< Return to Video

Adam Davidson: Điều chúng ta học được khi chênh vênh trên bờ vực ngân sách

  • 0:02 - 0:04
    Một người bạn của tôi là một nhà nghiên cứu về chính trị
  • 0:04 - 0:05
    anh ta đã kể với tôi một vài tháng trước
  • 0:05 - 0:07
    một cách chắc chắn rằng trong tháng này mọi việc sẽ diễn ra như vậy.
  • 0:07 - 0:10
    Anh ấy nói, bạn biết đấy, bờ vực ngân sách đang được triển khai,
  • 0:10 - 0:14
    nó sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm bắt đầu năm 2013
  • 0:14 - 0:17
    Cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa chắc chắn cần phải giải quyết vấn đề này,
  • 0:17 - 0:20
    nhưng không đảng nào muốn được nhìn nhận là bên đầu tiên giải quyết nó.
  • 0:20 - 0:24
    Không ai có bất cứ động lực để giải quyết vấn đề trước khi nó xảy ra
  • 0:24 - 0:26
    do đó anh ta đã nói rằng, vào tháng mười hai, chúng ta sẽ thấy rất nhiều
  • 0:26 - 0:30
    những cuộc đàm phán trong giận dữ, những cuộc đàm phán phải dừng lại khi chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng
  • 0:30 - 0:32
    những thông tin về những cuộc điện thoại nói rằng mọi việc đang không diễn ra suôn sẻ,
  • 0:32 - 0:35
    mọi người nói không có gì đang xảy ra cả,
  • 0:35 - 0:37
    và sau đó vào một lúc nào đó Giáng sinh hay Năm mới,
  • 0:37 - 0:40
    chúng ta sẽ nghe nói " Được rồi. Chính phủ đã giải quyết ổn thỏa mọi thứ."
  • 0:40 - 0:44
    Anh ta nói với tôi rằng, chỉ một vài tháng trước đây thôi. Anh ấy hy vọng và tin tưởng tới 98% rằng chính phủ sẽ tìm ra giải pháp,
  • 0:44 - 0:47
    và tôi đã nhận được email từ anh ấy ngày hôm nay nói về điều đó, sẽ ổn thôi,
  • 0:47 - 0:51
    chúng ta cơ bản đã đi đúng hướng, nhưng hiện tại tôi chỉ có 80% hy vọng
  • 0:51 - 0:52
    rằng họ sẽ giải quyết vấn đề này.
  • 0:52 - 0:55
    Và điều này đã khiến tôi phải suy nghĩ. Tôi thích nghiên cứu
  • 0:55 - 0:57
    những thời điểm như thế này trong lịch sử nước Mỹ
  • 0:57 - 1:01
    khi mà có những cuộc tranh cãi của các đảng phái như thế này,
  • 1:01 - 1:04
    khi mà nền kinh tế đã trên bờ vực của sự sụp đổ hoàn toàn.
  • 1:04 - 1:08
    Nổi tiếng nhất trước đây là cuộc chiến giữa Alexander Hamilton
  • 1:08 - 1:12
    và Thomas Jefferson về vấn đề đồng đô la sẽ như thế nào
  • 1:12 - 1:14
    và làm sao để nó được hoàn lại, theo Alexander Hamilton,
  • 1:14 - 1:17
    " Chúng ta cần một ngân hàng trung ương, Ngân hàng đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ,
  • 1:17 - 1:19
    nếu không đồng đô la sẽ trở nên vô giá trị.
  • 1:19 - 1:21
    Nền kinh tế này sẽ không hoạt động,
  • 1:21 - 1:23
    nhưng Thomas Jefferson đã nói, " Người dân sẽ không tin vào điều đó.
  • 1:23 - 1:27
    Họ đã đẩy lui một ông vua. Người dân sẽ không chấp nhận quyền lực trung ương.
  • 1:27 - 1:32
    Cuộc chiến này xác định 150 năm đầu tiên của nền kinh tế Mỹ
  • 1:32 - 1:36
    và ở bất cứ thời điểm nào, khi mà đảng viên các đảng phái khác nhau đã nói,
  • 1:36 - 1:38
    " Lạy Chúa, nền kinh tế có lẽ sẽ sụp đổ,"
  • 1:38 - 1:40
    thì những người còn lại trong số chúng ta sẽ chọn một cách khác, sử dụng tiền của chúng ta cho
  • 1:40 - 1:44
    bất cứ thứ gì chúng ta muốn mua.
  • 1:44 - 1:46
    Để cung cấp cho các bạn những hướng dẫn cơ bản về vấn đề chúng ta đang gặp phải,
  • 1:46 - 1:48
    cần một sự nhắc lại củng cố về tình hình của chúng ta hiện nay.
  • 1:48 - 1:51
    Và bờ cực ngân sách, tôi đã được kể lại rằng
  • 1:51 - 1:53
    điều đó thật sự mang tính chất đảng phái,
  • 1:53 - 1:57
    mặc dù tôi không nhớ đảng nào ủng hộ hay phản đối vấn đề này.
  • 1:57 - 1:59
    Mọi người nói chúng ta nên gọi nó là dốc tài khóa,
  • 1:59 - 2:01
    hoặc là một cuộc khủng hoảng khi người dân không có nhiều tiền cho tiêu dùng trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn,
  • 2:01 - 2:03
    nhưng những người khác lại nói " Không, điều đó thậm chí còn mang tính chất đảng phái hơn".
  • 2:03 - 2:06
    Do vậy tôi gọi nó là
  • 2:06 - 2:11
    thời hạn tự định tự phá bỏ để giải quyết một vấn đề không thể tránh khỏi.
