(Chuông)
Trong các bài Pháp thoại
Thầy đã giải thích Giác ngộ là gì
và rằng Giác ngộ là không bị ràng buộc
bởi bất kỳ khái niệm nào.
Con thấy rất đồng cảm với cách hiểu này.
Câu hỏi của con là:
Cho đến giờ khái niệm nào là lớn nhất
trong cuộc đời mà Thầy đã vượt qua?
Con cảm ơn Thầy.
Thưa Thầy, người bạn của chúng ta nói
trong bài Pháp thoại của Thầy,
Thầy giải thích rằng Giác ngộ là không bị
ràng buộc bởi bất kỳ khái niệm nào.
Và bạn ấy muốn biết:
Khái niệm lớn nhất
Thầy đã vượt qua là gì.
Khái niệm lớn nhất là "tôi là".
(Cười)
'Tôi giống như một chỉnh thể tách rời.'
'Tôi có một cái ngã'.
Tin rằng có một cái tôi riêng biệt
là nguồn gốc của mọi khổ đau.
Đó là lý do vì sao 'thiền' nghĩa là
để nhìn sâu vào tự tánh của vạn vật
và...
chạm tới chân lý về tương tức.
Con không thể tự là chính mình,
con phải 'tương tức' với những người khác.
Và con phải thấy chính mình
không phải là một chỉnh thể vĩnh hằng,
mãi mãi không thay đổi,
thoát ra từ thân xác này và
nhập vào thân xác khác,
khái niệm về đầu thai,
khái niệm tái sinh.
Con cho rằng chúng ta
được tạo bởi phần xác và phần hồn.
Phần xác là tạm bợ,
phần xác có thể tan rã,
còn hồn thì mãi mãi không đổi.
Sau khi phần xác chết rồi,
phần hồn vẫn tiếp tục tồn tại
lên thiên đàng hay xuống địa ngục
hoặc tái sinh trong một thân xác khác.
Đây là ý tưởng của mọi người
về việc chuyển thế hay tái sinh,
nó không phải là hiểu biết của đạo Bụt
về chuyển hóa, tái sinh hay luân hồi,
vì theo lời dạy của Bụt,
không có gì mãi mãi không đổi.
Cảm xúc của chúng ta, những biến đổi
về tinh thần, nhận thức của ta luôn thay đổi
mỗi khoảnh khắc!
Không có cái gì như vậy,
không có linh hồn vĩnh cửu,
không có cái ngã vĩnh hằng.
Ta phải học để thấy rằng
cái mà ta gọi là 'cái ta'
là từng thứ cụ thể
vẫn đang liên tục biến đổi.
Ta được tạo thành từ sắc, thọ, tưởng,
hành và thức.
Cả năm nhân tố này đều
liên tục biến đổi qua thời gian.
Luôn có vào và ra.
Cái 'Tôi' cũng giống như một dòng sông,
nước từ nguồn chảy vào,
Rồi dòng sông lại đưa nước
tưới tiêu ruộng đồng,
tới những nơi mà nó đi qua.
Một phần nước của dòng sông
bốc hơi trở thành mây.
Vì thế ta phải thấy được đầu vào
và đầu ra của dòng sông.
Với đám mây cũng vậy.
Đám mây cũng biến đổi liên tục
theo thời gian.
Có những đám mây nhỏ
hay hơi nước bám vào.
Luôn có những phần của đám mây
trở thành cái khác
như là mưa hay tuyết v.v...
Vì vậy cái ta gọi là "ngã"
chỉ là biểu hiện của năm yếu tố mà thôi.
Có ngồi,
có thở,
có đi.
Có bình tĩnh, có an lạc,
có hạnh phúc, có niềm vui,
tạo bởi sự đi ấy.
Tất cả những thứ đó có tồn tại
và con có thể nhận ra chúng.
Tất cả là như thế,
và đó là con.
Không có con tồn tại ngoài
năm yếu đó ấy.
Con là cả năm yếu tố ấy.
Năm yếu tố ấy biến đổi
tạo ra niềm vui, sự an lạc
và con chính là cái đó.
Có câu kinh thế này:
'Bụt đang thở nhẹ, Bụt đang cười vui,
Mình đang thở nhẹ, mình đang cười vui.'
Câu tiếp theo là:
'Bụt là thở nhẹ,
Bụt là cười vui,'
'Mình là thở nhẹ, mình là cười vui.'
'Chỉ có thở nhẹ,
chỉ có cười vui,'
'không có người thở,
không ai cười vui.'
Con cứ từ từ như thế
để chạm tới tự tánh của vô ngã.
Không có một cái ngã vĩnh hằng
đi tìm Niết bàn.
Niết bán là cái đang tồn tại,
Niết bàn ở đó,
là tự tánh của Không Sinh Không Diệt.
Tất cả chúng ta, bao gồm cả
dòng sông và đám mây,
đều được tạo ra trong Niết bàn.
Tự tánh của chúng ta là tự tánh
của Không Sinh Không Diệt.
Và đó là chủ đề bài Pháp thoại
ta sẽ nói đến ngày mai.
(Chuông)