Derek Sivers: Dị thường hay chỉ là khác biệt?
-
0:00 - 0:04Hãy hãy tưởng tượng bạn đang đứng trên bất kì con đường nào ở Mỹ
-
0:04 - 0:07và một người Nhật lại gần và hỏi,
-
0:07 - 0:09“Xin lỗi, dãy nhà này tên gì?”
-
0:09 - 0:13Và bạn trả lời, “Tôi xin lỗi. Thực ra đây là đường Oak, đó là đường Elm.
-
0:13 - 0:15Đây là đường số 26, đây là số 27”.
-
0:15 - 0:17Anh ấy nói : “À, ra vậy. Nhưng dãy nhà ở đó tên gì?”
-
0:17 - 0:20Bạn trả lời, “Dãy nhà thì không có tên.
-
0:20 - 0:22Những con đường thì mới có tên; dãy nhà thì chỉ là
-
0:22 - 0:24những khoảng trống không tên nằm giữa những con đường.”
-
0:24 - 0:28Anh ấy bỏ đi, một chút bối rối và thất vọng.
-
0:28 - 0:31Và giờ thì hãy nghĩ là bạn đang ở trên một con đường bất kì nào đó ở Nhật,
-
0:31 - 0:33bạn quay sang người bên cạnh và hỏi.
-
0:33 - 0:35“Xin lỗi, tên của con đường này là gì?”
-
0:35 - 0:39Họ trả lời, “Đó là dãy nhà số 17 và đây là dãy nhà số 16."
-
0:39 - 0:42Và bạn nói, “Vâng, nhưng tên của con đường này là gì?”
-
0:42 - 0:44Và họ trả lời: “À, đường thì không có tên.
-
0:44 - 0:46Dãy nhà mới có tên.
-
0:46 - 0:50Hãy nhìn vào Bản đồ Google đây. Đây là dãy nhà số 14,15,16,17,18,19.
-
0:50 - 0:52Tất cả những dãy nhà đều có tên.
-
0:52 - 0:56Những con đường thì chỉ là những khoảng trống không tên nằm giữa những dãy nhà.
-
0:56 - 0:59Và rồi bạn hỏi, “À, vậy thì làm sao bạn biết số nhà bạn?”
-
0:59 - 1:02Anh ta trả lời, “Dễ thôi, đây là Quận 8.
-
1:02 - 1:05Tại dãy nhà số 17, nhà số Một.”
-
1:05 - 1:07Bạn nói, “Vâng. Nhưng đi lòng vòng các vùng lân cận,
-
1:07 - 1:09tôi để ý là các số nhà không xếp theo thứ tự."
-
1:09 - 1:12Anh ta nói, “Tất nhiên là có. Thứ tự của nó được tính từ ngày nó được xây dựng.
-
1:12 - 1:15Ngôi nhà đầu tiên được xây dựng trong dãy nhà này là nhà số một.
-
1:15 - 1:18Xây thứ hai thì gọi là nhà số hai.
-
1:18 - 1:20Xây thứ ba thì gọi là nhà số ba. Dễ mà, đó là chuyện hiển nhiên."
-
1:20 - 1:23Vì vậy, tôi ưa thích việc mà đôi khi chúng ta cần
-
1:23 - 1:25phải đi đến nửa kia của thế giới
-
1:25 - 1:27giới để nhận ra các giả định mà chúng ta thậm chí không biết chúng ta có
-
1:27 - 1:30và nhận ra rằng sự đối ngược của chúng cũng có thể đúng.
-
1:30 - 1:32Ví dụ như ở Trung Quốc có những bác sĩ
-
1:32 - 1:35tin rằng nghề của họ là giữ cho bạn khỏe mạnh.
-
1:35 - 1:37Vì vậy những tháng nào bạn khỏe mạnh thì bạn trả tiền cho họ,
-
1:37 - 1:39còn nếu bệnh thì bạn không cần phải trả tiền vì họ không hoàn thành
-
1:39 - 1:41trách nhiệm. Họ làm giàu là khi bạn khỏe mạnh, không phải khi đau ốm.
-
1:41 - 1:44(Tiếng vỗ tay)
-
1:44 - 1:46Trong đa số âm nhạc, chúng ta nghĩ từ “Một”
-
1:46 - 1:50như là nhịp đầu,sự bắt đầu của một phân tiết. Một, Hai Ba Bốn.
-
1:50 - 1:52Nhưng trong âm nhạc Tây Phi “một” thì
-
1:52 - 1:54được cho là cuối cùng của một phân tiết,
-
1:54 - 1:56giống như là phần cuối cùng của một câu.
-
1:56 - 1:58Vì vậy, không chỉ bạn có thể nghe chúng trong các phân tiết mà kể cả cách họ bắt đầu vào nhạc.
-
1:58 - 2:01Hai, Ba, Bốn, Một.
-
2:01 - 2:04Và tấm bản đồ này cũng chính xác.
-
2:04 - 2:06(Tiếng cười)
-
2:06 - 2:09Có một câu nói rằng bất cứ điều gì bạn nói đúng về Ấn Độ
-
2:09 - 2:11thì điều ngược lại cũng đúng.
-
2:11 - 2:13Vì vậy, đừng bao giờ quên, dù là tại TED, hay ở bất cứ đâu,
-
2:13 - 2:16rằng bất cứ ý tưởng tuyệt vời nào bạn biết hay nghe thấy,
-
2:16 - 2:18thì điều ngược lại cũng có thể đúng.
-
2:18 - 2:20Domo arigato gozaimashita.
- Title:
- Derek Sivers: Dị thường hay chỉ là khác biệt?
- Speaker:
- Derek Sivers
- Description:
-
Có một câu nói "Mọi thứ đều có mặt trái của nó", và trong 2 phút, Derek Sivers cho thấy điều này là đúng trong một số trường hợp mà bạn không mong đợi.
- Video Language:
- English
- Team:
- closed TED
- Project:
- TEDTalks
- Duration:
- 02:21