Return to Video

Làm thế nào để thu hút và hỗ trợ học viên khuyết tật trong các khóa học máy tính?

  • 0:07 - 0:12
    [nhạc]
  • 0:12 - 0:17
    [tựa đề]
  • 0:17 - 0:22
    Điện thoại thông minh, máy tính
    và công cụ cá nhân đã là điều thường thấy.
  • 0:22 - 0:25
    Nhưng đứng sau tiêu chuẩn này
    là một lực lượng đông đảo nhiều
  • 0:25 - 0:28
    kỹ sư phần mềm, chuyên viên
    quản trị hệ thống,
  • 0:28 - 0:31
    kỹ sư mạng và lập trình viên.
  • 0:31 - 0:34
    Nhu cầu cho các ngành nghề
    kỹ thuật máy tính đang tăng cao.
  • 0:34 - 0:38
    Và để nắm lấy những cơ hội này,
    người ta cần hiểu biết về máy tính.
  • 0:38 - 0:41
    Chúng ta thường nói về chủ đề
    mở rộng sự tham gia của nữ giới
  • 0:41 - 0:45
    hay đa dạng chủng tộc, dân tộc
    trong các khóa học máy tính
  • 0:45 - 0:47
    nhưng còn người khuyết tật thì sao?
  • 0:47 - 0:52
    Trên thế giới có khoảng 1 tỷ người
  • 0:52 - 0:56
    khoảng 15% dân số thế giới
    là người khuyết tật,
  • 0:56 - 0:58
    theo số liệu của WHO.
  • 0:58 - 1:03
    Đấy là một thị trường tiềm năng
  • 1:03 - 1:08
    cũng như với sự đa dạng về nhân viên đó,
    công ty của bạn sẽ sản xuất được
  • 1:08 - 1:12
    những sản phẩm thu hút nhiều người hơn.
  • 1:12 - 1:16
    Người khuyết tật, bao gồm người
    mắc các hội chứng tự kỷ,
  • 1:16 - 1:20
    rối loạn tập trung, rối loạn học tập,
    tổn thương thính giác hay thị giác,
  • 1:20 - 1:23
    cũng như tổn thương về khả năng di chuyển,
  • 1:23 - 1:26
    đều có thể thành công
    trong các khóa học máy tính.
  • 1:26 - 1:33
    Người khuyết tật cần và phải có mặt
    trong các ngành nghề khoa học
  • 1:33 - 1:38
    vì chúng tôi có kinh nghiệm sống
    và các kỹ năng độc đáo nhất
  • 1:38 - 1:45
    chúng tôi cần phải tham gia trực tiếp
  • 1:45 - 1:49
    trong các dự án, và cũng cần
    được đại diện đúng trên thị trường.
  • 1:49 - 1:52
    Giải quyết vấn đề là một đức tính
  • 1:52 - 1:54
    khi bạn làm nghề phát triển phần mềm.
  • 1:54 - 1:57
    Đối với người khuyết tật,
  • 1:57 - 2:01
    giải quyết vấn đề là chuyện thường ngày,
  • 2:01 - 2:03
    vì chúng tôi gặp phải thử thách mọi lúc.
  • 2:03 - 2:07
    Chúng tôi phải giải quyết nhiều vấn đề,
    từ đó nâng cao kỹ năng này rất nhanh.
  • 2:07 - 2:11
    Đây thật sự là một lợi thế
    để làm việc trong ngành này.
  • 2:11 - 2:13
    Việc thu hút được người khuyết tật
  • 2:13 - 2:16
    vào các khóa học máy tính rất quan trọng.
  • 2:16 - 2:18
    Thứ nhất, đây là vấn đề công bằng.
  • 2:18 - 2:20
    Những ngành này rất hứa hẹn
  • 2:20 - 2:24
    và ai cũng cần được công bằng
    trong việc theo đuổi sự nghiệp.
  • 2:24 - 2:28
    Nhưng một lý do khác là lợi ích,
  • 2:28 - 2:33
    những lĩnh vực này sẽ rất được lợi
    nếu có người khuyết tật tham gia.
  • 2:33 - 2:36
    Với các sự hỗ trợ phù hợp,
  • 2:36 - 2:42
    người khuyết tật có thể học tập
    và làm việc trong ngành máy tính.
  • 2:42 - 2:46
    Tôi là kỹ sư phát triển phần mềm ở Amazon.
  • 2:46 - 2:48
    Tôi thuộc đội Trade-in,
  • 2:48 - 2:52
    một phần mềm giúp khách hàng
    giao dịch những món hàng cũ,
  • 2:52 - 2:58
    sách báo, đồ điện tử như iPhone,
    DVD, trò chơi điện tử v.v...
  • 2:58 - 3:01
    Tôi làm việc ở vị trí này ở Amazon
  • 3:01 - 3:03
    đến nay đã gần được 2 năm.
  • 3:03 - 3:06
    Mỗi ngày lại có những thử thách mới
  • 3:06 - 3:09
    mà tôi phải đối mặt và vượt qua.
  • 3:09 - 3:11
    Tôi tên Jessie Shulman,
    quản lý phần mềm hệ thống
  • 3:11 - 3:15
    trong lĩnh vực dịch vụ mạng,
    từng là sinh viên của Đại học Washington.
  • 3:15 - 3:18
    Tôi mắc rối loạn học tập nên
    ngay từ đầu đã rất khó khăn,
  • 3:18 - 3:22
    nên học một ngôn ngữ như Java,
  • 3:22 - 3:24
    mọi khó khăn tôi từng gặp,
  • 3:24 - 3:26
    mọi thử thách cũng
    trở lại khi tôi học Java.
  • 3:26 - 3:29
    Tôi đang học năm đầu
    trong chương trình tiến sĩ
  • 3:29 - 3:32
    về Thiết kế và Kỹ thuật
    lấy Con người làm chuẩn
  • 3:32 - 3:34
    tại Đại học Washington.
  • 3:35 - 3:40
    Tôi bắt đầu hứng thú với lĩnh vực này
  • 3:40 - 3:43
    vì tôi đã từng làm trợ lý nghiên cứu
  • 3:43 - 3:48
    ở Khoa Khoa học Máy tính thuộc
    Đại học Washington trong 2 năm.
  • 3:48 - 3:54
    Tôi đã được nhận vì có kinh nghiệm
    trong việc quản lý các dự án nghiên cứu.
  • 3:54 - 4:00
    Tôi mắc chứng khó đọc, cũng
    đồng nghĩa là chữ của tôi rất xấu.
  • 4:00 - 4:04
    Những sự hỗ trợ tôi có khi
    còn ở trường là sách nói,
  • 4:04 - 4:07
    người hỗ trợ ghi chú cho một số lớp,
  • 4:07 - 4:11
    và phần mềm chuyển đổi giọng nói
    sang văn bản cho các bài viết.
  • 4:11 - 4:15
    Sách giáo khoa của tôi đều ở
    dạng điện tử hoặc Braille
  • 4:15 - 4:18
    tùy trường hợp. Ví dụ,
    với một khóa toán học,
  • 4:18 - 4:21
    sách ở dạng Braille để tôi
    có thể hiểu được các đồ thị liên quan.
  • 4:21 - 4:26
    Máy dập có thể giúp việc vẽ ra
    các đồ thị bằng Braille,
  • 4:26 - 4:28
    sẽ có người ghi chú trong lớp
  • 4:28 - 4:31
    họ sẽ ghi lại nội dung bài giảng
    cũng như mọi đồ thị nếu có
  • 4:31 - 4:34
    và chuyển chúng sang dạng Braille.
  • 4:34 - 4:36
    Tuyệt vời. Tôi có mọi thứ mình cần.
  • 4:36 - 4:41
    Các sự hỗ trợ tôi cần nhất
    là thêm thời gian cho bài kiểm tra,
  • 4:41 - 4:46
    sách vở ở dạng điện tử,
  • 4:46 - 4:49
    để tôi có thể dùng công cụ SR
  • 4:49 - 4:51
    để nghe được nội dung trong sách.
  • 4:51 - 4:56
    Mặc dầu tôi có thể tự mình đọc,
    nhưng chưa chắc tôi có thể hiểu
  • 4:56 - 4:59
    máy tính giúp tôi biết chính xác
    từ nào xuất hiện và nghĩa là gì.
  • 4:59 - 5:01
    [âm thanh môi trường]
  • 5:01 - 5:04
    Máy tính của tôi thuộc loại tiêu chuẩn
  • 5:04 - 5:11
    nhưng có một phần mềm hỗ trợ đọc
    gọi là SR bên trong nó.
  • 5:11 - 5:13
    SR giúp tôi biết có gì trên màn hình.
  • 5:13 - 5:16
    Đừng quá thấy áp lực nếu...
