Return to Video

Dùng LEGO để dạy tiếng Ả Rập

  • 0:00 - 0:04
    Tôi đến từ Ai Cập
  • 0:04 - 0:08
    nơi còn được gọi là Umm al-Dunya,
    Đất Mẹ của Thế Giới.
  • 0:08 - 0:12
    Đất nước giàu có được biết đến
    với câu chuyện về các cuộc nổi loạn,
  • 0:12 - 0:15
    về vinh quang lẫn lụi tàn
    của các nền văn minh,
  • 0:15 - 0:17
    và sự đa dạng tôn giáo,
  • 0:17 - 0:21
    sắc tộc, văn hoá và ngôn ngữ.
  • 0:21 - 0:24
    Lớn lên trong môi trường như thế
  • 0:24 - 0:27
    khiến tôi tin vào sức mạnh
    của việc kể chuyện.
  • 0:27 - 0:31
    Trong lúc tìm cách truyền tải
    câu chuyện của mình,
  • 0:31 - 0:34
    tôi tình cờ biết đến
    thiết kế đồ họa.
  • 0:34 - 0:36
    Tôi muốn chia sẻ cùng các bạn
    một dự án
  • 0:36 - 0:40
    đưa tiếng Ả Rập vào cuộc sống
    bằng thiết kế đồ họa.
  • 0:40 - 0:43
    Đầu tiên, hãy để tôi chia sẻ
    lý do làm điều này.
  • 0:43 - 0:46
    Tôi tin đồ họa
    có thể thay đổi thế giới.
  • 0:46 - 0:49
    ít nhất là với thành phố của tôi, Cairo.
  • 0:49 - 0:52
    Nó đã giúp lật đổ
    hai nhà lãnh đạo độc tài.
  • 0:52 - 0:54
    Bạn có thể nhận thấy
    qua những bức hình này,
  • 0:54 - 0:58
    đồ họa có tiềm năng
    và sức mạnh to lớn,
  • 0:58 - 1:02
    tạo nên những thay đổi tích cực
    không thể phủ nhận.
  • 1:02 - 1:06
    Cách mạng năm 2011 của Ai Cập
    cũng là cách mạng thiết kế cơ sở.
  • 1:06 - 1:09
    Bất kì ai cũng có thể sáng tạo.
  • 1:09 - 1:11
    Chúng ta đã là
    những nhà thiết kế thực thụ
  • 1:11 - 1:13
    và chỉ sau một đêm,
  • 1:13 - 1:16
    Cairo được phủ đầy
    những áp phích
  • 1:16 - 1:18
    biển báo, tranh vẽ
    nghệ thuật đường phố.
  • 1:18 - 1:20
    Truyền thông thị giác
  • 1:20 - 1:23
    là phương tiện chuyển tải
    mạnh mẽ hơn cả ngôn từ
  • 1:23 - 1:27
    khi tiếng nói
    của hơn 90 triệu dân
  • 1:27 - 1:31
    bị kiềm nén trong hơn 30 năm.
  • 1:31 - 1:34
    Chính là sự đàn áp
    chính trị lẫn xã hội,
  • 1:34 - 1:38
    cùng với chủ nghĩa thực dân
    kéo dài hàng thập kỷ
  • 1:38 - 1:39
    và sự thiếu giáo dục
  • 1:39 - 1:43
    đã làm mai một ý nghĩa
    của chữ viết Ả Rập trong khu vực.
  • 1:43 - 1:46
    Những quốc gia này
    đều từng dùng tiếng Ả Rập.
  • 1:46 - 1:49
    Nhưng giờ chỉ còn
    mỗi vùng xanh lá và xanh dương.
  • 1:49 - 1:51
    Nói một cách đơn giản,
  • 1:51 - 1:53
    chữ viết Ả Rập đang dần biến mất.
  • 1:53 - 1:57
    Chức năng của các nước Ả Rập
    hậu thuộc địa trong thế giới toàn cầu hóa,
  • 1:57 - 2:00
    là một báo động
  • 2:00 - 2:05
    rằng ngày càng ít người
    dùng chữ Ả Rập để giao tiếp.
