những kỹ thuật khác,
  • 3:12 - 3:16
    vào cuộc sống của
    2 con gái sinh đôi 5 tuổi của mình,
  • 3:16 - 3:20
    vợ chồng tôi thấy những thay đổi lớn lao
    kể từ khi con gái chúng tôi ra đời.
  • 3:20 - 3:22
    Những cuộc họp mặt này có tác dụng
  • 3:22 - 3:25
    dầu chỉ mất 20 phút.
  • 3:25 - 3:27
    Thế Agile là gì,
    và tại sao nó có ích
  • 3:27 - 3:29
    với một thứ có vẻ khác biệt,
    như gia đình?
  • 3:29 - 3:32
    Năm 1983, Jeff Sutherlan
    là chuyên gia công nghệ
  • 3:32 - 3:34
    tại một công ty tài chính
    ở New England.
  • 3:34 - 3:37
    Ông ta đã rất thất vọng về
    cách thiết kế các phần mềm.
  • 3:37 - 3:40
    Công ty có mô hình thác nước
    (waterfall method),
  • 3:40 - 3:43
    giám đốc điều hành đưa ra yêu cầu
    rồi dần dần được truyền xuống
  • 3:43 - 3:45
    cho các người lập trình bên dưới,
  • 3:45 - 3:47
    không ai tham khảo ý kiến
    những nhà lập trình này.
  • 3:47 - 3:50
    83% dự án thất bại.
  • 3:50 - 3:52
    Chúng quá khuếch trương,
    hoặc quá lỗi thời
  • 3:52 - 3:55
    tại thời điểm hoàn thành.
  • 3:55 - 3:57
    Sutherland muốn tạo một hệ thống
  • 3:57 - 4:01
    giúp ý tưởng, không chỉ truyền xuống
    mà còn được truyền lên trên
  • 4:01 - 4:04
    và có thể được điều chỉnh
    trong thời gian thực.
  • 4:04 - 4:07
    Ông ấy đã đọc
    Harvard Business Review 30 năm
  • 4:07 - 4:10
    trước khi tình cờ
    gặp được một bài báo năm 1986:
  • 4:10 - 4:13
    "Trò chơi phát triển sản phẩm mới
    được làm mới"
  • 4:13 - 4:15
    Bài báo nói, tốc độ kinh doanh
    đang đẩy nhanh
  • 4:15 - 4:17
    xin lưu ý -
    đây là vào năm 1986
  • 4:17 - 4:21
    các công ty thành công
    rất linh hoạt.
  • 4:21 - 4:24
    Nổi bật là Toyota và Canon,
  • 4:24 - 4:27
    có nhóm làm việc linh hoạt, chặt chẽ
    như một đội bóng bầu dục.
  • 4:28 - 4:30
    Nghe Sutherland, chúng tôi đọc bài báo,
  • 4:30 - 4:32
    và thốt lên: "Tìm ra rồi!.
  • 4:32 - 4:35
    Trong hệ thống của Sutherland,
    các công ty không làm
  • 4:35 - 4:38
    các dự án lớn mà phải tốn đến 2 năm
  • 4:38 - 4:39
    Họ phân nhỏ các phần ra,
  • 4:39 - 4:41
    không có gì phải làm quá 2 tuần.
  • 4:41 - 4:43
    Thay vì nói:
    "Hãy đến kho nguyên liệu,
  • 4:43 - 4:46
    đem về một điện thoại di động
    hoặc một trang mạng xã hội"
  • 4:46 - 4:49
    sẽ nói: "Đến kho nguyên liệu
    tìm một thành phần
  • 4:49 - 4:51
    rồi đem về đây,
    cùng thảo luận, cùng lắp ráp."
  • 4:51 - 4:55
    Thế sẽ chóng thành công hay thất bại .
  • 4:55 - 4:58
    Ngày nay, Agile được sử dụng
    ở hàng trăm quốc gia,
  • 4:58 - 5:01
    và nó càn quét vào
    cả các bộ phận quản lý.
  • 5:01 - 5:04
    Tất nhiên, cũng bắt đầu
    áp dụng những kỹ thuật này
  • 5:04 - 5:06
    vào gia đình mỗi người.
