Return to Video

Lịch sử Trái Đất qua những dòng sông

  • 0:01 - 0:04
    Ta hãy xem thử
    một bức ảnh chụp Trái Đất nhé.
  • 0:05 - 0:06
    Đó là một hành tinh tuyệt vời.
  • 0:06 - 0:08
    Là một nhà địa chất,
    tôi rất vui vì điều đó,
  • 0:08 - 0:10
    thực sự Trái Đất rất tuyệt.
  • 0:10 - 0:13
    Đây là nơi giàu tiềm năng,
    không ngừng thay đổi và vận động.
  • 0:13 - 0:15
    Một hành tinh thú vị để sinh sống.
  • 0:16 - 0:20
    Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn
    góc nhìn của một nhà địa chất
  • 0:20 - 0:22
    về cách mà những hiểu biết
    về lịch sử Trái Đất
  • 0:22 - 0:26
    đang giúp đỡ và định hướng
    các quyết định của ta ngày nay
  • 0:26 - 0:29
    về cách sinh sống
    và bảo tồn hành tinh xanh này.
  • 0:30 - 0:33
    Có rất nhiều điều thú vị
    đang xảy ra trên bề mặt Trái Đất.
  • 0:33 - 0:35
    Nếu ta phóng đại chỗ này lên,
  • 0:35 - 0:38
    tôi muốn nói cho các bạn biết
    về vài hiện tượng đã xảy ra.
  • 0:38 - 0:41
    Vật chất được trung chuyển
    liên tục trên bề mặt Trái Đất,
  • 0:41 - 0:44
    một hiện tượng quan trọng
    là việc vật chất từ các vùng núi cao
  • 0:44 - 0:47
    bị xói mòn, rửa trôi
    và được vận chuyển ra biển.
  • 0:47 - 0:49
    Quá trình này cứ tiếp diễn,
  • 0:49 - 0:52
    và ảnh hưởng sâu sắc
    tới sự hình thành đất liền.
  • 0:52 - 0:54
    Ví dụ dưới đây tại miền nam Ấn Độ,
  • 0:54 - 0:56
    nơi xuất hiện vài dãy núi
    lớn nhất thế giới;
  • 0:56 - 0:58
    trên bức ảnh vệ tinh này, bạn có thể thấy
  • 0:58 - 1:03
    các dòng sông đang vận chuyển vật chất
    từ các dãy núi đó xuống biển.
  • 1:03 - 1:05
    Bạn hãy nghĩ chúng giống như chiếc xe ủi.
  • 1:05 - 1:09
    Thực tế, chúng đang san bằng
    những quả núi và đẩy chúng xuống biển.
  • 1:09 - 1:11
    Tôi sẽ đưa một ví dụ để chứng minh.
  • 1:11 - 1:13
    Hãy phóng to chỗ này lên.
  • 1:13 - 1:15
    Tôi muốn nói chi tiết hơn
    về một dòng sông cụ thể.
  • 1:15 - 1:18
    Bạn đang thấy lưu vực tuyệt đẹp
    mà dòng sông đó tạo ra
  • 1:18 - 1:20
    khi nó liên tục
    đẩy vật chất hướng ra biển,
  • 1:20 - 1:22
    nhưng lưu vực này không ổn định.
  • 1:22 - 1:24
    Dòng chảy của các con sông này
    thay đổi liên tục,
  • 1:24 - 1:26
    và điều đó ảnh hưởng to lớn tới chúng ta.
  • 1:26 - 1:29
    Hãy lấy ví dụ về sông Kosi.
  • 1:29 - 1:31
    Nó sở hữu một dòng chảy
    khá đẹp theo hình chữ C;
  • 1:31 - 1:34
    khi ra khỏi các dãy núi hùng vĩ của Nepal,
  • 1:34 - 1:36
    nó mang theo vô số vật chất
  • 1:36 - 1:39
    trong đó có lượng lớn phù sa
    từ các dãy núi,
  • 1:39 - 1:41
    con sông đó đã chảy khắp Ấn Độ
  • 1:41 - 1:42
    và mang theo số vật chất đó.
  • 1:43 - 1:45
    Hãy quan sát kỹ hơn khu vực này,
  • 1:45 - 1:48
    tôi sẽ nói rõ hơn về những điều
    đã diễn ra với dòng sông Kosi.