  • 2:05 - 2:10
    Khi học cao học ở Ý, tôi phát hiện
    mình tha thiết nhớ tiếng Ả Rập.
  • 2:10 - 2:12
    khao khát được nhìn mặt chữ,
  • 2:12 - 2:14
    và ngẫm nghĩa của chúng.
  • 2:14 - 2:18
    Một hôm, tôi ghé vào
    thư viện lớn nhất ở Ý
  • 2:18 - 2:21
    để tìm một cuốn sách Ả Rập.
  • 2:21 - 2:24
    Tôi ngạc nhiên khi tìm thấy
    những gì họ có
  • 2:24 - 2:29
    trong danh mục
    "Sách Ả Rập và Trung đông"
  • 2:29 - 2:32
    (cười)
  • 2:32 - 2:36
    Sợ hãi, khủng bố và sự phá hủy.
  • 2:36 - 2:39
    Một từ thôi: ISIS.
  • 2:39 - 2:41
    Tim tôi đau đớn
  • 2:41 - 2:43
    khi đây là cách chúng tôi
    được miêu tả với thế giới
  • 2:43 - 2:46
    thậm chí ở góc độ văn học.
  • 2:46 - 2:50
    Tôi tự hỏi: Điều gì đã xảy ra
    với những tác giả nổi tiếng thế giới
  • 2:50 - 2:54
    như Naguib Mahfouz, Khalil Gibran
  • 2:54 - 2:59
    biểu tượng thơ ca Mutanabbi,
    Nizar Qabbani?
  • 2:59 - 3:02
    Hãy nghĩ về điều này.
  • 3:02 - 3:06
    Sản phẩm văn hóa
    của cả một khu vực trên thế giới,
  • 3:06 - 3:08
    vừa giàu đẹp vừa đa dạng,
  • 3:08 - 3:11
    bị coi là dư thừa,
  • 3:11 - 3:14
    nếu không muốn nói là
    hoàn toàn bị lãng quên.
  • 3:14 - 3:18
    Những sản phẩm văn hóa
    của cả một vùng trên thế giới
  • 3:18 - 3:22
    bị những tác động thực tế cấm cản
  • 3:22 - 3:25
    thông qua sản phẩm truyền thông toàn cầu
    và diễn ngôn của xã hội.
  • 3:25 - 3:28
    Sau đó, tôi nhắc mình về niềm tin
  • 3:28 - 3:30
    rằng thiết kế có thể thay đổi thế giới.
  • 3:30 - 3:33
    Những gì bạn cần là có ai đó
    ghé mắt nhìn tác phẩm của mình,
  • 3:33 - 3:36
    cảm nhận, kết nối
  • 3:36 - 3:38
    Và thế là tôi bắt đầu.
  • 3:38 - 3:41
    Tôi nghĩ cách để chấm dứt
    việc thế giới nhìn chúng tôi như quỷ dữ,
  • 3:41 - 3:44
    như những kẻ khủng bố,
  • 3:44 - 3:49
    và bắt đầu nhìn nhận chúng tôi
    là những người anh em ngang bằng.
  • 3:49 - 3:52
    Làm thế nào để gìn giữ
    và tôn vinh tiếng Ả Rập
  • 3:52 - 3:55
    chia sẻ đến những người khác,
    những văn hóa khác?
  • 3:55 - 3:57
    Và ý tưởng loé lên trong tôi:
  • 3:57 - 4:01
    Sẽ ra sao nếu kết hợp
    hai biểu tượng
  • 4:01 - 4:04
    của sự trong sáng
    và bản sắc tiếng Ả Rập?
  • 4:04 - 4:07
    Người ta có thể sẽ chú ý.
  • 4:07 - 4:10
    Có gì trong sáng, hồn nhiên
    và vui vẻ như LEGO?
  • 4:10 - 4:13
    Món đồ chơi trẻ em phổ biến.
