< Return to Video

The Great Way (Beginner's Mind Poem) - Hsin Hsin Ming- Faith Mind Poem from the Zen tradition

  • 0:17 - 0:20
    Đại đạo thật ra chẳng khó gì,
  • 0:20 - 0:23
    đối với người không có tâm phân biệt.
  • 0:26 - 0:30
    Khi cả thương và ghét đều không hiện diện,
  • 0:30 - 0:34
    mọi pháp hiển hiện thật tỏ tường.
  • 0:37 - 0:40
    Nhưng khi khởi niệm phân biệt dù chỉ một ly,
  • 0:41 - 0:47
    khoảng cách với đạo sẽ như trời cách đất.
  • 0:59 - 1:02
    Nếu muốn biết đến sự thật,
  • 1:02 - 1:09
    đừng nghĩ lo điều thuận nghịch.
  • 1:11 - 1:15
    Khởi tâm yêu hay ghét,
  • 1:15 - 1:19
    vốn là bệnh của tâm.
  • 1:28 - 1:30
    Khi ý nghĩa sâu xa của sự việc
  • 1:30 - 1:33
    không được tận hiểu
  • 1:33 - 1:37
    sự bình yên thiết yếu của tâm trí
  • 1:37 - 1:38
    ắt bị xáo trộn vô ích.
  • 1:43 - 1:47
    Đạo vốn hoàn hảo,
  • 1:48 - 1:51
    rộng khắp hư không,
  • 1:52 - 1:57
    vốn không gì thiếu cũng chẳng gì thừa.
  • 2:14 - 2:18
    Thật vậy, nếu còn cân nhắc
  • 2:18 - 2:25
    chấp nhận hay phủ nhận, tất không nhận ra chân tướng của pháp
  • 2:29 - 2:34
    Sống mà không dính mắc thế giới bên ngoài,
  • 2:34 - 2:39
    lẫn cảm giác trống rỗng bên trong,
  • 2:43 - 2:45
    cứ bình tâm chấp nhận tính nhất thể của vạn pháp
  • 2:47 - 2:53
    những lạc niệm sẽ tự nó dứt tận.
  • 2:57 - 3:02
    Khi cố ngăn vọng động để đạt tĩnh tâm,
  • 3:02 - 3:09
    mọi cố gắng lại càng gia tăng động niệm.
  • 3:19 - 3:24
    Khi còn trụ tại cực này hay cực kia,
  • 3:24 - 3:29
    thật khó vươn đến hiểu biết về nhất thể.
  • 3:34 - 3:38
    Những người không thông tường một phía,
  • 3:38 - 3:47
    tất bất thông cả lưỡng cực động và thụ động,
  • 3:55 - 4:01
    Nếu phủ nhận hình tướng của pháp, tất chẳng biết pháp
  • 4:03 - 4:09
    Nếu khẳng định tánh không của pháp, tất cũng không tận tường mọi pháp
  • 4:15 - 4:16
    Càng nói nhiều,
  • 4:16 - 4:20
    và càng suy nghĩ nhiều, lại càng lạc xa,
  • 4:20 - 4:23
    lạc xa khỏi sự thật.
  • 4:29 - 4:31
    Nếu ngừng nói và nghĩ suy,
  • 4:32 - 4:37
    không có gì là không thể biết.
  • 4:39 - 4:41
    Việc quay về cội rể,
  • 4:41 - 4:43
    giúp sáng tường ý nghĩa,
  • 4:44 - 4:51
    còn chấp vào hình tướng, thì bỏ lỡ đi nguồn cội.
  • 4:55 - 4:58
    Khi đạt tới giác ngộ bên trong,
  • 5:00 - 5:05
    sẽ thấu tường mọi việc vượt khỏi hình tướng và tánh không.