  • 1:48 - 1:51
    Đó là ví dụ tiêu biểu
    về cách các lưu vực thay đổi.
  • 1:51 - 1:54
    Bức ảnh vệ tinh này được chụp
    vào tháng 8 năm 2008,
  • 1:55 - 1:56
    bức ảnh này đã được phục chế màu,
  • 1:56 - 1:58
    như vậy rừng cây sẽ có màu xanh lá
  • 1:58 - 2:00
    và sông ngòi mang màu xanh biển.
  • 2:00 - 2:04
    Một lần nữa, bạn lại thấy
    đường cong chữ C này
  • 2:04 - 2:06
    khi dòng chảy của nó ra khỏi Nepal.
  • 2:06 - 2:08
    Giờ là thời điểm gió mùa hoạt động manh.
  • 2:08 - 2:11
    Tháng tám là lúc gió mùa hạ
    hoạt động mạnh ở vùng này,
  • 2:11 - 2:14
    và các cư dân sống ở ven sông
    cũng chẳng lạ gì cảnh ngập lụt
  • 2:14 - 2:17
    và những sự phiền toái mà nó mang lại.
  • 2:17 - 2:20
    Nhưng vào năm 2008,
    một điều thú vị đã xảy ra,
  • 2:20 - 2:23
    và dòng chảy của con sông đó
    đã thay đổi đáng kể.
  • 2:23 - 2:26
    Và những cơn lũ nó gây ra
    cũng rất khác các lần trước.
  • 2:26 - 2:28
    Sông Kosi đang hướng dòng chảy
    xuống hạ lưu như hình,
  • 2:28 - 2:31
    nhưng có những thời điểm
    mà nó mang quá nhiều phù sa
  • 2:31 - 2:32
    làm tốc độ chảy chậm hẳn lại,
  • 2:32 - 2:34
    và sự tắc nghẽn đó sẽ thay đổi đáng kể
  • 2:34 - 2:36
    hướng dòng chảy của nó.
  • 2:36 - 2:39
    Đây là bức ảnh vệ tinh
    được chụp hai tuần sau đó.
  • 2:39 - 2:41
    Đây là hướng chảy cũ
  • 2:41 - 2:43
    có hình chữ C tôi vừa nói đến,
  • 2:43 - 2:45
    bạn thấy là nó không còn
    màu xanh biển nữa.
  • 2:45 - 2:47
    Ta đang thấy màu xanh biển đó
  • 2:47 - 2:49
    đã chuyển tới gần chính giữa bức ảnh.
  • 2:49 - 2:52
    Như vậy, sông Kosi đã thay đổi hướng chảy,
  • 2:52 - 2:54
    thang đo của bản đồ này
    vào khoảng 64 ki-lô-mét.
  • 2:54 - 2:58
    Rất nhanh chóng, con sông này
    đã di chuyển trên 48 ki-lô-mét.
  • 2:59 - 3:02
    Việc dòng chảy bị tắc nghẽn
    đã khiến nó thay đổi hướng chảy.
  • 3:02 - 3:04
    Đây là bức ảnh được chụp một tuần sau đó,
  • 3:04 - 3:06
    bạn đang thấy dòng chảy cũ của nó,
  • 3:06 - 3:09
    bạn thấy sự thay đổi này vẫn tiếp diễn
  • 3:09 - 3:11
    khi hướng chảy của nó
    đang đi xa dần dòng cũ.
  • 3:12 - 3:14
    Hãy hình dung về bề mặt Trái Đất hiện nay,
  • 3:14 - 3:17
    khi các con sông
    dễ thay đổi dòng chảy hơn,
  • 3:17 - 3:21
    thì việc đoán trước thời điểm và thời gian
    nó thay đổi là rất quan trọng.
  • 3:21 - 3:25
    Những quá trình thay đổi này
    thường xuyên xảy ra quanh ta.
  • 3:26 - 3:27
    Tại Mỹ,
  • 3:27 - 3:32
    dòng sông Mississippi vốn đang lấy
    khá nhiều phù sa từ các ngọn núi.
