< Return to Video

Lecture 11 - Hiring and Culture, Part 2 (Patrick and John Collison, Ben Silbermann)

  • 0:01 - 0:04
    Phần hai về Văn hóa và Đội ngũ!
  • 0:04 - 0:06
    Chúng ta có Ben Silverman, sáng lập của Pinterest,
  • 0:06 - 0:09
    với John và Patrick Collison, các sáng lập của Stripe.
  • 0:10 - 0:16
    Đây là những nhà sáng lập hàng đầu thế giới khi nói về văn hóa và đội nhóm.
  • 0:16 - 0:18
    Vậy, có 3 lĩnh vực sẽ được nói trong hôm nay.
  • 0:18 - 0:23
    Một là tổng quan về văn hóa nối tiếp bài học trước.
  • 0:23 - 0:27
    Sau đó sẽ đào sâu hơn về việc sáng lập một công ty,
  • 0:27 - 0:29
    và xây dựng đội ngũ ban đầu.
  • 0:29 - 0:32
    Và những thay đổi và phát triển
  • 0:32 - 0:36
    khi các công ty này tăng quy mô lên hơn trăm người,
  • 0:36 - 0:38
    tôi còn chẳng biết các cậu có bao nhiêu người, có vẻ nhiều.
  • 0:38 - 0:43
    Những tổ chức rất lớn và cách áp dụng những nguyên tắc về văn hóa.
  • 0:43 - 0:48
    Nhưng để bắt đầu, tôi muốn hỏi một câu hỏi mở, đó là:
  • 0:48 - 0:55
    Những nguyên tắc cốt lõi về văn hóa mà các cậu thấy là quan trọng nhất khi xây dựng công ty là gì?
  • 0:55 - 0:58
    - Vậy câu hỏi là: điều gì quan trọng nhất?
  • 0:58 - 1:00
    Ồ, mic lên rồi.
  • 1:02 - 1:05
    Đối với chúng tôi, chúng tôi có vài tiêu chí.
  • 1:05 - 1:08
    Một là tuyển ai, và giá trị của họ là gì?
  • 1:08 - 1:13
    Hai là chúng tôi làm gì mỗi ngày, tại sao lại làm điều đó?
  • 1:13 - 1:16
    Ba là chúng tôi tuyên truyền ra điều gì?
  • 1:16 - 1:21
    Và thứ tư là chúng tôi tưởng thưởng điều gì, hoặc ngược lại là trừng phạt điều gì?
  • 1:21 - 1:26
    Nói chúng tôi nghĩ vận hành công ty dựa trên tưởng thưởng thì vui hơn là trừng phạt.
  • 1:26 - 1:31
    Tôi nghĩ 4 điều này đã xây dựng nên nền tảng của chúng tôi.
  • 1:36 - 1:41
    - Khi Stripe phát triển, chắc là mạnh hơn các công ty khác, điều chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh
  • 1:41 - 1:44
    là sự minh bạch trong nội bộ.
  • 1:44 - 1:49
    Tôi nghĩ đó là một điều rất giá trị đối với Stripe, và cũng thường bị hiểu nhầm.
  • 1:49 - 1:57
    Những điều mọi người thường nói như thuê người giỏi, hoặc tạo đòn bẩy cho họ,...
  • 1:57 - 2:00
    thật ra đều có được nhờ sự minh bạch.
  • 2:00 - 2:07
    Chúng tôi nghĩ rằng nếu nhân viên đều
    đánh giá cao những điều Stripe đang làm,
  • 2:07 - 2:10
    nếu mọi người đều tin vào sứ mệnh,
  • 2:10 - 2:14
    và nếu mọi người đều có thể tiếp cận tốt với thông tin,
  • 2:14 - 2:19
    và hình dung được tình hình hiện tại của Stripe là thế nào,
  • 2:19 - 2:24
    thì mọi người sẽ thấy rất nhiều cách để có thể làm việc với nhau một cách hiệu quả.
  • 2:24 - 2:29
    Và nó giúp vượt qua được những rạn nứt tiềm ẩn khác khi bạn phát triển.
  • 2:29 - 2:35
    Mới đầu chúng tôi bắt đầu với 2 người. Giờ đã hơn 170 người.
  • 2:35 - 2:40
    Chúng tôi đặt rất nhiều tâm tư vào việc tạo ra các công cụ hỗ trợ minh bạch,
  • 2:40 - 2:44
    bởi vì với 170 người, sẽ có rất nhiều thông tin được tạo ra,
  • 2:44 - 2:46
    và bạn không thể tiếp nhận hết tất cả.
  • 2:46 - 2:51
    Thế nên chúng tôi dùng Slack, dùng email, vân vân... Chúng ta sẽ nói chi tiết sau.
  • 2:51 - 2:56
    Nhưng tôi nghĩ đó là điều cốt lõi giúp chúng tôi vận hành tốt.
  • 2:56 - 3:01
    - Tôi nghĩ văn hóa về cơ bản là một giải pháp cho vấn đề giới hạn băng thông.
  • 3:01 - 3:05
    Đại khái là khi bạn bắt đầu xây dựng thứ gì đó,
  • 3:05 - 3:09
    bạn sẽ code suốt ngày, nhưng bạn không thể làm hết mọi thứ mà sản phẩm cần,
  • 3:09 - 3:14
    hoặc công ty cần, nên bạn phải tuyển thêm coder cùng làm, đúng chứ?
  • 3:14 - 3:18
    Thế là tổ chức bắt đầu to hơn,
  • 3:18 - 3:22
    và có lẽ trong thế giới lý tưởng, tôi không biết đúng không, nhưng lý tưởng thì
  • 3:22 - 3:26
    bạn có thể tham gia vào mọi quyết định, và mọi công việc trong công ty,
  • 3:26 - 3:30
    và mọi thứ xảy ra, nhưng rõ ràng là không thể. Với 2 người thì được.
  • 3:30 - 3:34
    Nhưng khi tăng lên năm, mười người thì rất khó,
  • 3:34 - 3:37
    và khi thành 50 người thì hoàn toàn bất khả thi.
  • 3:37 - 3:40
    Nên văn hóa là một giải pháp,
  • 3:40 - 3:44
    sợi dây xuyên suốt mà bạn muốn là gì,
  • 3:44 - 3:47
    sự bất biến nào mà bạn muốn giữ gìn,
  • 3:47 - 3:53
    khi bạn ngày càng ít tham gia vào các quyết định hơn theo thời gian.
  • 3:53 - 3:57
    Và tôi nghĩ khi bạn nghĩ theo cách đó,
  • 3:57 - 4:01
    thì tầm quan trọng của văn hóa sẽ trở nên dễ thấy, đúng chứ?
  • 4:01 - 4:05
    Bởi vì lần nữa, số lượng những việc mà bạn có thể trực tiếp tham gia
  • 4:05 - 4:08
    bị giảm đi, thường là theo cấp số mũ,
  • 4:08 - 4:14
    khi số nhân viên của bạn tăng lên theo một đồ thị trông giống như một công ty rất lớn.
  • 4:14 - 4:18
    Cho nên điều đó là cực kỳ quan trọng.
  • 4:18 - 4:22
    Và điều đó sẽ tự lây lan theo rất nhiều cách khác nhau.
  • 4:22 - 4:24
    Ví dụ như khi tuyển dụng,
  • 4:24 - 4:29
    tôi nghĩ điều quan trọng nhất là khi tuyển 10 người đầu tiên,
  • 4:29 - 4:34
    ai là người lên thuyền, các quyết định đều rất quan trọng nên đó không phải chỉ là tuyển 10 người,
  • 4:34 - 4:36
    mà thật sự là đang tuyển 100 người,
  • 4:36 - 4:41
    vì bạn nên nghĩ rằng mỗi người trong số họ đều sẽ kéo thêm 10 người nữa.
  • 4:41 - 4:48
    Nên việc xác định xem 90 người nào sẽ được 10 người này kéo vào
  • 4:48 - 4:53
    rõ ràng sẽ là việc có tác động rất lớn đối với công ty bạn.
  • 4:53 - 4:59
    Nhưng tôi nghĩ hầu hết những điều đó đều khá trừu tượng.
  • 4:59 - 5:02
    - Có một điều mà rất nhiều khách mời của lớp này đã đề cập chính là
  • 5:02 - 5:06
    làm sao để tuyển 10 người đầu tiên, nếu bạn không làm đúng,
  • 5:06 - 5:10
    về cơ bản sẽ không thể làm lại, nhưng chưa có ai nói về cách làm điều đó.
  • 5:10 - 5:17
    Vậy các cậu tìm kiếm điều gì khi tuyển những nhân viên đầu tiên này
  • 5:17 - 5:20
    để có thể định hình văn hóa đúng cho công ty?
  • 5:20 - 5:23
    Làm sao để tìm được họ, và các cậu tìm kiếm điều gì?
  • 5:23 - 5:27
    - Vâng, chắc rồi.
  • 5:27 - 5:30
    Tôi nghĩ mỗi công ty sẽ có cách khác nhau, và
  • 5:30 - 5:33
    tôi nghĩ với chúng tôi thì khá cảm tính.
  • 5:33 - 5:38
    Tôi đơn giản chỉ tìm người mà tôi muốn cùng làm việc và có tài năng.
  • 5:38 - 5:41
    Tôi đã đọc đủ loại sách viết về văn hóa, vì khi không biết làm gì đó,
  • 5:41 - 5:44
    đầu tiên tôi sẽ đọc và thấy đủ kiểu định nghĩa.
  • 5:44 - 5:48
    Nhưng tôi nghĩ một hiểu nhầm thường thấy là khi mọi người ví von
  • 5:48 - 5:51
    rằng văn hóa giống như kiến trúc, nhưng nó giống làm vườn hơn.
  • 5:51 - 5:56
    Kiểu như bạn gieo hạt giống, nhổ bỏ những cây cỏ vô dụng, và để cây phát triển.
  • 5:56 - 6:01
    Lần tuyển đầu tiên, chúng tôi tuyển người giống chúng tôi.
  • 6:01 - 6:05
    Tôi thường tìm kiếm 3-4 giá trị mà tôi mong muốn ở mọi người.
  • 6:05 - 6:09
    Tôi muốn tìm người chăm chỉ, trung thực, và cái tôi nhỏ.
  • 6:09 - 6:12
    Tôi muốn tìm người sáng tạo, và thường thì họ rất hiếu kỳ.
  • 6:12 - 6:14
    Họ đều có sở thích khác nhau.
  • 6:14 - 6:19
    Một trong những nhân viên đầu tiên là người kỳ quặc nhất tôi từng gặp.
  • 6:19 - 6:23
    Họ là những kỹ sư, nhưng cũng có rất sở thích rất điên khùng.
  • 6:23 - 6:26
    Như một người tự làm board game với những quy tắc phức tạp.
