Cách AI cải thiện trí tuệ, năng suất công việc và xã hội loài người
-
0:01 - 0:05Tôi muốn giúp các bạn có cái nhìn mới
về ngành nghiên cứu của tôi -
0:05 - 0:07trí tuệ nhân tạo.
-
0:07 - 0:09Tôi cho rằng mục đích của AI
-
0:09 - 0:12là để trợ giúp con người
bằng trí tuệ của máy móc. -
0:13 - 0:16Mỗi khi máy móc thông minh lên,
-
0:16 - 0:17ta cũng thông minh lên.
-
0:18 - 0:20Tôi gọi điều này là
"AI có tính người" -- -
0:20 - 0:24trí tuệ nhân tạo được thiết kế
phù hợp với nhu cầu con người, -
0:24 - 0:27bằng cách hợp tác
và thúc đẩy khả năng của họ. -
0:28 - 0:30Tôi rất vui mừng khi được biết
-
0:30 - 0:32rằng ý tưởng về một trợ lý ảo thông minh
-
0:32 - 0:34đang trở nên phổ biến.
-
0:34 - 0:39Đó là cái tên thể hiện được phần nào
mối liên hệ giữa con người và AI. -
0:40 - 0:42Tôi đã góp sức sáng tạo nên Siri,
một trợ lý ảo như vậy. -
0:43 - 0:44Bạn hẳn đã biết Siri.
-
0:44 - 0:47Siri có thể biết được việc bạn sắp làm
-
0:47 - 0:49và giúp bạn làm việc đó,
-
0:49 - 0:50giúp bạn hoàn thành công việc.
-
0:50 - 0:54Nhưng điều có lẽ bạn chưa biết
đó là chúng tôi thiết kế Siri -
0:54 - 0:56như một AI thân thiện với con người,
-
0:56 - 0:59trợ giúp họ dựa trên việc sử dụng lời nói,
-
0:59 - 1:02tăng cường khả năng
truy cập thông tin ở mọi nơi, -
1:02 - 1:06bất kể họ là ai
và khả năng của họ tới đâu. -
1:07 - 1:08Với hầu hết chúng ta,
-
1:08 - 1:11ích lợi của loại công nghệ này
-
1:11 - 1:14là làm mọi thứ dễ dàng hơn chút ít.
-
1:14 - 1:16Nhưng đối với anh bạn của tôi, Daniel,
-
1:17 - 1:21AI đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời anh ấy.
-
1:21 - 1:26Bạn thấy đó, Daniel là người rất hoà đồng,
-
1:26 - 1:28anh ấy khiếm thị và bị liệt cả tay chân,
-
1:29 - 1:32điều đó khiến anh gặp vô vàn khó khăn
khi sử dụng các thiết bị quen thuộc. -
1:32 - 1:35Lần gần nhất tôi đến thăm,
anh trai anh ấy bảo, -
1:35 - 1:37"Cậu chờ chút đã, Daniel đang bận.
-
1:37 - 1:40Anh ta đang nói chuyện điện thoại
với một cô gái trên mạng". -
1:40 - 1:42"Thật tuyệt, anh ấy đã làm thế nào vậy?"
-
1:42 - 1:46Siri đã trợ giúp anh ấy
hoạt động trên mạng xã hội: -
1:47 - 1:49email, tin nhắn, gọi điện...
-
1:49 - 1:51mà không cần nhờ tới người trợ giúp.
-
1:53 - 1:54Thật thú vị, đúng không?
-
1:54 - 1:56Một sự thực rất trớ trêu.
-
1:56 - 1:58Một anh chàng nhờ tạo "mối quan hệ" với AI
-
1:59 - 2:02đã có được mối quan hệ thực sự
với những con người thực sự. -
2:03 - 2:06Đó chính là AI thân thiện với con người.
-
2:07 - 2:10Một ví dụ đặc biệt tiêu biểu khác
-
2:10 - 2:12liên quan tới chẩn đoán ung thư.
-
2:13 - 2:15Khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư,
-
2:15 - 2:18họ lấy mẫu bệnh phẩm
và gửi cho chuyên gia chẩn đoán, -
2:18 - 2:20người sẽ quan sát nó dưới kính hiển vi.
-
2:20 - 2:23Nhà phân tích này nhìn vào
hàng trăm lớp cắt -
2:23 - 2:25và hàng triệu tế bào mỗi ngày.
