-
Đề bảo rằng,
-
f(x) bằng với một chuỗi vô hạn,
-
và ta cần tìm,
-
đạo hàm bậc ba của f, tính tại x bằng 0.
-
Như mọi khi, bạn hãy dừng video lại,
-
và thử tự làm trước khi chúng ta cùng nhau giải.
-
Có 2 cách để ta tiếp cận.
-
Một là ta tính đạo hàm của biểu thức,
-
khi nó vẫn nằm trong dấu sigma.
-
Còn cách khác là ta
-
khai triển f(x) ra và tính đạo hàm 3 lần,
-
để xem thử là ta có thể có câu trả lời hợp lí không.
-
Mình làm cách 2 trước.
-
Giờ mình khai triển nó ra.
-
f(x) bằng với, xem nào, khi n bằng 0,
-
đây là -1 mũ 0, chính là 1,
-
nhân x mũ 0 cộng với 3.
-
là bằng x mũ 3,
-
trên 2 nhân 0, bằng 0, cộng 1 giai thừa,
-
là bằng 1.
-
Số hạng kế tiếp, khi n bằng 1,
-
giờ nó sẽ là -1 mũ 1,
-
vậy giờ ta có dấu trừ ở đằng trước.
-
Tiếp theo là 2 nhân 1 cộng 3,
-
ở đây ta có x mũ 5,
-
chia cho 2 nhân 1 cộng 1, vậy nó là
-
2 cộng 1 là 3 giai thừa.
-
Vậy là x mũ 5 chia cho 6.
-
Và khi n bằng 2,
-
đây sẽ lại là số dương,
-
và ta có x mũ 7,
-
chia cho 5 giai thừa.
-
Đúng không nhỉ? Đúng.
-
5 giai thừa, và 5 giai thừa...
-
Để mình viết nó hẳn ra.
-
5 giai thừa sẽ bằng, bằng 120.
-
Nó sẽ là 5 nhân 4 nhân 6, là bằng 120.
-
Ta cứ xen kẽ tiếp trừ và cộng,
-
và nó cứ tiếp tục như thế mãi.
-
Được rồi, giờ ta tính đạo hàm.
-
f phẩy x bằng với,
-
ta áp dụng tiếp qui tắc lũy thừa,
-
bằng 3x bình,
-
trừ 5/6x mũ 4, cộng 7,
-
chia cho 5 giai thừa x mũ 6.
-
Mình áp dụng qui tắc lũy thừa,
-
trừ cộng, ta cứ làm tiếp như thế mãi.
-
Đạo hàm bặc 2, f phẩy phẩy x,
-
sẽ bằng, dùng qui tắc lũy thừa tiếp.
-
Nó sẽ bằng 6x mũ 1 trừ 4 nhân 5
-
chia 6, mình sẽ viết là 20 chia 6 x mũ 3,
-
cộng 6 nhân 7, là bằng 42 chia 5 giai thừa,
-
x mũ 5, và ta cứ tiếp tục như thế.
-
trừ cộng, cứ như thế, xen kẽ giữa trừ số nào đó,
-
rồi cộng số nào đó, và cứ như thế mãi.
-
Giờ ta tính đạo hàm bậc 3.
-
Đạo hàm bậc 3 bằng,
-
xem nào, đạo hàm của 6x là 6,
-
còn trừ 20 nhân 3 là 60 chia 6,
-
là bằng 10, x bình,
-
cộng 5 nhân 42 là bằng, 210 chia cho 5 giai thừa
-
nhân x mũ 4, trừ rồi cộng,
-
cứ đi tiếp như thế mãi,
-
ta đã tính xong tại x bằng 0.
-
f phẩy phẩy phẩy không, khi x bằng 0,
-
tất cả số hạng chứa x sẽ tiến tới 0,
-
và bạn sẽ còn lại 6 ở đây.
-
Vậy f phẩy phẩy phẩy, đạo hàm bậc 3,
-
tính tại 0 sẽ là 6.
-
Giờ một cách khác để ta giải,
-
là cứ giữ nguyên dấu sigma.
-
Ta có thể nói f phẩy x bằng với,
-
tổng vô hạn, để mình viết lại cho ngang hàng.