  • 6:26 - 6:32
    Một người khác lại thích ảo thuật, và cậu ấy không chỉ code như một nhà ảo thuật,
  • 6:32 - 6:35
    mà còn dùng mánh ảo thuật trong khi làm video nữa.
  • 6:35 - 6:38
    Và tôi nghĩ những điều kỳ quặc đó thật sự rất quý giá.
  • 6:38 - 6:42
    Và chúng tôi nhận thấy rằng người sáng tạo và kỳ quặc hứng thú với những ngách nhỏ,
  • 6:42 - 6:46
    thường cực kỳ muốn xây dựng những sản phẩm xuất chúng.
  • 6:46 - 6:49
    Họ thường rất giỏi hợp tác với nhau.
  • 6:49 - 6:52
    Cuối cùng là chúng tôi rất muốn tìm người có mong muốn
  • 6:52 - 6:57
    xây dựng một thứ gì đó vĩ đại. Và họ không tự phụ về điều đó, họ chỉ cảm thấy
  • 6:57 - 7:01
    sẽ rất ngầu nếu dám mạo hiểm để xây dựng điều gì đó vĩ đại hơn bản thân họ.
  • 7:01 - 7:06
    Ban đầu, đó là những điều rất dễ chọn nếu bạn giống chúng tôi.
  • 7:06 - 7:08
    Văn phòng tồi tàn và không ai được trả lương.
  • 7:08 - 7:13
    Vậy nên chẳng có lý do nào khác để tham gia,
    ngoài sự hào hứng muốn xây dựng điều gì đó.
  • 7:13 - 7:17
    Có cả đống lý do để không tham gia, và đó là điều khi nhìn lại, tôi thật sự trân trọng,
  • 7:17 - 7:21
    vì tôi biết mọi người đều tham gia vì những động cơ rất đẹp. Và thực tế,
  • 7:21 - 7:25
    họ đã bỏ qua những cơ hội rất tốt, lương cao,
  • 7:25 - 7:29
    văn phòng đẹp, trang bị tốt chỉ để cùng nhau làm việc.
  • 7:29 - 7:36
    Đến hôm nay, tôi nghĩ những hạt giống đó đang được gieo trong tất cả những nhân viên hiện tại của chúng tôi.
  • 7:38 - 7:42
    - Vâng, 10 người đầu tiên rất khó tuyển, bởi vì
  • 7:42 - 7:48
    bạn tuyển 10 người này vào lúc chẳng ai biết đến công ty bạn, và chẳng ai muốn làm cho nó.
  • 7:48 - 7:51
    Kiểu như chỉ có 2 kẻ lập dị với một ý tưởng kỳ quặc.
  • 7:51 - 7:54
    - Và bạn bè họ còn bảo đừng tham gia nữa.
  • 7:54 - 7:59
    Nhân viên thứ hai của chúng tôi, tôi nghĩ cậu ấy đã đồng ý hết và sắp vào làm,
  • 7:59 - 8:05
    thì bạn thân của cậu ấy đã kéo cậu ấy ra, và tấn công bằng đủ thứ lý luận, kiểu như
  • 8:05 - 8:10
    tại sao cậu ấy không nên vào làm, việc đó sẽ hủy hoại cậu ấy như thế nào.
  • 8:10 - 8:15
    Nhưng cuối cùng thì cậu ấy vẫn tiếp tục tham gia.
  • 8:15 - 8:20
    Và thực ra một người bạn kiểu đó cũng đang làm cho chúng tôi. Nhưng đây là điều nên cân nhắc.
  • 8:20 - 8:21
    - Vâng.
  • 8:21 - 8:25
    Và tôi nghĩ nó khó vì chẳng có nhóm 10 người nào
  • 8:25 - 8:32
    có sức ảnh hưởng tới công ty lớn hơn 10 người này.
  • 8:32 - 8:36
    Tôi nghĩ mọi người nghĩ tới tuyển dụng là kiểu mở LinkedIn,
  • 8:36 - 8:40
    rồi làm giống như là gọi món:
    "Tôi muốn món này, món này, món này."
  • 8:40 - 8:44
    Vậy là tuyển xong. Trong khi với chúng tôi,
  • 8:44 - 8:53
    đó là một quá trình kéo dài rất lâu, nói về những người bạn mà chúng tôi muốn mời tham gia.
  • 8:53 - 8:58
    Chúng tôi không quan hệ rộng lắm. Pat và tôi lúc đó đều đang đi học.
  • 8:58 - 9:01
    Nên chưa từng làm việc với ai để mà rủ rê cả,
  • 9:01 - 9:07
    thế nên rất nhiều nhân viên đầu tiên của Stripe là kiểu "bạn của bạn",
  • 9:07 - 9:11
    và một điểm chung thú vị ở tất cả bọn họ chính là
  • 9:11 - 9:16
    họ đều chỉ mới khởi đầu sự nghiệp, hoặc bị đánh giá thấp kiểu nào đó.
  • 9:16 - 9:20
    Thử nghĩ mà xem, nếu một người hội đủ mọi phẩm chất cần thiết,
  • 9:20 - 9:24
    thì có lẽ họ đã đi làm ở đâu đó và hài lòng với nó rồi.
  • 9:24 - 9:28
    Nên chúng tôi phải cố gắng tìm những người,
  • 9:28 - 9:34
    ví dụ như người thiết kế của chúng tôi mới 18 tuổi, lúc đó đang học trung học ở Thụy Điển.
  • 9:34 - 9:39
    Còn với CTO thì lúc đó vẫn đang làm sinh viên.
  • 9:39 - 9:42
    Rất nhiều người như thế mới bước chân vào sự nghiệp,
  • 9:42 - 9:47
    và cách duy nhất để... Thật ra bạn có thể nới lỏng điều kiện.
  • 9:47 - 9:52
    Bạn có thể nhất quyết họ phải tài năng, hoặc chỉ cần tiềm năng thôi là được.
  • 9:52 - 9:57
    Và chúng tôi, không cố ý, nhưng đã chọn điều thứ hai.
  • 9:57 - 10:05
    - Vâng. Tôi nghĩ việc tìm người cũng đại khái giống như việc đầu tư vậy.
  • 10:05 - 10:12
    Bạn phải tìm những người đang bị đánh giá thấp bởi thị trường, bạn biết đấy.
  • 10:12 - 10:17
    Bạn không nên tìm những người đang làm cho Facebook hay Google hay tương tự,
  • 10:17 - 10:20
    vì họ đã được phát hiện rồi. Nếu họ muốn tham gia thì tuyệt,
  • 10:20 - 10:23
    nhưng có lẽ rất khó để thuyết phục họ.
  • 10:23 - 10:28
    Chiều hôm qua John và tôi đã nói chuyện và nhìn lại trước đây
  • 10:28 - 10:34
    để xem những đặc điểm chung nào của 10 người đầu tiên mà chúng tôi nghĩ là quan trọng.
  • 10:34 - 10:38
    Và nói chung khi nói về văn hóa,
  • 10:38 - 10:43
    tôi cảnh báo trước rằng những điều chúng tôi nói, các lời khuyên,
  • 10:43 - 10:48
    đều dựa trên kinh nghiệm giới hạn, phần nhiều là phỏng đoán.
  • 10:48 - 10:51
    Và tôi nghĩ phần nhiều cũng đúng.
  • 10:51 - 10:58
    Nhưng đặc biệt đối với 10 người đầu tiên này, điều mà chúng tôi nhận thấy rất quan trọng là
  • 10:58 - 11:01
    họ đều rất chân thành và thẳng thắn.
  • 11:01 - 11:04
    Và tôi nghĩ điều thật sự quan trọng chính là
  • 11:04 - 11:10
    họ là người mà ai cũng muốn cùng làm việc, họ là người mà mọi người đều tin tưởng.
  • 11:10 - 11:15
    Họ thể hiện sự chân thành trong cách họ tiếp cận vấn đề, đại loại như vậy.
  • 11:15 - 11:18
    Họ là những người luôn muốn hoàn thành mọi việc.
  • 11:18 - 11:21
    Có rất nhiều người thật sự thích làm đủ thứ việc,
  • 11:21 - 11:25
    nhưng chỉ có một nhóm nhỏ thật sự thích hoàn thành những việc đó.
  • 11:25 - 11:29
    Có rất nhiều người bảo nên săn người trên GitHub chẳng hạn,
  • 11:29 - 11:33
    nhưng tôi nghĩ cách đó không thực sự phù hợp với tôi,
  • 11:33 - 11:37
    vì đó là một nơi quá bao la với quá nhiều thứ khác nhau.
  • 11:37 - 11:40
    Tôi thích ưu tiên và cảm thấy thú vị hơn
  • 11:40 - 11:45
    khi làm việc với một người dám dành 2 năm để đào sâu hơn vào một lĩnh vực cụ thể.
  • 11:45 - 11:52
    Và đặc điểm chung thứ ba của họ là họ rất cầu toàn.
  • 11:52 - 11:56
    Họ sẽ cảm thấy rất khó chịu với những lỗi nhỏ.
  • 11:56 - 12:01
    Mặt khác, đã có rất nhiều thứ điên khùng mà chúng tôi từng làm,
  • 12:01 - 12:04
    điên rồ đến nỗi lẽ ra chúng tôi không nên làm,
  • 12:04 - 12:11
    nhưng mọi người đều kiểu như bị ám ảnh với những chi tiết nhỏ nhất.
  • 12:11 - 12:17
    Ví dụ như mỗi lần hàm API tạo ra bất kỳ một lỗi gì,
  • 12:17 - 12:21
    hệ thống đều gửi tin và gọi điện cho tất cả chúng tôi.
  • 12:21 - 12:28
    Vì thật kinh khủng nếu thấy lỗi mà không chịu làm gì để giải quyết, dưới góc nhìn của người dùng.
  • 12:28 - 12:33
    Hoặc chúng tôi nhận bản sao của mọi email được gửi đi,
  • 12:33 - 12:36
    và soi lỗi chính tả hoặc ngữ pháp cho từng người,
  • 12:36 - 12:40
    vì thật kinh khủng nếu gửi email đi mà bị lỗi chính tả.
  • 12:40 - 12:43
    Tóm lại đó là 3 phẩm chất mà chúng tôi muốn có.
  • 12:43 - 12:46
    Sự chân thành, sự cầu toàn,
  • 12:49 - 12:51
    và.. điều thứ hai là gì ấy nhỉ?
  • 12:51 - 12:52
    - Điều còn lại.
  • 12:52 - 12:55
    - Vâng,...
  • 12:55 - 12:59
    Vâng, điều thứ ba là hoàn thành mọi thứ.
  • 13:01 - 13:06
    - Vâng. Tôi chỉ muốn nói là nơi nào cũng tìm người được cả, nên...
