-
Quang và Long đang ở hai lớp lý khác nhau
-
tại một trường trung học cơ sở.
-
Giáo viên của bạn Long thì luôn cho đề kiểm tra với 30 câu hỏi,
-
trong khi đó giáo viên của Quang thì cho kiểm tra thường xuyên hơn,
-
mà mỗi lần kiểm tra thì chỉ có 24 câu.
-
Bên cạnh đó thì giáo viên của Long còn giao cho lớp 3 dự án mỗi năm học.
-
Mặc dù cả hai lớp có số lượng bài kiểm tra khác nhua,
-
nhưng giáo viên của họ thì luôn nói với lớp
-
rằng cả hai lớp (mình sẽ gạch chân dưới đây)
-
sẽ có cùng số câu hỏi trong tổng tất cả các bài kiểm tra mỗi năm học.
-
Vậy đâu sẽ là tổng số câu hỏi ít nhất trong các bài kiểm tra
-
mà mỗi lớp sẽ phải làm trong một học?
-
Bây giờ mình thử suy nghĩ thêm nha.
-
Vậy là giáo viên của Long sẽ cho lớp làm
-
30 câu trong mỗi bài kiểm tra, vậy tức là sau bài kiểm tra đầu tiên,
-
Long đã phải làm 30 câu hỏi rồi.
-
Ở đây thì mình sẽ để là 0.
-
Như vậy là sau bài kiểm tra thứ 2 thì Long đã làm qua 60 câu hỏi.
-
Tương tự, sau bài kiểm tra thứ 3 thì Long đã làm được 90 câu.
-
Sau bài kiểm tra thứ 4 thì số câu hỏi sẽ là 120.
-
Sau bài kiểm tra thứ 5 thì
-
Long chắc hẳn đã làm được
-
tận 150 câu.
-
Và chúng ta có thể tiếp tục từ đây,
-
tức là chúng ta sẽ lại tiếp tục thấy các bội số của 30.
-
Đây có thể là một gợi ý để chúng ta làm được bài này,
-
tức là chúng ta đang xét các bội số khác nhau
-
và chúng ta đang muốn tìm ra bội chung nhỏ nhất của cả hai.
-
Vậy đây là của Long.
-
Vậy còn của Quang thì sao?
-
Theo đề bài ta có, sau bài kiểm tra đầu tiên thì lớp của Quang
-
chắc cũng đã làm qua 24 câu hỏi.
-
Và như vậy tổng số câu hỏi sẽ là 48 sau bài kiểm tra thứ 2
-
và 72 câu sau bài kiểm tra thứ 3.
-
Sau bài kiểm tra thứ 4 thì sẽ là 96.
-
Ở đây mình đang đi tìm các bội số của 24 nha.
-
Vậy sau bài kiểm thứ 4, tổng số câu hỏi sẽ là 96.
-
Và sau bài kiểm tra thứ 5 thì sẽ là 120 câu,
-
và nếu như có bài kiểm tra thứ 6 thì sẽ là 144 câu.
-
Và chúng ta có thể tiếp tục từ đây trở đi.
-
Nhưng bây giờ, đề hỏi mình
-
đâu là tổng số câu hỏi ít nhất trong bài kiểm tra
-
của mỗi lớp trong một năm học?
-
Vậy thì số nhỏ nhất ở đây sẽ chính là
-
thời điểm đầu tiên mà cả hai lớp có cùng tổng số câu hỏi kiểm tra
-
mặc dù rằng số lần kiểm tra của mỗi lớp
-
có thể sẽ khác nhau.
-
Và như bạn thấy ở đây, thời điểm mà cả hai lớp có cùng số câu hỏi
-
đó chính là 120 câu.
-
Con số 120 này cho biết rằng,
-
cả hai lớp cùng đã làm được 120 câu hỏi
-
mặc dù giáo viên của Long cho tận 30 câu trong một lần kiểm tra
-
còn giáo viên của Quang thì chỉ cho 24 câu thôi.
-
Vậy đáp số của chúng ta ở đây sẽ là 120 câu.
-
Và bạn để ý rằng ở đây, họ có số bài kiểm tra khác nhau.
-
Long thì có 1, 2, 3 và 4 bài kiểm tra.