  • 2:11 - 2:15
    Và đây chính là hình dung về vấn đề không thể tránh này.
  • 2:15 - 2:19
    Đây là dự báo về khoản nợ của chính phủ Mỹ như tỷ lệ phần trăm
  • 2:19 - 2:21
    của tổng thể nền kinh tế chung, của GDP.
  • 2:21 - 2:25
    Đường nét đứt màu xanh sáng tượng trưng cho
  • 2:25 - 2:27
    sự phỏng đoán tốt nhất của Văn phòng ngân sách Quốc hội
  • 2:27 - 2:31
    về những điều sẽ xảy ra nếu Quốc hội không có động thái tích cực về vấn đề này,
  • 2:31 - 2:34
    và như bạn có thể thấy, đến một lúc nào đó vào năm 2027,
  • 2:34 - 2:37
    chúng ta sẽ đạt tới ngưỡng nợ của Hy Lạp,
  • 2:37 - 2:40
    xấp xỉ 130% GDP,
  • 2:40 - 2:43
    điều đó cho thấy rằng trong 20 năm tới,
  • 2:43 - 2:45
    nếu Quốc hội hoàn toàn không có bất cứ hành động nào,
  • 2:45 - 2:49
    chúng ta sẽ chạm đến thời điểm mà các nhà đầu tư thế giới,
  • 2:49 - 2:51
    những người đầu tư cho trái phiếu, họ sẽ nói,
  • 2:51 - 2:53
    " Chúng tôi sẽ không tin nước Mỹ nữa. Chúng tôi sẽ không cho họ vay tiền,
  • 2:53 - 2:55
    trừ khi lãi suất chúng tôi nhận được thật cao."
  • 2:55 - 2:58
    Và cũng ở chính thời điểm đó, nền kinh tế của chúng ta sụp đổ.
  • 2:58 - 3:00
    Nhưng hãy nhớ, Hy Lạp ở trong tình trạng đó ngày hôm nay,
  • 3:00 - 3:04
    còn chúng ta là trong 20 năm tới. Chúng ta có nhiều và rất nhiều thời gian
  • 3:04 - 3:06
    để có thể tránh được cơn khủng hoảng đó,
  • 3:06 - 3:10
    và bờ vực ngân sách là nỗ lực thêm một lần nữa
  • 3:10 - 3:13
    để có thể buộc hai đảng phải giải quyết cơn khủng hoảng này.
  • 3:13 - 3:17
    Đây là một cách khác để nhìn nhận một cách chính xác về vấn đề.
  • 3:17 - 3:20
    Đường kẻ xanh mờ này là chi tiêu chính phủ.
  • 3:20 - 3:23
    Còn đường kẻ xanh sáng hơn là thu nhập.
  • 3:23 - 3:26
    Và như bạn có thể thấy, trong phần lớn những năm gần đây,
  • 3:26 - 3:30
    ngoại trừ trong ngắn hạn, chúng ta luôn tiêu dùng
  • 3:30 - 3:33
    nhiều hơn thu nhập. Đó là nguyên nhân của những khoản nợ quốc gia.
  • 3:33 - 3:37
    Nhưng cũng cần phải thấy rằng, dự kiến trong tương lai,
  • 3:37 - 3:40
    thâm hụt ngân sách sẽ rộng hơn và gia tăng một chút,
  • 3:40 - 3:42
    và đồ thị này chỉ được dự báo đến năm 2021.
  • 3:42 - 3:45
    Tình hình có xu hướng trở nên ngày càng tồi tệ hơn khi tới năm 2030.
  • 3:45 - 3:50
    Và đồ thị trên đã cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về vấn đề.
  • 3:50 - 3:53
    Đảng Dân Chủ đã nói " Thôi nào, đây không phải là một vấn đề quá lớn.
  • 3:53 - 3:57
    Chúng ta có thể tăng thuế một chút và giảm thiểu sự thâm hụt ngân sách đó,
  • 3:57 - 3:59
    đặc biệt là tăng thuế đối với người có thu nhập cao."
  • 3:59 - 4:02
    Đảng Cộng Hòa nói " Này, không, không, chúng tôi có một ý tưởng hay hơn về vấn đề này.
  • 4:02 - 4:03
    Tại sao chúng ta không giảm cả hai?
  • 4:03 - 4:07
    Tại sao không cắt giảm chi tiêu chính phủ và cả thuế nữa,
  • 4:07 - 4:11
    và sau đó chúng ta sẽ đi vào quỹ đạo thâm hụt ngân sách có lợi hơn
  • 4:11 - 4:13
    trong dài hạn?
  • 4:13 - 4:18
    Và đằng sau sự bất đồng sâu sắc giữa
  • 4:18 - 4:19
    làm thế nào để làm thu hẹp khoảng cách đó,
  • 4:19 - 4:23
    là sự tồi tệ nhất của các đảng phái chính trị khi họ chỉ quan tâm tới lợi ích tự thân,
  • 4:23 - 4:28
    là sự xấu xa nhất của việc sử dụng tiểu xảo, vận động hành lang, tất cả những thứ đó,
  • 4:28 - 4:32
    nhưng đồng thời cũng là sự bất đồng đặc biệt thú vị,
  • 4:32 - 4:35
    đáng tôn trọng giữa
  • 4:35 - 4:38
    hai trường phái kinh tế khác nhau về cơ bản.
  • 4:38 - 4:43
    Và tôi đã nghĩ, khi tôi hình dung cách mà Đảng Cộng Hòa
  • 4:43 - 4:48
    nhìn nhận nền kinh tế, điều mà tôi thấy chỉ là
  • 4:48 - 4:52
    một bộ máy có kết cấu tổ chức tốt, một bộ máy hoàn hảo.
