< Return to Video

Tại sao đa dạng sinh học lại quan trọng đến vậy? - Kim Preshoff

  • 0:00 - 0:12
    Hệ sinh thái đa dạng, phát triển mạnh
    của hành tinh chúng ta có vẻ như cố định,
  • 0:12 - 0:15
    nhưng thật ra lại hoàn toàn
    có khả năng sụp đổ.
  • 0:15 - 0:17
    Rừng có thể trở thành sa mạc,
  • 0:17 - 0:20
    và rạn san hô có thể trở thành
    những tảng đá vô hồn,
  • 0:20 - 0:24
    thậm chí không cần tới những thảm họa lớn
    như núi lửa hay thiên thạch.
  • 0:24 - 0:28
    Điều gì khiến cho hệ sinh thái này lớn mạnh
    còn hệ khác lại yếu đi khi đối mặt thay đổi?
  • 0:28 - 0:32
    Câu trả lời, trên diện rộng,
    chính là đa dạng sinh học.
  • 0:32 - 0:36
    Đa dạng sinh học được xây dựng nên
    bởi ba tính năng gắn bó với nhau:
  • 0:36 - 0:38
    đa dạng hệ sinh thái,
  • 0:38 - 0:40
    đa dạng loài,
  • 0:40 - 0:42
    và đa dạng di truyền.
  • 0:42 - 0:45
    Những đặc điểm này càng gắn bó chặt chẽ,
  • 0:45 - 0:48
    thì mạng lưới càng trở nên
    vững vàng và linh hoạt hơn.
  • 0:48 - 0:50
    Ví dụ, rừng mưa nhiệt đới Amazon là
  • 0:50 - 0:53
    1 trong những khu vực đa dạng
    về sinh học nhất trên trái đất
  • 0:53 - 0:55
    nhờ vào hệ sinh thái phức tạp của nó,
  • 0:55 - 0:57
    sự kết hợp lớn các loài khác nhau,
  • 0:57 - 1:00
    và sự đa dạng di truyền
    trong nội bộ loài.
  • 1:00 - 1:02
    Đây là bó dây leo rối,
  • 1:02 - 1:05
    bò từ tầng thấp của rừng cho đến tán cao,
  • 1:05 - 1:07
    đan xen với những ngọn cây
  • 1:07 - 1:12
    và phát triển thân gỗ dày
    giúp hỗ trợ những cây cao chót vót.
  • 1:12 - 1:13
    Nhờ sự giúp đỡ bởi dây leo,
  • 1:13 - 1:17
    cây cung cấp hạt, trái
    và lá cho động vật ăn cỏ,
  • 1:17 - 1:20
    như heo vòi và loài Agouti,
  • 1:20 - 1:24
    giúp phân tán hạt cây khắp rừng
    để chúng phát triển.
  • 1:24 - 1:26
    Thức ăn thừa được tiêu thụ
    bởi hàng triệu côn trùng
  • 1:26 - 1:30
    giúp phân hủy và tái chế chất dinh dưỡng
    để tạo ra đất đai màu mỡ.
  • 1:30 - 1:35
    Các khu rừng nhiệt đới là một hệ thống lớn
    chứa đầy những hệ thống nhỏ hơn như vậy,
  • 1:35 - 1:38
    mỗi hệ thống nhỏ gồm
    nhiều loài liên kết với nhau.
  • 1:38 - 1:40
    Mỗi liên kết giúp ổn định
    liên kết tiếp theo,
  • 1:40 - 1:43
    tăng cường đa dạng sinh học của mạng lưới.
  • 1:43 - 1:45
    Mạng lưới được gia cố thêm
  • 1:45 - 1:49
    bởi sự đa dạng di truyền
    giữa các cá thể loài,
  • 1:49 - 1:51
    cho phép chúng đối phó với sự thay đổi.
  • 1:51 - 1:54
    Loài thiếu đa dạng di truyền
    do bị cô lập
  • 1:54 - 1:56
    hoặc do số lượng ít,
  • 1:56 - 1:58
    dễ bị tổn thương hơn khi gặp biến động
  • 1:58 - 2:03
    gây ra bởi biến đổi khí hậu, dịch bệnh
    hoặc chia cắt sinh cảnh.
  • 2:03 - 2:07
    Bất cứ khi nào có một loài biến mất
    do nguồn gen thiếu đa dạng,
  • 2:07 - 2:11
    lại một nút nữa bị tháo ra
    khỏi mạng lưới.
  • 2:11 - 2:15
    Vì vậy, nếu chúng ta loại bỏ
    một loài khỏi khu rừng nhiệt đới?
  • 2:15 - 2:17
    Liệu hệ thống sẽ sụp đổ?
  • 2:17 - 2:18
    Có lẽ là không.
  • 2:18 - 2:20
    Số lượng của các loài,
  • 2:20 - 2:21
    sự đa dạng di truyền của chúng
  • 2:21 - 2:23
    và sự phức tạp của các hệ sinh thái
  • 2:23 - 2:26
    tạo ra sự đa dạng sinh học lớn đến vậy
    trong khu rừng này
  • 2:26 - 2:31
    do đó thiếu mất một mắt xích loài
    cũng sẽ không gỡ tung cả mạng lưới.
  • 2:31 - 2:34
    Rừng có thể duy trì sự bền vững
    và phục hồi sau sự thay đổi.
  • 2:34 - 2:37
    Nhưng điều đó không đúng
    với mọi trường hợp.
  • 2:37 - 2:40
    Trong một số môi trường, chỉ cần lấy đi
    một thành phần quan trọng
  • 2:40 - 2:43
    có thể làm suy yếu toàn bộ hệ thống.
  • 2:43 - 2:45
    Lấy rạn san hô làm ví dụ
  • 2:45 - 2:48
    Nhiều sinh vật sống
    phụ thuộc vào san hô.
  • 2:48 - 2:52
    Nó cung cấp những ổ sinh thái nhỏ,
    là nơi trú ẩn và sinh sản
  • 2:52 - 2:56
    cho hàng ngàn loài cá,
    động vật giáp xác và động vật thân mềm.
  • 2:56 - 3:01
    San hô cũng có mối quan hệ phụ thuộc
    lẫn nhau đối với các loại nấm và vi khuẩn.
  • 3:01 - 3:03
    San hô chính là một khung cửi
  • 3:03 - 3:07
    cho phép mạng lưới của
    đa dạng sinh học được dệt lên.
  • 3:07 - 3:10
    Điều đó làm cho san hô
    trở thành loài chủ chốt,
  • 3:10 - 3:13
    sự tồn vong của những loài khác
    phụ thuộc vào nó.
  • 3:13 - 3:16
    Vì vậy, điều gì sẽ xảy ra khi
    việc khai thác thủy sản,
  • 3:16 - 3:18
    ô nhiễm và
    quá trình axit hóa đại dương
  • 3:18 - 3:22
    sẽ làm suy yếu san hô
    hoặc thậm chí giết nó hoàn toàn?
  • 3:22 - 3:24
    Chính xác như những gì bạn nghĩ.
  • 3:24 - 3:28
    Sự biến mất của loài chủ chốt dẫn đến
    sự biến mất của các loài phụ thuộc
  • 3:28 - 3:31
    đe dọa toàn bộ cấu trúc
    của các rạn san hô.
  • 3:31 - 3:34
    Đa dạng hệ sinh thái, đa dạng loài
    và đa dạng di truyền
  • 3:34 - 3:38
    cùng nhau dệt thành mạng lưới
    đa dạng sinh học
  • 3:38 - 3:42
    vô cùng quan trọng đối với sự sống còn
    của các sinh vật trên trái đất.
  • 3:42 - 3:45
    Con người chúng ta cũng ở trong
    mạng đa dạng sinh học này
  • 3:45 - 3:47
    Khi chỉ là một vài sợi bị mất,
  • 3:47 - 3:49
    sự an toàn của chúng ta cũng sẽ bị đe dọa.
  • 3:49 - 3:53
    Mất đi quá nhiều liên kết,
    chúng ta có nguy cơ tháo tung cả hệ thống.
  • 3:53 - 3:55
    Những gì tương lai mang lại
    không thể đoán trước,
  • 3:55 - 3:58
    nhưng đa dạng sinh học có thể cung cấp
    một chính sách bảo hiểm
  • 3:58 - 4:03
    Trái đất có mạng lưới an ninh riêng
    để bảo vệ sự sống còn cho chúng ta.
Title:
Tại sao đa dạng sinh học lại quan trọng đến vậy? - Kim Preshoff
Description:

Xem bài học đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/why-is-biodiversity-so-important-kim-preshoff

Hệ sinh thái đa dạng và phát triển mạnh của hành tinh chúng ta có vẻ cố định nhưng thực ra lại rất dễ đổ vỡ. Rừng có thể trở thành sa mạc, và những rạng san hô có thể trở thành những tảng đá vô hồn. Điều gì làm cho một hệ sinh thái trở nên mạnh lên hay yếu đi khi đối mặt với thay đổi? Kim Preshoff giài thích tại sao câu trả lời lại là sự đa dạng sinh học.

Bài học bởi Kim Preshoff, đồ họa bởi TED-Ed.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:19

Vietnamese subtitles

Revisions