-
Trong khi đó thì Quang có đến tận 1, 2, 3, 4,
-
5 bài kiểm tra lận.
-
Tuy nhiên, mỗi người đều đã làm qua 120 câu hỏi.
-
Bây giờ thì mình thử biểu diễn những gì mình vừa mới giải thích
-
dưới dạng các ký tự toán học, hay đúng hơn là bội chung nhỏ nhất,
-
mà chúng ta đã từng học, bởi vì đây thực chất chính là
bội chung nhỏ nhất, hay mình hay viết là BCNN, của 30
-
và 24.
-
Và như chúng ta đã làm ở trên, bội chung nhỏ nhất của hai số này chính là 120.
-
Tất nhiên sẽ có những cách khác mà bạn có thể dùng
-
để tìm ra bội chung nhỏ nhất thay vì mò
-
bằng cách liệt kê các bội số như thế này.
-
Đó là, bạn có thể thử phân tích ra thừa số nguyên tố.
-
Ví dụ, 30 sẽ bằng 2 nhân 15, mà 15 thì bằng 3 nhân 5.
-
Vậy chúng ta có thể nói 30 sẽ bằng 2 nhân 3 nhân 5.
-
Còn 24 thì (để mình đổi sang một màu khác với màu xanh), 24
-
thì bằng với lại 2 nhân 12,
-
mà 12 thì bằng 2 nhân 6,
-
trong khi 6 thì sẽ bằng 2 nhân 3.
-
Như vậy thì 24 sẽ bằng 2 nhân 2 nhân 2 nhân 3.
-
Một cách khác để chúng ta tìm ra bội chung nhỏ nhất,
-
nếu như chúng ta không làm như cách này ở trên đây,
-
đó là chúng ta sẽ tìm một con số mà vừa chia hết cho cả 30 và 24.
-
Nếu nó chia hết cho 30
-
thì tức là nó sẽ phải có 2 nhân 3 nhân 5
-
trong thừa số nguyên tố của nó.
-
Nếu chỉ có 2, 3 và 5 thì nó sẽ chỉ là 30.
-
Đây sẽ là cái giúp nó chia hết cho 30.
-
Bây giờ thì, để cho số này chia hết cho 24,
-
thì thừa số nguyên tố của nó sẽ phải bao gồm 3 số 2 và 1 số 3.
-
Chúng ta đã có sẵn 1 số 3 ở đây rồi,
-
và chúng ta cũng có 1 số 2 luôn rồi, như vậy là chúng ta chỉ cần thêm 2 số 2 nữa thôi.
-
Vậy ở đây sẽ là 2 nhân 2.
-
(Để mình kéo lên trên một chút)
-
Như vậy là cái này ở đây sẽ làm cho số của chúng ta chia hết cho 24.
-
Như vậy đây chính là thừa số nguyên tố
-
của bội chung nhỏ nhất của 30 và 24.
-
Nếu bạn lấy một trong các số này ra
-
thì chúng ta sẽ không còn có thể chia hết cho cả hai số này
-
đồng thời.
-
Ví dụ nếu bạn lấy bớt đi 1 số 2
thì số này sẽ không còn có thể chia hết cho 24
-
nữa.
-
Còn nếu như bạn lấy 1 số 3 ra...
-
1 số 3 hoặc 1 số 5 ra,
-
thì bạn sẽ không còn có thể chia hết cho 30 nữa.
-
Vậy là tích của chúng ta sẽ trở thành,
-
2 nhân 2 nhân 2 sẽ là 8, nhân 3 nữa là 24, nhân 5 nữa là 120.
-
Bây giờ mình cùng làm thêm một ví dụ nữa nha.
-
Bạn Tín vừa mới mua 1 bộ dụng cụ học tập gồm 21 quyển tập.
-
(Để mình viết nó xuống)
-
21 quyển tập.
-
Bạn ấy cũng mua 1 bộ 30 cây bút chì nữa.
-
Và bạn ấy muốn dùng tất cả số quyển tập và cây bút chì
-
để có thể đưa cho các bạn cùng lớp
-
các bộ dụng cụ học tập giống nhau.
-
Như vậy thì số bộ dụng cụ học tập nhiều nhất
-
mà bạn Tín có thể làm là bao nhiêu?