  • 5:06 - 5:08
    Bạn mở blog lên,
    đọc thấy hướng dẫn sử dụng
  • 5:08 - 5:10
    Sutherland còn nói, họ có cả
  • 5:10 - 5:12
    ngày Lễ Tạ ơn Agile,
  • 5:12 - 5:14
    để một nhóm người
    chuẩn bị thức ăn,
  • 5:14 - 5:18
    một nhóm dọn bàn,
    một nhóm đón khách ở cửa.
  • 5:18 - 5:21
    Sutherland nói, đó là
    Lễ tạ ơn hay nhất đến giờ.
  • 5:21 - 5:24
    Hãy xét một vấn đề mà
    gia đình đang đối mặt:
  • 5:24 - 5:27
    một buổi sáng om xòm
    và xem Agile có thể giúp được gì.
  • 5:27 - 5:29
    Phần chủ yếu là
    trách nhiệm giải trình,
  • 5:29 - 5:31
    cả nhóm sử dụng bộ tản thông tin,
  • 5:31 - 5:35
    là những tấm bảng lớn
    ghi trách nhiệm của mỗi người.
  • 5:35 - 5:37
    Nhà Starr áp dụng điều này,
  • 5:37 - 5:38
    tạo danh sách kiểm tra mỗi sáng
  • 5:38 - 5:42
    để mỗi đứa trẻ đánh dấu
    các công việc nhà đã hoàn thành.
  • 5:42 - 5:44
    Buổi sáng tôi ghé thăm,
    Eleanor đi xuống lầu,
  • 5:44 - 5:47
    rót một cốc cà phê,
    rồi ngồi trên chiếc ghế dựa
  • 5:47 - 5:48
    cô ngồi đó,
  • 5:48 - 5:51
    nhẹ nhàng nói chuyện
    với từng đứa
  • 5:51 - 5:53
    khi từng đứa đi xuống lầu,
  • 5:53 - 5:56
    kiểm tra danh sách,
    tự ăn bữa sáng,
  • 5:56 - 5:59
    kiểm tra danh sách lần nữa,
    để đĩa vào chậu rửa chén,
  • 5:59 - 6:02
    xem lại danh sách, cho vật nuôi ăn
    hay làm việc nhà được giao,
  • 6:02 - 6:04
    kiểm tra lần nữa,
    thu dọn đồ đạc,
  • 6:04 - 6:07
    và tự đi ra xe buýt.
  • 6:07 - 6:11
    Đó là một trong những gia đình
    vận hành tuyệt vời nhất, tôi từng thấy.
  • 6:11 - 6:14
    Khi tôi kịch liệt phản đối, nghĩ
    điều này không hợp với nhà tôi
  • 6:14 - 6:16
    con chúng tôi cần
    quá nhiều sự giám sát,
  • 6:16 - 6:17
    Eleanor nhìn tôi và nói
  • 6:17 - 6:19
    "Tôi từng nghĩ thế!"
  • 6:19 - 6:21
    "Tôi nói với David:
    đừng xen vào bếp núc của em.
  • 6:21 - 6:23
    Nhưng tôi đã sai".
  • 6:23 - 6:25
    Tôi quay sang David:
    "Làm sao áp dụng được?"
  • 6:25 - 6:28
    Anh ấy nói: "Không thể
    xem thường sức mạnh của việc này."
  • 6:28 - 6:29
    Và anh ấy lập một dấu kiểm.
  • 6:29 - 6:31
    Anh ấy nói: "Ở chỗ làm
    mê cái dấu này lắm.
  • 6:31 - 6:34
    trẻ con chắc chắn khoái."
  • 6:34 - 6:37
    Tuần tôi mang về gia đình
    danh sách kiểm tra buổi sáng,
  • 6:37 - 6:41
    tiếng la hét của cha mẹ giảm một nửa.
    (Cười lớn)
  • 6:41 - 6:44
    Nhưng khi có những buổi họp mặt
    gia đình mới thực sự thay đổi.
  • 6:44 - 6:47
    Vậy, theo mô hình Agile,
    chúng ta cần 3 câu hỏi:
  • 6:47 - 6:49
    Tuần này, nhà mình đã làm tốt cái gì?