  • 13:06 - 13:09
    khi nhìn lại những người đầu tiên chúng tôi tuyển,
  • 13:09 - 13:12
    họ đến từ những nơi khác nhau, như đăng quảng cáo trên Craigslist,
  • 13:12 - 13:18
    hay dự hội thảo công nghệ. Chúng tôi từng tổ chức tiệc nướng mỗi tuần ở văn phòng,
  • 13:18 - 13:23
    và mọi người tự mang theo đồ ăn thức uống, và chúng tôi bắt chuyện với họ.
  • 13:23 - 13:28
    Tôi nghĩ mỗi lần tôi đi uống cà phê tại Palo Alto, như các cậu đã từng tuyển dụng ở Coopa,
  • 13:28 - 13:33
    vì văn phòng của họ được cố tình đặt sát quán cà phê tuyệt nhất.
  • 13:33 - 13:38
    Tôi nghĩ người giỏi thường sẽ có việc gì đó để làm rồi,
  • 13:38 - 13:43
    vậy nên bạn phải là người tìm họ, và đừng chờ đợi họ tìm đến bạn,
  • 13:43 - 13:48
    đặc biệt là khi chưa có ai biết đến sản phẩm mà bạn đang phát triển.
  • 13:48 - 13:55
    - Vâng. Và một điều quan trọng nữa là bài thuyết trình thang máy.
  • 13:55 - 14:00
    Không chỉ dành cho nhà đầu tư, mà còn cho những người mà bạn đang gặp,
  • 14:00 - 14:04
    hoặc trong 6 tháng, một năm tới, với mục đích tuyển dụng.
  • 14:04 - 14:08
    Vậy nên thời điểm thích hợp để họ hào hứng về công ty bạn,
  • 14:08 - 14:10
    để họ bắt đầu theo dõi chúng ta,
  • 14:10 - 14:16
    và để họ suy nghĩ xem liệu họ sẽ làm gì kế tiếp, chính là ngay từ lúc bắt đầu.
  • 14:16 - 14:20
    Sẽ cần rất nhiều thời gian để tuyển dụng, vậy nên khả năng khiến mọi người hào hứng
  • 14:20 - 14:24
    về những gì bạn đang làm sẽ mang lại trái ngọt về sau.
  • 14:24 - 14:30
    - Có lẽ điều này có liên quan, vì John và tôi có nói chuyện chiều hôm qua rằng
  • 14:30 - 14:34
    rất nhiều bạn bè của chúng tôi khởi nghiệp ngay sau khi ra trường.
  • 14:34 - 14:38
    Chúng tôi thảo luận về sai lầm của những công ty này.
  • 14:38 - 14:43
    Và tôi nghĩ đó có lẽ là một hình mẫu thất bại thường gặp nhất.
  • 14:43 - 14:47
    Vì chúng ta nói về những ngách quá nhỏ, quá cụ thể, hoặc bị cấm,
  • 14:47 - 14:52
    tôi nghĩ có lẽ vấn đề nằm ở sự chuyển dịch rất lớn về mặt thời gian,
  • 14:52 - 14:55
    khi bạn chuyển từ đi học sang start-up, đúng chứ?
  • 14:55 - 14:58
    Một lớp chỉ kéo dài một quý, một học kỳ, hoặc tương tự.
  • 14:58 - 15:01
    Nhưng một startup sẽ cần 5 đến 10 năm.
  • 15:01 - 15:06
    Và tôi nghĩ đây là vấn đề rất lớn, vì rất khó tuyển người cho trong những ngách này.
  • 15:06 - 15:11
    Chẳng hạn bạn nói với ai đó là bạn sắp làm tên lửa lên Sao Hỏa,
  • 15:11 - 15:15
    thì nghe gần như không thể, nhưng nghe có vẻ cũng rất bá. Nhỉ?
  • 15:15 - 15:17
    Nên thật ra khá dễ thuyết phục mọi người tham gia.
  • 15:17 - 15:21
    Tất nhiên nếu thuận lợi, chúng ta sẽ cùng làm. Tôi không muốn ví dụ cụ thể,
  • 15:21 - 15:24
    vì nghe giống như tôi đang lăng xê startup nào đó.
  • 15:24 - 15:25
    Nếu bạn chọn một ngách nhỏ,
  • 15:25 - 15:29
    thứ gì đó phát sinh từ những bài tập bạn cố giải quyết trên lớp,
  • 15:29 - 15:31
    nhưng phải nỗ lực hơn rất nhiều.
  • 15:32 - 15:36
    - Một câu hỏi thường được đặt ra là
  • 15:36 - 15:42
    làm sao một nhà sáng lập thiếu kinh nghiệm xác định được ai là người tốt nhất?
  • 15:42 - 15:45
    Như khi gặp mọi người ở tiệc tùng, hoặc bạn bè, vân vân,
  • 15:45 - 15:47
    hoặc bạn từng làm việc với họ.
  • 15:47 - 15:51
    Nhưng cụ thể các cậu đã làm gì trong quá trình xác định
  • 15:51 - 15:55
    xem người này có thật sự giỏi không? Hay có lần nào các cậu sai không?
  • 15:55 - 15:58
    Làm sao các cậu học cách nhìn ra tài năng nếu không thể nói
  • 15:58 - 16:01
    họ từng làm ở Facebook hoặc Google thì hẳn phải giỏi?
  • 16:03 - 16:07
    - Vâng, thật ra bạn sẽ không thể biết 100% tới khi làm việc với họ.
  • 16:07 - 16:11
    Cho nên mặt kia của nó là nếu người bạn tuyển không phù hợp,
  • 16:11 - 16:15
    thì bạn đã nợ công ty và nợ họ, nên phải chỉ cách họ cải thiện,
  • 16:15 - 16:18
    hoặc không được thì phải sa thải.
  • 16:18 - 16:21
    Nhưng nhìn chung, vấn đề tài năng rơi vào 2 nhóm lớn.
  • 16:21 - 16:25
    Một là ít nhiều gì bạn cũng biết như thế nào là giỏi,
  • 16:25 - 16:30
    và có những lĩnh vực bạn từng làm, và có những lĩnh vực chưa làm.
  • 16:30 - 16:33
    Và những thứ chưa làm thì khó xác định hơn một chút.
  • 16:33 - 16:36
    Vậy nên, chúng tôi đã làm một số thứ.
  • 16:36 - 16:42
    Thứ nhất, trước khi nói chuyện với bất kỳ ai, chúng tôi đều cố xác định xem họ có ở đẳng cấp thế giới không.
  • 16:42 - 16:45
    Điều này cực kỳ quan trọng về sau, khi tuyển những vị trí như
  • 16:45 - 16:48
    giám đốc tài chính, mà bạn chẳng biết gì về tài chính,
  • 16:48 - 16:52
    ngoại trừ mớ sách hướng dẫn trong thư viện về tài chính;
  • 16:52 - 16:53
    hoặc giám đốc tiếp thị.
  • 16:53 - 16:59
    Nên tôi có thói quen nói chuyện với những người tôi biết đã ở đẳng cấp thế giới
  • 16:59 - 17:02
    và hỏi họ xem cụ thể thì họ muốn tìm kiếm phẩm chất nào?
  • 17:02 - 17:06
    Cần hỏi những câu gì? Và làm sao để tìm thấy họ?
  • 17:06 - 17:09
    Nếu anh muốn tìm người sau này sẽ giỏi như anh,
  • 17:09 - 17:14
    thì giờ họ đang làm ở đâu, và số điện thoại của họ?
  • 17:14 - 17:19
    Tôi nghĩ học được điều gì là tốt hay xấu trong quy trình phỏng vấn là một thứ vô giá.
  • 17:19 - 17:22
    Vì thời gian của bạn và của người khác đều quý giá,
  • 17:22 - 17:25
    nên chuẩn bị cẩn thận là rất quan trọng.
  • 17:25 - 17:28
    Và khi có người tham gia vào quy trình phỏng vấn,
  • 17:28 - 17:33
    bạn phải kiểm tra và hoàn thiện quy trình đó theo thời gian.
  • 17:33 - 17:36
    Cho nên, ở Pinterest,
  • 17:36 - 17:40
    chúng tôi đã phát triển một bộ câu hỏi chuẩn, và chúng tôi luôn đo lường xem
  • 17:40 - 17:43
    đâu là dấu hiệu tốt, đâu là dấu hiệu xấu.
  • 17:43 - 17:47
    Nhưng bộ câu hỏi còn có một mục đích khác là xác định xem
  • 17:47 - 17:49
    đây có phải là nơi làm việc phù hợp với họ không?
  • 17:49 - 17:53
    Ở đây bạn phải làm thật rõ việc nào dễ, việc nào khó.
  • 17:53 - 17:58
    Người thực sự giỏi sẽ muốn làm việc khó, họ muốn giải quyết vấn đề khó.
  • 17:58 - 18:03
    Nên, có những thiên tài ở Google đặt ra những câu hỏi phỏng vấn
  • 18:03 - 18:08
    được cho là cực kỳ khó, bởi vì những người thích giải quyết vấn đề khó
  • 18:08 - 18:11
    sẽ xuất hiện và tìm đến.
  • 18:11 - 18:15
    Tôi nghĩ điều này rất quan trọng, vì khi công ty nở rộng, bạn không thể loại bỏ rủi ro.
  • 18:15 - 18:21
    Tôi nghe nói PayPal sau khi phỏng vấn với Peter Thiel và Max Levchin,
  • 18:21 - 18:26
    họ đã nói: "Tiện nói luôn, VISA và MasterCard muốn giết chúng tôi, nên chúng tôi sắp làm vài việc phi pháp.
  • 18:26 - 18:29
    Nhưng nếu thành công, chúng ta sẽ định nghĩa lại việc thanh toán."
  • 18:29 - 18:32
    Hoặc khi tuyển người làm iPhone, họ không nói họ sắp làm gì.
  • 18:32 - 18:36
    Họ nói: "Anh sẽ không gặp gia đình trong 3 năm,
  • 18:36 - 18:41
    nhưng khi thành công, con cháu anh sẽ nhớ về việc anh đã làm."
  • 18:41 - 18:44
    Và tôi nghĩ đây là một điều rất tốt trong việc tuyển dụng,
  • 18:44 - 18:48
    khi bạn nói thật rõ tại sao bạn nghĩ đây là cơ hội tuyệt vời,
  • 18:48 - 18:51
    nhưng cũng nói rõ tại sao việc đó lại rất khó.
  • 18:51 - 18:56
    Và người phù hợp sẽ tham gia, còn không thì họ sẽ bỏ qua cơ hội đó.
  • 18:57 - 19:01
    - Nhưng nhiều người xem trọng việc được gặp con cái hơn.
  • 19:03 - 19:07
    Tôi cảm thấy có một điều liên quan tới việc định nghĩa tài năng của các cậu
  • 19:07 - 19:14
    là dám tự tin phỏng vấn theo kiểu các cậu cho là hiệu quả.