  • 3:32 - 3:34
    Nó đẩy vật chất từ dãy núi Rocky
  • 3:34 - 3:35
    và từ Đại bình nguyên Mỹ.
  • 3:36 - 3:39
    Nó rút bớt và di chuyển chúng
    trên khắp nước Mỹ
  • 3:39 - 3:41
    và tập hợp chúng tại vịnh Mexico.
  • 3:41 - 3:45
    Đây là dòng chảy của Mississippi
    mà ta vẫn hay nhìn thấy,
  • 3:45 - 3:47
    nhưng không phải lúc nào
    nó cũng chảy như vậy.
  • 3:47 - 3:49
    Nếu dùng các dữ liệu địa chất học,
  • 3:49 - 3:51
    ta có thể tái tạo hướng chảy
    trong quá khứ của nó.
  • 3:52 - 3:54
    Chẳng hạn, vùng màu đỏ này
  • 3:54 - 3:58
    là khu vực có dòng chảy của Mississippi
    và vật chất tại đó được tích tụ
  • 3:58 - 4:00
    vào 4.600 năm trước.
  • 4:00 - 4:02
    Khoảng 3.500 năm trước,
  • 4:02 - 4:05
    nó chảy theo hướng màu cam trên hình vẽ.
  • 4:05 - 4:07
    Dòng chảy tiếp tục thay đổi.
  • 4:07 - 4:09
    Hai nghìn năm trước,
  • 4:09 - 4:10
    một nghìn năm trước,
  • 4:10 - 4:12
    700 năm trước.
  • 4:12 - 4:14
    Và chỉ trong khoảng 500 năm trở lại đây,
  • 4:14 - 4:17
    Mississippi mới có dòng chảy
    như ta biết ngày nay.
  • 4:18 - 4:20
    Các quá trình này rất quan trọng,
  • 4:20 - 4:23
    đặc biệt tại các khu vực đồng bằng tại Mỹ,
  • 4:23 - 4:27
    nơi việc thay đổi dòng chảy
    của sông Mississipi
  • 4:27 - 4:29
    giúp bồi đắp đồng bằng và lấn biển.
  • 4:30 - 4:31
    Đó là các bất động sản cực kỳ giá trị,
  • 4:31 - 4:37
    những khu vực đồng bằng như thế
    là nơi tập trung đông dân nhất thế giới.
  • 4:37 - 4:39
    Việc hiểu biết cách chúng hoạt động,
  • 4:39 - 4:42
    cách chúng hình thành
    và thay đổi trong tương lai
  • 4:42 - 4:45
    là rất quan trọng với những ai
    sống ở khu vực đó.
  • 4:45 - 4:47
    Như vậy, sông ngòi sẽ thay đổi.
  • 4:47 - 4:50
    Tồn tại những thay đổi lớn hơn
    cả những điều tôi vừa đề cập.
  • 4:50 - 4:52
    Tôi muốn nói đến
    vài sự thay đổi lớn sau đây.
  • 4:52 - 4:55
    Hãy chuyển đến nhữn khu vực
    sông Amazon chảy qua,
  • 4:55 - 4:57
    ta lại có một hệ thống lưu vực khổng lồ
  • 4:57 - 5:01
    thu thập và vận chuyển phù sa
    từ dãy núi Andes,
  • 5:01 - 5:03
    đi khắp khu vực Nam Mỹ
  • 5:03 - 5:06
    và đưa chúng tới Đại Tây Dương.
  • 5:07 - 5:11
    Khi phóng to hơn, bạn đang thấy
    những dòng chảy uốn lượn đẹp đẽ này.
  • 5:11 - 5:14
    Xin nhắc lại, chúng rất đẹp,
    nhưng không hề ổn định.
  • 5:14 - 5:16
    Chúng vẫn thay đổi dòng chảy.
  • 5:16 - 5:20
    Ta có thể dùng ảnh vệ tinh
    được chụp trong khoảng 30 năm trở lại đây
  • 5:20 - 5:22
    để khảo sát sự thay đổi của chúng.
  • 5:22 - 5:26
    Hãy để ý kỹ các đường cong
    trong hướng chảy của nó,
  • 5:26 - 5:29
    bạn sẽ phát hiện ra rằng chúng
    không ở một chỗ quá lâu.