  • 6:49 - 6:53
    cái gì đã làm chưa tốt,
    và đồng ý về phương hướng tuần tới?
  • 6:53 - 6:55
    Mọi thành viên đều đưa ra ý kiến
  • 6:55 - 6:57
    rồi chọn ra 2 ý kiến để tập trung vào.
  • 6:57 - 7:01
    Đột nhiên, con gái chúng tôi
    đã thốt lên điều tuyệt vời:
  • 7:01 - 7:04
    Cái gì đã được làm tốt ở tuần này?
  • 7:04 - 7:06
    Không còn sợ lái xe.
    Dọn giường ngủ.
  • 7:06 - 7:09
    Cái gì đã làm không tốt?
    Tờ bài tập toán,
  • 7:09 - 7:13
    hay việc chào đón khách ở cửa.
  • 7:13 - 7:16
    Cũng giống nhiều bậc cha mẹ,
    lũ trẻ giống tam giác quỷ Bermuda.
  • 7:16 - 7:19
    Kiểu, suy nghĩ và ý tưởng đi vào,
    nhưng không trở ra.
  • 7:19 - 7:20
    Ý tôi là, chúng không nói ra.
  • 7:20 - 7:24
    Cách này bỗng giúp tiếp cận trực tiếp
    suy nghĩ sâu thẳm nhất của con.
  • 7:24 - 7:26
    Nhưng tuyệt nhất
    là khi chúng tôi
  • 7:26 - 7:28
    chuyển đến phần
    chúng ta sẽ làm gì vào tuần kế tiếp?
  • 7:28 - 7:30
    Bạn biết đó,
    ý tưởng chủ đạo của Agile là
  • 7:30 - 7:32
    nhóm tự quản lý bản thân,
  • 7:32 - 7:35
    áp dụng với phần mềm,
    và cũng áp dụng tốt với lũ trẻ.
  • 7:35 - 7:37
    Con chúng tôi yêu thích việc này.
  • 7:37 - 7:39
    Vì chúng có thể đưa ra
    tất cả mọiý tưởng.
  • 7:39 - 7:41
    Ví dụ, tuần này,
    sẽ đón 5 vị khách ở cửa,
  • 7:41 - 7:44
    thêm 10 phút đọc sách
    trước khi đi ngủ.
  • 7:44 - 7:47
    Nếu đánh ai, sẽ không được
    ăn tráng miệng trong một tháng.
  • 7:47 - 7:49
    Thành ra, con chúng tôi
    thành Stalin nhí.
  • 7:49 - 7:52
    Chúng tôi phải
    liên tục kéo chúng lại.
  • 7:52 - 7:54
    Có một khoảng cách giữa
  • 7:54 - 7:57
    cung cách của chúng trong cuộc họp
    và hành vi những ngày còn lại,
  • 7:57 - 7:59
    nhưng thực ra,
    chúng tôi thấy không sao.
  • 7:59 - 8:02
    Chúng tôi thấy như
    đã đặt những dây cáp ngầm
  • 8:02 - 8:05
    và vài năm tới, chúng sẽ
    làm bừng sáng thế giới của con.
  • 8:05 - 8:07
    3 năm sau đó,
    con gái tôi đã gần 8 tuổi.
  • 8:07 - 8:10
    Chúng tôi vẫn tổ chức
    những buổi họp như thế.
  • 8:10 - 8:15
    Vợ tôi coi đó là những
    giây phút làm mẹ quý giá nhất.
  • 8:15 - 8:17
    Bài học ở đây là gì?
  • 8:17 - 8:19
    Từ "Agile" được đưa
    vào từ điển năm 2001
  • 8:19 - 8:22
    khi Jeff Sutherland và
    một nhóm thiết kế
  • 8:22 - 8:26
    họp tại Utad, viết
    12 điểm của Tuyên ngôn Agile.
  • 8:26 - 8:29
    Tôi nghĩ bây giờ là lúc cho
    Tuyên ngôn Agile về Gia Đình
  • 8:29 - 8:33
    Tôi đã học hỏi từ nhà Starr
    và nhiều gia đình khác tôi đã gặp
  • 8:33 - 8:35
    và đề nghị sẽ có 3 điểm.