  • 19:14 - 19:16
    Tôi nghĩ, kiểu như...
  • 19:16 - 19:22
    ví dụ cậu không phải kỹ sư giỏi nhất thế giới, và cậu cố phỏng vấn những ứng viên.
  • 19:22 - 19:25
    Tôi nghĩ bạn nên kéo người đó vào làm cùng người khác.
  • 19:25 - 19:29
    Kiểu như bảo họ trình bày trước mọi người, làm thử và phỏng vấn.
  • 19:29 - 19:32
    Ví dụ khi Stripe tuyển kỹ sư đầu tiên,
  • 19:32 - 19:36
    chúng tôi đã rủ cậu ấy cùng lập trình với chúng tôi trong 1 tuần,
  • 19:36 - 19:39
    rồi ngó nghiêng xem cách cậu ấy làm việc,
  • 19:39 - 19:45
    đó là cách duy nhất chúng tôi có thể tự tin nói rằng người đó đủ giỏi.
  • 19:45 - 19:49
    Và tôi nghĩ bạn có thể áp dụng cho các vị trí khác mà bạn không chuyên.
  • 19:49 - 19:52
    Ví dụ tôi không phải chuyên gia phát triển kinh doanh,
  • 19:52 - 19:57
    nhưng khi phỏng vấn cho vị trí phát triển kinh doanh, chúng tôi sẽ yêu cầu họ làm dự án,
  • 19:57 - 20:01
    ví dụ họ sẽ trình bày cách cải thiện hợp tác với đối tác sẵn có của Stripe,
  • 20:01 - 20:04
    hoặc chúng tôi nên hợp tác tiếp với ai. Và nhắc lại,
  • 20:04 - 20:09
    dù đó không phải chuyên môn của tôi, tôi vẫn đủ tự tin để quyết định ổn thỏa.
  • 20:09 - 20:14
    Tôi nghĩ mọi người thường mắc chứng giả tạo khi liên quan tới việc phỏng vấn.
  • 20:14 - 20:17
    - Vâng, tôi nghĩ cụ thể thì một kiểu chiến thuật
  • 20:17 - 20:22
    đối với 10 người đầu tiên này là hãy làm việc với họ càng nhiều càng tốt
  • 20:22 - 20:24
    trước khi thật sự thuê họ. Ý tôi là
  • 20:24 - 20:28
    khi đã mở rộng thì rất khó làm vậy, vì họ sẽ phải cam kết rất nhiều,
  • 20:28 - 20:32
    và nếu họ không đủ kỹ năng thì sẽ rất tốn kém cho phía bạn.
  • 20:32 - 20:34
    Nhưng việc đó rất đáng thử với 10 người đầu tiên.
  • 20:34 - 20:40
    Nên, phần lớn, hoặc có lẽ toàn bộ 10 người đầu tiên, chúng tôi đều làm việc với họ trước.
  • 20:40 - 20:44
    Thường là trong một tuần, và rất khó để giả tạo suốt một tuần.
  • 20:45 - 20:49
    Thường thì bạn sẽ nhanh chóng thấy rõ.
  • 20:49 - 20:53
    Một vấn đề khác mà tôi nghĩ tới là câu hỏi rằng
  • 20:53 - 20:56
    làm sao bạn biết ai giỏi hơn, hoặc ai đủ giỏi.
  • 20:56 - 21:00
    Và mọi người thường nói về việc nhóm 10x người này cần những kỹ năng gì,
  • 21:00 - 21:02
    tôi không biết 10x nghĩa là gì.
  • 21:02 - 21:07
    Tôi nghĩ một cách nghĩ hữu ích và dễ hiểu hơn là
  • 21:07 - 21:13
    liệu người này có phải là người giỏi nhất so với bạn bè họ trong việc họ làm không?
  • 21:13 - 21:18
    Và hơi tế nhị một chút là họ chọn bạn như thế nào, họ có bao nhiêu bạn?
  • 21:18 - 21:22
    Nhưng ít nhất với tôi, tôi cảm thấy đó là cách nghĩ có ích hơn:
  • 21:22 - 21:24
    Họ có phải là kỹ sư giỏi nhất họ từng biết không?
  • 21:24 - 21:28
    Một điều khác tôi nghĩ rất đáng đề cập là trong tất cả 10 người này,
  • 21:28 - 21:32
    hoặc nói chung về văn hóa và tuyển dụng,
  • 21:32 - 21:37
    tôi nghĩ mọi người thường không nhận ra, tới khi họ tự trải nghiệm và thấy tầm quan trọng của nó,
  • 21:37 - 21:43
    phần lớn là vì trong cuộc sống và truyền thông, mọi người đều tập trung vào người sáng lập.
  • 21:43 - 21:47
    Kiểu như chỉ có chúng tôi, hay kiểu chúng tôi trung tâm của các câu chuyện, như là
  • 21:47 - 21:50
    Stripe chính là John và Patrick.
    Pinterest chính là Ben. Vân vân...
  • 21:50 - 21:55
    Nhưng rõ ràng trong công ty có đến 99,9% công việc
  • 21:55 - 21:57
    được làm bởi những người không phải chúng tôi.
  • 21:57 - 22:01
    Và tôi nghĩ chỉ nói thôi thì rất dễ hiểu,
  • 22:01 - 22:05
    nhưng rất khó để nói khác đi, vì công ty là thứ trừu tượng,
  • 22:05 - 22:09
    nên bạn phải gắn nó với người nào đó,
    nhưng tôi nghĩ điều này rất đáng ghi nhớ.
  • 22:09 - 22:17
    Như ở Apple, Steve Jobs chỉ làm một phần rất rất nhỏ. Hoặc Google cũng vậy, và vân vân...
  • 22:17 - 22:19
    - Ý cậu là chú ý tới văn hóa?
  • 22:19 - 22:21
    - Đại khái là vậy.
  • 22:21 - 22:25
    - Tôi nghĩ một điều nữa là người giới thiệu thật sự rất quan trọng.
  • 22:25 - 22:30
    Và người giới thiệu đúng với tên gọi đó.
  • 22:30 - 22:35
    Về cơ bản bạn sẽ hỏi những người có kinh nghiệm thực tế nói thật ý kiến của họ.
  • 22:35 - 22:42
    Chúng tôi làm rất chặt phần đó, chúng tôi muốn biết người này thích làm việc gì.
  • 22:42 - 22:47
    Chúng tôi không cố xác minh xem họ có nói thật trong hồ sơ không, vì mặc định họ phải nói thật.
  • 22:47 - 22:52
    Nên những câu hỏi chuẩn mà tôi sẽ hỏi khi phỏng vấn,
  • 22:52 - 22:56
    tôi có thể nói: "Này, chúng ta đều quen biết Jonathan.
  • 22:56 - 23:00
    Tôi sẽ nói chuyện với cậu ấy trong vài tuần tới, vì chúng tôi biết nhau. Nếu tôi hỏi cậu ấy
  • 23:00 - 23:06
    rằng cậu giỏi cái gì nhất, hoặc tự hào về điều gì nhất, hay cậu đang cải thiện điều gì,
  • 23:06 - 23:08
    thì cậu ấy sẽ nói gì?"
  • 23:08 - 23:13
    Đây là một kiểu kiểm tra khả năng tự nhận biết bản thân, và tạo ra một chút tín nhiệm.
  • 23:13 - 23:16
    Rồi tôi sẽ hỏi vài điều để khiến câu hỏi
  • 23:16 - 23:21
    có cảm giác dễ chịu hơn, dễ định lượng hơn, và sẽ điều chỉnh trong lúc hỏi. Nên...
  • 23:21 - 23:26
    khi đánh giá một người, bạn có nghĩ người này thuộc Top 1% trong số những người bạn từng làm việc cùng?
  • 23:26 - 23:28
    Top 5%? Hay Top10%?
  • 23:28 - 23:33
    Và mức độ khan hiếm đó cũng là thang đo để đánh giá họ,
  • 23:33 - 23:36
    nên nếu bạn nói: "Này, John giỏi nhất là việc gì?
  • 23:36 - 23:40
    Cậu ấy bảo tôi cậu ấy giỏi những việc này, anh xác nhận được không?" Họ nói: "Vâng. Sẵn sàng."
  • 23:40 - 23:45
    Nên tôi nghĩ đó là một công cụ mà bạn nên nghiêm túc cân nhắc.
  • 23:45 - 23:49
    - Vâng, người tham khảo không phải là thứ dễ thấy khi bắt đầu,
  • 23:49 - 23:51
    nhưng nó sẽ chứng minh tính hiệu quả theo thời gian.
  • 23:51 - 23:56
    Và tôi nghĩ đối với người tham khảo đã nêu tên, họ sẽ thích mềm mỏng hơn.
  • 23:56 - 24:00
    Nên bạn phải chủ động tạo ra sự khan hiếm đó bằng cách hỏi:
  • 24:00 - 24:03
    "Anh xếp hạng người này ở mức nào trong số những người anh đã cùng làm việc?"
  • 24:03 - 24:06
    Hoặc bạn có thể trò chuyện với người giới thiệu,
  • 24:06 - 24:09
    nhưng thường tôi sẽ dành khoảng 15 phút điện thoại với người đó.
  • 24:09 - 24:14
    Đừng để họ chỉ nói "Vâng. Người này rất tuyệt." rồi cúp máy.
  • 24:14 - 24:16
    - Đó là nguồn tuyệt vời để tuyển dụng.
  • 24:16 - 24:16
    - Vâng.
  • 24:16 - 24:21
    - Những người tham khảo này cũng là nguồn tuyệt vời để tuyển mới.
  • 24:21 - 24:26
    Các cậu đã học được điều gì từ việc tuyển những người đầu tiên?
  • 24:26 - 24:30
    Các cậu đã làm gì để giúp họ phát huy nhanh chóng? Để khiến họ
  • 24:30 - 24:34
    kiểu như thích nghi ngay với văn hóa, đại khái vậy?
  • 24:34 - 24:39
    Vì tuyển dụng vốn đã khó, nhưng không khó bằng việc khiến họ hài lòng và năng suất.
  • 24:39 - 24:43
    Vậy các cậu đã làm gì để những người này làm được điều đó?
  • 24:44 - 24:49
    - À, nhiều thứ đã thay đổi khi chúng tôi từ nhỏ trở nên lớn hơn.
  • 24:49 - 24:55
    Lúc bắt đầu, chúng tôi thường tuyển vì chúng tôi cần họ từ rất lâu rồi.
  • 24:55 - 24:57
    Và việc gia nhập của họ đại khái là:
  • 24:57 - 25:00
    "Đây là máy của anh. Chúng tôi đã thiết lập sẵn hết rồi.
  • 25:00 - 25:02
    Đây là vấn đề chúng ta phải cùng giải quyết."
  • 25:02 - 25:05
    Và, cũng là bản chất của startup,
  • 25:05 - 25:08
    chúng tôi sống trong một căn hộ 2 phòng ngủ.
