< Return to Video

What concept was the most difficult to let go for Thay?

  • 0:08 - 0:24
    (Chuông)
  • 0:35 - 0:41
    Trong các bài Pháp thoại
    Thầy đã giải thích Giác ngộ là gì
  • 0:41 - 0:45
    và rằng Giác ngộ là không bị ràng buộc
    bởi bất kỳ khái niệm nào.
  • 0:45 - 0:48
    Con thấy rất đồng cảm với cách hiểu này.
  • 0:49 - 0:51
    Câu hỏi của con là:
  • 0:54 - 1:01
    Cho đến giờ khái niệm nào là lớn nhất
    trong cuộc đời mà Thầy đã vượt qua?
  • 1:01 - 1:02
    Con cảm ơn Thầy.
  • 1:09 - 1:13
    Thưa Thầy, người bạn của chúng ta nói
    trong bài Pháp thoại của Thầy,
  • 1:13 - 1:18
    Thầy giải thích rằng Giác ngộ là không bị
    ràng buộc bởi bất kỳ khái niệm nào.
  • 1:19 - 1:21
    Và bạn ấy muốn biết:
  • 1:21 - 1:25
    Khái niệm lớn nhất
    Thầy đã vượt qua là gì.
  • 1:28 - 1:30
    Khái niệm lớn nhất là "tôi là".
  • 1:30 - 1:32
    (Cười)
  • 1:34 - 1:37
    'Tôi giống như một chỉnh thể tách rời.'
  • 1:39 - 1:41
    'Tôi có một cái ngã'.
  • 1:42 - 1:49
    Tin rằng có một cái tôi riêng biệt
    là nguồn gốc của mọi khổ đau.
  • 1:52 - 1:58
    Đó là lý do vì sao 'thiền' nghĩa là
    để nhìn sâu vào tự tánh của vạn vật
  • 2:00 - 2:01
    và...
  • 2:07 - 2:09
    chạm tới chân lý về tương tức.
  • 2:10 - 2:14
    Con không thể tự là chính mình,
    con phải 'tương tức' với những người khác.
  • 2:18 - 2:24
    Và con phải thấy chính mình
    không phải là một chỉnh thể vĩnh hằng,
  • 2:25 - 2:28
    mãi mãi không thay đổi,
  • 2:28 - 2:32
    thoát ra từ thân xác này và
    nhập vào thân xác khác,
  • 2:35 - 2:41
    khái niệm về đầu thai,
    khái niệm tái sinh.
  • 2:41 - 2:47
    Con cho rằng chúng ta
    được tạo bởi phần xác và phần hồn.
  • 2:49 - 2:53
    Phần xác là tạm bợ,
  • 2:53 - 2:59
    phần xác có thể tan rã,
    còn hồn thì mãi mãi không đổi.
  • 3:00 - 3:03
    Sau khi phần xác chết rồi,
    phần hồn vẫn tiếp tục tồn tại
  • 3:04 - 3:11
    lên thiên đàng hay xuống địa ngục
    hoặc tái sinh trong một thân xác khác.
  • 3:13 - 3:20
    Đây là ý tưởng của mọi người
    về việc chuyển thế hay tái sinh,
  • 3:26 - 3:32
    nó không phải là hiểu biết của đạo Bụt
    về chuyển hóa, tái sinh hay luân hồi,
  • 3:38 - 3:43
    vì theo lời dạy của Bụt,
    không có gì mãi mãi không đổi.
  • 3:46 - 3:52
    Cảm xúc của chúng ta, những biến đổi
    về tinh thần, nhận thức của ta luôn thay đổi
  • 3:52 - 3:53
    mỗi khoảnh khắc!
  • 3:54 - 3:56
    Không có cái gì như vậy,
  • 3:59 - 4:02
    không có linh hồn vĩnh cửu,
    không có cái ngã vĩnh hằng.
  • 4:06 - 4:10
    Ta phải học để thấy rằng
    cái mà ta gọi là 'cái ta'
  • 4:11 - 4:16
    là từng thứ cụ thể
    vẫn đang liên tục biến đổi.