-
Ngang với hàng f phẩy x mình khai triển lúc nãy,
-
ta có thể nói f phẩy x bằng với tổng
-
từ n bằng 0 cho tới vô cực,
-
và bạn lấy đạo hàm ở đây,
-
bạn sẽ nhận được, tính đạo hàm này nhé,
-
với biến x, nghĩa là bạn cho rằng,
-
tất cả những thứ khác,
-
n sẽ chỉ là,
-
chỉ là cho ta biết sự thay đổi của số hạng,
-
nên nếu ta lấy đạo hàm với biến x ở đây,
-
dùng qui tắc lũy thừa, đem 2n cộng 3 ra ngoài,
-
ta sẽ có -1 mũ n,
-
nhân 2n cộng 3, nhân x,
-
mũ 2n cộng 2,
-
chia cho n cộng 1 giai thừa.
-
Và nếu bạn muốn tính đạo hàm bậc 2,
-
bạn cứ làm như phía trên ta vừa làm.
-
Tính đạo hàm bậc 2, f phẩy phẩy x,
-
bây giờ ta đang tính tổng từ 0,
-
tới vô cực, của -1 mũ n.
-
Để mình dời qua phải một tí.
-
Cho có chút chỗ trống.
-
Giờ, ta lấy mũ này ra ngoài,
-
vậy ta có 2n cộng 3,
-
nhân 2n cộng 2, tất cả đem chia cho,
-
2n cộng 1 giai thừa, rồi nhân với,
-
x mũ 2n cộng 1.
-
Nhìn có vẻ rất phức tạp,
-
nhưng mình chỉ đang lấy mũ ra ngoài,
-
nhân nó bên ngoài, và rồi giảm nó đi.
-
Vậy 2n cộng 2 trừ 1 là 2n cộng 1.
-
Tiếp theo mình tính đạo hàm bậc 3.
-
Đạo hàm bậc 3 bằng với tổng khi n bằng 0,
-
tới vô cực, của -1 mũ n.
-
Ta lấy cái này, nhân nó với,
-
2n cộng 3,
-
nhân 2n cộng 2, nhân 2n cộng 1,
-
tất cả chia cho 2n cộng 1 giai thừa,
-
rồi nhân nó với,
-
x mũ 2n.
-
Giờ ta hãy tính biểu thức này khi x bằng 0.
-
f phẩy phẩy phẩy 0 là tổng từ n bằng 0,
-
tới vô cực của -1 mũ n.
-
Thú vị đây.
-
Đoạn sau khá phức tạp,
-
2n cộng 3 nhân 2n cộng 2,
-
nhân 2n cộng 1, tât cả
-
chia cho 2n cộng 1 giai thừa,
-
nhân 0 mũ 2n.
-
Bạn có thể thấy,
-
nếu 0 mũ gì đó,
-
thì tất cả sẽ bằng 0.
-
Nhưng hãy nhớ, bắt đầu từ n bằng 0,
-
nên với n khác 0,
-
thì 0 mũ số đó sẽ bằng 0,
-
và số hạng đó sẽ là 0.
-
Giống như những gì ta thấy khi khai triển nó ra.
-
Vậy số hạng duy nhất ta quan tâm,
-
trong bài này là khi n bằng 0.
-
Lúc đó biểu thức sẽ bằng,
-
vì khi n bằng 1, 2, 3, 4, 5,
-
cho tới vô cực, thì ta chỉ cần quan tâm cái này,
-
Biểu thức sẽ bằng 0.
-
Tất cả sẽ bằng 0.
-
Vậy ta chỉ còn số hạng đầu tiên,
-
khi n bằng 0, khi nó là 0,
-
biểu thức bằng -1 mũ 0,
-
là bằng 1.
-
Mình viết nó thành 1.
-
nhân, 3 nhân 2 nhân 1,
-
chia cho 1 giai thừa, và nhân với 0 mũ 0,
-
chính là 1.
-
Cái này bằng 1, còn ở đây bằng 6.
-
Kết luận, mình nghĩ cách đầu tiên mà ta làm,
-
thì khá là rõ ràng,
-
nó dựa vào cảm tính một chút, gần gũi với những gì,
-
mà bạn đã học,
-
nhưng hãy nhớ rằng ở cả 2 cách phương pháp làm giống nhau.
-
Cách bên phải thì ta giữ dấu sigma,
-
rồi tính đạo hàm.
-
Phương pháp này hiệu quả vì bạn sẽ gặp nó khá nhiều trong toán,
-
khi bạn cần phải giải một cách tổng quát,
-
nên luyện tập như thế này,
-
luyện tính đạo hàm khi còn dấu sigma
-
sẽ giúp ích cho bạn.