  • 5:29 - 5:31
    Chúng tiến hoá và thay đổi dòng chảy.
  • 5:33 - 5:35
    Nếu bạn nhìn vào khu vực đang khoanh tròn,
  • 5:35 - 5:38
    tôi muốn bạn để ý rằng
    một phần dòng chảy của dòng sông
  • 5:38 - 5:40
    đã hoàn toàn biến mất,
  • 5:40 - 5:41
    như thể một chiếc roi da
  • 5:41 - 5:44
    bị đứt hẳn một phần
    khỏi dòng chảy chính vậy.
  • 5:44 - 5:46
    Lại nói về thang đo,
  • 5:46 - 5:51
    ở đây, dòng chảy của nó
    đã thay đổi khoảng hơn sáu ki-lô-mét
  • 5:51 - 5:53
    chỉ trong một đến hai mùa nước.
  • 5:53 - 5:56
    Như vậy, toàn bộ địa hình
    trên Trái Đất ta đang sống
  • 5:56 - 5:58
    nhờ vào sự vận chuyển vật chất từ núi cao
  • 5:58 - 6:00
    xuôi dòng tới biển,
  • 6:00 - 6:01
    đang thay đổi liên tục.
  • 6:01 - 6:03
    Chúng thực sự thay đổi,
  • 6:03 - 6:04
    ta cần hiểu rõ quá trình đó
  • 6:04 - 6:08
    để có những giải pháp
    sinh sống lâu bền trên các địa hình đó.
  • 6:08 - 6:11
    Nhưng điều đó thực sự khó khăn
    nếu những thông tin ta có được
  • 6:11 - 6:14
    chỉ là sự thay đổi
    trên bề mặt Trái Đất hiện nay.
  • 6:14 - 6:16
    Đúng không? Ta không có nhiều bằng chứng.
  • 6:16 - 6:20
    Chẳng hạn, ta chỉ có dữ liệu ảnh vệ tinh
    trong khoảng 30 năm gần đây.
  • 6:21 - 6:23
    Ta cần nhiều bằng chứng hơn
    để thực sự hiểu về quá trình này.
  • 6:23 - 6:25
    Thêm nữa, ta cần biết
  • 6:25 - 6:28
    về cách các địa hình này
    phản ứng với biến đổi khí hậu
  • 6:28 - 6:30
    và biến đổi do con người
  • 6:30 - 6:32
    khi ta ngày càng sử dụng
    và làm thay đổi nhiều đất hơn.
  • 6:33 - 6:36
    Đây là nơi đất đá được tích tụ lại.
  • 6:36 - 6:38
    Khi chảy,
  • 6:38 - 6:41
    các con sông đã vận chuyển
    vật chất từ núi xuống biển,
  • 6:41 - 6:45
    đôi khi một phần đất, đá, phù sa
    đã bị kẹt lại dưới đáy sông.
  • 6:45 - 6:47
    Chúng bị kẹt lại và chôn vùi,
  • 6:47 - 6:51
    tích tụ lại và hình thành nên
    một lớp trầm tích rất lớn và dày
  • 6:51 - 6:53
    và dần dần sẽ chuyển thành đá.
  • 6:53 - 6:56
    Như vậy, chúng ta
    có thể đến các khu vực đó,
  • 6:56 - 6:58
    nơi ta có thể tìm thấy
    các lớp trầm tích lớn như vậy,
  • 6:58 - 7:00
    nhờ đó, ta sẽ quay ngược thời gian
  • 7:00 - 7:03
    và tìm hiểu về địa hình nơi đó
    trong quá khứ.
  • 7:03 - 7:05
    Ta làm điều đó để góp phần mô phỏng
  • 7:05 - 7:09
    và nghiên cứu về cách
    các địa hình tiến hoá và thay đổi.
  • 7:10 - 7:12
    Điều này không quá khó khăn,
  • 7:12 - 7:15
    vì bản thân Trái Đất đã là
    một thiên sử rất kỳ vĩ.
  • 7:15 - 7:20
    Đoạn video sau đây mô phỏng lại
    lịch sử địa chất của Trái Đất
  • 7:20 - 7:23
    đếm ngược từ hiện tại
    về 600 triệu năm trước.
  • 7:23 - 7:25
    Một quãng thời gian không quá dài.
  • 7:25 - 7:28
    Việc thay đổi vị trí đất liền
  • 7:28 - 7:31
    kéo theo sự thay đổi
    của khí hậu và mực nước biển;
  • 7:31 - 7:35
    ta sẽ tìm hiểu được
    nhiều dạng địa hình khác nhau,
  • 7:35 - 7:38
    nhiều dạng môi trường khác nhau
    nếu ta quay về được quá khứ -
  • 7:38 - 7:39
    Nếu có cỗ máy thời gian,
  • 7:39 - 7:40
    ta có thể tìm hiểu chúng.
  • 7:40 - 7:42
    Và ta thực sự cần những cỗ máy đó
  • 7:42 - 7:45
    nếu ta nhìn trực tiếp những mẫu đá
    đang chìm dưới đáy sông khi đó.
  • 7:46 - 7:47
    Tôi có một ví dụ nhỏ
  • 7:47 - 7:50
    sẽ đưa bạn về một thời điểm đặc biệt
    trong quá khứ của Trái Đất.
  • 7:50 - 7:53
    Khoảng 55 triệu năm trước,
    Trái Đất ấm lên nhanh chóng,
  • 7:53 - 7:56
    nguyên nhân do một lượng lớn
    khí các-bon đi-ô-xít
  • 7:56 - 7:57
    đã đi vào khí quyển,
  • 7:57 - 8:01
    chúng đã làm nhiệt độ toàn cầu
    tăng lên với tốc độ phi mã.
  • 8:01 - 8:04
    Tôi đang cố nói giảm
    khi nhắc đến "sự ấm lên,"
  • 8:04 - 8:07
    bởi lẽ khi đó, các loài nhiệt đới
    như cá sấu và các cây họ dừa
  • 8:07 - 8:10
    đã xuất hiện tại Canada
    và vùng cực nam Nam Mỹ, Patagonia.
  • 8:10 - 8:13
    Đây là thời kì Trái Đất khá ấm
    và điều đó xảy ra rất đột ngột.
  • 8:13 - 8:14
    Điều ta có thể làm
  • 8:14 - 8:17
    là tìm kiếm những mẫu trầm tích
    bị chôn vùi tại thời điểm đó
  • 8:18 - 8:21
    và mô phỏng lại cách địa hình thay đổi
    do sự ấm lên toàn cầu xảy ra lúc đó.
  • 8:22 - 8:23
    Và chúng đây, các mẫu trầm tích
  • 8:23 - 8:26
    (Cười)
  • 8:26 - 8:28
    Đây thực ra là một đống đá.
  • 8:28 - 8:29
    Vùng khoanh vàng này
  • 8:29 - 8:31
    đã từng là một con sông cổ đại,
  • 8:31 - 8:33
    giống như những điều tôi vừa nói,
  • 8:33 - 8:36
    chúng là những trầm tích còn sót lại
    từ 55 triệu năm về trước.
  • 8:36 - 8:39
    Các nhà địa chất như chúng tôi
    có thể nghiên cứu chúng kỹ hơn
  • 8:39 - 8:41
    và mô phỏng lại địa hình.
  • 8:41 - 8:43
    Đây là một ví dụ khác.
  • 8:43 - 8:45
    Vùng khoanh vàng này
    đã từng là một dòng sông.
  • 8:45 - 8:47
    Đây là con sông khác trên nó.
  • 8:47 - 8:50
    Chúng tôi có thể sử dụng
    các phương pháp đo đạc và nghiên cứu
  • 8:50 - 8:51
    để tìm hiểu chúng.
  • 8:52 - 8:54
    Ví dụ, chi tiết tôi vừa khoanh tròn
  • 8:54 - 8:57
    chỉ ra rằng con sông đó
    sâu khoảng một mét.
  • 8:57 - 8:59
    Bạn hoàn toàn có thể lội qua dòng nước
  • 9:00 - 9:02
    nếu bạn ở đó vào 55 triệu năm trước.
  • 9:02 - 9:05
    Màu đỏ xuất hiện xung quanh
    các dòng chảy trên hình
  • 9:05 - 9:07
    là dấu vết của phù sa cổ.
  • 9:07 - 9:11
    Nhờ đó, chúng tôi có thể tìm hiểu
    những loài sinh vật từng sống quanh đó,
  • 9:11 - 9:15
    và tìm hiểu cách các dòng sông
    tương tác với lưu vực xung quanh.
  • 9:16 - 9:20
    Vậy nên chúng tôi có thể nghiên cứu tỉ mỉ
    và mô phỏng tương đối chính xác
  • 9:20 - 9:23
    dòng chảy của chúng
    và các dạng địa hình liên quan.
  • 9:23 - 9:25
    Chúng tôi đã nghiên cứu địa điểm đó
  • 9:26 - 9:27
    cách đây không lâu,
  • 9:27 - 9:30
    nếu ta nhìn vào các sự kiện
    trước sự biến đổi khí hậu khi ấy,
  • 9:30 - 9:34
    đó là một con sông có dòng chảy
    bám theo vách núi và hướng ra biển,
  • 9:34 - 9:39
    chúng giống những gì tôi đã cho bạn thấy
    ở lưu vực sông Amazon.
  • 9:39 - 9:42
    Nhưng tại ngay thời điểm
    biến đổi khí hậu đột ngột đó,
  • 9:42 - 9:43
    con sông đó đã thay đổi mạnh mẽ.
  • 9:43 - 9:45
    Hai bờ sông rộng ra rất nhanh,
  • 9:45 - 9:49
    và độ rộng hai bờ sông liên tục thay đổi.
  • 9:50 - 9:54
    Cuối cùng, nó quay trở về trạng thái cũ
  • 9:54 - 9:58
    như trước khi xảy ra biến đổi khí hậu,
  • 9:58 - 9:59
    nhưng điều đó diễn ra khá lâu.
  • 10:00 - 10:04
    Như vậy, ta có thể quay ngược thời gian
    và nghiên cứu được những điều đó,
  • 10:04 - 10:07
    hiểu biết hơn về các thay đổi
    của địa hình Trái Đất
  • 10:07 - 10:11
    khi xảy ra sự thay đổi khí hậu
    hoặc thay đổi do con người.
  • 10:11 - 10:13
    Các yếu tố gây biến đổi cho sông ngòi
  • 10:13 - 10:17
    hay nguyên nhân khiến sông ngòi
    thay đổi hình thù và dòng chảy
  • 10:17 - 10:21
    có thể do lượng nước dư thừa
    từ đất liền quanh đó
  • 10:21 - 10:23
    xuất hiện khi khí hậu ấm lên;
  • 10:23 - 10:26
    hay do ta đã tác động làm tăng
    hoặc giảm lượng phù sa
  • 10:26 - 10:28
    và làm thay đổi dòng chảy sông ngòi.
  • 10:29 - 10:31
    Tóm lại,
  • 10:31 - 10:33
    chừng nào ta còn sinh sống trên Trái Đất,
  • 10:33 - 10:37
    ta cần kiểm soát tốt các tài nguyên
    và các mối nguy hại,
  • 10:37 - 10:40
    và điều chỉnh cách ta sống
    ở một môi trường dễ bị ảnh hưởng.
  • 10:40 - 10:44
    Tôi cho rằng cách duy nhất
    để ta làm được điều đó một cách bền vững
  • 10:44 - 10:46
    là ta cần tìm hiểu thông tin
  • 10:46 - 10:50
    về sự thay đổi và tiến hoá của định
    trong quá khứ ở Trái Đất.
  • 10:50 - 10:51
    Cám ơn.
  • 10:51 - 10:56
    (Vỗ tay)
Title:
Lịch sử Trái Đất qua những dòng sông
Speaker:
Liz Hajek
Description:

Sông ngòi là một trong những thực thể mạnh mẽ nhất của tự nhiên - chúng có khả năng định hình Trái Đất với các dòng chảy thay đổi liên tục của mình. Việc hiểu về cách chúng hình thành và thay đổi là rất quan trọng với tất cả chúng ta. Bằng những hình ảnh dễ hiểu, nhà địa chất Liz Hajek đã giúp ta hiểu về cách những mẫu đá dưới đáy các dòng sông cổ đại có thể được sử dụng để tìm hiểu về lịch sử của Trái Đất, và vài cách để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
11:08

Vietnamese subtitles

Revisions