  • 5:09 - 5:12
    Những đổi thay xảy ra trong thế giới trống không,
  • 5:13 - 5:16
    được cho rằng ấy là sự thật
  • 5:16 - 5:20
    chỉ vì thiếu thấu hiểu tận tường
  • 5:30 - 5:33
    Đừng kiếm tìm sự thật,
  • 5:34 - 5:38
    chỉ cần không chấp vào niệm
  • 5:40 - 5:43
    Đừng duy trì trạng thái nhị nguyên,
  • 5:44 - 5:48
    hãy thận trọng tránh đuổi theo những điều như vậy
  • 5:50 - 5:54
    Khi không còn vết dấu của mặt này hay mặt khác,
  • 5:54 - 5:56
    của việc đúng hay sai,
  • 5:57 - 6:02
    chân tâm sẽ xa rời mọi nhầm lẫn.
  • 6:04 - 6:09
    Cho dù mọi ý nghĩ nhị nguyên đều đến từ sự nhất thể,
  • 6:10 - 6:14
    cũng đừng dính mắc vào nhất thể này.
  • 6:39 - 6:43
    Khi tâm không bị quấy rầy trong Đạo,
  • 6:44 - 6:47
    tất cả các pháp đều không có lỗi.
  • 6:48 - 6:51
    Và khi không có pháp nào có lỗi,
  • 6:52 - 6:56
    ắt chẳng còn tồn tại theo lối cũ.
  • 7:11 - 7:16
    Khi tâm phân biệt không khởi sinh,
  • 7:16 - 7:20
    tâm trí cũ chẳng còn tồn tại.
  • 7:21 - 7:25
    Khi đối tượng suy tưởng mất đi,
  • 7:25 - 7:29
    chủ thể tư duy cũng không còn nữa.
  • 7:29 - 7:34
    Vì khi tâm rời đi, đối tượng cũng đã rời theo.
  • 7:50 - 7:54
    Cảnh do tâm mà thành cảnh,
  • 7:54 - 7:58
    vì có cảnh mà tâm phát sinh.
  • 8:01 - 8:04
    Khi thấu hiểu tính tương đối của cả hai,
  • 8:04 - 8:07
    lẫn thực tại căn bản:
  • 8:08 - 8:11
    sự thống nhất của tánh không.
  • 8:13 - 8:15
    Trong tánh không này,
  • 8:15 - 8:18
    chẳng thể phân biệt được tâm hay cảnh.
  • 8:18 - 8:22
    Mỗi bên đều chứa đựng trong nó cái toàn thể.
  • 8:38 - 8:42
    Nếu không phân biệt giữa thực tại thô và sự vi tế,
  • 8:43 - 8:45
    sẽ không còn bị lôi kéo bởi thành kiến
  • 8:45 - 8:48
    và ý niệm.
  • 8:50 - 8:52
    Sống trong đại đạo
  • 8:52 - 8:55
    không dễ mà cũng chẳng khó.
  • 8:56 - 8:59
    Bởi tầm nhìn hạn hẹp,
  • 8:59 - 9:02
    mới dẫn đến nỗi sợ hãi và tâm lưỡng lự.
  • 9:07 - 9:10
    Càng cố bước nhanh
  • 9:10 - 9:12
    lại càng chậm lại.
  • 9:13 - 9:16
    và sự dính mắc không thể giới hạn,
  • 9:33 - 9:37
    ngay cả vướng vào tư tưởng giác ngộ
  • 9:38 - 9:40
    cũng là lạc lối.
  • 9:41 - 9:44
    Hãy để mọi việc diễn ra theo cách riêng của nó.
  • 9:45 - 9:49
    Không có gì đến và không có gì đi.
  • 9:51 - 9:54
    Tuân theo tính tự nhiên của vạn vật,
  • 9:54 - 9:59
    thì ắt thảnh thơi rong ruổi chẳng bị quấy rầy.