  • 8:35 - 8:39
    Nguyên tắc số 1:
    Thích nghi mọi lúc.
  • 8:39 - 8:41
    Khi lên chức ba,
    bạn biết tôi nhận ra:
  • 8:41 - 8:44
    Mình sẽ đặt ra luật
    và bám lấy chúng,
  • 8:44 - 8:48
    giả định rằng cha mẹ đoán trước được
    những vấn đề có thế xảy ra.
  • 8:48 - 8:51
    Nhưng không thể.
    Điều tuyệt vời của hệ thống Agile
  • 8:51 - 8:53
    là xây dựng
    một hệ thống luôn thay đổi
  • 8:53 - 8:56
    vì thế có thể đối phó
    với những gì xảy đến trong đời thực.
  • 8:56 - 8:57
    Như hay nói trên Internet:
  • 8:57 - 9:00
    Nếu hôm nay làm chính xác
    điều đã làm 6 tháng trước,
  • 9:00 - 9:02
    thì bạn đã làm sai.
  • 9:02 - 9:05
    Các bậc cha mẹ
    có thể học nhiều từ điều đó.
  • 9:05 - 9:08
    Nhưng với tôi, "Thích nghi mọi lúc"
    còn sâu sắc hơn thế.
  • 9:08 - 9:10
    Phải tách cha mẹ
    thoát ra khỏi sự bó buộc rằng,
  • 9:10 - 9:13
    ý tưởng duy nhất áp dụng ở nhà
  • 9:13 - 9:16
    đến từ tham vấn tâm lý
    hay các ông thầy,
  • 9:16 - 9:18
    hoặc chuyên gia tư vấn gia đình.
  • 9:18 - 9:21
    Sự thật là, tư tưởng của họ đã cũ rích,
  • 9:21 - 9:23
    trong khi những thế giới khác
    có đầy ý tưởng mới
  • 9:23 - 9:26
    khiến các đội, nhóm làm việc hiệu quả.
  • 9:26 - 9:27
    Xin đưa vài ví dụ.
  • 9:27 - 9:31
    Bắt đầu với vấn đến lớn nhất:
    Bữa tối gia đình
  • 9:31 - 9:33
    Ai cũng biết rằng
    có một bữa tối gia đình
  • 9:33 - 9:35
    là tốt cho bọn trẻ.
  • 9:35 - 9:38
    Nhưng nhiều khi ta không làm được.
  • 9:38 - 9:40
    1 bếp trưởng nổi tiếng
    ở New Orleans nói,
  • 9:40 - 9:43
    "Không sao, chỉ cần chuyển giờ cơm tối.
  • 9:43 - 9:45
    Tôi không ở nhà,
    không thể làm bữa tối,
  • 9:45 - 9:48
    thì ăn sáng cùng nhau,
    gặp mặt lúc ăn nhẹ trước khi đi ngủ.
  • 9:48 - 9:51
    Và khiến bữa cơm Chủ Nhật ý nghĩa hơn".
  • 9:51 - 9:54
    Những khảo sát gần đây
    đã ủng hộ anh ta.
  • 9:54 - 9:57
    Chỉ cần 10 phút thật sự hiệu quả
  • 9:57 - 9:59
    trong bất kỳ bữa ăn gia đình nào.
  • 9:59 - 10:03
    Phần còn lại là: "Bỏ khủyu tay khỏi bàn đi con!",
    "Đưa chai tương cà cho bố!"
  • 10:03 - 10:05
    Có thể lấy 10 phút đó
  • 10:05 - 10:08
    đặt vào bất cứ lúc nào trong ngày
    và nó sẽ có cùng tác dụng,
  • 10:08 - 10:11
    Chuyển giờ cơm tối,
    đó là sự thích nghi.
  • 10:11 - 10:13
    Một nhà tâm lý học môi trường
    nói với tôi,
  • 10:13 - 10:17
    "Ngồi trên một chiếc ghế cứng
    có mặt ghế cứng,
  • 10:17 - 10:18
    bạn cũng cứng nhắc hơn.
  • 10:18 - 10:22
    Ngồi trên một chiếc ghế có nệm lót,
    bạn cũng cởi mở hơn".