  • 4:52 - 4:56
    Nhưng thật không may, tôi hình dung điều đó được thực hiện ở Đức hay Nhật Bản,
  • 4:56 - 4:59
    cỗ máy kì diệu đó cuốn trôi
  • 4:59 - 5:04
    mọi nỗ lực của con người và lấy đi tài nguyên,
  • 5:04 - 5:06
    tiền bạc, lao động, vốn, máy móc,
  • 5:06 - 5:11
    bỏ qua những thành phần kém hiệu quả nhất và hướng về phần hiệu quả hơn,
  • 5:11 - 5:12
    và trong khi điều đó có thể gây ra sự rối loạn tạm thời,
  • 5:12 - 5:16
    thì điều mà nó có thể thực hiện được là tạo dựng lên những phân vùng hiệu quả hơn cả
  • 5:16 - 5:18
    và khiến cho những thành phần hoạt động kém hiệu quả biến mất dần và tiến tới bị loại bỏ hoàn toàn,
  • 5:18 - 5:21
    và kết quả là toàn bộ hệ thống sẽ trở nên hiệu quả hơn,
  • 5:21 - 5:23
    phong phú hơn rất nhiều đối với tất cả mọi người.
  • 5:23 - 5:27
    Và quan điểm này nhìn chung cho rằng có vai trò của chính phủ
  • 5:27 - 5:30
    một vai trò không lớn, là đặt ra những điều luật để người dân không gian dối,
  • 5:30 - 5:32
    không gian lận và làm tổn thương nhau,
  • 5:32 - 5:36
    có lẽ, bạn biết đấy, chính phủ có cả một lực lượng cảnh sát, phòng cháy chữa cháy
  • 5:36 - 5:39
    và cả quân đội để thực hiện điều đó, nhưng để có được sự can thiệp giới hạn
  • 5:39 - 5:42
    vào cơ cấu tổ chức của bộ máy này.
  • 5:42 - 5:46
    Và khi tôi nghĩ về cách mà Đảng Dân Chủ và những nhà kinh tế học có khuynh hướng Dân Chủ
  • 5:46 - 5:49
    hình dung về nền kinh tế này,
  • 5:49 - 5:51
    phần lớn các nhà kinh tế học Dân Chủ, bạn biết đấy, họ là những nhà tư bản,
  • 5:51 - 5:54
    họ tin rằng, đó sẽ là một hệ thống hoạt động tốt trong một thời gian dài.
  • 5:54 - 5:58
    Sẽ rất tốt nếu để thị trường phân bổ tài nguyên cho phần sử dụng hiệu quả hơn.
  • 5:58 - 6:02
    Nhưng hệ thống chính trị này vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề.
  • 6:02 - 6:05
    Của cải chồng chất ở những nơi mà lẽ ra không nên là như vậy.
  • 6:05 - 6:09
    Chúng bị tách ra khỏi người dân, những người mà không nên được gọi là không hữu ích.
  • 6:09 - 6:12
    Điều đó sẽ không tạo dựng một xã hội công bằng.
  • 6:12 - 6:15
    Bộ máy này không hề quan tâm đến môi trường,
  • 6:15 - 6:17
    về nạn phân biệt chủng tộc, những vấn đề đó
  • 6:17 - 6:19
    khiến cho cuộc sống trở nên tồi tệ hơn đối với tất cả chúng ta,
  • 6:19 - 6:22
    và do đó vai trò của chính phủ là phân bổ lại tài nguyên
  • 6:22 - 6:26
    từ những nguồn sử dụng hiệu quả hơn, giàu có hơn,
  • 6:26 - 6:28
    và phân phối cho những nguồn còn lại.
  • 6:28 - 6:34
    Khi bạn nghĩ về nền kinh tế thông qua hai lăng kính khác nhau này,
  • 6:34 - 6:38
    bạn sẽ hiểu tại sao cuộc khủng hoảng này lại khó có thể được giải quyết đến thế,
  • 6:38 - 6:42
    bởi lẽ cuộc khủng hoảng diễn biến càng xấu, mức độ rủi ro càng cao,
  • 6:42 - 6:44
    mỗi bên sẽ càng cho là họ biết câu trả lời
  • 6:44 - 6:48
    và bên còn lại sẽ phải phá bỏ mọi thứ.
  • 6:48 - 6:51
    Tôi thực sự cảm thấy vô vọng. Tôi đã dành rất nhiều thời gian của mình
  • 6:51 - 6:54
    trong một vài năm vừa qua chán nản vô vọng về điều này,
  • 6:54 - 6:57
    mãi cho đến tận năm nay, tôi mới nhận ra rằng
  • 6:57 - 7:00
    tôi đã từng cảm thấy rất phấn khích về điều đó. Tôi cảm thấy đó thực sự là tin tốt lành,
  • 7:00 - 7:03
    và nó cũng rất sốc, tôi không thích nói ra điều đó, bởi vì tôi nghĩ
  • 7:03 - 7:05
    họ sẽ không tin tôi.
  • 7:05 - 7:06
    Nhưng đây cũng chính là điều mà tôi học được.
  • 7:06 - 7:08
    Người Mỹ, như một tổng thể,
  • 7:08 - 7:12
    khi có những vấn đề xảy ra, đặc biệt là vấn đề tài khóa như hiện nay,
  • 7:12 - 7:15
    họ rất trung lập, thực dụng nhưng không cực đoan.
  • 7:15 - 7:18
    Và tôi cũng biết thật khó để có thể tin rằng, người Mỹ
  • 7:18 - 7:19
    họ trung lập, là những con người linh hoạt, thực dụng không cực đoan.
