< Return to Video

Tại sao máy tính khiến ta ít vui vẻ?

  • 0:01 - 0:04
    Vài năm trước, tôi có nghe
    một tin đồn thú vị.
  • 0:04 - 0:07
    Rõ ràng, người đứng đầu công ty
    thực phẩm lớn cho thú cưng
  • 0:07 - 0:09
    sẽ tổ chức cuộc họp các cổ đông
  • 0:09 - 0:11
    nói về thức ăn đóng hộp cho chó.
  • 0:11 - 0:13
    Và anh ta ăn thức ăn đóng hộp cho chó.
  • 0:13 - 0:16
    Đây là cách anh ta thuyết phục họ
    thức ăn này người ăn được
  • 0:16 - 0:18
    thì thú cưng của họ cũng ăn ngon.
  • 0:18 - 0:20
    Chiến lược này được biết đến
    "quảng cáo dùng thử'"
  • 0:20 - 0:23
    đây là chiến lược phổ biến
    trong giới kinh doanh.
  • 0:23 - 0:25
    Không có nghĩa mọi người
    thử và ăn thức ăn của chó,
  • 0:25 - 0:28
    nhưng các doanh nhân sẽ dùng
    sản phẩm của mình
  • 0:28 - 0:29
    để mô tả cảm nhận của họ --
  • 0:29 - 0:31
    họ tự tin dùng sản phẩm của mình.
  • 0:31 - 0:33
    Chiến lược này được áp dụng rộng rãi,
  • 0:33 - 0:35
    nhưng tôi nghĩ điều thú vị
    khi bạn thấy những ngoại lệ
  • 0:35 - 0:36
    đối với quy luật này
  • 0:36 - 0:39
    khi thấy các trường hợp hay
    người kinh doanh
  • 0:39 - 0:40
    không dùng chính sản phẩm của họ.
  • 0:40 - 0:44
    Hóa ra có một ngành công nghiệp
    áp dụng điều này thường xuyên,
  • 0:44 - 0:46
    một cách tinh tế,
  • 0:46 - 0:48
    đó là ngành công nghiệp kỹ thuật
    dựa vào màn hình.
  • 0:48 - 0:53
    Vào năm 2010, Steve Jobs, khi ông
    cho ra đời Ipad,
  • 0:53 - 0:56
    đã mô tả iPad như một thiết bị
    "phi thường"
  • 0:56 - 0:59
    "Trải nghiệm lướt web tốt nhất
    mà bạn từng có;
  • 0:59 - 1:02
    nhanh hơn chiếc laptop,
    nhanh hơn điện thoại thông minh.
  • 1:02 - 1:03
    Thật là trải nghiệm không tưởng."
  • 1:03 - 1:06
    Vài tháng sau, một nhà báo
    của tờ New York Times
  • 1:06 - 1:07
    tới phỏng vấn anh,
  • 1:07 - 1:08
    đã có cuộc điện thoại rất lâu.
  • 1:08 - 1:09
    Kết thúc cuộc gọi,
  • 1:09 - 1:13
    nhà báo đưa ra một câu hỏi có vẻ giống như
    một loại bóng mềm.
  • 1:13 - 1:16
    Anh ta nói, "Con của bạn
    chắc thích iPad lắm."
  • 1:17 - 1:18
    Có đáp án rõ ràng cho vấn đề này,
  • 1:18 - 1:21
    nhưng điều ông Jobs nói
    đã khiến các nhà báo chao đảo.
  • 1:21 - 1:22
    Anh ta rất ngạc nhiên,
  • 1:22 - 1:25
    vì anh ta nói, "bọn trẻ chưa dùng Ipad.
  • 1:25 - 1:28
    Chúng tôi giới hạn thời lượng
    bọn trẻ dùng công nghệ ở nhà."
  • 1:28 - 1:32
    Đây là chuyện phổ biến
    trong thế giới công nghệ.
  • 1:32 - 1:34
    Thật ra, có một trường
    khá gần thung lũng Silicon
  • 1:34 - 1:36
    có tên là trường Waldorf
    của bán đảo,
  • 1:37 - 1:40
    và trường không cho học sinh
    dùng máy tính cho tới lớp 8.
  • 1:40 - 1:41
    Điều thật sự thú vị về ngôi trường này
  • 1:41 - 1:44
    chính là 75% trẻ tới đây học
  • 1:44 - 1:47
    có ba mẹ rành công nghệ cao
    trong thung lũng Silicon.
  • 1:47 - 1:51
    Cho nên khi tôi nghe chuyện này, tôi nghĩ
    thật thú vị và ngạc nhiên,
  • 1:51 - 1:54
    điều đó thúc tôi suy nghĩ
    máy tính đã làm gì với tôi
  • 1:54 - 1:56
    với gia đình và những người tôi yêu,
  • 1:56 - 1:57
    và nhiều người nói chung.
  • 1:57 - 1:59
    Trong 5 năm gần đây,
  • 1:59 - 2:01
    là một giáo sư kinh tế và tâm lý học,
  • 2:01 - 2:04
    tôi nghiên cứu ảnh hưởng
    của máy tính trong cuộc sống.
  • 2:05 - 2:09
    Và tôi muốn bắt đầu tập trung vào việc
    chúng ta mất bao nhiêu thời gian,
  • 2:09 - 2:12
    khi ta có thể nói về
    thời gian đó như thế nào.
  • 2:12 - 2:14
    Điều tôi sẽ trình bày là
    trung bình ngày làm việc 24 tiếng
  • 2:14 - 2:17
    trong 3 thời điểm lịch sử khác nhau:
  • 2:17 - 2:19
    2007 -- 10 năm trước --
  • 2:19 - 2:20
    2015
  • 2:20 - 2:23
    sau đó dữ liệu tôi thu thập được,
    thật ra, chỉ vào tuần trước.
  • 2:23 - 2:25
    Và nhiều thứ không thay đổi
  • 2:25 - 2:26
    nhiều như vậy.
  • 2:27 - 2:30
    Chúng ta ngủ 7.5 tới 8 tiếng mỗi ngày;
  • 2:30 - 2:33
    nhiều người nói tình hình có giảm,
    nhưng không thay đổi nhiều.
  • 2:33 - 2:37
    Chúng ta làm việc
    8.5 đến 9 tiếng một ngày.
  • 2:37 - 2:38
    Tham gia các hoạt động sinh tồn --
  • 2:38 - 2:42
    những chuyện như việc ăn và tắm
    và chăm sóc trẻ con --
  • 2:42 - 2:43
    chiếm 3 tiếng một ngày.
  • 2:43 - 2:44
    Để lại một khoảng trắng này.
  • 2:44 - 2:46
    Đó là thời gian cá nhân.
  • 2:46 - 2:49
    Không gian đó vô cùng quan trọng
    với chúng ta.
  • 2:49 - 2:52
    Đó là không gian chúng ta làm
    những chuyện của cá nhân.
  • 2:52 - 2:55
    Đó là nơi dành cho sở thích,
    và các mối quan hệ thân thiết,
  • 2:55 - 2:58
    nơi chúng ta thật sự suy nghĩ
    cho cuộc sống, và ta sáng tạo,
  • 2:58 - 3:00
    nơi chúng ta lên kế hoạch và thực hiện
  • 3:00 - 3:02
    dù cho cuộc sống có ý nghĩa hay không.
  • 3:02 - 3:04
    Ta cũng nhận được
    một số điều ý nghĩa từ công việc
  • 3:04 - 3:06
    khi người ta nhìn lại
    cuộc đời mình
  • 3:06 - 3:08
    và tự vấn cuộc sống của họ ra sao
  • 3:08 - 3:09
    tới cuối đời,
  • 3:09 - 3:10
    nhìn vào những điều cuối cùng họ nói --
  • 3:10 - 3:14
    họ đang nói về những khoảnh khắc
    xảy ra trong không gian cá nhân.
  • 3:14 - 3:17
    Rất thiêng liêng,
    quan trọng với chúng ta
  • 3:17 - 3:19
    Giờ tôi sẽ trình bày cho các bạn thấy
  • 3:19 - 3:22
    thời gian ngồi trước máy tính
    chiếm bao nhiêu không gian cá nhân.
  • 3:22 - 3:23
    Vào năm 2007,
  • 3:23 - 3:24
    chừng này.
  • 3:24 - 3:27
    Đó là năm mà hãng Apple
    giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên.
  • 3:27 - 3:29
    8 năm sau,
  • 3:29 - 3:30
    chừng này.
  • 3:31 - 3:33
    Bây giờ, là chừng này.
  • 3:33 - 3:37
    Khối lượng thời gian chúng ta
    ngồi trước máy tính trong thời gian rảnh.
  • 3:37 - 3:40
    Khu vực màu vàng, màu vàng nhỏ hẹp
    là nơi phép thuật xuất hiện.
  • 3:40 - 3:42
    Đó là nơi nhân tính tồn tại.
  • 3:42 - 3:44
    Ngay bây giờ, là chiếc hộp rất nhỏ.
  • 3:44 - 3:46
    Chúng ta làm gì với nó đây?
  • 3:46 - 3:47
    À, câu hỏi đầu tiên là:
  • 3:47 - 3:49
    Mảng màu đỏ này going cái?
  • 3:49 - 3:51
    Bây giờ, dĩ nhiên, máy tính thật vi diệu
  • 3:51 - 3:53
    theo nhiều cách khác nhau.
  • 3:53 - 3:54
    Tôi sống ở New York,
  • 3:54 - 3:56
    nhiều người thân sống ở Úc,
  • 3:56 - 3:57
    tôi có cậu con trai 1 tuổi.
  • 3:57 - 4:01
    Cách mà tôi có thể nói chuyện với thằng bé
    là thông qua máy tính.
  • 4:01 - 4:04
    Vào 15 - 20 năm trước, tôi không thể
  • 4:04 - 4:05
    làm như vầy được.
  • 4:05 - 4:07
    Máy tính mang lại nhiều điều tốt đẹp.
  • 4:07 - 4:09
    Điều bạn có thể làm là hỏi bản thân:
  • 4:09 - 4:11
    Trong lúc đó chuyện gì xảy ra?
  • 4:11 - 4:13
    Những ứng dụng chúng ta đang dùng
    tiện lợi ra sao?
  • 4:13 - 4:15
    Và cũng có vài tiện ích.
  • 4:15 - 4:17
    Nếu bạn ngăn cản
    lúc họ đang dùng máy và nói
  • 4:17 - 4:19
    "Hãy phát biểu cảm nghĩ của bạn,"
  • 4:19 - 4:21
    họ nói họ cảm thấy ứng dụng rất tiện ích
  • 4:21 - 4:24
    tập trung vào thư giãn, thể dục,
    thời tiết, đọc sách,
  • 4:25 - 4:26
    giáo dục và sức khỏe.
  • 4:26 - 4:29
    Họ dành trung bình 9 phút mỗi ngày
    làm những việc này.
  • 4:29 - 4:32
    Các ứng dụng này khiến cho họ ít vui vẻ.
  • 4:32 - 4:36
    Khoảng một nửa trong số đó, khi bạn
    xen vào "Bạn cảm thấy thế nào?"
  • 4:36 - 4:38
    họ đều nói là không thoải mái khi sử dụng.
  • 4:38 - 4:39
    Điều thú vị đó là --
  • 4:40 - 4:41
    hẹn hò, mạng xã hội, chơi game,
  • 4:41 - 4:44
    giải trí, tin tức, lướt web --
  • 4:44 - 4:47
    nhiều người dành 27 phút mỗi ngày
    để làm điều đó.