-
Bản thân chúng ta đang nói về việc tìm số "nhiều nhất", hay "lớn nhất"
-
đã là một dấu hiệu cho thấy có lẽ chúng ta sẽ phải tìm
-
ước chúng lớn nhất rồi.
-
Tức là mình cũng sẽ phải xử lý rất nhiều phép chia.
-
Đó là bởi vì chúng ta muốn chia cả 2 số này để tìm ra
-
số bộ dụng cụ học tập nhiều nhất.
-
Và có một vài cách để chúng ta suy nghĩ về bài này.
-
Đầu tiên, chúng ta hãy thử suy nghĩ thế nào là ước chung lớn nhất
-
của hai số này là gì.
-
Hay mình hay viết tắt là UCLN.
-
Ước chung lớn nhất của 21 và 30,
-
tức đang ám chỉ đâu là số lớn nhất mà cả 2 số này có thể chia hết cho.
-
Vậy nên ở đây chúng ta có thể thử
-
liệt kê tất cả các số thừa số của chúng
-
và xem đâu là số lớn nhất.
-
Hoặc chúng ta có thể phân tích thành thừa số nguyên tố.
-
Bây giờ mình cứ thử phân tích thành thừa số nguyên tố trước đi.
-
Vậy 21 thì sẽ bằng 3 nhân 7.
-
Cả hai số này sẽ đều là số nguyên tố.
-
30 thì, để mình xem nào,
-
30 thì sẽ bằng với lại 2 nhân 15.
-
Hình như chúng ta vừa mới làm ở trên rồi đúng không?
-
Và 15 thì sẽ bằng 3 nhân 5.
-
Vậy đâu là số tạo bởi tích số nguyên tố chung
-
của cả hai số?
-
Thật ra, bạn chỉ có đúng số 3 ở đây thôi.
-
Ngoài ra thì 2 số này không còn bất kỳ số nào giống nhau nữa.
-
Vậy đáp án của chúng ta sẽ là 3 thôi.
-
Và con số 3 này cho chúng ta biết rằng,
-
chúng ta có thể chia cả 2 số này cho 3
-
để chúng ta được số bộ dụng cụ học tập
-
lớn nhất, nhưng vẫn giống nhau.
-
Và để cho thấy rõ hơn những gì chúng ta đã làm
-
bên cạnh việc tìm ra đáp số là 3,
-
thì mình sẽ thử hình dung câu hỏi này
-
bằng cách vẽ ra 21 quyển tập.
-
Ví dụ như đây sẽ là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10,
-
11, 12, 13, 14, 15,
16, 17, 18, 19, 20, 21.
-
Và 30 cây bút chì, và để phân biệt rõ ràng hơn thì mình sẽ vẽ bằng màu xanh lá cây.
-
Vậy tức là ta có 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.
-
Để mình chép và dán nó đi
-
chứ mình thấy cái này hơi mệt rồi á.
-
(Chép và dán)
-
Vậy đây sẽ là 20, và giờ thì sẽ là 30.
-
Và, như chúng ta đã tìm ra, 3 là con số lớn nhất
-
mà cả hai số này có thể chia cho.
-
Vậy tức là mỗi bộ như thế này, mình có thể chia ra thành 3 bộ nhỏ hơn.
-
Ví dụ như tập thì mình có thể chia thành 3 bộ, mỗi bộ 7 quyển.
-
Còn đối với bút chì, thì mình có thể
-
chia ra thành 3 bộ, mỗi bộ 10 cây.
-
Như vậy nếu có Tín có 3 người bạn cùng lớp
-
muốn được nhận bộ dụng cụ học tập này thì
-
bạn ấy có thể cho mỗi bạn 7 quyển tập và 10 cây bút chì.
-
Nhưng 3 sẽ là số bộ dụng cụ học tập nhiều nhất
-
mà Tín có thể làm.
-
Tức là mình sẽ có 3 bộ,
-
mỗi bộ sẽ bao gồm 7 quyển tập và 10 cây bút chì.
-
Như vậy là nãy giờ, chúng ta đã tìm ra được
-
đây là số bộ mà chúng ta có thể chia đều chồng quyển tập và bộ bút chì này ra,
-
hay nói đúng hơn là số lớn nhất để mình có thể
-
chia đều cả hai bộ này ra.