  • 10:22 - 10:24
    Cô ấy bảo tôi, "Khi phạt lũ trẻ,
  • 10:24 - 10:26
    hãy ngồi trên một
    chiếc ghế thẳng có nệm lót,
  • 10:26 - 10:28
    cuộc nói chuyện sẽ tốt hơn".
  • 10:28 - 10:32
    Vợ chồng tôi đã chuyển chỗ ngồi
    trong những cuộc nói chuyện căng thẳng
  • 10:32 - 10:35
    vì tôi thường ngồi phía trên,
    ở vị trí quyền lực.
  • 10:35 - 10:38
    Vì thế, thay đổi chỗ ngồi,
    đó là sự thích nghi.
  • 10:38 - 10:41
    Vấn đề là, vô vàn ý tưởng mới
    ở thế giới bên ngoài,
  • 10:41 - 10:44
    nhưng phải gắn kết chúng với cha mẹ.
  • 10:44 - 10:46
    Và đó là nguyên tắc số 1:
    Thích nghi mọi lúc.
  • 10:46 - 10:51
    Hãy thoải mái, cởi mở,
    để những ý tưởng hay nhất chiến thắng.
  • 10:51 - 10:55
    Nguyên tắc số 2:
    Trao quyền cho bọn trẻ.
  • 10:55 - 10:58
    Bản năng cha mẹ
    là ra lệnh cho lũ trẻ.
  • 10:58 - 11:00
    Thế dễ hơn, và thú thật,
    chúng ta thường làm đúng.
  • 11:00 - 11:02
    Cũng có lý khi nhiều hệ thống
  • 11:02 - 11:05
    ở mô hình thác nước hơn gia đình.
  • 11:05 - 11:07
    Nhưng bài học lớn nhất ta học được
  • 11:07 - 11:10
    là đảo chiều thác nước
    càng nhiều càng tốt.
  • 11:10 - 11:14
    Tranh thủ sự tự giáo dục của bọn trẻ.
  • 11:14 - 11:16
    Mới hôm qua, khi họp gia đình,
  • 11:16 - 11:19
    chúng tôi đưa ý kiến
    về việc phản ứng thái quá.
  • 11:19 - 11:22
    Thế rồi rút ra: "Được rồi, giờ ta sẽ
    có thưởng có phạt, được không?"
  • 11:22 - 11:27
    Một đứa con gái của tôi đề đạt
    1 tuần được có 5 phút phản ứng thái quá.
  • 11:27 - 11:28
    Và chúng tôi khá đồng thuận.
  • 11:28 - 11:30
    Nhưng sau đó, chị con bé bắt đầu.
  • 11:30 - 11:33
    Con bé nói, "Thế là con có
    1 lần phản ứng mạnh suốt 5 phút
  • 11:33 - 11:37
    hay là 10 lần mỗi lần
    30 giây phản ứng thái quá?"
  • 11:37 - 11:39
    Con thấy thế được đấy
    Bao lần cũng được.
  • 11:39 - 11:41
    Ba mẹ cũng phạt nữa chứ?
  • 11:41 - 11:46
    Nhiều nhất là
    15 phút phản ứng thái quá,
  • 11:46 - 11:49
    Cứ mắc quá 1 phút
    chúng con phải chống đẩy 1 lần.
  • 11:49 - 11:53
    Bạn thấy đó, rất hữu hiệu.
    Và hệ thống này không hiền đâu!
  • 11:53 - 11:56
    Quyền lực của cha mẹ
    vẫn còn tồn tại.
  • 11:56 - 11:58
    Tuy nhiên, chúng ta
    tập cho bọn trẻ độc lập,
  • 11:58 - 12:01
    đó là mục tiêu cuối cùng của chúng ta.
  • 12:01 - 12:03
    Tối nay, khi tôi rời nhà đến đây,
  • 12:03 - 12:05
    một đứa con gái của tôi
    bắt đầu la hét.
  • 12:05 - 12:07
    đứa kia nói: "Phản ứng thái quá!
    Phản ứng thái quá"
  • 12:07 - 12:10
    và bắt đầu đếm,
    trong 10 giây, đứa kia im luôn.
  • 12:10 - 12:14
    Với tôi, đó là giấy chứng nhận
    phép lạ của Agile.
  • 12:14 - 12:16
    (Cười lớn)
    (Vỗ tay)
  • 12:16 - 12:21
    Các nghiên cứu cũng
    chứng minh cho điều này.
  • 12:21 - 12:24
    Những đứa trẻ tự đặt ra mục tiêu,
    lên kế hoạch hàng tuần,
  • 12:24 - 12:28
    tự đánh giá việc làm của mình
    sẽ phát triển vỏ não trước,
  • 12:28 - 12:33
    và kiểm soát cuộc sống tốt hơn.
  • 12:33 - 12:36
    Vấn đề là, phải để các con
    thành công theo cách riêng của chúng,
  • 12:36 - 12:39
    và phải, thỉnh thoảng,
    thất bại theo cách của chúng.
  • 12:39 - 12:41
    Chủ ngân hàng
    của Warren Buffett,
  • 12:41 - 12:43
    trách tôi vì không để bọn trẻ
  • 12:43 - 12:46
    mắc sai lầm với tiền tiêu vặt.
  • 12:46 - 12:47
    Tôi nói, "Thế lỡ chúng nó
    đâm đầu xuống hố thì sao?"
  • 12:47 - 12:50
    Ông ấy nói, "Thà đâm đầu xuống hố
  • 12:50 - 12:53
    với 6 đô-la tiền tiêu vặt còn hơn
    với 60.000 đô-la tiền lương 1 năm
  • 12:53 - 12:56
    hay 6 triệu đô-la tiền thừa kế".
  • 12:56 - 12:58
    Vì vậy, mấu chốt là
    hãy trao quyền cho bọn trẻ.
  • 12:58 - 13:03
    Nguyên tắc số 3:
    Kể câu chuyện của bạn.
  • 13:03 - 13:07
    Thích nghi thì tốt,
    nhưng cũng cần một nền tảng.
  • 13:07 - 13:09
    Jim Collins, tác giả
    "Good to Great",
  • 13:09 - 13:12
    bảo tôi rằng thành công của
    các tổ chức dưới dạng gì
  • 13:12 - 13:13
    cũng có 2 điểm giống nhau:
  • 13:13 - 13:16
    giữ gìn cái cốt lõi,
    và kích thích sự tiến bộ,
  • 13:16 - 13:19
    Agileì rất tốt cho việc
    kích thích tiến bộ,
  • 13:19 - 13:22
    nhưng tôi thường được nhắc,
    cần phải giữ gìn cái cốt lõi.
  • 13:22 - 13:24
    Thế bạn làm nó bằng cách nào?
  • 13:24 - 13:26
    Collins đã huấn luyện chúng tôi
  • 13:26 - 13:29
    làm theo các doanh nghiệp,
    đó là xác định sứ mệnh của mình
  • 13:29 - 13:31
    và xác định giá trị cốt lõi của mình.
  • 13:31 - 13:35
    Vì thế ông ấy giúp chúng tôi
    lập tuyên bố sứ mệnh của gia đình.
  • 13:35 - 13:37
    Theo mô hình hội nghị doanh nghiệp,
    gia đình đã
  • 13:37 - 13:39
    hội nghị tại gia.
  • 13:39 - 13:43
    Tôi đã làm bỏng ngô.
    Tôi đã làm cháy một túi nên phải làm thêm.
  • 13:43 - 13:44
    Vợ tôi mua một bảng lật
    (flip chart)
  • 13:44 - 13:47
    Buổi chuyện trò thú vị về:
    Điều gì quan trọng với mình?
  • 13:47 - 13:49
    Nên phát huy những giá trị nào?
  • 13:49 - 13:50
    Chúng tôi kết thúc với 10 tuyên bố.
  • 13:50 - 13:52
    Chúng tôi là du hành
    chứ không du lịch.
  • 13:52 - 13:56
    Không thích lưỡng lự
    mà ưa giải pháp.