  • 10:09 - 10:11
    Khi tư tưởng bị trói buộc
  • 10:11 - 10:14
    sự thật sẽ ẩn tàng,
  • 10:14 - 10:17
    mọi việc u minh không sáng tỏ
  • 10:17 - 10:20
    Nếu việc thực hành đa mang phán xét
  • 10:20 - 10:24
    sẽ khiến thân tâm khó nhọc và mệt nhoài.
  • 10:39 - 10:41
    Liệu có ích gì
  • 10:41 - 10:45
    từ khởi tâm phân biệt và ý muốn tách bạch.
  • 10:47 - 10:51
    Nếu muốn bước đi trên nhất đạo,
  • 10:51 - 10:55
    đừng ghét bỏ cả thế giới giác quan và ý tưởng.
  • 10:57 - 11:00
    Quả thật, khi chấp nhận chúng một cách trọn vẹn,
  • 11:00 - 11:04
    là đồng nhất được với giác ngộ.
  • 11:11 - 11:14
    Kẻ trí không chạy theo mục tiêu,
  • 11:14 - 11:19
    nhưng người mê thì trói mình vào nó.
  • 11:25 - 11:29
    Thực pháp chỉ có một, không phải nhiều.
  • 11:30 - 11:33
    Tâm phân biệt phát sinh
  • 11:33 - 11:35
    từ mong cầu dính mắc của kẻ mê.
  • 11:46 - 11:50
    Đi tìm tâm bằng tâm phân biệt,
  • 11:50 - 11:54
    là sai lầm lớn nhất trong mọi sai lầm.
  • 11:55 - 11:59
    An hay bất an bắt nguồn từ ảo tưởng.
  • 12:00 - 12:02
    Trong ánh sáng giác ngộ,
  • 12:02 - 12:05
    không có yêu hay ghét.
  • 12:06 - 12:09
    Mọi suy nghĩ nhị nguyên đều đến từ suy luận của kẻ mê,
  • 12:11 - 12:14
    như những giấc mơ hay những đóa hoa trong không khí,
  • 12:16 - 12:19
    mà kẻ mê luôn cố nắm bắt.
  • 12:24 - 12:25
    Được và mất,
  • 12:25 - 12:27
    đúng hay sai,
  • 12:28 - 12:32
    những ý nghĩ như vậy, cuối cùng phải rời bỏ cấp kỳ.
  • 12:46 - 12:48
    Nếu mắt không bao giờ ngủ,
  • 12:49 - 12:52
    mọi giấc mơ đều tự nhiên tan biến.
  • 12:53 - 12:56
    Nếu tâm không khởi sinh phân biệt,
  • 12:57 - 13:01
    Vạn vật đều rõ như chúng vốn là,
  • 13:01 - 13:04
    với bản chất nhất như.
  • 13:05 - 13:07
    Khi hiểu được sự bí ẩn
  • 13:07 - 13:10
    của tính nhất như, sẽ thoát ra
  • 13:10 - 13:14
    khỏi mọi vướng mắc.
  • 13:25 - 13:27
    Khi mọi vật được nhìn nhận đồng một mực,
  • 13:27 - 13:31
    sẽ đạt đến bản chất không vướng mắc thời gian.
  • 13:33 - 13:37
    Sẽ chẳng còn tâm phân biệt hay so sánh,
  • 13:37 - 13:40
    khi ở trong trạng thái không nhân duyên không liên hệ.
  • 13:49 - 13:51
    Khi dừng động không bằng khởi niệm dừng,
  • 13:51 - 13:54
    ấy mới là sự dừng chân thật,
  • 13:54 - 13:58
    cả sự động hay dừng đều không còn nữa.
  • 14:00 - 14:03
    Khi những nhị nguyên như vậy không còn tồn tại,
  • 14:04 - 14:07
    bản thân sự nhất thể cũng không hiện diện.
  • 14:12 - 14:14
    Đi đến tận cùng của mọi sự,
  • 14:15 - 14:19
    chẳng có khuôn phép hay qui tắc nào còn áp dụng được.