  • 5:16 - 5:19
    Giáo viên có thể đóng vai trò quan trọng
    trong việc động viên học sinh khuyết tật
  • 5:19 - 5:24
    thông qua việc tăng tính tiếp cận cho
    những người hay bị bỏ qua này.
  • 5:24 - 5:27
    Nếu không bắt đầu từ khi còn nhỏ
  • 5:27 - 5:29
    thì bạn sẽ không biết gì, ngay cả
    khi bạn không học về máy tính.
  • 5:29 - 5:33
    Bạn phải hiểu được cách
    máy tính vận hành
  • 5:33 - 5:36
    vì mọi thứ bạn dùng
    sẽ có máy tính bên trong,
  • 5:36 - 5:39
    đồng hồ, điện thoại, ngay cả xe
    cũng có 25 bộ xử lý khác nhau.
  • 5:39 - 5:44
    Phần lớn hệ thống K-12 rất rộng mở
  • 5:44 - 5:50
    ta có thể yêu cầu khóa học cá nhân
    cùng các loại hỗ trợ nếu cần
  • 5:50 - 5:55
    có cả các lớp đặc biệt cho
    việc dạy đọc và viết.
  • 5:55 - 5:57
    [âm thanh môi trường]
  • 5:57 - 6:00
    Giáo viên có thể tăng tính tiếp cận
    cho lớp học của mình tới mọi người
  • 6:00 - 6:03
    bằng cách áp dụng thiết kế phổ biến,
  • 6:03 - 6:05
    làm sao cho lớp học, bài giảng, thông tin
  • 6:05 - 6:08
    đến với mọi học sinh một cách bình đẳng.
  • 6:08 - 6:12
    Chủ động thực hiện những quy tắc này
    có thể có lợi cho mọi người,
  • 6:12 - 6:14
    không chỉ học sinh khuyết tật.
  • 6:14 - 6:18
    Giáo viên có thể dùng nhiều
    phương pháp giảng dạy khác nhau.
  • 6:18 - 6:21
    Ví dụ, giáo viên diễn giải
    bài giảng cho cả lớp nghe,
  • 6:21 - 6:24
    các học sinh có thể
    thảo luận theo nhóm nhỏ,
  • 6:24 - 6:27
    họ có thể dùng máy chiếu
    để trình bày điều gì đó,
  • 6:27 - 6:30
    hoặc giải thích một vấn đề
    thông qua video tự làm.
  • 6:30 - 6:34
    Điều đầu tiên chính là thừa nhận
    mỗi học sinh trong khóa học
  • 6:34 - 6:36
    có phong cách học khác nhau
  • 6:36 - 6:39
    và một số có khuyết tật học tập,
    ảnh hưởng lớn đến quá trình này.
  • 6:39 - 6:42
    Bạn có thể chỉ ra nhiều cách khác nhau
  • 6:42 - 6:45
    để nhìn nhận cùng một vấn đề
    trong các lớp khoa học,
  • 6:45 - 6:47
    mà không phải chỉ một cách.
  • 6:47 - 6:51
    Có thể là nghiêng về thị giác
    hoặc thính giác hơn.
  • 6:51 - 6:57
    Có thể là lấy nhiều ví dụ khác nhau
    từ đời thực để minh họa cho khái niệm đó.
  • 6:57 - 6:58
    Nếu bạn đã làm thế,
  • 6:58 - 7:02
    thì hãy tiếp tục và cố gắng hơn nữa.
  • 7:02 - 7:06
    Giáo viên nên có tự giác
    phải hợp tác với học sinh, vì
  • 7:06 - 7:10
    mỗi người lại có những yêu cầu khác biệt.
  • 7:10 - 7:15
    Họ cũng cần biết cách cung cấp
    tài nguyên một cách dễ tiếp cận nhất.
  • 7:15 - 7:20
    Quan trọng là học sinh khuyết tật
    cảm thấy được chào đón trong lớp học.
  • 7:20 - 7:22
    Trong bối cảnh trường phổ thông.
  • 7:22 - 7:23
    một cách hiệu quả để thông báo
  • 7:23 - 7:25
    về các lớp học tiềm năng,
  • 7:25 - 7:28
    đặc biệt về khoa học máy tính,
  • 7:28 - 7:31
    là để các giáo viên tư vấn
    biết được sự rộng mở của chúng
  • 7:31 - 7:33
    đối với học sinh khuyết tật.