  • 13:56 - 13:59
    Một lần nữa, nghiên cứu chỉ ra rằng
    cha mẹ nên bớt thời gian
  • 13:59 - 14:02
    lo lắng về việc cái sai của mình
  • 14:02 - 14:05
    mà nên dành nhiều thời gian
    tập trung vào cái đúng,
  • 14:05 - 14:09
    bớt lo lắng về những ngày buồn bã
    để xây dựng những ngày tươi đẹp.
  • 14:09 - 14:12
    Tuyên bố sứ mệnh gia đình
    là một cách hay để xác định
  • 14:12 - 14:14
    điều ta làm đúng.
  • 14:14 - 14:16
    Vài tuần sau,
    có điện thoại từ trường.
  • 14:16 - 14:18
    Một đứa nhà tôi
    dính đến 1 vụ gây gổ.
  • 14:18 - 14:21
    Chúng tôi bỗng lo lắng kiểu,
    con mình xấu tính ư?
  • 14:21 - 14:22
    Không biết phải làm sao,
  • 14:22 - 14:23
    chúng tôi cháu vào phòng tôi.
  • 14:23 - 14:25
    Sứ mệnh gia đình
    treo trên tường,
  • 14:25 - 14:28
    và vợ tôi nói: "Thế mọi thứ trên đó
    đều được áp dụng sao?"
  • 14:28 - 14:31
    Nhìn xuống dưới danh sách,
    cô ấy đọc
  • 14:31 - 14:33
    "Mang mọi người lại với nhau?"
  • 14:33 - 14:36
    Đột nhiên chúng tôi có cách
    để bắt đầu câu chuyện.
  • 14:36 - 14:38
    Cách tốt để kể
    câu chuyện của bạn
  • 14:38 - 14:41
    là kể với bọn trẻ
    chúng đến từ đâu.
  • 14:41 - 14:44
    Các nhà nghiên cứu
    tại đại học Emory đã hỏi trẻ:
  • 14:44 - 14:46
    "Em biết những gì?"
  • 14:46 - 14:48
    Em biết ông bà
    sinh ra ở đâu không?
  • 14:48 - 14:50
    Em biết ba mẹ
    học trung học ở đâu không?
  • 14:50 - 14:52
    Em biết ai trong gia đình
  • 14:52 - 14:56
    đã gặp hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật,
    và họ đã vượt qua không?
  • 14:56 - 15:00
    Những đứa trẻ có điểm số cao
    trên thang điểm này
  • 15:00 - 15:04
    tự tin nhất và có ý thức tốt hơn
    trong việc kiểm soát cuộc sống.
  • 15:04 - 15:07
    Bài kiểm tra "Em có biết"
    là chỉ tố dự báo lớn nhất
  • 15:07 - 15:10
    về sức khỏe tinh thần
    và hạnh phúc.
  • 15:10 - 15:12
    Tác giả nghiên cứu này nói với tôi:
  • 15:12 - 15:16
    những đứa trẻ có ý thức rằng
    mình là một phần của câu chuyện lớn hơn
  • 15:16 - 15:19
    sẽ tự tin hơn.
  • 15:19 - 15:22
    Vậy nên nguyên tắc số 3 của tôi là:
    kể câu chuyện của bạn.
  • 15:22 - 15:26
    Hãy dành thời gian kể về
    những giây phút tốt đẹp của gia đình,
  • 15:26 - 15:29
    và làm cách nào bạn đã
    vượt qua những lúc khó khăn.
  • 15:29 - 15:31
    Nếu bạn kể cho các con
    câu chuyện vui này.
  • 15:31 - 15:37
    bạn đã cho chúng công cụ
    để làm chúng hạnh phúc hơn.
  • 15:37 - 15:39
    Tôi là chỉ là 1 cậu bé
    khi lần đầu đọc "Anna Karenina'
  • 15:39 - 15:41
    và câu mở đầu nổi tiếng:
  • 15:41 - 15:43
    "Tất cả những gia đình hạnh phúc
    đều giống nhau.
  • 15:43 - 15:47
    Mỗi gia đình không hạnh phúc
    đều không hạnh phúc theo cách của mình"
  • 15:47 - 15:51
    Khi lần đầu đọc nó, tôi đã nghĩ
    "Câu này thật ngớ ngẩn.
  • 15:51 - 15:54
    Tất nhiên là những gia đình hạnh phúc
    cũng đâu giống nhau."
  • 15:54 - 15:56
    Nhưng khi tôi bắt đầu dự án này.
  • 15:56 - 15:59
    tôi bắt đầu nghĩ lại.
  • 15:59 - 16:01
    Những hiểu biết gần đây
    cho phép chúng ta, lần đầu tiên,
  • 16:01 - 16:04
    xác định các phiến đá
  • 16:04 - 16:07
    xây nên một gia đình hạnh phúc.
  • 16:07 - 16:09
    Hôm nay tôi mới
    nhắc đến 3 điều:
  • 16:09 - 16:14
    Thích nghi mọi lúc, trao quyền cho trẻ,
    và kể câu chuyện của bạn.
  • 16:14 - 16:19
    Liệu rằng, sau này,
    có thể nói Tolstoy đã đúng?
  • 16:19 - 16:22
    Câu trả lời, tôi tin, là có.
  • 16:22 - 16:25
    Khi Leo Tolstoy 5 tuổi,
  • 16:25 - 16:26
    anh trai Nikilay đến chỗ ông,
  • 16:26 - 16:29
    và nói rằng anh ấy đã khắc
    bí quyết để cả vụ trụ hạnh phúc
  • 16:29 - 16:32
    trên một cây gậy màu xanh
    mà anh ấy đã giấu đi
  • 16:32 - 16:35
    trong một khe núi
    thuộc tài sản của gia đình ở Nga.
  • 16:35 - 16:39
    Nếu tìm được cây gậy đó,
    tất cả nhân loại sẽ được hạnh phúc.
  • 16:42 - 16:45
    Tolstoy đã sống, ám ảnh về cây gậy đó,
    nhưng không bao giờ tìm ra nó.
  • 16:45 - 16:50
    Sự thật là, ông ấy đã yêu cầu được chôn
    ở khe núi ông nghĩ đang giấu cây gậy.
  • 16:50 - 16:54
    Ngày này, ông ấy vẫn nằm đó,
    dưới một nắm cỏ xanh.
  • 16:54 - 16:57
    Câu chuyện đó đã ám ảnh tôi
  • 16:57 - 16:59
    và bài học cuối cùng
    tôi học được là:
  • 16:59 - 17:02
    Hạnh phúc không phải
    là thứ chúng ta tìm kiếm,
  • 17:02 - 17:05
    mà là thứ chúng ta tạo ra.
  • 17:05 - 17:08
    Đa số khi nhìn vào
    những tổ chức hoạt động tốt,
  • 17:08 - 17:11
    đều cùng rút ra kết luận giống nhau.
  • 17:11 - 17:13
    Sự lớn lao không
    phụ thuộc vào ngoại cảnh.
  • 17:13 - 17:16
    mà vào lựa chọn.
  • 17:16 - 17:19
    Bạn không cần một kế hoạch lớn.
    Bạn không cần một thác nước.
  • 17:19 - 17:22
    Bạn chỉ cần bước từng bước nhỏ,
  • 17:22 - 17:24
    tích lũy những chiến thắng nhỏ,
  • 17:24 - 17:27
    vươn tay hướng tới
    cây gậy xanh đó.
  • 17:27 - 17:30
    Và cuối cùng,
    đây có lẽ là bài học lớn nhất.
  • 17:30 - 17:34
    Bí mật của một gia đình hạnh phúc là gì?
    Nỗ lực.
  • 17:34 - 17:38
    (Vỗ tay)
Title:
Phương thức Agile cho gia đình bạn.
Speaker:
Bruce Feiler
Description:

Bruse Feiler có một ý tưởng muốn lan rộng: Để đối phó với căng thẳng của cuộc sống gia đình hiện đại, hãy thực hiện theo mô hình Agile. Lấy cảm hứng từ phương thức phát triển phần mềm Agile, Feiler đã áp dụng vào gia đình mình để khuyến khích sự linh hoạt, luồng ý tưởng đi từ dưới lên, phản hồi liên tục, và trách nhiệm. Một tác dụng bất ngờ: Trẻ con tự chọn mức phạt cho mình.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
18:00

Vietnamese subtitles

Revisions