  • 7:19 - 7:22
    Nhưng hãy để tôi giải thích những gì mình đang suy nghĩ.
  • 7:22 - 7:25
    Khi bạn nhìn vào cách mà chính phủ liên bang chi ngân sách,
  • 7:25 - 7:28
    thì đó chính là trận chiến ngay tại đây,
  • 7:28 - 7:30
    55%, hơn một nửa, là dành cho An sinh xã hội,
  • 7:30 - 7:33
    chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm y tế hỗ trợ người nghèo, và một vài những chương trình y tế khác,
  • 7:33 - 7:36
    20% cho quốc phòng, 19% chi tiêu khác,
  • 7:36 - 7:38
    và 6% cho phúc lợi.
  • 7:38 - 7:42
    Và khi chúng ta bàn về vấn đề cắt giảm chi tiêu của chính phủ,
  • 7:42 - 7:44
    thì đây chính là cơ cấu mà chúng ta đang nói đến,
  • 7:44 - 7:48
    người Mỹ phần lớn, và thực sự không quan trọng
  • 7:48 - 7:51
    khi họ ủng hộ đảng phái nào, phần lớn
  • 7:51 - 7:54
    giống như 55% đó.
  • 7:54 - 7:56
    Họ muốn An sinh xã hội. Họ muốn chăm sóc y tế.
  • 7:56 - 7:59
    Họ thậm chí muốn bảo hiểm hỗ trợ của chính phủ, mặc dù nó chỉ dành cho những người bần cùng, nghèo khổ,
  • 7:59 - 8:02
    bạn nghĩ chỉ tiêu nào trong số đó nên tiêu dùng ít hơn.
  • 8:02 - 8:06
    Và chính phủ không muốn nó về cơ bản bị động chạm tới,
  • 8:06 - 8:10
    mặc dù người Mỹ vốn dễ chấp nhận một cách đáng chú ý,
  • 8:10 - 8:13
    và đảng viên Đảng Dân Chủ cũng xấp xỉ gần bằng Đảng Cộng Hòa,
  • 8:13 - 8:18
    một vài thay đổi nhỏ có thể khiến cho hệ thống chính trị ổn định hơn
  • 8:18 - 8:20
    Chính sách an sinh xã hội không quá dễ để thay đổi.
  • 8:20 - 8:24
    Những lời đồn đại về sự sụp đổ của nó luôn là sự phóng đại rất lớn so với thực tế.
  • 8:24 - 8:26
    Do đó, sự gia tăng dần tuổi nghỉ hưu của an sinh xã hội
  • 8:26 - 8:29
    có lẽ sẽ chỉ được áp dụng cho những người thực tế chưa từng được sinh ra.
  • 8:29 - 8:31
    Người Mỹ 50/50,
  • 8:31 - 8:33
    họ ủng hộ Đảng Dân Chủ hoặc Cộng Hòa.
  • 8:33 - 8:36
    Giảm chăm sóc y tế cho người cao tuổi có điều kiện,
  • 8:36 - 8:39
    những người cao tuổi có thu nhập cao. Chúng ta không xóa bỏ hoàn toàn. Chỉ giảm bớt một phần chi ngân sách.
  • 8:39 - 8:44
    Người dân nhìn chung sẽ chấp nhận điều đó, cả đảng Dân Chủ và Cộng Hòa.
  • 8:44 - 8:46
    Nên tăng trợ cấp cho chăm sóc sức khỏe cộng đồng?
  • 8:46 - 8:49
    Mọi người ghét điều đó như nhau, các đảng viên đảng Dân chủ
  • 8:49 - 8:51
    và Cộng Hòa cũng vậy.
  • 8:51 - 8:54
    Điều mà tôi nhận ra là, khi bạn nhìn nhận
  • 8:54 - 8:58
    cuộc tranh luận về làm thế nào để tìm ra giải pháp cho các vấn đề tài khóa của chúng ta,
  • 8:58 - 9:06
    chúng ta không phải là quốc gia duy nhất có sự phân hóa sâu sắc về phía số đông, đây chính là vấn đề chủ yếu.
  • 9:06 - 9:09
    Chúng ta hoàn toàn chấp nhận việc nó cần một vài thay đổi, nhưng chúng ta vẫn muốn duy trì nó.
  • 9:09 - 9:12
    Chúng ta không lắng nghe và tiếp nhận ý tưởng về một cuộc tranh luận để xóa bỏ hoàn toàn nó.
  • 9:12 - 9:16
    Hiện nay tồn tại một vấn đề đó là tình trạng đảng phái cực đoan,
  • 9:16 - 9:20
    ở đó một bên chỉ tiêu dùng, tiêu dùng, và tiêu dùng
  • 9:20 - 9:21
    chúng ta không quan tâm, cho dù có chi tiêu nhiều hơn đi nữa,
  • 9:21 - 9:23
    và đó chắc chắn không ai khác ngoài đảng Cộng Hòa
  • 9:23 - 9:25
    khi họ chi ngân sách cho quốc phòng.
  • 9:25 - 9:28
    Họ có đối trọng lớn hơn Đảng Dân Chủ.
  • 9:28 - 9:33
    Nhóm chiếm đa số muốn bảo vệ ý kiến tiếp tục chi ngân sách cho quốc phòng.
  • 9:33 - 9:35
    20% ngân sách,
  • 9:35 - 9:38
    điều đó khiến cho vấn đề của chúng ta trở nên khó khăn hơn.