  • 4:47 - 4:50
    Chúng ta dành gấp 3 thời gian
    cho các ứng dụng khiến chúng ta không vui.
  • 4:50 - 4:52
    Nghe có vẻ không sáng suốt cho lắm.
  • 4:53 - 4:55
    Một lý do chúng ta dành nhiều thời gian
    cho ứng dụng
  • 4:55 - 4:57
    khiến chúng ta không vui
  • 4:57 - 4:59
    là chúng đánh cắp của ta
    các dấu hiệu dừng lại
  • 4:59 - 5:01
    Dấu hiệu dừng ở khắp nơi
    của thế kỷ 20.
  • 5:01 - 5:02
    Chúng liên quan mọi việc
    ta làm.
  • 5:02 - 5:06
    Một dấu hiệu dừng lại là dấu hiệu
    đã đến lúc phải hành động
  • 5:06 - 5:09
    làm chuyện gì đó mới mẻ,
    chuyện gì đó khác biệt.
  • 5:09 - 5:12
    Và -- hãy nghĩ về báo chí, thậm chí
    bạn phải đi tới cùng,
  • 5:12 - 5:14
    bạn gấp tờ báo lại,
    và để qua một bên.
  • 5:14 - 5:17
    Tạp chí, sách vở -- bạn phải đọc
    tới chương cuối cùng,
  • 5:17 - 5:20
    gợi ý cho bạn suy nghĩ
    liệu có muốn tiếp tục hay không.
  • 5:21 - 5:23
    Bạn xem một chương trình trên tivi,
    chương trình kết thúc.
  • 5:23 - 5:26
    và bạn chờ một tuần cho tới
    chương trình tuần tới.
  • 5:26 - 5:27
    Có nhiều dấu hiệu như vậy
    khắp nơi
  • 5:27 - 5:31
    Nhưng cách chúng ta sử dụng truyền thông
    thì không có dấu hiệu dừng lại.
  • 5:32 - 5:33
    Tin tức cứ cập nhật liên tục,
  • 5:34 - 5:37
    và có vô số các thứ:
    Twitter, Facebook, Instagram,
  • 5:37 - 5:40
    email, tin nhắn, tin tức.
  • 5:40 - 5:43
    Và khi bạn kiểm tra tất cả các nguồn khác,
  • 5:43 - 5:46
    bạn chỉ có thể tiếp tục tiến hành.
  • 5:46 - 5:50
    Cho nên chúng ta có được gợi ý từ Tây Âu
    về việc cần phải làm,
  • 5:50 - 5:54
    nơi mà họ có nhiều ý tưởng hay
    tại nơi làm việc.
  • 5:54 - 5:56
    Đây là một ví dụ.
    Công ty thiết kế người Hà Lan.
  • 5:56 - 5:59
    Và những gì họ làm là
  • 5:59 - 6:01
    Vào 6 giờ tối mỗi ngày,
  • 6:01 - 6:03
    mặc kệ bạn đang email cho ai
    hay đang làm gì,
  • 6:03 - 6:05
    thì bàn làm việc
    bay lên trần nhà
  • 6:05 - 6:06
    (Cười)
  • 6:06 - 6:07
    (Vỗ tay)
  • 6:07 - 6:12
    4 ngày một tuần, chỗ này chuyển thành
    phòng tập yoga,
  • 6:12 - 6:13
    mỗi tuần 1 ngày thành CLB khiêu vũ.
  • 6:13 - 6:16
    Tùy theo bạn chọn khía cạnh nào.
  • 6:16 - 6:18
    Nhưng đây là quy tắc ngăn cản,
  • 6:18 - 6:19
    vì có nghĩa là cuối cùng,
  • 6:19 - 6:22
    mọi thứ dừng lại, không cách nào
    để làm việc cả.
  • 6:22 - 6:25
    Tại công ty xe Daimler của Đức,
    họ có một chiến lược tuyệt vời khác.