  • 4:21 - 4:30
    Ta được tạo thành từ sắc, thọ, tưởng,
    hành và thức.
  • 4:31 - 4:35
    Cả năm nhân tố này đều
    liên tục biến đổi qua thời gian.
  • 4:36 - 4:39
    Luôn có vào và ra.
  • 4:39 - 4:43
    Cái 'Tôi' cũng giống như một dòng sông,
    nước từ nguồn chảy vào,
  • 4:46 - 4:52
    Rồi dòng sông lại đưa nước
    tưới tiêu ruộng đồng,
  • 4:53 - 4:56
    tới những nơi mà nó đi qua.
  • 4:57 - 5:03
    Một phần nước của dòng sông
    bốc hơi trở thành mây.
  • 5:05 - 5:09
    Vì thế ta phải thấy được đầu vào
    và đầu ra của dòng sông.
  • 5:10 - 5:12
    Với đám mây cũng vậy.
  • 5:13 - 5:16
    Đám mây cũng biến đổi liên tục
    theo thời gian.
  • 5:16 - 5:22
    Có những đám mây nhỏ
    hay hơi nước bám vào.
  • 5:26 - 5:31
    Luôn có những phần của đám mây
    trở thành cái khác
  • 5:35 - 5:36
    như là mưa hay tuyết v.v...
  • 5:40 - 5:46
    Vì vậy cái ta gọi là "ngã"
    chỉ là biểu hiện của năm yếu tố mà thôi.
  • 5:49 - 5:54
    Có ngồi,
    có thở,
  • 5:56 - 5:57
    có đi.
  • 5:58 - 6:03
    Có bình tĩnh, có an lạc,
    có hạnh phúc, có niềm vui,
  • 6:03 - 6:05
    tạo bởi sự đi ấy.
  • 6:05 - 6:08
    Tất cả những thứ đó có tồn tại
    và con có thể nhận ra chúng.
  • 6:14 - 6:17
    Tất cả là như thế,
    và đó là con.
  • 6:19 - 6:22
    Không có con tồn tại ngoài
    năm yếu đó ấy.
  • 6:24 - 6:26
    Con là cả năm yếu tố ấy.
  • 6:26 - 6:32
    Năm yếu tố ấy biến đổi
    tạo ra niềm vui, sự an lạc
  • 6:32 - 6:34
    và con chính là cái đó.
  • 6:35 - 6:37
    Có câu kinh thế này:
  • 6:39 - 6:45
    'Bụt đang thở nhẹ, Bụt đang cười vui,
    Mình đang thở nhẹ, mình đang cười vui.'
  • 6:47 - 6:49
    Câu tiếp theo là:
  • 6:50 - 6:54
    'Bụt là thở nhẹ,
    Bụt là cười vui,'
  • 6:54 - 6:57
    'Mình là thở nhẹ, mình là cười vui.'
  • 6:59 - 7:02
    'Chỉ có thở nhẹ,
    chỉ có cười vui,'
  • 7:02 - 7:05
    'không có người thở,
    không ai cười vui.'
  • 7:06 - 7:10
    Con cứ từ từ như thế
    để chạm tới tự tánh của vô ngã.
  • 7:15 - 7:19
    Không có một cái ngã vĩnh hằng
    đi tìm Niết bàn.
  • 7:20 - 7:23
    Niết bán là cái đang tồn tại,
    Niết bàn ở đó,
  • 7:23 - 7:26
    là tự tánh của Không Sinh Không Diệt.
  • 7:28 - 7:33
    Tất cả chúng ta, bao gồm cả
    dòng sông và đám mây,
  • 7:33 - 7:36
    đều được tạo ra trong Niết bàn.
  • 7:36 - 7:39
    Tự tánh của chúng ta là tự tánh
    của Không Sinh Không Diệt.
  • 7:39 - 7:43
    Và đó là chủ đề bài Pháp thoại
    ta sẽ nói đến ngày mai.
  • 7:53 - 8:04
    (Chuông)
Title:
What concept was the most difficult to let go for Thay?
Description:

more » « less
Video Language:
English
Duration:
08:24

Vietnamese subtitles

Incomplete

Revisions