  • 9:38 - 9:41
    Tôi cũng rất chú ý rằng cơ cấu chi ngân sách khác,
  • 9:41 - 9:44
    chiếm 19% ngân sách chính phủ,
  • 9:44 - 9:46
    chính là vấn đề của đảng Dân Chủ và Cộng Hòa,
  • 9:46 - 9:48
    bạn có phúc lợi xã hội, phiếu thực phẩm và những chương trình hỗ trợ khác
  • 9:48 - 9:50
    mà có xu hướng phổ biến trong số đảng viên đảng Dân Chủ,
  • 9:50 - 9:53
    nhưng bạn cũng cần đạo luật nông nghiệp và các loại
  • 9:53 - 9:56
    ưu đãi của bộ Nội vụ cho khoan dầu và những thứ khác,
  • 9:56 - 10:00
    mà có xu hướng phổ biến trong số đảng viên đảng Cộng Hòa
  • 10:00 - 10:03
    Hiện nay khi nhắc đến thuế, thì còn tồn tại nhiều bất đồng hơn nữa.
  • 10:03 - 10:05
    Đó là lĩnh vực mang tính chất đảng phái hơn cả.
  • 10:05 - 10:08
    Bạn có được sự ủng hộ rất lớn từ phía đảng Dân Chủ
  • 10:08 - 10:12
    về việc tăng thuế thu nhập đối với những người có thu nhập 250000 đô la một năm,
  • 10:12 - 10:18
    trong khi Đảng Cộng hòa lại chống lại nó, mặc dù nếu bạn đạt tới ngưỡng thu nhập đó,
  • 10:18 - 10:22
    thì trong số những đảng viên của đảng Cộng Hòa, những người có thu nhập dưới 75000 đô la một năm cũng vẫn sẽ ủng hộ ý kiến này.
  • 10:22 - 10:27
    Về cơ bản những thành viên của đảng Cộng Hòa có thu nhập hơn 250000 đô la một năm không muốn phải chịu thuế.
  • 10:27 - 10:30
    Tăng thuế trên thu nhập từ đầu tư, bạn cũng có thể thấy rằng
  • 10:30 - 10:33
    2/3 đảng viên đảng Dân Chủ nhưng chỉ 1/3 đối với đảng Cộng Hòa
  • 10:33 - 10:37
    chấp nhận ý kiến này.
  • 10:37 - 10:40
    Điều đó đã đề cập đến một điểm vô cùng quan trọng,
  • 10:40 - 10:42
    đó là chúng ta thường bàn luận về đảng Dân Chủ
  • 10:42 - 10:44
    và đảng Cộng Hòa và cho rằng có một nhóm thiểu số
  • 10:44 - 10:46
    những người ủng hộ chủ nghĩa độc lập chiếm 2%?
  • 10:46 - 10:49
    Nếu bạn thêm vào đảng Dân Chủ, thêm vào đảng Cộng Hòa
  • 10:49 - 10:50
    bạn sẽ có được toàn thể người dân nước Mỹ.
  • 10:50 - 10:53
    Nhưng nó không giống trường hợp này chút nào.
  • 10:53 - 10:58
    Và nó cũng không giống với bất cứ trường hợp nào trong phần lớn lịch sử nước Mỹ hiện đại.
  • 10:58 - 11:02
    Gần 1/3 người dân nước Mỹ nói rằng họ ủng hộ đảng Dân Chủ.
  • 11:02 - 11:05
    Khoảng 1/4 nói rằng họ ủng hộ đảng Cộng Hòa.
  • 11:05 - 11:09
    Một phần rất nhỏ còn lại tự gọi họ là những người tự do, hay những người theo chủ nghĩa xã hội,
  • 11:09 - 11:12
    hoặc là một vài đảng phái thứ ba khác,
  • 11:12 - 11:17
    và phần lớn nhất, 40% nói họ độc lập.
  • 11:17 - 11:20
    Do đó phần lớn người dân Mỹ không mang tính chất đảng phái,
  • 11:20 - 11:22
    họ hầu như hoàn toàn đứng về phe trung lập
  • 11:22 - 11:26
    ở ranh giới giữa hai phe phái, do đó mặc dù chúng ta thấy được
  • 11:26 - 11:30
    mối tương quan rất lớn trong quan điểm về vấn đề tài khóa
  • 11:30 - 11:32
    của đảng Dân Chủ và Cộng Hòa,
  • 11:32 - 11:36
    thì chúng ta thậm chí còn thấy được nhiều hơn sự tương quan nếu tính thêm cả thành phần độc lập.
  • 11:36 - 11:39
    Hiện giờ chúng ta phải đấu tranh chống lại tất cả những vấn đề đó.
  • 11:39 - 11:41
    Chúng ta có thể để ghét nhau dưới sự kiểm soát vũ khí
  • 11:41 - 11:43
    nạo phá thai và môi trường,
  • 11:43 - 11:46
    nhưng khi có những vấn đề tài chính, đặc biệt là các vấn đề tài chính quan trọng như thế này,
  • 11:46 - 11:50
    chúng ta không hoàn toàn chia rẽ như mọi người vẫn nói.
  • 11:50 - 11:52
    Trên thực tế, có một nhóm những người khác
  • 11:52 - 11:55
    họ hoàn toàn không chia rẽ như mọi người vẫn nghĩ,
  • 11:55 - 11:57
    và đó là những nhà kinh tế học.
  • 11:57 - 12:03
    Tôi đã từng nói chuyện với rất nhiều trong số họ, trở lại những năm của thập niên 70
  • 12:03 - 12:06
    và 80 thì thật là ngu ngốc nếu trở thành một nhà kinh tế học.
  • 12:06 - 12:09
    Bạn sẽ ở trong cái mà họ gọi là phe nước muối
  • 12:09 - 12:14
    bao gồm các trường đại học Harvard, Princeton, MIT, Stanford, Berkeley,
  • 12:14 - 12:17
    hoặc phe nước sạch, Đại học Chicago,
  • 12:17 - 12:18
    Đại học Rochester.
  • 12:18 - 12:21
    Bạn là một nhà kinh tế tư bản thị trường tự do
  • 12:21 - 12:23
    hoặc bạn là một nhà kinh tế học tự do theo trường phái kinh tế học Keynes ,
  • 12:23 - 12:25
    và những người này đã không đến dự đám cưới của nhau,
  • 12:25 - 12:27
    họ phản biện nhau tại hội nghị.
  • 12:27 - 12:30
    Sự xấu xí đó vẫn còn tồn tại đến ngày nay, nhưng theo kinh nghiệm của tôi,
  • 12:30 - 12:34
    thật khó và rất khó để có thể tìm được một nhà kinh tế học tuổi dưới 40
  • 12:34 - 12:38
    người mà vẫn tồn tại cách nhìn nhận thế giới khách quan như vậy.
  • 12:38 - 12:41
    Đại đa số các nhà kinh tế - thật không hợp thời
  • 12:41 - 12:44
    khi tự gọi mình là nhà lý luận của một trong hai phe.
  • 12:44 - 12:46
    Cách nói mà bạn muốn, nếu bạn là một sinh viên sau đại học
  • 12:46 - 12:49
    hoặc một thực tập sinh hậu tiến sĩ hoặc bạn là một giáo sư,
  • 12:49 - 12:52
    một giáo sư kinh tế học 38 tuổi, là, "tôi là một người theo chủ nghĩa kinh nghiệm.
  • 12:52 - 12:53
    Tôi suy xét dựa theo các số liệu."
  • 12:53 - 12:56
    Và dữ liệu rất rõ ràng.
  • 12:56 - 13:00
    Không học thuyết nào trong số những học thuyết chủ yếu này thành công một cách triệt để.
  • 13:00 - 13:01
    Thế kỷ 20, một trăm năm trước đây,
  • 13:01 - 13:04
    đầy rẫy những ví dụ khủng khiếp
  • 13:04 - 13:08
    về một thời kì mà một trường phái hoặc là một trường phái khác cố gắng giải thích
  • 13:08 - 13:10
    quá khứ hoặc dự đoán tương lai
  • 13:10 - 13:12
    và chỉ cần làm một công việc khủng khiếp, vô cùng khủng khiếp như thế,
  • 13:12 - 13:17
    thì nền kinh tế đã đạt đến những mức độ khiêm tốn nhất định.
  • 13:17 - 13:21
    Họ vẫn còn là một nhóm người vô cùng kiêu ngạo, tôi đảm bảo với bạn,
  • 13:21 - 13:24
    nhưng họ đang kiêu ngạo về tính công bằng của mình,
  • 13:24 - 13:31
    và chính phủ cũng nhìn thấy một loạt các kết quả tiềm năng to lớn.
  • 13:31 - 13:36
    Và lòng không trung thành này là một cái gì đó tồn tại,
  • 13:36 - 13:37
    và đã tồn tại trong bí mật
  • 13:37 - 13:39
    ở nước Mỹ trong rất nhiều năm qua.
  • 13:39 - 13:43
    Tôi đã dành rất nhiều thời gian nói chuyện với ba
  • 13:43 - 13:47
    tổ chức lớn chuyên khảo sát thái độ chính trị của người Mỹ:
  • 13:47 - 13:48
    trung tâm nghiên cứu Pew Research,
  • 13:48 - 13:52
    trung tâm nghiên cứu quan điểm quốc gia của đại học Chicago,
  • 13:52 - 13:55
    và đóng vai trò quan trọng nhất nhưng ít được biết đến
  • 13:55 - 13:58
    là nhóm nghiên cứu bầu cử quốc gia người Mỹ
  • 13:58 - 14:02
    Đó là cuộc thăm dò thái độ chính trị dài nhất, có giá trị nhất trên thế giới.
  • 14:02 - 14:04
    Họ đã thực hiện nó kể từ năm 1948,
  • 14:04 - 14:08
    và những gì họ cho chúng ta thấy một cách nhất quán xuyên suốt
  • 14:08 - 14:12
    là hầu như không thể tìm thấy người Mỹ nào
  • 14:12 - 14:15
    kiên định về tư tưởng,
  • 14:15 - 14:19
    những người luôn ủng hộ, "không chúng ta không được đánh thuế,
  • 14:19 - 14:22
    và chúng ta phải giới hạn quy mô của chính phủ "
  • 14:22 - 14:25
    hoặc, "không, chúng ta phải khuyến khích các chính phủ đóng một vai trò lớn hơn
  • 14:25 - 14:29
    trong việc phân phối lại và sửa chữa những khuyết tật của chủ nghĩa tư bản."
  • 14:29 - 14:31
    Những nhóm như thế này rất, rất nhỏ.
  • 14:31 - 14:34
    Đa số người dân, họ lựa chọn,
  • 14:34 - 14:37
    họ chứng kiến sự thỏa hiệp và họ thay đổi theo thời gian
  • 14:37 - 14:39
    khi họ nghe nói về một cuộc tranh luận theo chiều hướng tốt hơn hoặc xấu hơn.
  • 14:39 - 14:43
    Và điều này từ trước đến nay vẫn không hề thay đổi.
  • 14:43 - 14:47
    Điều thay đổi là cách mà mọi người trả lời cho câu hỏi không rõ ràng này như thế nào.
  • 14:47 - 14:49
    Nếu bạn hỏi người dân những câu hỏi không rõ ràng, chẳng hạn như,
  • 14:49 - 14:52
    "Bạn có nghĩ nên có nhiều yếu tố chính phủ hoặc các yếu tố chính phủ ít hơn?"
  • 14:52 - 14:57
    "Bạn có nghĩ rằng chính phủ nên"-đặc biệt là nếu bạn sử dụng từ đa nghĩa
  • 14:57 - 14:59
    "Bạn có nghĩ rằng chính phủ nên quyên góp ủng hộ cho người nghèo?"
  • 14:59 - 15:01
    Hoặc, "Bạn có nghĩ rằng chính phủ nên phân phối lại?"
  • 15:01 - 15:04
    Sau đó, bạn có thể thấy sự thay đổi đảng phái triệt để.
  • 15:04 - 15:06
    Nhưng trước khi bạn có được chi tiết cụ thể, khi bạn thực sự thắc mắc
  • 15:06 - 15:10
    về các vấn đề thuế và chi tiêu chính phủ trên thực tế hiện đang được xem xét,
  • 15:10 - 15:13
    thì mọi người dân đều tương đối trung lập,
  • 15:13 - 15:16
    họ khá thoáng để có thể thỏa hiệp được.
  • 15:16 - 15:20
    Điều mà chúng tôi nhận ra, ngay sau đó, khi bạn nghĩ về vách đá tài khóa,
  • 15:20 - 15:24
    hãy không nghĩ về nó như người dân Mỹ về cơ bản
  • 15:24 - 15:26
    không thích nhau khi phải đối mặt với những vấn đề này
  • 15:26 - 15:28
    và rằng chúng tôi phải được tách ra
  • 15:28 - 15:30
    như là hai quốc gia tham chiến riêng biệt.
  • 15:30 - 15:36
    Hãy suy nghĩ về nó như một số ít các nhà kinh tế học cổ đại
  • 15:36 - 15:40
    và một số nhà tư tưởng không điển hình đã thành công trong việc kiểm soát toàn bộ quá trình.
  • 15:40 - 15:43
    Và họ làm được điều đó bằng những cách tương tự nhau,
  • 15:43 - 15:46
    thông qua một hệ thống chính, khuyến khích
  • 15:46 - 15:48
    sự đóng góp ý kiến quan điểm của một bộ phận nhỏ những người dân,
  • 15:48 - 15:50
    vì nhóm người nhỏ đó,
  • 15:50 - 15:53
    những người đã hầu như chỉ trả lời là có hoặc không
  • 15:53 - 15:55
    những câu hỏi tư tưởng,
  • 15:55 - 15:58
    họ có thể chiếm số lượng nhỏ nhưng mỗi người trong số họ có một blog cá nhân,
  • 15:58 - 16:02
    mỗi người trong số họ đều đã từng xuất hiện trên Fox hoặc MSNBC tuần trước.
  • 16:02 - 16:05
    Họ sẽ ngày càng trở nên có tiếng nói hơn,
  • 16:05 - 16:07
    nhưng họ không đại diện cho chúng tôi.
  • 16:07 - 16:10
    Họ không đại diện cho quan điểm của chúng tôi.
  • 16:10 - 16:12
    Trở lại vấn đề đồng đô la,
  • 16:12 - 16:15
    nó khiến tôi tự nhắc nhở bản thân mình rằng
  • 16:15 - 16:17
    chúng ta hiểu rõ kinh nghiệm xương máu này hơn bao giờ hết.
  • 16:17 - 16:19
    Chúng ta biết sẽ như thế nào nếu
  • 16:19 - 16:24
    những người như thế này xuất hiện trên TV, tại Đại hội,
  • 16:24 - 16:27
    la hét về cách tận thế sẽ xảy ra
  • 16:27 - 16:30
    nếu chúng ta không hoàn toàn chấp nhận quan điểm của họ,
  • 16:30 - 16:32
    bởi vì nó đã xảy ra đối với đồng đô la
  • 16:32 - 16:34
    kể từ khi đồng đô la được xuất hiện theo đúng nghĩa của nó.
  • 16:34 - 16:38
    Trong lịch sử đã có trận chiến giữa Jefferson và Hamilton.
  • 16:38 - 16:43
    Năm 1913, chúng ta có một cuộc chiến ngu ngốc khắp cục Dự trữ liên bang,
  • 16:43 - 16:47
    ngay từ khi đồng đô la được tạo ra, với những cuộc tranh luận nảy lửa, giận dữ
  • 16:47 - 16:48
    về vấn đề nó nên được nhìn nhận như thế nào,
  • 16:48 - 16:50
    thì một thỏa thuận chung về cách nó được nhìn nhận
  • 16:50 - 16:53
    đã là sự thỏa hiệp tồi tệ nhất có thể,
  • 16:53 - 16:56
    một sự thỏa hiệp chắc chắn sẽ xóa sổ thứ vô cùng giá trị này,
  • 16:56 - 16:59
    đồng đô la, nhưng sau đó tất cả mọi người đồng ý chấp nhận, được thôi,
  • 16:59 - 17:01
    miễn là chúng ta tuân thủ các tiêu chuẩn vàng, điều đó sẽ không có vấn đề gì cả.
  • 17:01 - 17:03
    Cục dự trữ liên bang FED không thể khiến cho mọi việc trở nên ngày càng tồi tệ hơn nữa.
  • 17:03 - 17:08
    Chúng tôi đã ngừng tranh luận về các tiêu chuẩn vàng cho các cá nhân
  • 17:08 - 17:10
    trong thời kì khủng hoảng và cảm thấy hứng thú hơn với tiêu chuẩn vàng
  • 17:10 - 17:14
    như là một nguồn tín dụng quốc tế phối hợp
  • 17:14 - 17:16
    trong nhiệm kì của Tổng thống Richard Nixon.
  • 17:16 - 17:20
    Trong mỗi thời điểm như vậy, chúng tôi gần như đã trên bờ vực của sự sụp đổ hoàn toàn.
  • 17:20 - 17:22
    Nhưng đã không có gì xảy ra cả.
  • 17:22 - 17:24
    Xuyên suốt chiều dài lịch sử, đồng đô la đã là
  • 17:24 - 17:27
    một trong những đơn vị tiền tệ tồn tại lâu dài nhất,
  • 17:27 - 17:29
    ổn định, hợp lý nhất,
  • 17:29 - 17:31
    và tất cả chúng ta sử dụng nó mỗi ngày,
  • 17:31 - 17:34
    bất kể người dân có hét lên thay vì nói với chúng ta,
  • 17:34 - 17:37
    bất kể là chúng ta được cho rằng đã sợ hãi như thế nào.
  • 17:37 - 17:41
    Và bức tranh về tài chính trong dài hạn mà chúng ta đang ở đó trong hiện tại,
  • 17:41 - 17:45
    tôi nghĩ rằng điều đáng tức giận nhất về nó là,
  • 17:45 - 17:49
    nếu quốc hội chỉ đơn giản có thể
  • 17:49 - 17:51
    cho thấy rằng họ bất đồng quan điểm với nhau,
  • 17:51 - 17:54
    thay vì có thể đến với các thỏa hiệp tốt nhất có thể,
  • 17:54 - 17:58
    nhưng họ có thể chỉ cần bắt đầu quá trình
  • 17:58 - 18:02
    hướng tới sự thỏa hiệp, tất cả chúng ta sẽ ngay lập tức tốt hơn.
  • 18:02 - 18:06
    Nỗi sợ ở đây là cả thế giới đang theo dõi.
  • 18:06 - 18:10
    Nỗi sợ là chúng ta trì hoãn các giải pháp càng lâu,
  • 18:10 - 18:11
    cả thế giới sẽ càng cho là nước Mỹ
  • 18:11 - 18:15
    không phải là nền tảng của sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu,
  • 18:15 - 18:19
    mà đơn thuần chỉ là một nơi không thể giải quyết các cuộc chiến riêng của bản thân nó,
  • 18:19 - 18:22
    và nếu càng trì hoãn lâu hơn thì chúng ta sẽ càng khiến cả thế giới lo lắng hơn nữa,
  • 18:22 - 18:24
    các mức lãi suất càng cao,
  • 18:24 - 18:27
    chúng ta sẽ càng nhanh phải đối mặt với
  • 18:27 - 18:29
    tai họa khủng khiếp một ngày nào đó.
  • 18:29 - 18:33
    Và vì vậy chỉ có hành động tự thỏa hiệp,
  • 18:33 - 18:34
    và sự thỏa hiệp thực sự, được duy trì,
  • 18:34 - 18:36
    mới có thể cho chúng ta nhiều thời gian hơn,
  • 18:36 - 18:39
    để cả hai đảng có thể để cơn khủng hoảng lan rộng
  • 18:39 - 18:42
    và đạt được nhiều thỏa thuận hơn trong tương lai.
  • 18:42 - 18:45
    Tôi đang xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Tôi cảm thấy công việc của tôi làm cho điều này trở thành hiện thực
  • 18:45 - 18:49
    là nhằm mục đích thúc đẩy những điều dường như dẫn đến sự thỏa thuận chung,
  • 18:49 - 18:53
    để không bàn luận về vấn đề này trong những thuật ngữ mơ hồ và đáng sợ
  • 18:53 - 18:55
    khiến cho chúng ta phân cực về quan điểm,
  • 18:55 - 18:58
    nhưng chỉ bàn luận về nó như nó là gì,
  • 18:58 - 19:00
    không phải là một cuộc khủng hoảng gắn liền với sự tồn tại của con người,
  • 19:00 - 19:04
    không phải một số trận chiến giữa hai quan điểm tôn giáo khác nhau về cơ bản,
  • 19:04 - 19:07
    mà là một vấn đề toán học, một vấn đề toán học thực sự có thể giải quyết được,
  • 19:07 - 19:09
    một trong những nơi mà không phải tất cả chúng ta đều tìm đến để có được thứ mình muốn
  • 19:09 - 19:13
    và một trong những nơi đó, các bạn biết đấy, vẫn còn có một cơn khủng hoảng kinh tế đang lan rộng.
  • 19:13 - 19:17
    Nhưng chúng ta càng xác định nó như là một mối quan tâm thực tế,
  • 19:17 - 19:18
    thì chúng ta có thể giải quyết nó càng sớm,
  • 19:18 - 19:22
    và chúng ta càng có nhiều thời gian hơn cho các giải pháp, mặc dù điều này tưởng chừng như có vẻ nghịch lý.
  • 19:22 - 19:27
    Cảm ơn bạn. (Vỗ tay)
Title:
Adam Davidson: Điều chúng ta học được khi chênh vênh trên bờ vực ngân sách
Speaker:
Adam Davidson
Description:

Năm 2012 sắp khép lại, và hệ thống chính trị Mỹ đang bị thắt nút bởi " bờ vực ngân sách" năm tới -- vấn đề ngân sách đang bế tắc chỉ có thể được giải quyết bởi sự đồng thuận của cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa. (Và cả thế giới đang theo dõi diễn biến tình hình). Adam Davidson, đồng dẫn chương trình phát thanh "Planet Money", chia sẻ những thông tin bất ngờ cho thấy cách vấn đề chỉ có thể được giải quyết như thế nào.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
19:48

Vietnamese subtitles

Revisions