  • 6:25 - 6:27
    Khi bạn đi du lịch,
  • 6:27 - 6:29
    thay vì nói là,
    "Người này đi du lịch,
  • 6:29 - 6:30
    họ sẽ liên lạc lại cho bạn,"
  • 6:31 - 6:34
    họ nói, "Người này đi du lịch,
    nên chúng tôi đã xóa email của bạn.
  • 6:34 - 6:36
    Người này sẽ không bao giờ nhìn thấy email
    bạn đã gửi."
  • 6:36 - 6:37
    (Cười)
  • 6:37 - 6:40
    "Bạn có thể email lại trong vài tuần nữa,
  • 6:40 - 6:42
    hoặc có thể email
    cho người khác."
  • 6:42 - 6:43
    (Cười)
  • 6:43 - 6:44
    Và vân vân --
  • 6:44 - 6:48
    (Vỗ tay)
  • 6:49 - 6:51
    Bạn có thể tưởng tượng diễn biến.
  • 6:51 - 6:53
    Bạn đi du lịch,
    và bạn thật sự đang du lịch.
  • 6:53 - 6:55
    Những ai làm việc trong công ty cảm thấy
  • 6:55 - 6:57
    họ thật sự được nghỉ phép.
  • 6:57 - 6:59
    Dĩ nhiên, điều đó không cho chúng ta biết
  • 6:59 - 7:02
    chúng ta nên làm gì ở nhà
    trong chính đời sống của mình
  • 7:02 - 7:04
    tôi muốn đưa ra một vài đề nghị.
  • 7:04 - 7:08
    Nói thì dễ, giữa 5 giờ và 6 giờ tối,
    tôi sẽ không dùng điện thoại.
  • 7:08 - 7:11
    Vấn đề là, 5 và 6 giờ tối có vẻ
    khác nhau từng ngày một.
  • 7:11 - 7:14
    Tôi nghĩ một chiến lược tốt hơn
    chính là nói,
  • 7:14 - 7:15
    tôi làm những việc đã dự định,
  • 7:15 - 7:17
    có những cơ hội xuất hiện hằng ngày,
  • 7:17 - 7:19
    như việc ăn tối.
  • 7:19 - 7:20
    Có lúc tôi sẽ ở một mình,
  • 7:20 - 7:22
    có lúc cùng với người khác,
  • 7:22 - 7:23
    lúc thì ở nhà hàng,
  • 7:23 - 7:24
    lúc thì ở nhà,
  • 7:24 - 7:26
    nhưng quy tắc tôi đặt ra: sẽ
    không bao giờ
  • 7:26 - 7:28
    dùng điện thoại trong lúc ăn.
  • 7:28 - 7:30
    Miễn là tránh xa,
  • 7:30 - 7:31
    càng xa càng tốt.
  • 7:31 - 7:33
    Vì chúng ta thật sự rất dở
    kiềm chế ham muốn.
  • 7:33 - 7:36
    Nhưng khi bạn thấy dấu hiệu dừng,
    mỗi lần chuẩn bị ăn tối,
  • 7:36 - 7:38
    tôi để điện thoại ra xa,
  • 7:38 - 7:39
    bạn tránh được mọi sự cám dỗ.
  • 7:39 - 7:41
    Lúc đầu sẽ rất khó khăn.
  • 7:41 - 7:43
    Tôi đã có một mớ FOMO.
    (hội chứng Sợ bị bỏ rơi)
  • 7:43 - 7:44
    (Cười)
  • 7:44 - 7:45
    Tôi đã phải vật vã.
  • 7:45 - 7:47
    Nhưng có điều là, bạn dần quen với nó.
  • 7:47 - 7:50
    Bạn vượt qua giống như cách
    mà bạn cai nghiện vậy.
  • 7:50 - 7:53
    và chuyện là, cuộc sống ngày càng
    đa màu và phong phú hơn,
  • 7:53 - 7:54
    thú vị hơn --
  • 7:54 - 7:56
    cuộc nói chuyện sẽ phong phú hơn.