  • 7:33 - 7:36
    Rất nhiều giáo viên đã
  • 7:36 - 7:42
    ủng hộ tôi trong việc học ngành này.
  • 7:42 - 7:47
    Một trong số đó là giáo sư
    nổi tiếng, Gs. Richard Ladner
  • 7:47 - 7:51
    ông ấy thật sự giúp tôi rất nhiều.
  • 7:51 - 7:59
    Bạn có thể xem các khóa học
    khoa học máy tính là những cánh cửa,
  • 7:59 - 8:01
    những cánh cửa vào một lĩnh vực mới.
  • 8:01 - 8:04
    Nếu những cách cửa này không thể hoặc
  • 8:04 - 8:11
    khó có thể qua, vì nhiều học viên
    không được đáp ứng nhu cầu,
  • 8:11 - 8:17
    nghĩa là cánh cửa đã đóng lại,
    và không ai có hy vọng gì nữa.
  • 8:17 - 8:22
    Vậy tại sao ta không tạo ra
    một khóa học vui vẻ, rộng mở,
  • 8:22 - 8:26
    thú vị, và hấp dẫn nhất có thể?
  • 8:26 - 8:30
    Một ví dụ cho thiết kế phổ biến là Quorum.
  • 8:30 - 8:34
    Một loại ngôn ngữ lập trình
    mà ai cũng có thể hiểu và sử dụng,
  • 8:34 - 8:36
    đồng thời có tính dễ tiếp cận
    với người khiếm thị.
  • 8:36 - 8:39
    Quorum không chỉ là một
    ngôn ngữ lập trình cho trẻ khiếm thị,
  • 8:39 - 8:42
    nó dành cho tất cả mọi người
  • 8:42 - 8:45
    và tình cờ là nó rất hiệu quả
    đối với trẻ em khiếm thị
  • 8:45 - 8:47
    nên đúng vậy, đây là
    thiết kế phổ biến.
  • 8:47 - 8:53
    Quorum được thiết kế để tất cả mọi người
    dễ học, trong đó bao gồm trẻ khiếm thị.
  • 8:53 - 8:55
    Mặc dù thiết kế phổ biến có thể giảm
  • 8:55 - 8:58
    đến tối đa việc học sinh
    cần hỗ trợ riêng biệt,
  • 8:58 - 9:00
    nhưng ta cũng cần có kế hoạch
  • 9:00 - 9:02
    phòng khi có trường hợp đặc biệt.
  • 9:02 - 9:06
    Có rất nhiều người
  • 9:06 - 9:10
    đã cống hiến để làm thế giới
    sau khi họ đi trở nên tốt đẹp hơn
  • 9:10 - 9:12
    so với khi họ chào đời.
  • 9:12 - 9:16
    Tôi cho rằng mình có trách nhiệm tương tự,
  • 9:16 - 9:19
    để cảm ơn mọi người đã giúp đỡ tôi
  • 9:19 - 9:22
    để bảo đảm càng có nhiều người khuyết tật
  • 9:22 - 9:26
    có thể theo đuổi sự nghiệp này,
    một cách đơn giản hơn bây giờ.
  • 9:26 - 9:29
    Để tìm hiểu về cách động viên và ủng hộ
  • 9:29 - 9:32
    học viên khuyết tật trong
    các khóa khoa học máy tính,
  • 9:32 - 9:36
    hãy truy cập dự án AccessCS10K
  • 9:36 - 9:41
    đồng hợp tác giữa Đại học Washington
    và Đại học Nevada, Las Vegas.
  • 9:41 - 9:45
    Liên kết dự án tại:
  • 9:50 - 9:54
    Hỗ trợ thời gian thực tại địa chỉ email:
  • 9:57 - 10:01
    AccessCS10K được tài trợ bởi
    Quỹ Khoa học Quốc gia.
  • 10:09 - 10:15
    Mọi ý kiến, thông tin, kết luận, nhận định
    có trong video này thuộc về cá nhân
  • 10:15 - 10:19
    chứ không đại diện cho quan điểm của
    Quỹ Khoa học Quốc gia.
  • 10:20 - 10:24
    Bản quyền thiết lập năm 2015
    thuộc về Đại học Washington.
Title:
Làm thế nào để thu hút và hỗ trợ học viên khuyết tật trong các khóa học máy tính?
Description:

more » « less
Video Language:
Abkhazian
Team:
DO-IT
Duration:
10:25

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions