< Return to Video

Tại sao Shakespeare lại thích thể thơ năm chữ - David T. Freeman và Gregory Taylor

  • 0:09 - 0:12
    Những ai lần đầu tiếp xúc với những
    tác phẩm của William Shakespeare,
  • 0:12 - 0:15
    sẽ thấy ngôn ngữ ông sử dụng
    có vẻ lạ lùng.
  • 0:15 - 0:18
    Nhưng có một bí mật về việc thưởng thức
    ngôn ngữ của ông.
  • 0:18 - 0:23
    Mặc dù nổi tiếng về các vở kịch,
    Shakespeare trước hết là một nhà thơ.
  • 0:23 - 0:26
    Một điều quan trọng nhất
    về ngôn ngữ của Shakespeare
  • 0:26 - 0:29
    là cách mà ông nhấn âm.
  • 0:29 - 0:30
    Không phải cách nhấn bạn nghĩ
  • 0:30 - 0:34
    mà là cách ta nhấn mạnh một âm tiết
    nhiều hơn các âm khác.
  • 0:34 - 0:38
    Chúng ta quen với việc làm điều này
    đến mức ban đầu không nhận ra.
  • 0:38 - 0:42
    Nhưng nếu bạn nói thật chậm rãi một từ,
    bạn sẽ dễ dàng nhận ra.
  • 0:42 - 0:48
    Playwright, computer, telephone.
  • 0:48 - 0:51
    Các nhà thơ rất ý thức về nhấn âm,
  • 0:51 - 0:53
    đã làm nhiều thí nghiệm với con số
  • 0:53 - 0:56
    và thứ tự của âm tiết được nhấn
    và không nhấn,
  • 0:56 - 1:01
    và kết hợp chúng lại theo những cách khác
    nhằm tạo ra âm điệu trong thơ.
  • 1:01 - 1:02
    Giống các nhạc sĩ,
  • 1:02 - 1:06
    các nhà thơ thường thể hiện ý tưởng
    qua sự lập lại nhận biết được của âm điệu
  • 1:06 - 1:09
    hoặc tiết tấu thơ.
  • 1:09 - 1:10
    Cũng như âm nhạc,
  • 1:10 - 1:14
    thơ có cách diễn tả riêng của mình.
  • 1:14 - 1:16
    Trong một dòng thơ,
  • 1:16 - 1:19
    một âm nhịp là một số lượng nhất định
    các từ được và không được nhấn âm
  • 1:19 - 1:21
    tạo nên một đơn vị riêng biệt,
  • 1:21 - 1:26
    giống như một ô nhịp
    chứa một số lượng phách nhất định.
  • 1:26 - 1:30
    Môt câu thơ thường được cấu tạo bởi
    một số nhịp thơ.
  • 1:30 - 1:34
    Ví dụ, thơ Đactin có luật điệu
    ba âm tiết
  • 1:34 - 1:38
    trong đó âm tiết đầu được nhấn,
    âm thứ hai và ba không nhấn.
  • 1:38 - 1:41
    Luật Đactin tạo nên những dòng thơ
    có nhịp nhanh và cường độ tăng,
  • 1:41 - 1:45
    như trong thơ của Robert Browning,
    "The Lost Leader"
  • 1:45 - 1:52
    "Just for a handful of silver he left us.
    Just for a rib and to stick in his coat."
  • 1:52 - 1:54
    Một dạng âm nhịp khác là
    thơ trochee dài hai âm tiết,
  • 1:54 - 1:58
    âm tiết được nhấn nối tiếp
    bởi âm tiết không được nhấn.
  • 1:58 - 2:00
    Thơ trochee từ đoạn trích
    bài "Macbeth" của Shakespeare
  • 2:00 - 2:04
    thêm âm điệu lạ lùng và ma quái
    vào câu hát của những phù thủy.
  • 2:04 - 2:11
    "Double, double, toil and trouble;
    fire burn and cauldron bubble."
  • 2:11 - 2:14
    Nhưng với Shakespeare,
    đó là tất cả về nhịp thơ iamb.
  • 2:14 - 2:17
    Luật thơ có hai âm tiết này giống như
    luật trochee-đảo,
  • 2:17 - 2:20
    vậy âm tiết đầu sẽ không được nhấn,
    và âm tiết thứ hai được nhấn, ví dụ,
  • 2:20 - 2:24
    "To be, or not to be."
  • 2:24 - 2:28
    Tiết tấu thơ yêu thích của Shakespeare,
    đặc biệt là thơ iambic 5 âm tiết,
  • 2:28 - 2:32
    mà mỗi dòng thơ được cấu tạo bởi
    năm nhịp iamb hai âm tiết,
  • 2:32 - 2:35
    cho tất cả mười âm tiết.
  • 2:35 - 2:38
    Và điều này được dùng nhiều trong các
    câu thơ nổi tiếng của Shakespeare:
  • 2:38 - 2:43
    "Shall I compare thee to a summer's day?"
  • 2:43 - 2:47
    "Arise fair sun,
    and kill the envious moon."
  • 2:47 - 2:51
    Hãy để ý cách nhịp iambs cắt ngang qua
    cả dấu chấm câu và cách tách từ.
  • 2:51 - 2:56
    Nhịp thơ là tất cả liên quan đến âm thanh,
    chứ không phải đánh vần.
  • 2:56 - 2:58
    Thơ năm chữ iambic nghe có vẻ kỹ thuật,
  • 2:58 - 3:01
    nhưng có một cách dễ dàng để nhớ rằng
    nó có nghĩa là gì.
  • 3:01 - 3:06
    Từ ngữ iamb được phát âm giống với
    cụm từ "I am."
  • 3:06 - 3:08
    Giờ, hãy cùng mở rộng đến một câu
  • 3:08 - 3:11
    mà chỉ xuất hiện
    trong câu thơ năm chữ iambic.
  • 3:11 - 3:15
    "Tôi là một tên cướp biển có cái chân gỗ."
  • 3:15 - 3:18
    Tên cướp biển chỉ có thể
    đi theo nhịp iambs,
  • 3:18 - 3:21
    một sự gợi lại sống động cho nhịp thơ
    yêu thích của Shakespeare.
  • 3:21 - 3:24
    Thơ năm âm tiết luật iambs là khi hắn
    bước mười bước chân.
  • 3:24 - 3:28
    Người bạn cướp biển thậm chí
    giúp ta nhớ cách đánh dấu chính xác nó
  • 3:28 - 3:32
    nêu ta tưởng tượng dấu chân anh ta để lại
    khi đi qua bờ biển của hòn đảo hoang:
  • 3:32 - 3:38
    Dấu cong cho những âm tiết không được nhấn
    và dấu giày cho những âm tiết được nhấn.
  • 3:38 - 3:42
    "Nếu âm nhạc là thức ăn cho tình yêu,
    hãy tiếp tục chơi."
  • 3:42 - 3:45
    Dĩ nhiên, hầu hết các vở kịch Shakespeare
  • 3:45 - 3:47
    đều được viết bằng văn xuôi.
  • 3:47 - 3:48
    Nhưng nếu đọc kỹ,
  • 3:48 - 3:51
    bạn sẽ thấy rằng các nhân vật của ông
    đã biến chúng thành thơ,
  • 3:51 - 3:53
    và đặc biệt là thơ năm âm nhịp iambs,
  • 3:53 - 3:58
    cũng vì nhiều lý do tương tự
    khiến ta tìm đến thơ trong cuộc đời.
  • 3:58 - 4:03
    Cảm thấy đam mê, tâm trạng,
    hoặc quan trọng.
  • 4:03 - 4:07
    Bất kể là khi Hamlet suy tư
    về sự tồn tại của mình,
  • 4:07 - 4:09
    hoặc khi Romeo bày tỏ tình cảm,
  • 4:09 - 4:13
    các nhân vật tự chuyển sang
    thơ iamb 5 âm tiết khi họ nói về cảm xúc
  • 4:13 - 4:15
    và vị trí của họ trên thế giới này.
  • 4:15 - 4:18
    Vậy chỉ còn lại câu hỏi cuối cùng.
  • 4:18 - 4:22
    Tại sao Shakespeare lại chọn thơ năm âm
    nhịp iamb cho những giây phút này,
  • 4:22 - 4:27
    mà không phải, ví dụ, là thơ lục âm
    trochaic hay thơ tứ âm dactylic
  • 4:27 - 4:30
    Người ta nói rằng thơ năm âm nhịp iambs
    dễ nhớ đối với các diễn viên
  • 4:30 - 4:32
    và dễ hiểu đối với khán giả
  • 4:32 - 4:36
    vì nó thích hợp với tiếng Anh.
  • 4:36 - 4:38
    Nhưng có thể do lý do khác.
  • 4:38 - 4:41
    Lần tới nếu bạn đang trong trạng thái
    cảm xúc dâng trào,
  • 4:41 - 4:44
    như cảm giác khiến các nhân vật của
    Shakespeare tuôn trào bằng thơ,
  • 4:44 - 4:48
    hãy đặt tay lên ngực trái.
  • 4:48 - 4:49
    Bạn cảm thấy gì?
  • 4:49 - 4:52
    Đó là tim bạn đang đập theo nhịp iambs.
  • 4:52 - 4:58
    Da duhm, da duhm,
    da duhm, da duhm, da duhm.
  • 4:58 - 5:02
    Những dòng đậm chất thi ca của Shakespeare
    không chỉ nói về vấn đề của trái tim.
  • 5:02 - 5:04
    Chúng đi theo nhịp điệu của nó.
Title:
Tại sao Shakespeare lại thích thể thơ năm chữ - David T. Freeman và Gregory Taylor
Description:

Xem toàn bộ bài học: http://ed.ted.com/lessons/why-shakespeare-loved-iambic-pentameter-david-t-freeman-and-gregory-taylor

Shakespeare đôi khi bị quở trách trong trường học bởi cách dùng ngôn ngữ phức tạp và lỗi thời của mình. Nhưng chỉ cần nhìn thoáng qua nhịp điệu trong ngôn từ của ông đã thấy rắng nhà thơ đã in đậm dấu ấn tron các mọi người nói từ thời của ông - cho đến tận ngày nay. Tại sao những từ ngữ của Shakepeare vẫn có sức mạnh đến vậy? David T. Freeman và Gregory Taylor khám phá ra sức mạnh của thể thơ 5 chữ

Nội dung: David T. Freeman và Gregory Taylor
Hoạt cảnh: Brad Purnell.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:22

Vietnamese subtitles

Revisions