-
Chúng ta đã học khá nhiều thuộc tính CSS.
-
Ở video này, ta sẽ tìm hiểu về
một khái niệm mà có thể bạn đã từng gặp.
-
Đó là khái niệm "kế thừa".
-
Một vài thuộc tính của
CSS có tính kế thừa,
-
tức là các thuộc tính này
sẽ tự động được áp dụng
-
cho các thẻ hậu duệ ở dưới thẻ cha
đã được áp dụng thuộc tính.
-
Ví dụ, thuộc tính "font-family" là
một thuộc tính được kế thừa.
-
Khi thêm thuộc tính này
vào bộ chọn "body",
-
thuộc tính sẽ được tự động áp dụng
-
với các thẻ hậu duệ của thẻ "body",
-
ví dụ là thẻ "h1" và thẻ "p".
-
Thuộc tính này sẽ dừng được áp dụng khi
một quy tắc khác được thêm và ghi đè lên,
-
giống như quy tắc cho
đầu đề h2 ở dưới, có thuộc tính
-
"font-family" và gán giá trị "cursive".
-
Ta cũng có thể thấy một thuộc tính
kế thừa khác là "color".
-
Nếu thêm thuộc tính này ở
bộ chọn "body", thuộc tính được tự động
-
áp dụng với tất cả các thẻ hậu duệ của thẻ
"body" đến khi có quy tắc khác ghi đè lên,
-
ví dụ như thuộc tính "color"
định dạng màu cho đầu đề h2.
-
Trong chương trình này, ta còn có
các thuộc tính kế thừa khác như
-
thuộc tính chỉnh độ đậm
-
cỡ chữ, kiểu chữ, độ cao dòng
và căn chỉnh lề văn bản.
-
Nhìn chung, rất nhiều thuộc tính
ta đã dùng có tính kế thừa
-
bởi chúng được dùng
để định dạng văn bản
-
và trình duyệt sẽ hiểu rằng
người thiết kế trang web
-
muốn mỗi kiểu định dạng được tự động
áp dụng cho các thẻ hậu duệ
-
để họ không phải viết lại
các thuộc tính ở mỗi cấp độ.
-
Tuy nhiên, hầu hết các thuộc tính mới
-
sẽ không có tính kế thừa.
-
Nếu không chắc chắn một
thuộc tính có tính kế thừa hay không,
-
ta có thể thêm thuộc tính đó
vào bộ chọn thẻ "body"
-
và xem định dạng có được
áp dụng cho các thẻ hậu duệ không.
-
Hoặc ta có thể tìm tài liệu
tham khảo trên Internet
-
về thuộc tính đó.