  • 14:21 - 14:25
    Vì tâm thống nhất cùng với đạo,
  • 14:26 - 14:29
    mọi cố gắng vị kỷ đều chấm dứt.
  • 14:42 - 14:46
    Rủ sạch mọi hồ nghi và lưỡng lự,
  • 14:47 - 14:51
    mới là thật sống trong niềm tin chân thật.
  • 14:53 - 14:57
    Chỉ bằng một cú hích, đã thoát khỏi mọi ràng buộc,
  • 14:58 - 15:02
    không còn gì dính mắc, cũng không nắm giữ điều gì.
  • 15:13 - 15:15
    Tất cả đều trống không,
  • 15:15 - 15:22
    rõ ràng, tự sáng soi, không cần dụng đến sức mạnh tâm trí.
  • 15:23 - 15:32
    Khi đó, mọi nghĩ suy hay cảm giác, hiểu biết hay trí tưởng đều không còn giá trị.
  • 15:34 - 15:37
    Trong thế giới chân như này,
  • 15:37 - 15:43
    không có tự ngã và cũng không có gì ngoài tự ngã.
  • 15:45 - 15:48
    Để hòa hợp trực tiếp với thực tế này,
  • 15:48 - 15:54
    chỉ cần nói "bất nhị" (không ở trong nhị nguyên) khi nghi ngờ khởi sanh
  • 15:56 - 16:00
    Trong điều kiện "bất nhị", sẽ không có tách biệt,
  • 16:00 - 16:04
    cũng chẳng có loại trừ.
  • 16:05 - 16:08
    Bất kể không gian và thời gian,
  • 16:08 - 16:12
    giác ngộ có nghĩa là đi vào chân lý này.
  • 16:16 - 16:24
    Chân lý này vượt khỏi sự mở rộng, hay thu hẹp về không gian lẫn thời gian.
  • 16:26 - 16:32
    Trong ấy, một nhất niệm là cả vạn niên.
  • 16:44 - 16:46
    Hư vô nơi đây,
  • 16:46 - 16:48
    hư vô chốn đó,
  • 16:49 - 16:56
    nhưng vũ trụ vô tận, vẫn luôn hiển hiện trước mắt.
  • 17:05 - 17:10
    Vô cùng lớn hay tận cùng nhỏ,
  • 17:10 - 17:11
    chẳng gì khác biệt,
  • 17:12 - 17:18
    vì những định nghĩa đã tan mất và không ranh giới nào được nhận ra.
  • 17:24 - 17:28
    Có tức là không, không tức là có.
  • 17:29 - 17:36
    Đừng lãng phí thời gian vào việc nghi ngờ hay tranh luận, chúng thực ra chẳng liên quan gì.
  • 17:37 - 17:40
    Một là tất cả, tất cả trong một,
  • 17:41 - 17:43
    không phân biệt khi chuyển dịch
  • 17:43 - 17:45
    hay khi hòa lẫn vào nhau.
  • 17:57 - 18:05
    Sống trong biển thức này, không còn lo lắng gì về sự bất hoàn hảo.
  • 18:06 - 18:11
    Sống trong niềm tin này là con đường đến thế giới bất nhị.
  • 18:11 - 18:17
    bởi vì bất nhị là một với tín tâm.
  • 18:24 - 18:26
    Ôi từ ngữ!
  • 18:26 - 18:30
    Đạo vượt xa ngoài ngôn ngữ.
  • 18:30 - 18:34
    Vì trong đó, không có hôm qua
  • 18:35 - 18:38
    chẳng có ngày mai
  • 18:39 - 18:43
    và không có cả hôm nay.
Title:
The Great Way (Beginner's Mind Poem) - Hsin Hsin Ming- Faith Mind Poem from the Zen tradition
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
Awaken the World
Project:
04- Short Films - Stepping Stones
Duration:
19:24

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions