< Return to Video

Cơ thể bạn xử lí thuốc như thế nào? - Céline Valéry

  • 0:07 - 0:10
    Đã bao giờ bạn tự hỏi thuốc giảm đau,
    như ibuprofen, sẽ ra sao
  • 0:10 - 0:12
    sau khi bạn nuốt nó?
  • 0:12 - 0:15
    Thuốc sau khi đi qua cổ họng
    của bạn có thể giúp chữa đau đầu,
  • 0:15 - 0:16
    đau lưng,
  • 0:16 - 0:18
    hay mắt cá chân bị bong gân nhói buốt;
  • 0:18 - 0:21
    nhưng làm sao thuốc đến nơi
    nó vốn phải phát huy tác dụng?
  • 0:21 - 0:25
    Câu trả lời là thuốc sẽ theo
    vòng tuần hoàn của máu
  • 0:25 - 0:27
    đi khắp cơ thể để nhanh chóng
    phát huy tác dụng
  • 0:27 - 0:31
    trước khi bị đào thải bởi các cơ quan
    có chức năng trung hòa
  • 0:31 - 0:34
    và loại bỏ chất lạ từ bên ngoài.
  • 0:34 - 0:37
    Quá trình này bắt đầu ở hệ tiêu hóa.
  • 0:37 - 0:41
    Giả sử bạn uống một viên
    ibuprofen để giảm đau cổ chân.
  • 0:41 - 0:44
    Trong ít phút, viên thuốc bắt đầu
    tan trong dịch vị có tính acid
  • 0:44 - 0:46
    của dạ dày.
  • 0:46 - 0:49
    Ibuprofen hòa tan sẽ đi vào ruột non,
  • 0:49 - 0:53
    sau đó thẩm thấu qua thành ruột
    để vào một mạng lưới hệ mạch.
  • 0:53 - 0:56
    Hệ mạch này thông với một tĩnh mạch,
  • 0:56 - 1:00
    vốn vận chuyển máu và
    mọi thứ trong nó, đến gan.
  • 1:00 - 1:03
    Bước tiếp theo là gan sẽ xử lí thuốc.
  • 1:03 - 1:08
    Trong lúc máu và các phân tử thuốc trong
    máu di chuyển trong hệ mạch gan,
  • 1:08 - 1:11
    men gan sẽ phần nào phản ứng
    với các phân tử thuốc
  • 1:11 - 1:13
    để trung hòa chúng.
  • 1:13 - 1:17
    Các phân tử bị trung hòa,
    gọi là chất chuyển hóa,
  • 1:17 - 1:20
    sẽ không còn hiệu lực như thuốc giảm đau.
  • 1:20 - 1:24
    Ở bước này, hầu hết lượng ibuprofen
    đi qua gan mà không bị phản ứng;
  • 1:24 - 1:27
    thuốc sẽ tiếp tục di chuyển
    sau khi qua gan,
  • 1:27 - 1:28
    thông qua tĩnh mạch,
  • 1:28 - 1:30
    vào hệ tuần hoàn của cơ thể.
  • 1:30 - 1:32
    Nửa tiếng sau khi bạn uống viên thuốc,
  • 1:32 - 1:37
    một phần liều thuốc đã ở trong
    dòng máu tuần hoàn.
  • 1:37 - 1:40
    Dòng máu này đi khắp cơ thể
    qua mọi chi và cơ quan,
  • 1:40 - 1:45
    bao gồm tim, não, thận, và trở lại gan.
  • 1:45 - 1:47
    Khi các phân tử ibuprofen đến một vị trí
  • 1:47 - 1:50
    nơi phản ứng đau của
    cơ thể diễn ra dữ dội,
  • 1:50 - 1:55
    chúng sẽ kìm hãm các phân tử đặc biệt
    vốn góp phần gây ra phản ứng đau đó.
  • 1:55 - 1:58
    Thuốc giảm đau, như ibuprofen, sẽ
    cản trở sản phẩm của các chất
  • 1:58 - 2:01
    vốn giúp cơ thể truyền tín hiệu đau.
  • 2:01 - 2:03
    Khi càng nhiều phân tử thuốc tích tụ,
  • 2:03 - 2:05
    tác dụng cắt cơn đau sẽ tăng lên,
  • 2:05 - 2:09
    đạt mức tối đa trong khoảng
    một hoặc hai giờ;
  • 2:09 - 2:12
    sau đó cơ thể bắt đầu đào thải
    ibuprofen một cách hiệu quả
  • 2:12 - 2:16
    với liều trong máu giảm một nửa
    trung bình sau mỗi hai giờ.
  • 2:16 - 2:19
    Khi các phân tử ibuprofen
    rời khỏi vị trí,
  • 2:19 - 2:23
    dòng máu tuần hoàn sẽ lại chuyển chúng đi.
  • 2:23 - 2:26
    Trở lại gan, một phần nhỏ nữa
    trong tổng liều thuốc
  • 2:26 - 2:29
    sẽ biến thành chất chuyển hóa,
  • 2:29 - 2:33
    vốn sau cùng sẽ bị thận lọc ra
    vào nước tiểu.
  • 2:33 - 2:36
    Vòng lặp từ gan qua cơ thể đến thận
    tiếp tục diễn ra ở mức
  • 2:36 - 2:38
    khoảng một vòng tuần hoàn mỗi phút,
  • 2:38 - 2:42
    mỗi vòng lại có một ít thuốc
    bị trung hòa và đào thải.
  • 2:42 - 2:46
    Mọi loại thuốc uống qua đường miệng
    đều qua những bước cơ bản này,
  • 2:46 - 2:47
    nhưng tốc độ xử lí,
  • 2:47 - 2:50
    và lượng thuốc đi vào máu
  • 2:50 - 2:52
    thay đổi tùy theo thuốc,
  • 2:52 - 2:52
    cơ địa mỗi người,
  • 2:52 - 2:55
    và cách thức thuốc vào cơ thể.
  • 2:55 - 2:57
    Chỉ dẫn về liều lượng trên
    nhãn thuốc có thể giúp ích,
  • 2:57 - 3:00
    nhưng đó chỉ là số liệu trung bình
    dựa trên một nhóm mẫu
  • 3:00 - 3:03
    không hề đại diện cho mọi người dùng.
  • 3:03 - 3:05
    Dùng thuốc đúng liều cũng rất quan trọng:
  • 3:05 - 3:08
    nếu không đủ liều, thuốc sẽ
    không phát huy tác dụng;
  • 3:08 - 3:12
    nếu quá liều, thuốc và
    chất chuyển hóa có thể gây độc;
  • 3:12 - 3:14
    điều này xảy ra với mọi loại thuốc.
  • 3:14 - 3:18
    Trẻ em là một trong những nhóm bệnh nhân
    rất khó để xác định liều lượng phù hợp,
  • 3:18 - 3:23
    vì quá trình xử lí thuốc cũng như
    cơ thể trẻ thay đổi rất nhanh.
  • 3:23 - 3:27
    Đơn cử như lượng men gan
    giúp trung hòa thuốc
  • 3:27 - 3:30
    cực kì thất thường trong suốt
    giai đoạn sơ sinh và trẻ em;
  • 3:30 - 3:33
    và đó chỉ là một trong số
    nhiều yếu tố gây phức tạp.
  • 3:33 - 3:33
    Di truyền,
  • 3:33 - 3:34
    tuổi tác,
  • 3:34 - 3:35
    chế độ ăn uống,
  • 3:35 - 3:36
    bệnh tật,
  • 3:36 - 3:41
    và thậm chí sự mang thai cũng ảnh hưởng
    khả năng xử lí thuốc của cơ thể.
  • 3:41 - 3:46
    Một ngày nào đó, xét nghiệm DNA định kì
    có thể điều chỉnh liều thuốc chính xác
  • 3:46 - 3:50
    phù hợp với khả năng xử lí của gan
    của từng cá nhân và các yếu tố khác,
  • 3:50 - 3:51
    còn ở hiện tại,
  • 3:51 - 3:52
    tốt nhất là bạn đọc kĩ nhãn thuốc
  • 3:52 - 3:54
    hoặc hỏi ý kiến bác sĩ hay dược sĩ,
  • 3:54 - 3:58
    đồng thời uống thuốc đúng
    liều lượng và thời điểm theo chỉ định.
Title:
Cơ thể bạn xử lí thuốc như thế nào? - Céline Valéry
Speaker:
Céline Valéry
Description:

Xem bài giảng đầy đủ tại địa chỉ: http://ed.ted.com/lessons/how-does-your-body-process-medicine-celine-valery

Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng chuyện gì sẽ xảy ra với một viên thuốc giảm đau, như ibuprofen, sau khi bạn nuốt nó? Thuốc sau khi trôi qua cổ họng của bạn có thể giúp chữa đau đầu, đau lưng, hay mắt cá chân bị bong gân nhói buốt; nhưng làm thế nào mà thuốc đến được nơi mà nó vốn cần phải phát huy tác dụng? Céline Valéry sẽ làm rõ cách thức cơ thể bạn xử lí thuốc.

Bài giảng của Céline Valéry trình bày, hoạt hoạ bởi Daniel Gray thực hiện.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:13

Vietnamese subtitles

Revisions