-
2:26 - 2:27Vì vậy, để trợ giúp họ,
-
2:27 - 2:30một số nhà nghiên cứu đã tạo ra
AI phân loại. -
2:32 - 2:36Thuật toán phân loại sẽ trả lời câu hỏi:
"Đây có phải ung thư hay không?" -
2:36 - 2:38bằng cách quan sát bức ảnh.
-
2:38 - 2:40Thuật toán phân loại khá tốt,
-
2:41 - 2:43nhưng vẫn chưa tốt bằng con người,
-
2:44 - 2:46họ thường đúng trong hầu hết trường hợp.
-
2:46 - 2:53Nhưng khi ta tổng hợp sức mạnh
của cả con người và máy móc, -
2:53 - 2:56độ chính xác lên tới 99,5 phần trăm.
-
2:57 - 3:02Cần bổ sung thêm rằng AI
đã giúp loại bỏ 85 phần trăm số lỗi -
3:02 - 3:06mà các nhà phân tích mắc phải
khi họ làm việc đơn lẻ. -
3:07 - 3:10Đó là rất nhiều ca bệnh ung thư
có thể đã không được chữa trị. -
3:11 - 3:13Nếu đi sâu hơn, ta sẽ thấy rằng
-
3:13 - 3:17con người tốt hơn máy móc
khi phát hiện các ca dương tính giả, -
3:17 - 3:20và máy móc tốt hơn con người
trong các ca khó phân biệt. -
3:20 - 3:23Nhưng bài học rút ra ở đây
không phải là đánh giá xem ai giỏi hơn -
3:23 - 3:25trong bài toán phân loại này.
-
3:26 - 3:28Điều đó đang thay đổi từng ngày.
-
3:28 - 3:29Bài học nên rút ra ở đây
-
3:29 - 3:33đó là nhờ kết hợp sức mạnh
của cả con người và máy móc, -
3:33 - 3:38ta đã tạo ra sự hợp tác
mang lại kết quả phi thường. -
3:39 - 3:41Đó chính là AI thân thiện với con người.
-
3:43 - 3:45Hãy xét đến một ví dụ khác
-
3:45 - 3:47liên quan tới hiệu suất bộ tăng áp động cơ
-
3:47 - 3:49Hãy nói về việc thiết kế.
-
3:49 - 3:51Hãy tưởng tượng bạn là một kỹ sư.
-
3:51 - 3:53Muốn thiết kế khung
cho một máy bay tự động. -
3:53 - 3:56Bạn sử dụng phần mềm ưa thích,
công cụ CAD, -
3:56 - 4:00bạn tạo hình dạng và nhập vào vật liệu,
sau đó bạn phân tích hiệu suất. -
4:00 - 4:02Chúng giúp bạn có một thiết kế.
-
4:02 - 4:06Nếu bạn cung cấp cho AI
các công cụ tương tự, -
4:06 - 4:09chúng có thể tạo ra
hàng nghìn thiết kế như vậy. -
4:10 - 4:12Video này của Autodesk thật kỳ diệu.
-
4:12 - 4:13Đây là những đồ vật thật.
-
4:14 - 4:17Như vậy, điều đó đã thay đổi
cách ta thiết kế. -
4:17 - 4:19Người kỹ sư hiện nay
-
4:19 - 4:22chỉ cần cung cấp các tiêu chí thiết kế,
-
4:22 - 4:23và máy móc sẽ nói,
-
4:23 - 4:25"Đây là các kết quả khả quan".
-
4:26 - 4:29Nhiệm vụ của người kỹ sư
-
4:29 - 4:32đó là chọn một thiết kế
phù hợp nhất với mục tiêu, -
4:32 - 4:35điều một con người sẽ hiểu rõ hơn ai hết,
-
4:35 - 4:37khi họ sử dụng óc phán xét và chuyên môn.
-
4:37 - 4:39Ở đây, thiết kế tốt nhất
-
4:39 - 4:42tương tự như một mô hình
mà mẹ thiên nhiên đã có, -
4:42 - 4:44trừ việc nó không tốn
hàng triệu năm tiến hoá, -
4:44 - 4:46cũng như không có lớp lông vô ích kia.
-
4:48 - 4:53Bây giờ hãy xem ý tưởng về AI thân thiện
sẽ giúp loài người vươn xa tới đâu -
4:53 - 4:56nếu ta theo đuổi nó tới tận cùng.
-
4:56 - 4:59Là con người, chúng ta
muốn cải thiện khả năng gì nhỉ? -
5:00 - 5:02Ta muốn tăng khả năng tư duy không?
-
5:04 - 5:05Thay vì việc chỉ hỏi,
-
5:05 - 5:07"Ta có thể làm AI thông minh tới cỡ nào?"
-
5:07 - 5:09hãy hỏi rằng,
-
5:09 - 5:11"Máy móc có thể giúp ta
thông minh tới cỡ nào?" -
5:13 - 5:15Hãy lấy ví dụ về trí nhớ.
-
5:16 - 5:18Trí nhớ là nền tảng của tư duy con người.
-
5:20 - 5:23Nhưng ai cũng biết
trí nhớ chúng ta chứa đầy lỗi. -
5:24 - 5:26Sở trường của chúng ta là kể chuyện,
-
5:26 - 5:28nhưng lại hay quên các chi tiết.
-
5:28 - 5:31Và trí nhớ chúng ta
thoái hóa theo thời gian, -
5:31 - 5:34Như là, những năm 1960 đi đâu rồi,
tôi cũng có thể đến đó chứ? -
5:34 - 5:36(Cười)
-
5:37 - 5:41Nhưng nếu bạn có trí nhớ tốt
ngang ngửa bộ nhớ của chiếc máy tính, -
5:42 - 5:45và tất cả là về cuộc sống của bạn thì sao?
-
5:46 - 5:49Chuyện gì sẽ xảy ra
nếu bạn nhớ hết những người bạn gặp, -
5:49 - 5:50cách bạn phát âm tên họ,
-
5:50 - 5:53thông tin gia đình, môn thể thao họ thích,
-
5:53 - 5:55cuộc trò chuyện cuối giữa bạn và họ?
-
5:55 - 5:57Nếu bạn giữ được hết ký ức cả cuộc đời,
-
5:57 - 6:01bạn có thể nhờ một AI
phân tích tất cả các tương tác -
6:01 - 6:02theo thời gian với mọi người,
-
6:02 - 6:06và giúp bạn xây dựng nên lịch sử
về mối quan hệ của chính bạn. -
6:07 - 6:12Chuyện gì sẽ xảy ra nếu có một AI
đọc tất cả mọi thứ bạn đã từng đọc -
6:12 - 6:14và nghe mọi bài hát bạn đã từng nghe?
-
6:15 - 6:19Từ những mảnh ghép nhỏ nhất,
nó sẽ giúp bạn nhớ lại -
6:19 - 6:21toàn bộ những gì bạn đã nghe hay đã đọc.
-
6:22 - 6:25Hãy tưởng tượng điều đó sẽ giúp
chúng tạo những kết nối mới như nào -
6:25 - 6:27và viết nên những ý tưởng mới.
-
6:27 - 6:29Còn về cơ thể ta thì sao?
-
6:30 - 6:34Điều gì sẽ xảy ra nếu ta nhớ được
hậu quả của từng thứ ta ăn, -
6:34 - 6:36từng viên thuốc ta uống,
-
6:36 - 6:38và từng đêm ta đã thức trắng?
-
6:39 - 6:42Ta có thể dùng dữ liệu của chính ta
để tìm ra cách tốt nhất -
6:42 - 6:46nhằm giúp ta cảm thấy
khoẻ mạnh và thoải mái hơn. -
6:46 - 6:48Và hãy tưởng tượng về một cuộc cách mạng
-
6:48 - 6:51trong công cuộc chống lại
các bệnh dị ứng và mãn tính. -
6:53 - 6:58Tôi tin việc AI sẽ nâng cao khả năng
ghi nhớ cá nhân là hoàn toàn thực tế. -
6:59 - 7:02Tôi không dám chắc về thời gian
hay các chi tiết cụ thể, -
7:03 - 7:05nhưng điều đó chắc chắn sẽ đến,
-
7:06 - 7:11bởi lẽ ngày nay, những điều kiện tốt nhất
giúp AI trở nên mạnh mẽ -- -
7:11 - 7:13bao gồm khối lượng dữ liệu lớn có sẵn
-
7:13 - 7:17và khả năng xử lý dữ liệu của máy tính --
-
7:17 - 7:20đều có thể được ứng dụng
vào khối dữ liệu của cuộc sống quanh ta. -
7:21 - 7:24Và số dữ liệu chúng ta có thể sử dụng
ngày nay, -
7:24 - 7:28là nhờ ta đang sống
giữa một thế giới số khổng lồ, -
7:29 - 7:31thông qua điện thoại và kết nối mạng.
-
7:32 - 7:36Tôi cho rằng bộ nhớ cá nhân
là một thứ rất riêng tư. -
7:36 - 7:40Ta có toàn quyền lựa chọn
những điều đáng nhớ và đáng quên. -
7:41 - 7:44Việc giữ an toàn cho chúng
là cực kỳ quan trọng. -
7:45 - 7:47Với hầu hết chúng ta,
-
7:47 - 7:50lợi ích của tăng cường trí nhớ cá nhân
-
7:50 - 7:52có thể giúp cải thiện vấn đề về tinh thần,
-
7:52 - 7:55và hy vọng là gia tăng
các mối liên kết xã hội. -
7:57 - 8:01Nhưng với hàng triệu người đang sống chung
với Alzheimer và sa sút trí tuệ, -
8:03 - 8:05sự khác biệt mà bộ nhớ cá nhân đem lại
-
8:05 - 8:08chính là sự khác biệt
giữa một cuộc sống cô đơn -
8:09 - 8:11và một cuộc sống hoà đồng.
-
8:12 - 8:18Chúng ta đang sống giữa thời kỳ Phục hưng
của trí tuệ nhân tạo. -
8:19 - 8:21Chỉ vài năm trước,
-
8:21 - 8:24ta mới bắt đầu có lời giải
cho những bài toán liên quan tới AI, -
8:24 - 8:28những bài toán ta đã mất
hàng thập kỷ để tìm lời giải: -
8:29 - 8:32xử lý giọng nói, xử lý văn bản,
-
8:32 - 8:33xử lý ảnh.
-
8:34 - 8:38Ta có quyền lựa chọn cách ta sử dụng
loại công nghệ mạnh mẽ này. -
8:39 - 8:44Ta có thể phát triển AI thành tự động hoá
và cạnh tranh với chính chúng ta, -
8:44 - 8:48hoặc ta có thể khiến AI hợp tác
và làm ta trở nên mạnh mẽ hơn, -
8:48 - 8:51giúp ta vượt qua giới hạn
tư duy của chính mình -
8:51 - 8:54và giúp ta đạt được những điều
ta hằng mong muốn, -
8:54 - 8:56những điều tốt đẹp hơn.
-
8:56 - 9:03Trong khi khám phá các phương pháp mới
giúp máy móc có trí tuệ, -
9:03 - 9:06ta có thể mang trí tuệ đó
-
9:06 - 9:08tới mọi trợ lý ảo trên toàn thế giới
-
9:08 - 9:12và từ đó, mang nó tới mọi người
trong bất kỳ hoàn cảnh nào. -
9:13 - 9:15Đó là lý do
-
9:15 - 9:18mỗi khi máy móc thông minh hơn,
-
9:19 - 9:20ta cũng thông minh hơn.
-
9:21 - 9:25AI, một ý tưởng đáng để lan rộng.
-
9:25 - 9:26Cám ơn.
-
9:26 - 9:30(Vỗ tay)
- Title:
- Cách AI cải thiện trí tuệ, năng suất công việc và xã hội loài người
- Speaker:
- Tom Gruber
- Description:
-
Máy móc có thể giúp chúng ta thông minh tới cỡ nào? Tom Gruber - người đồng phát minh Siri - đang có tham vọng tạo ra một AI có khả năng hợp tác và giúp đỡ, thay vì cạnh tranh (hay thay thế) với loài người. Ông chia sẻ một tầm nhìn mới mẻ về tương lai, ở đó AI giúp chúng ta đạt được các khả năng phi thường trong tư duy và sáng tạo - từ việc tối ưu hoá các thiết kế của con người tới việc giúp ta có khả năng ghi nhớ mọi cuốn sách ta đã từng đọc và mọi cái tên ta đã từng bắt gặp. Ông cho rằng: "Chúng ta đang trong thời kỳ Phục hưng của AI". "Mỗi khi người máy thông minh hơn, thì chúng ta cũng thông minh hơn".
- Video Language:
- English
- Team:
- closed TED
- Project:
- TEDTalks
- Duration:
- 09:46
Thu Ha Tran approved Vietnamese subtitles for How AI can enhance our memory, work and social lives | ||
Thu Ha Tran edited Vietnamese subtitles for How AI can enhance our memory, work and social lives | ||
Linh Lê accepted Vietnamese subtitles for How AI can enhance our memory, work and social lives | ||
Linh Lê edited Vietnamese subtitles for How AI can enhance our memory, work and social lives | ||
Lam Nguyen edited Vietnamese subtitles for How AI can enhance our memory, work and social lives | ||
Lam Nguyen edited Vietnamese subtitles for How AI can enhance our memory, work and social lives | ||
Lam Nguyen edited Vietnamese subtitles for How AI can enhance our memory, work and social lives | ||
Lam Nguyen edited Vietnamese subtitles for How AI can enhance our memory, work and social lives |