  • 7:56 - 7:59
    Bạn thật sự kết nối
    với mọi người xung quanh.
  • 7:59 - 8:01
    Tôi thấy đây là chiến lược hoàn hảo,
  • 8:01 - 8:03
    chúng ta biết sẽ hiệu quả,
    vì khi mọi người làm vậy
  • 8:03 - 8:06
    và tôi theo dõi nhiều người
    từng cố gắng thực hiện --
  • 8:06 - 8:07
    Càng nhiều người thực hiện.
  • 8:07 - 8:08
    Họ cảm thấy thoải mái,
  • 8:08 - 8:12
    họ bắt đầu thực hiện ngay từ sáng sớm.
  • 8:12 - 8:15
    Họ bắt đầu chuyển điên thoại
    sang chế độ máy bay vào cuối tuần.
  • 8:15 - 8:18
    Và điện thoại chỉ còn chức năng
    của máy ảnh chứ không phải điện thoại nữa.
  • 8:19 - 8:20
    Đúng là một ý tưởng độc đáo,
  • 8:20 - 8:23
    và chúng tôi biết nhiều người cảm thấy
    thoải mái hơn khi họ làm vậy.
  • 8:24 - 8:26
    Chúng ta rút ra được bài học gì?
  • 8:26 - 8:28
    Như tôi đã nói, điện thoại thật vi diệu,
  • 8:28 - 8:29
    và tôi cảm giác đúng là vậy.
  • 8:29 - 8:34
    Nhưng cách chúng ta dùng cứ như
    đang chạy băng băng trên con đường dài,
  • 8:34 - 8:37
    và bạn đang ngồi trong xe nơi mà thang máy
    lao xuống đất,
  • 8:37 - 8:39
    có vẻ khó khăn trong việc đạp thắng.
  • 8:39 - 8:41
    Bạn có quyền lựa chọn.
  • 8:42 - 8:46
    Bạn có thể lướt qua,
    phong cảnh đại dương thật đẹp
  • 8:46 - 8:49
    và chụp nhanh từ cửa sổ --
    việc đó thật dễ dàng --
  • 8:49 - 8:52
    hoặc bạn có thể đi bộ để dời xe
    sang một bên đường,
  • 8:52 - 8:54
    đẩy phanh đạp thắng,
  • 8:54 - 8:55
    đi ra ngoài,
  • 8:55 - 8:57
    cởi giày và vớ,
  • 8:57 - 8:59
    đi vài bước trên cát,
  • 8:59 - 9:01
    cảm nhận cát dưới chân của bạn,
  • 9:02 - 9:03
    đi bộ dọc bờ đại dương,
  • 9:03 - 9:05
    và để đại dương vỗ về mắt cá chân của bạn.
  • 9:05 - 9:08
    Cuộc sống của bạn sẽ phong phú
    và ý nghĩa hơn
  • 9:08 - 9:10
    vì bạn được trải nghiệm điều đó,
  • 9:10 - 9:13
    và bởi vì bạn đã
    để điện thoại lại trong xe của mình.
  • 9:13 - 9:14
    Cảm ơn.
  • 9:14 - 9:16
    (Vỗ tay)
Title:
Tại sao máy tính khiến ta ít vui vẻ?
Speaker:
Adam Alter
Description:

Máy tính và các thiết bị đã làm gì với chúng ta? Nhà tâm lý học Adam Alter nghiên cứu việc máy tính đã cướp đi từ chúng ta biết bao thời gian và chúng đã thành công ra sao. Anh ấy chia sẻ lý do bạn dùng nhiều tiếng đồng hồ chỉ để liếc vào chiếc điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc máy tính có lẽ sẽ khiến bạn thấy khổ sở -- và những giải pháp dành cho bạn.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
09:29

Vietnamese subtitles

Revisions