  • 4:13 - 4:16
    Bạn chơi chúng, bạn xây dựng,
  • 4:16 - 4:19
    bạn không bao giờ cạn ý tưởng với chúng.
  • 4:19 - 4:23
    Khoảnh khắc eureka của tôi là tìm ra
    giải pháp song ngữ cho tiếng Ả Rập,
  • 4:23 - 4:26
    vì hiệu quả trong giao tiếp và giáo dục
  • 4:26 - 4:29
    là con đường dẫn đến
    các cộng đồng khoan dung hơn.
  • 4:29 - 4:33
    Tuy nhiên, tiếng Ả Rập, Latin không chỉ
    đại diện cho những thế giới khác nhau
  • 4:33 - 4:38
    mà còn tạo ra những khó khăn
    cho cả Phương Đông lẫn Phương Tây
  • 4:38 - 4:40
    trên cơ sở hằng ngày.
  • 4:40 - 4:42
    Có nhiều lý do khiến
    tiếng Ả Rập và Latin khác biệt,
  • 4:42 - 4:45
    đây là một vài lý do chính.
  • 4:45 - 4:47
    Chúng đều có những nét lên xuống
  • 4:47 - 4:50
    nhưng ở những dòng hoàn toàn khác.
  • 4:50 - 4:53
    Chữ cái Ả Rập là chữ tượng hình
  • 4:53 - 4:56
    và sự gắn kết là điều
    rất quan trọng trong tiếng Ả Rập
  • 4:56 - 5:00
    khi những chữ cái phải được kết hợp
    để tạo nên một từ có nghĩa.
  • 5:00 - 5:04
    Hệ thống dấu câu và dấu thanh
    hoàn toàn khác biệt.
  • 5:04 - 5:06
    Nhưng quan trọng nhất,
  • 5:06 - 5:09
    Tiếng Ả Rập không có chữ viết hoa.
  • 5:09 - 5:12
    Thay vào đó, chữ cái
    được chia thành bốn dạng:
  • 5:12 - 5:16
    đầu, giữa, riêng lẻ, và cuối.
  • 5:16 - 5:21
    Tôi muốn giới thiệu tiếng Ả Rập
    đến các bạn trẻ, người nước ngoài,
  • 5:21 - 5:27
    nhưng quan trọng là để giúp
    người nhập cư kết nối với xã hội
  • 5:27 - 5:30
    thông qua việc tạo ra hệ thống song ngữ,
  • 5:30 - 5:33
    một dòng giao tiếp hai chiều.
  • 5:33 - 5:36
    Tôi gọi nó là "Chơi thôi".
  • 5:36 - 5:41
    Ý tưởng đơn giản
    là tạo ra niềm vui và sự hăng hái
  • 5:41 - 5:44
    trong việc học tiếng Ả Rập hiện đại
    bằng LEGO.
  • 5:44 - 5:47
    Ví dụ hai từ sau. "Chơi thôi"
  • 5:47 - 5:50
    Mỗi thanh màu đánh dấu
    một chữ cái Ả Rập.
  • 5:50 - 5:54
    Bạn có thể thấy, chữ cái được giải thích
    qua hình thái, phát âm
  • 5:54 - 5:57
    và ví dụ về chức năng của từ,
  • 5:57 - 6:00
    song song với định nghĩa
    trong tiếng Latin.
  • 6:00 - 6:02
    Chúng cùng tạo nên
    một quyển sách bỏ túi thú vị
  • 6:02 - 6:05
    với 29 chữ cái Ả Rập
    cùng bốn hình thái từ,
  • 6:05 - 6:08
    trong cuốn từ điển 400 từ.
  • 6:08 - 6:10
    Trang sách sẽ trông như thế này.
  • 6:10 - 6:13
    Có chữ cái, dịch nghĩa
    trong tiếng La-tin
  • 6:13 - 6:15
    với những mô tả bên dưới.
  • 6:15 - 6:18
    Tôi kể bạn nghe về quy trình.
  • 6:18 - 6:20
    Đầu tiên, trong căn hộ nhỏ ở Florence
  • 6:20 - 6:22
    tôi tạo ra chữ cái.
  • 6:22 - 6:25
    Tôi chụp ảnh từng chữ,
  • 6:25 - 6:30
    sau đó, chỉnh sửa,
    chọn đúng màu nền và font.
  • 6:30 - 6:33
    Sau cùng, tôi tạo nên
    một bảng chữ cái,
  • 6:33 - 6:37
    29 chữ cái nhân với bốn dạng.
  • 6:37 - 6:41
    Tổng cộng là 116 chữ
    sau một tuần.
  • 6:41 - 6:46
    Tôi tin là thông tin
    cần phải thú vị và gọn nhẹ.
  • 6:46 - 6:49
    Cuốn sách này là ấn phẩm cuối cùng,
  • 6:49 - 6:51
    mà tôi muốn xuất bản
  • 6:51 - 6:55
    và dịch ra nhiều ngôn ngữ,
  • 6:55 - 6:57
    để việc dạy và học tiếng Ả Rập
  • 6:57 - 7:02
    trở nên thú vị, dễ dàng,
    dễ tiếp cận hơn trên toàn thế giới.
  • 7:02 - 7:06
    Tôi hy vọng cuốn sách sẽ cứu hệ thống
    chữ cái tuyệt đẹp của đất nước tôi.
  • 7:06 - 7:11
    (Tiếng vỗ tay)
  • 7:11 - 7:15
    Xin cảm ơn.
  • 7:15 - 7:20
    Thực hiện dự án này giống như
    một kiểu thiền qua hình ảnh,
  • 7:20 - 7:22
    như điệu nhảy Sufi,
  • 7:22 - 7:24
    lời cầu nguyện cho một thế giới.
  • 7:24 - 7:28
    Một bộ khối lắp ghép
    truyền tải hai ngôn ngữ.
  • 7:28 - 7:30
    LEGO chỉ là phép ẩn dụ.
  • 7:30 - 7:34
    Bởi tất cả chúng ta đều được tạo ra
    từ những khối lắp ghép giống nhau
  • 7:34 - 7:36
    mà qua đó, tôi thấy được tương lai
  • 7:36 - 7:38
    nơi rào cản giữa người và người
  • 7:38 - 7:40
    hoàn toàn bị đánh đổ.
  • 7:40 - 7:43
    Dù thế giới quanh ta
    có tồi tệ ra sao,
  • 7:43 - 7:47
    hay có bao nhiêu cuốn sách
    nao lòng về ISIS, chủ nghĩa khủng bố,
  • 7:47 - 7:50
    thay vì Isis, vị thần vĩ đại
    của Ai Cập cổ đại
  • 7:50 - 7:53
    tiếp tục được xuất bản,
  • 7:53 - 7:56
    tôi sẽ vẫn tiếp tục xây dựng
    một giới đầy màu sắc.
  • 7:56 - 7:58
    Shukran, có nghĩa là "Cảm ơn".
  • 7:58 - 8:01
    (Tiếng vỗ tay)
  • 8:01 - 8:03
    Xin cảm ơn!
  • 8:03 - 8:06
    Cảm ơn!
Title:
Dùng LEGO để dạy tiếng Ả Rập
Speaker:
Ghada Wali
Description:

Trong một lần đến thư viện ở châu Âu, Ghada Wali chỉ tìm thấy những văn bản về nỗi sợ, khủng bố và sự tàn phá bằng tiếng Ả Rập và Trung Đông. Từ đó, cô suy nghĩ cách giới thiệu về văn hoá của mình theo một cách thú vị và dễ dàng hơn. Kết quả: một dự án đầy màu sắc và có tính tương tác cao - sử dụng LEGO để thể hiện bảng chữ cái Ả Rập, tận dụng sức mạnh của đồ hoạ để tạo nên những gắn kết và thay đổi tích cực. Wali chia sẻ: "Giao tiếp hiệu quả và giáo dục là con đường dẫn tới những cộng đồng khoan dung hơn."

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
08:19

Vietnamese subtitles

Revisions