  • 25:08 - 25:11
    Và mọi thứ khác, như xây dựng mối quan hệ cá nhân,
  • 25:11 - 25:14
    dành thời gian với nhau, kết thân với nhau, và tất cả diễn ra
  • 25:14 - 25:17
    một cách tự động, bạn chẳng phải làm gì hết.
  • 25:17 - 25:20
    Nhưng có một điều tôi muốn nói thêm là
  • 25:20 - 25:23
    chúng tôi luôn nhắc nhở mọi người rằng chúng tôi đang hướng tới đâu.
  • 25:23 - 25:26
    Bởi vì khi mới tham gia giải quyết một vấn đề,
  • 25:26 - 25:30
    họ rất dễ nghĩ rằng cả thế giới chỉ là vấn đề trước mắt họ. Chúng tôi luôn nhắc:
  • 25:30 - 25:35
    "Này, ngày nào đó chúng ta sẽ làm điều gì đó như Google đã làm với tìm kiếm.
  • 25:35 - 25:37
    Đây là kế hoạch để thực hiện điều đó."
  • 25:37 - 25:43
    Và khi công ty phát triển, tôi nghĩ quy trình đó đã được chuẩn hóa hơn.
  • 25:43 - 25:48
    Chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian suy nghĩ và liên tục hoàn thiện
  • 25:48 - 25:52
    những trải nghiệm của nhân viên ngay từ ngày đầu tiên bước vào,
  • 25:52 - 25:55
    từ buổi phỏng vấn đầu tiên, đến 30 ngày sau khi họ tham gia.
  • 25:55 - 25:59
    Như họ có biết tên một người nào khác không? Họ có biết tên quản lý không?
  • 25:59 - 26:01
    Họ có ngồi cùng mọi người trong nhóm không?
  • 26:01 - 26:06
    Họ có biết cấu trúc tổng thể của công ty và ưu tiên hàng đầu là gì không?
  • 26:06 - 26:08
    Chúng tôi có một chương trình kéo dài một tuần,
  • 26:08 - 26:12
    và có những chương trình đặc biệt chuyên sâu hơn.
  • 26:12 - 26:15
    Và đó là thứ chúng tôi luôn liên tục hoàn thiện. Đó là những yếu tố mà
  • 26:15 - 26:19
    chúng tôi sẽ so sánh giữa lúc đầu với 30 ngày sau đó.
  • 26:19 - 26:23
    Và chúng tôi sẽ hỏi đồng nghiệp và quản lý của họ: "Người này có bắt nhịp được không?
  • 26:23 - 26:26
    Chúng ta có giúp họ đạt năng suất chưa?
  • 26:26 - 26:30
    Và nếu chưa, thì [A] Chúng ta không nên tuyển thêm người
  • 26:30 - 26:33
    bởi vì chúng ta chưa làm tốt việc giúp người mới hòa nhập;
  • 26:33 - 26:36
    và [B] Chúng ta cần sửa chữa việc đó."
  • 26:36 - 26:39
    Nên tôi nghĩ đây là điều quan trọng. Tôi không thể coi thường
  • 26:39 - 26:43
    tầm quan trọng của việc kết nối cá nhân với mọi người.
  • 26:43 - 26:48
    Như họ mong muốn điều gì? Phong cách làm việc của họ? Họ muốn được công nhận kiểu nào?
  • 26:48 - 26:53
    Họ có muốn hoàn toàn yên tĩnh không? Họ là người làm ngày hay làm đêm?
  • 26:53 - 26:56
    Tôi nghĩ biết được những việc này
  • 26:56 - 27:02
    sẽ thể hiện bạn quan tâm tới họ với cả tư cách cá nhân và tư cách tập thể. Mục tiêu là vậy.
  • 27:02 - 27:07
    - Tôi nghĩ có 2 điều quan trọng ở bất kỳ giai đoạn triển khai nào.
  • 27:07 - 27:10
    Thứ nhất là phải đưa nó vào vận hành thực tế một cách nhanh chóng.
  • 27:10 - 27:13
    Vì chỉ có khi đó bạn mới nhận thấy vấn đề,
  • 27:13 - 27:16
    tiến độ được đánh giá thế nào, khối lượng công việc thực tế thế nào,...
  • 27:16 - 27:21
    Thế nên, khi các kỹ sư gia nhập, chúng tôi cố gắng giúp họ bắt đầu ngay ngày đầu tiên.
  • 27:21 - 27:26
    Khi nhóm kinh doanh tham gia, chúng tôi sẽ đưa việc thực tế cho họ ngay ngày đầu tiên,
  • 27:26 - 27:28
    trong những việc mà họ ứng tuyển.
  • 27:28 - 27:32
    Tôi nghĩ đôi khi sẽ có xu hướng dễ dãi để khiến người mới an lòng.
  • 27:32 - 27:37
    Chúng tôi thiên về kiểu đạp họ xuống vực ngay lập tức.
  • 27:37 - 27:41
    Và điều thứ hai là cố gắng ghi nhận phản hồi thật nhanh chóng,
  • 27:41 - 27:44
    đặc biệt là phản hồi về việc thích nghi với văn hóa.
  • 27:44 - 27:49
    Khi nói về chuyện này, nếu bạn xây dựng được một văn hóa mạnh,
  • 27:49 - 27:52
    toàn bộ công ty đều sẽ cố gắng
  • 27:52 - 27:56
    để tạo điều kiện thích ứng tốt nhất cho người đó.
  • 27:56 - 27:58
    Việc đó không phải lúc nào cũng dễ.
  • 27:58 - 28:02
    Ở Stripe, văn hóa của chúng tôi liên quan nhiều tới viết lách.
  • 28:02 - 28:06
    Kiểu như bạn ngồi kế bên một người đang đeo tai nghe,
  • 28:06 - 28:08
    và mọi người nhắn tin với nhau. Vậy nên,
  • 28:08 - 28:11
    nhiều người mới vào không quen với môi trường đó sẽ thấy khó khăn.
  • 28:11 - 28:12
    - Thường là vậy.
  • 28:12 - 28:13
    - Vâng. Chính xác.
  • 28:13 - 28:20
    Vậy nên, mọi thứ trong công việc của bạn có liên quan tới khía cạnh văn hóa,
  • 28:20 - 28:23
    bạn phản hồi với họ càng nhiều, họ sẽ làm càng tốt.
  • 28:23 - 28:24
    Thật khác thường phải không?
  • 28:24 - 28:29
    Thật bất thường khi cứ liên tục bảo một người rằng họ đang làm tốt hay không.
  • 28:29 - 28:34
    Bạn không làm việc trong đời thường, bạn bị giới hạn.
  • 28:34 - 28:38
    Nhưng khi vào đây, đó là việc bạn phải làm thật tốt.
  • 28:38 - 28:43
    - Vậy đây là một chuyển biến tốt khi công ty cậu mở rộng.
  • 28:43 - 28:48
    Đâu là thay đổi lớn nhất các cậu đã làm với quy trình tuyển dụng?
  • 28:48 - 28:52
    Và làm sao các cậu quản lý và vận hành đội ngũ, khi đi từ
  • 28:52 - 28:56
    2 người tới 10, 100, 1.000 người?
  • 28:58 - 29:01
    - Có rất nhiều thay đổi.
  • 29:01 - 29:05
    Có một việc chúng tôi muốn làm về phần đội ngũ là...
  • 29:05 - 29:09
    mục tiêu là khiến đội ngũ cảm thấy càng tự trị và linh hoạt càng tốt,
  • 29:09 - 29:13
    trong những giới hạn vốn có của tổ chức lớn. Nghĩa là theo thời gian,
  • 29:13 - 29:16
    chúng tôi luôn muốn tạo cảm giác startup của các startup,
  • 29:16 - 29:21
    thay vì một tổ chức cứng nhắc với những quy trình ngoại lai áp đặt lên tất cả.
  • 29:21 - 29:25
    Nói dễ hơn làm. Chúng tôi vẫn chưa làm được hết. Nhưng
  • 29:25 - 29:30
    mục tiêu là mỗi đội nhóm đều có thể tự kiểm soát nguồn lực cần thiết để tự vận hành,
  • 29:30 - 29:34
    họ biết cái gì là quan trọng nhất và làm sao để tự đánh giá.
  • 29:34 - 29:37
    Và theo cách đó, vấn đề quản lý sẽ trở nên dễ dàng hơn,
  • 29:37 - 29:42
    ngược lại bạn sẽ thấy bất lực nếu không thể chia họ thành các nhóm tự trị.
  • 29:42 - 29:46
    Bạn sẽ nhìn vào đó rồi thốt lên: "Chúa ơi, độ phức tạp trong tương tác đang tăng theo cấp số nhân."
  • 29:46 - 29:50
    Sự phức tạp trong quản lý tăng tới mức bất khả thi, nên bạn sẽ phải tạo ra những nhóm tự trị,
  • 29:50 - 29:53
    hoặc ít ra chúng tôi đang cố làm thế.
  • 29:53 - 29:58
    Cụ thể là ở Pinterest, thách thức trong việc tạo ra các nhóm tự trị là
  • 29:58 - 30:02
    chúng tôi thật sự muốn các nhóm này phải bao gồm một thiết kế siêu giỏi,
  • 30:02 - 30:06
    một lãnh đạo giỏi mảng kỹ thuật, một cây bút,
  • 30:06 - 30:11
    và một người quản lý cộng đồng. Chúng tôi muốn họ tự duy trì.
  • 30:11 - 30:15
    Điều đó khiến vấn đề khó hơn, nhưng đó là triết lý cốt lõi của chúng tôi trong việc làm sản phẩm.
  • 30:15 - 30:20
    Chúng tôi muốn kết nối mọi người ở các mảng lại với nhau. Họ tò mò về rất nhiều thứ.
  • 30:20 - 30:24
    Rồi giao cho họ một dự án và loại bỏ rào cản để họ tiến thật nhanh.
  • 30:24 - 30:28
    Khi chúng tôi thấy rào cản, chúng tôi sẽ nghĩ xem làm sao giúp họ tăng tốc.
  • 30:28 - 30:31
    Tôi nghĩ tuyển dụng thì hơi khác một chút.
  • 30:31 - 30:36
    Tôi nghĩ thay đổi lớn nhất và tài sản lớn nhất mà bạn có khi có nhiều người hơn là
  • 30:36 - 30:40
    mạng lưới giới thiệu ngày càng trở nên quan trọng
  • 30:40 - 30:42
    nhờ mạng lưới của những người mà bạn tuyển vào.
  • 30:42 - 30:47
    Vậy một điều thật sự may mắn, một quyết định tuyệt vời của chúng tôi là
  • 30:47 - 30:51
    người thứ 14 và 15 mà chúng tôi tuyển thực sự là người tuyển dụng chuyên nghiệp
  • 30:51 - 30:55
    và cô ấy đã làm với các startup. Cô ấy làm với các công ty lớn như Apple.
  • 30:55 - 31:01
    Cô ấy biết đường ống vỡ ở đâu, biết những dấu hiệu sớm,
  • 31:01 - 31:05
    và dạy mọi người cách không chỉ phát hiện tài năng
  • 31:05 - 31:10
    mà trên quy mô lớn còn xác định người đó có phù hợp với văn hóa không, có tốt cho công ty không.
  • 31:10 - 31:14
    Tôi nghĩ khi nhìn lại, đó là một điều bản thân tôi hết sức trân trọng.
  • 31:16 - 31:19
    - Tôi nghĩ có rất nhiều thứ để nói, phải không?
  • 31:19 - 31:26
    Tôi nghĩ tất cả những điều này đều liên quan tới quản lý tăng trưởng. Và...
  • 31:26 - 31:32
    hoặc là công ty thất bại nhanh chóng, hoặc mọi vấn đề đều xoay quanh quản lý tăng trưởng.
  • 31:32 - 31:36
    Và tôi nghĩ có một điều sẽ khiến mọi người ngạc nhiên, như đã khiến tôi ngạc nhiên,
  • 31:36 - 31:40
    là khái niệm thời gian bị thay đổi nhanh chóng đến thế nào.
  • 31:40 - 31:48
    Ví dụ, tháng đầu tiên đa phần các bạn sẽ nghĩ đến tháng tiếp theo, phải không?
  • 31:48 - 31:53
    Đó có thể là bản đồ định hướng phát triển của bạn sẽ như thế nào,
  • 31:53 - 31:57
    thậm chí liên quan tới người bạn cùng làm việc. Có thể đó là những mối quan hệ thân thiết
  • 31:57 - 32:00
    mà họ không cam kết dành trọn thời gian, hoặc tương tự?
  • 32:00 - 32:05
    Và thời gian trôi qua càng nhiều, tôi nghĩ có một kiểu tương tác
  • 32:05 - 32:08
    hoặc tương quan giữa các thời đoạn.
  • 32:08 - 32:14
    Ví dụ sau 1 năm, bạn sẽ nghĩ tới 1 năm tới. Sau 4 năm, bạn sẽ nghĩ tới 4 năm tới.
  • 32:14 - 32:17
    Nhưng nó sẽ tăng rất nhanh, đúng không?
  • 32:17 - 32:20
    Vậy sau một tháng, đây là thời đoạn rất ngắn,
  • 32:20 - 32:26
    và rồi 11 tháng sau, bạn phải thật sự nghĩ về 1 năm kế tiếp,
  • 32:26 - 32:28
    và nghĩ về cấu trúc nhân sự trong thời đoạn đó.
  • 32:28 - 32:35
    Hãy nghĩ về những điều Ben đã nói, bạn sẽ muốn đi đến đâu trong dài hạn, đại loại thế.
  • 32:35 - 32:39
    Tôi nghĩ điều đó sẽ liên quan tới việc tuyển dụng, và kiểu người bạn sẽ tuyển.
  • 32:39 - 32:45
    Trong những ngày đầu, về cơ bản là bạn sẽ tuyển người có năng lực gần như ngay lập tức.
  • 32:45 - 32:50
    Bạn không có kiểu tuyển dụng xa xỉ với người có tiềm năng
  • 32:50 - 32:54
    nhưng không thể bắt nhịp công việc trong 1-2 năm đầu. Họ phải làm được việc ngay lập tức.
  • 32:54 - 32:59
    Nhưng sau 2-3 năm, đã đến lúc phù hợp để đầu tư những điều này.
  • 32:59 - 33:03
    Và thực tế, nếu không đầu tư như vậy, bạn sẽ quá ngắn hạn.
  • 33:03 - 33:06
    Nên tôi nghĩ điều này rất quan trọng.
  • 33:06 - 33:09
    Và đa phần việc đó xuất phát từ...
  • 33:09 - 33:14
    Tất cả những vấn đề này theo mặt nào đó đều khá dễ. Như làm sao để tạo kết nối xã hội giữa mọi người?
  • 33:14 - 33:18
    Chẳng phải chúng ta làm vậy hàng ngày sao?
  • 33:18 - 33:23
    Làm sao để làm việc đó một cách hệ thống, hiệu quả trên quy mô lớn?
  • 33:23 - 33:29
    Thường thì việc đó chỉ là tương đối, không hoàn hảo khi quy mô của bạn còn nhỏ,
  • 33:29 - 33:35
    và bạn có thể dùng cách nào để khiến nó hiệu quả nhất ở quy mô lớn hơn?
  • 33:35 - 33:40
    Như một công ty phát triển nhanh, tăng nhân sự gấp 2-3 lần mỗi năm, thì điều đó rất không bình thường.
  • 33:40 - 33:45
    Vậy đâu là cách ít tồi tệ nhất khi quản lý trong giai đoạn tăng trưởng đó?
  • 33:45 - 33:48
    Tổ chức nhân sự không được thiết kế cho việc đó,
  • 33:48 - 33:53
    và tôi nghĩ sẽ rất đáng bỏ công suy nghĩ một cách hệ thống về cách làm điều đó.
  • 33:53 - 33:59
    Nhưng, hãy nhận ra rằng bạn chẳng thể làm gì nhiều hơn là đặt câu hỏi.
  • 33:59 - 34:03
    Với Stripe, chúng tôi ăn 3 bữa mỗi ngày,
  • 34:03 - 34:07
    trên một chiếc bàn dài và mọi người ngồi cùng nhau.
  • 34:07 - 34:10
    Và nếu nghĩ về kết nối, hãy nghĩ xem lượng tương tác diễn ra
  • 34:10 - 34:15
    khi tất cả cùng ngồi ăn với nhau? Rất nhiều, đúng chứ?
  • 34:15 - 34:21
    Tôi có cả danh sách những thứ như thế. Nhưng khung sườn chung thì đều là như vậy.
  • 34:22 - 34:27
    - Tôi rất tò mò là các làm sao các cậu đánh giá tính minh bạch? Làm sao quy mô hóa nó theo thời gian?
  • 34:27 - 34:30
    Tôi nghĩ chúng ta đều muốn biết.Tôi khá tò mò.
  • 34:31 - 34:37
    - Tôi không nhớ ai định nghĩa startup, nhưng nó thế này:
  • 34:37 - 34:42
    Một startup là một tổ chức chưa bị kẹt vào cái bẫy nguyên tắc cứng nhắc
  • 34:42 - 34:46
    như hầu hết các công ty lớn, vì một thứ tối ưu cho bạn
  • 34:46 - 34:51
    thì thường sẽ không tối ưu cho toàn công ty.
  • 34:51 - 34:57
    Thế nên... Hệ quả của việc đó là
  • 34:57 - 35:00
    một startup có rất nhiều cách làm việc khác với một công ty lớn.
  • 35:00 - 35:06
    Ở công ty lớn, rất nhiều thứ tốt cho bạn,
  • 35:06 - 35:10
    bạn cũng không thể làm một cách minh bạch hoàn toàn, đúng chứ?
  • 35:10 - 35:13
    Vì sẽ có người cho rằng bạn đang làm việc không nên làm.
  • 35:13 - 35:17
    Nhưng nhờ mọi người đều cùng tiến về một hướng trong startup,
  • 35:17 - 35:20
    nên bạn có thể minh bạch hóa toàn bộ thông tin.
  • 35:20 - 35:25
    Thế nên... Tôi nghĩ tôi đã có đề cập,
  • 35:25 - 35:30
    Stripe từng gửi mail cho tất cả mọi người ở Stripe
  • 35:30 - 35:33
    về gần như tất cả các email gửi đi, trừ khi bạn hủy nhận thư,
  • 35:33 - 35:37
    vì chúng tôi nghĩ vậy hiệu quả hơn. Bạn sẽ không cần hội họp nhiều,
  • 35:37 - 35:40
    nếu bạn liên tục cập nhật tình hình.
  • 35:40 - 35:46
    Và theo thời gian, chúng tôi hoàn thiện hệ thống gửi mail phức tạp hơn,
  • 35:46 - 35:49
    giờ chúng tôi còn làm cả bộ lọc cho Gmail.
  • 35:49 - 35:53
    Và tới lúc chúng tôi có khoảng 50 người, như Ben đã làm,
  • 35:53 - 35:56
    chúng tôi hỏi mọi người cảm nhận những ngày đầu thế nào.
  • 35:56 - 36:00
    Họ báo là rất kinh khủng, vì họ thậm chí còn không thể
  • 36:00 - 36:04
    tìm được email mọi người gửi cho họ trong đống lộn xộn đó.
  • 36:04 - 36:05
    - Có lúc Gmail sập luôn.
  • 36:05 - 36:09
    - Ồ, đúng rồi. Có lúc Gmail sập vì chúng tôi gửi quá nhiều email.
  • 36:09 - 36:16
    Và... Điều đó rất khó quy mô hóa, bởi vì...
  • 36:16 - 36:20
    có lúc bạn liên lạc với ai đó nằm ngoài công ty
  • 36:20 - 36:25
    về ý tưởng tuyệt vời nào đó, và đồng nghiệp khác sẽ nghĩ rằng
  • 36:25 - 36:28
    đó là ý tưởng ngu ngốc nhất họ từng biết, đúng không? Và..
  • 36:28 - 36:34
    kiểu như bạn sẽ điều tra toàn bộ tổ chức thông qua những liên lạc đó.
  • 36:34 - 36:40
    Đó là mặt xấu của nó, còn mặt tốt là mọi người đều biết chuyện gì đang xảy ra.
  • 36:40 - 36:51
    Tôi nghĩ tôi không thể đồng thuận hơn về việc đó, bởi vì những thành quả tính đến hiện tại.
  • 36:51 - 36:53
    - Đó là một sự đồng thuận tốt.
  • 36:53 - 36:58
    - Vâng. Tôi rất tò mò làm sao cách đó hoạt động được với 5.000 người, hoặc tương tự như thế,
  • 36:58 - 37:00
    nếu có quy mô cỡ đó.
  • 37:00 - 37:04
    - Tôi nghĩ có 2 thứ giúp chúng tôi quy mô hóa là: một, thay đổi công cụ;
  • 37:04 - 37:06
    và hai, phát triển văn hóa xung quanh nó.
  • 37:06 - 37:11
    Và ở mặt trước của các công cụ, hoặc cơ sở hạ tầng,
  • 37:11 - 37:16
    trước đây bạn có thể cập nhật tình hình công ty bằng cách đọc hết các email.
  • 37:16 - 37:19
    Bây giờ chúng tôi có một kiểu tổng hợp thông tin hàng tuần,
  • 37:19 - 37:22
    và chúng tôi thực sự đổ công sức vào việc tổng hợp,
  • 37:22 - 37:26
    để nói cho mọi người biết chuyện gì đang diễn ra trong công ty, vì có quá nhiều thứ.
  • 37:26 - 37:33
    Và thứ hai là về mặt văn hóa, có rất nhiều thông tin trong nội bộ,
  • 37:33 - 37:38
    bạn phải phát triển những chuẩn mực văn hóa trên thông tin. Hiển nhiên là
  • 37:38 - 37:41
    phần nhiều phải được bảo mật trong Stripe.
  • 37:41 - 37:47
    Nhưng một điều kém hiển nhiên hơn là khi email, hoặc nói trên Slack hay IRESE,
  • 37:47 - 37:53
    khi có tới 170 người đang xem thì sẽ dễ khiến người ta e sợ.
  • 37:53 - 37:59
    Và khả năng rất cao là bản kế hoạch mà bạn nghĩ là hợp lý sẽ bị ném đá tơi tả.
  • 37:59 - 38:02
    Và sau đó bạn sẽ không dám chia sẻ nữa.
  • 38:02 - 38:05
    Vậy, chúng ta phải xây dựng chuẩn mực
  • 38:05 - 38:08
    về thời điểm phù hợp để thảo luận và cách thức phản ứng,
  • 38:08 - 38:11
    bởi vì mọi người sẽ cần chia sẻ nhiều hơn.
  • 38:11 - 38:16
    - Tôi tin rằng chuyện này không tốt, việc đưa Emily lên nói, nhưng cô ấy thực tập ở Stripe hè vừa rồi.
  • 38:16 - 38:19
    Tôi tò mò là khi thực tập, bạn có cảm nhận gì?
  • 38:19 - 38:22
    - Tôi nghĩ nhìn chung là tuyệt. Tôi nghĩ tuần đầu tiên
  • 38:22 - 38:27
    tôi đã dành hầu hết thời gian để đọc Hackpad và cập nhật những việc công ty đang làm.
  • 38:27 - 38:30
    Thường rất dễ bị phân tâm khỏi công việc của mình,
  • 38:30 - 38:33
    vì thường sẽ có những mảng khác của công ty mà bạn cũng thích.
  • 38:33 - 38:38
    - Nói luôn, Hackpad cũng như Google Docs, nhưng nó kiểu lướt tin để có thể xem hết các tài liệu.
  • 38:38 - 38:41
    - Vâng, bạn sẽ được khuyến khích công khai mọi thứ mà bạn đang làm.
  • 38:41 - 38:43
    Nhưng nhìn chung, bạn sẽ nhanh chóng tăng tốc.
  • 38:43 - 38:48
    Và bạn cũng chương trình tăng tốc, khi lãnh đạo các nhóm ở công ty
  • 38:48 - 38:53
    dù là hệ thống hay sản phẩm, đều có bài nói 30 phút về những gì nhóm họ đang làm
  • 38:53 - 38:55
    và cách bạn có thể đóng góp, nếu bạn hứng thú.
  • 38:55 - 38:58
    - Bạn có nghĩa minh bạch hết email là tốt không?
  • 38:58 - 39:02
    - Vâng. Tôi đã khá vất vả để hiểu được mình nên theo dõi những kênh nào.
  • 39:02 - 39:07
    Và tuần đầu tiên có tới 2.000 email trong hộp thư của tôi, vì rốt cuộc thì có tới 3 trong 4 đội
  • 39:07 - 39:10
    mà tôi thấy hứng thú và muốn nhận cập nhật.
  • 39:12 - 39:14
    - Rồi, tới câu hỏi của khán giả!
  • 39:14 - 39:15
    Vâng?
  • 39:15 - 39:18
    - Câu hỏi này dành cho Patrick và John.
  • 39:18 - 39:27
    Theo anh thì nhân viên ban đầu có thể phát triển để trở thành lãnh đạo khi công ty nở rộng không?
  • 39:27 - 39:33
    Và câu hỏi cho Ben: Có gì khác biệt, có khác biệt nào...
  • 39:33 - 39:40
    Có khác gì biệt trong vận hành và tập người dùng so với ban đầu?
  • 39:40 - 39:41
    - Rồi. Câu thứ nhất trước.
  • 39:41 - 39:43
    Thật ra cả 3 cậu ai trả lời cũng được.
  • 39:43 - 39:48
    Những người đầu tiên có phát triển thành lãnh đạo không?
  • 39:48 - 39:55
    - Với Stripe, rất nhiều người trong nhóm ban đầu giờ đã trở thành lãnh đạo.
  • 39:55 - 39:59
    Tôi nghĩ có một điều rằng các tổ chức,
  • 39:59 - 40:03
    nhắc lại, một kỹ năng khác thường mà họ phải thành thục là
  • 40:03 - 40:07
    phải nhận ra rằng chẳng có ai vừa ra đời đã có thể giỏi quản lý
  • 40:07 - 40:13
    hoặc giỏi lãnh đạo, hay giỏi phát triển con người cả,
  • 40:13 - 40:18
    và có thể giúp mọi người tiến bộ cùng với số năm làm việc cho công ty.
  • 40:18 - 40:24
    Đó là việc rất khó ở thời điểm mà ai cũng phải chạy vắt giò lên cổ,
  • 40:24 - 40:29
    nhưng sẽ rất có hại nếu công ty không làm được điều đó.
  • 40:30 - 40:34
    - Vâng, tôi nghĩ câu trả lời là vừa có vừa không.
  • 40:36 - 40:40
    Tôi nghĩ một cái lợi rất lớn khi làm startup là bạn được giao một thử thách
  • 40:40 - 40:43
    mà không ai khác đủ điên để đưa cho bạn một cơ hội như vậy.
  • 40:43 - 40:47
    Đó có thể là quản lý con người, có thể là quản lý dự án.
  • 40:47 - 40:52
    Nhưng có một hợp đồng ngầm trong đó nếu bạn để ai đó đón nhận thử thách,
  • 40:52 - 40:58
    đó không phải là kiểu một chiều, vì nếu thất bại, nó sẽ tạo ra nỗi sợ thử thách.
  • 40:58 - 41:03
    Và, chúng tôi có vài người quản lý những nhóm lớn bắt đầu từ những lập trình viên đơn lẻ,
  • 41:03 - 41:06
    mà khi làm việc thì họ nói: "Này, tôi muốn thử!
  • 41:06 - 41:10
    Tôi muốn thử lãnh một dự án, lãnh đạo nhóm, chịu trách nhiệm quản lý cho cả nhóm."
  • 41:10 - 41:13
    Và chúng tôi cũng có những người đã thử sức, và nói:
  • 41:13 - 41:16
    "Tôi rất vui vì được thử, vì tôi sẽ không bao giờ làm lại.
  • 41:16 - 41:20
    Chúng tôi muốn đảm bảo rằng bạn vẫn có thể tác động lên cả công ty
  • 41:20 - 41:24
    thông qua những đóng góp cá nhân khi lập trình hoặc thiết kế, chứ không cần quản lý.
  • 41:24 - 41:28
    Thật sự rất khó dự đoán tới khi bạn làm thử. Thế nên
  • 41:28 - 41:32
    tôi khuyến khích tạo cơ hội cho mọi người thử càng nhiều càng tốt,
  • 41:32 - 41:37
    trong những mảng mà bạn thấy có quá nhiều con đường học tập
  • 41:37 - 41:42
    liên quan tới mục tiêu kinh doanh mà bạn đang theo đuổi. Đó là khi bạn tìm kiếm một người
  • 41:42 - 41:46
    có thể bước vào và thật sự làm tốt vai trò đó.
  • 41:46 - 41:48
    - Cậu trả lời luôn câu còn lại chứ?
  • 41:48 - 41:53
    - Ồ, câu còn lại là tầm nhìn đã thay đổi thế nào so với lúc đầu?
  • 41:58 - 42:00
    - Vâng,...
  • 42:00 - 42:07
    Tôi nghĩ rằng về tầm nhìn, khi bắt đầu, chúng tôi tuyển người rất tự nhiên.
  • 42:07 - 42:10
    Kiểu như chúng tôi chứ làm sản phẩm thật tốt, rồi sẽ có người thích nó.
  • 42:10 - 42:13
    Tôi thích sưu tầm, có lẽ người khác cũng thích sưu tầm.
  • 42:13 - 42:17
    Và điều chúng tôi không ngờ đã tự động lộ diện chính là
  • 42:17 - 42:19
    khi nhìn vào bộ sưu tập của người khác,
  • 42:19 - 42:24
    hóa ra lại là cách rất tuyệt để khám phá những thứ mà bạn không biết là mình đang tìm kiếm.
  • 42:24 - 42:28
    Nó trở thành giải pháp cho vấn đề mà nhiều công nghệ khác không có.
  • 42:28 - 42:31
    Nên trong vài năm vừa qua,
  • 42:31 - 42:35
    chúng tôi đã đổ rất nhiều nguồn lực kỹ thuật và thiết kế vào việc phát triển
  • 42:35 - 42:39
    những hệ thống đề xuất, tìm kiếm, và gợi ý,
  • 42:39 - 42:46
    dựa trên dữ liệu chỉ có chúng tôi mới có, chính là những tấm ảnh được lựa chọn và sắp xếp bằng tay.
  • 42:46 - 42:49
    Và về phía người dùng, điều ngạc nhiên lớn là
  • 42:49 - 42:53
    thật sự lúc đầu chúng tôi chẳng biết có ai sử dụng không.
  • 42:53 - 42:56
    Chúng tôi rất vui rằng chẳng có ai thân thích với chúng tôi,
  • 42:56 - 43:00
    hoặc miễn cưỡng vì quan hệ thân quen mà phải dùng nó.
  • 43:00 - 43:07
    Nên một trong những ngạc nhiên lớn nhất là số lượng người dùng và sự đa dạng của họ.
  • 43:07 - 43:10
    Tôi nghĩ đó là một điều hết sức tuyệt vời. Và..
  • 43:10 - 43:14
    điều thú vị là thường thì khi công ty đi càng xa hơn,
  • 43:14 - 43:17
    mong muốn của bạn cũng trở nên lớn hơn. Nên...
  • 43:17 - 43:22
    Nên luôn tồn tại một khoảng cách từ vị trí hiện tại tới nơi mà chúng tôi muốn tới,
  • 43:22 - 43:27
    dù nhìn một cách khách quan, khi càng tiến xa, khoảnh cách đó lại càng lớn hơn.
  • 43:27 - 43:32
    Nhưng tôi nghĩ đây là đặc điểm chung ở những người sáng lập công ty.
  • 43:33 - 43:34
    - Vâng?
  • 43:34 - 43:37
    - Anh nói rằng khi truyền bá tầm nhìn của công ty,
  • 43:37 - 43:41
    anh sẽ phải mô tả thật chi tiết nó sẽ khó đến mức nào,
  • 43:41 - 43:44
    và họ sẽ ít được gặp gia đình trong 3 năm
  • 43:44 - 43:48
    nhưng sau đó họ sẽ có một thứ để con cháu họ tự hào.
  • 43:48 - 43:49
    Nhưng làm sao bảo đảm được?
  • 43:49 - 43:54
    Cả hai bên đều biết vế sau là không bảo đảm, chỉ có vế một,
  • 43:54 - 43:57
    nên nếu họ không được gặp gia đình suốt một năm, mọi thứ sẽ rất khác.
  • 43:57 - 44:01
    Vậy làm sao các anh truyền bá tầm nhìn đó một cách trung thực
  • 44:01 - 44:07
    hoặc nói về lợi ích lớn tương ứng với hy sinh mà họ phải chịu...
  • 44:07 - 44:08
    - Hỏi rất hay.
  • 44:08 - 44:12
    Vậy câu hỏi là hầu hết các startup đều không phải iPhone,
  • 44:12 - 44:16
    các cậu không thể đảm bảo con cháu họ sẽ được tự hào, vì hầu hết startup đều thất bại.
  • 44:16 - 44:20
    Làm sao các cậu thuyết phục họ hy sinh và tham gia vào startup?
  • 44:21 - 44:25
    - Tôi cho rằng...
  • 44:25 - 44:30
    một phần nó khiến mọi người hứng thú chính là vì nó rất phiêu lưu, đúng chứ?
  • 44:30 - 44:32
    Nếu mọi thứ đều bảo đảm thì sẽ rất nhàm chán.
  • 44:32 - 44:38
    Nên đó cũng là một mặt có tác động đến kết quả,
  • 44:38 - 44:42
    nhưng không có gì hơn được tiềm năng.
  • 44:42 - 44:48
    Về việc không thể gặp mặt gia đình hoặc con cái, ý tôi là,
  • 44:48 - 44:54
    startup thường phải làm việc nhiều giờ hơn, nhưng tôi nghĩ
  • 44:54 - 44:58
    chuyện đó có lẽ hơi bị phóng đại một chút.
  • 44:58 - 45:02
    Như kiểu Scott Forstall mỗi lần tuyển người.
  • 45:02 - 45:07
    Nhưng ý tôi là, ngay cả các startup, đặc biệt là những ngày đầu,
  • 45:07 - 45:09
    có xu hướng làm việc nhiều giờ hơn,
  • 45:09 - 45:12
    tôi nghĩ vẫn có xu hướng phóng đại việc đó.
  • 45:12 - 45:15
    Kiểu như câu cá phiên bản startup vậy.
  • 45:15 - 45:21
    Kiểu như mọi startup đều nghĩ họ làm việc điên cuồng hơn những người khác trong những ngày đầu.
  • 45:21 - 45:25
    Kiểu như chúng tôi không bao giờ ngủ trong suốt 2 năm.
  • 45:25 - 45:27
    Chẳng biết nữa.
  • 45:27 - 45:32
    Tôi nghĩ đó là thực tế với nhiều người, nhưng không phải hy sinh quá lớn.
  • 45:32 - 45:38
    Bạn có thể thực tế hơn một chút về điều đó, bạn sẽ làm việc nhiều hơn 2 giờ so với bình thường.
  • 45:38 - 45:44
    Đó là một hy sinh, nhưng không phải kiểu từ bỏ tất cả...
  • 45:44 - 45:48
    những niềm vui và sự dễ chịu trong suốt 5 năm tới.
  • 45:48 - 45:54
    - Vâng. Ngay cả iPhone cũng không phải iPhone trước khi hoàn thành. Vậy nên...
  • 45:54 - 45:57
    chẳng có người thông minh nào bị ảo tưởng
  • 45:57 - 46:00
    rằng bạn có một quả cầu tiên tri để biết rõ tương lai,
  • 46:00 - 46:02
    và tham gia bởi vì sự bảo đảm đó. Và thực tế,
  • 46:02 - 46:07
    nếu bạn nói vậy mà họ vẫn vào, thì bạn không nên thuê họ.
  • 46:07 - 46:14
    Vì họ không qua được bài kiểm tra trí tuệ về tính bất khả tri của tương lai.
  • 46:14 - 46:16
    Nhưng tôi nghĩ bạn nên nói rõ
  • 46:16 - 46:21
    cái gì là thú vị, bạn có thể làm đến đâu, chỗ nào khó khăn, và vẽ ra kết hoạch lý tưởng nhất.
  • 46:21 - 46:27
    Sau đó, hãy nói tại sao vai trò của họ lại quan trọng, bởi vì đúng thế thật.
  • 46:27 - 46:29
    Tôi rất thích ý của cậu.
  • 46:29 - 46:33
    Kiểu như nếu nói chúng tôi sẽ lên Sao Hỏa, nó sẽ thu hút người giỏi nhất
  • 46:33 - 46:38
    và dần dần bạn sẽ đến gần Sao Hỏa hơn. Họ đều nhận thấy điều đó.
  • 46:38 - 46:42
    Tôi khuyến nghị bạn không nên che giấu những mặt xấu.
  • 46:42 - 46:45
    Vì nếu có người muốn tham gia chỉ vì họ muốn kiểu:
  • 46:45 - 46:48
    "Ồ, tôi muốn an toàn và chắc chắn như làm ở Google,
  • 46:48 - 46:53
    và lợi thế tương tác và minh bạch trong các startup nhỏ"
  • 46:53 - 46:57
    thì đó là một dấu hiệu rất rất xấu. Và...
  • 46:57 - 46:59
    Ví dụ, khi tôi phỏng vấn mọi người,
  • 46:59 - 47:03
    họ thường nói "Tôi rất hào hứng với việc anh đang làm", và tôi hỏi "Cậu có ứng tuyển ở đâu khác không?"
  • 47:03 - 47:07
    Và họ liệt kê ra 7 công ty chẳng liên quan gì nhau
  • 47:07 - 47:09
    ngoại trừ họ cũng ở cùng giai đoạn giống chúng tôi.
  • 47:09 - 47:15
    Họ nói: "Tôi thích những phát kiến mới, nên tôi ứng tuyển vào Stripe, Dropbox, AirBnB, Uber,...
  • 47:15 - 47:19
    Tôi cũng gửi hồ sơ vào Google X, để vào bộ phận đó."
  • 47:19 - 47:22
    Đó là dấu hiệu rằng họ không hiểu rõ họ quan tâm điều gì.
  • 47:22 - 47:27
    Và khi gặp khó, những người này thường không bám trụ để vượt qua nó.
  • 47:27 - 47:31
    Bởi vì họ chỉ ứng tuyển để có kinh nghiệm chứ không phải để đạt mục tiêu.
  • 47:31 - 47:35
    - Tôi nghĩ có một điều khác thúc đẩy mọi người rất nhiều,
  • 47:35 - 47:40
    bên cạnh việc họ hiểu vai trò của họ đối với kết quả,
  • 47:40 - 47:43
    chính là góc độ phát triển bản thân.
  • 47:43 - 47:47
    Và trong startup, bởi vì nhân sự được chọn ít nghiêm ngặt hơn,
  • 47:47 - 47:50
    nên sẽ dễ dàng tham gia hơn, đúng chứ?
  • 47:50 - 47:54
    Nghĩa là, nếu bạn là người giỏi nhất thế giới, bạn sẽ không...
  • 47:54 - 47:57
    À, dù bạn là người giỏi nhất hay tệ nhất thế giới,
  • 47:57 - 48:01
    bạn cũng chẳng thể thay đổi đường hướng của Google, đúng chứ?
  • 48:01 - 48:05
    Vậy bạn sẽ lấy cái gì làm thước đo cho bản thân
  • 48:05 - 48:09
    để đánh giá mức độ đóng góp và tác động của bạn?
  • 48:09 - 48:12
    Tôi nghĩ đây là mặt hấp dẫn để thu hút những người giỏi nhất,
  • 48:12 - 48:16
    startup là một nơi tuyệt vời để thử điều đó.
  • 48:17 - 48:18
    - Được rồi!
  • 48:18 - 48:21
    - Câu hỏi cuối. Anh nhé?
  • 48:21 - 48:22
    Câu hỏi cuối!
  • 48:22 - 48:26
    - Đây là câu hỏi cho Ben, nhưng các anh có thể cùng trả lời.
  • 48:26 - 48:30
    Tập người dùng tác động tới việc tuyển dụng của anh như thế nào?
  • 48:30 - 48:33
    Pinterest là trang có tới 80% người dùng là nữ,
  • 48:33 - 48:37
    vậy điều đó tác động thế nào tới việc tuyển dụng?
  • 48:37 - 48:40
    - Tập người dùng tác động thế nào tới chiến lược tuyển dụng?
  • 48:40 - 48:41
    - À vâng.
  • 48:41 - 48:47
    Mọi người thường cho rằng chúng ta nên tuyển người sử dụng sản phẩm của mình mỗi ngày.
  • 48:47 - 48:51
    Có lẽ cách đó sẽ hiệu quả, nếu bạn làm API thật tốt.
  • 48:51 - 48:55
    Với chúng tôi, chúng tôi muốn tìm người có tham vọng,
  • 48:55 - 48:58
    và hào hứng với việc tạo ra đột phá trên mạng.
  • 48:58 - 49:03
    Và họ phải hiểu chính xác cách hoạt động của chúng tôi và đã từng sử dụng.
  • 49:03 - 49:05
    Nhưng họ không cần là người dùng. Thế nên
  • 49:05 - 49:10
    với chúng tôi, đây là một cơ hội để xem rào cản nào khiến họ chưa sử dụng nó?
  • 49:10 - 49:15
    Hãy tham gia và xóa bỏ rào cản đó, giúp chúng tôi đến gần hơn với tầm nhìn đó.
  • 49:15 - 49:19
    À... Chẳng biết nữa, có rất nhiều...
  • 49:19 - 49:23
    Nếu bạn đọc sách viết về startup, thì sẽ nghe có vẻ rất hợp lý,
  • 49:23 - 49:27
    nhưng nó chỉ đúng cho một vài trường hợp cụ thể.
  • 49:27 - 49:30
    Nên với chúng tôi, chúng tôi phải tháo bỏ giới hạn một chút,
  • 49:30 - 49:33
    để đón nhận những người có tham vọng với sứ mệnh của chúng tôi.
  • 49:33 - 49:36
    Những người quan tâm tới sản phẩm và phương thức xây dựng sản phẩm,
  • 49:36 - 49:40
    thậm chí dù họ không phải là người dùng của chúng tôi.
  • 49:40 - 49:44
    - Có một điều tôi muốn nói về điều đó là
  • 49:44 - 49:48
    khi chúng rằng rất khó tuyển được những người đầu tiên,
  • 49:48 - 49:52
    vì mọi người đều có rất nhiều lựa chọn tốt khác,
  • 49:52 - 49:55
    còn bạn lúc đó chỉ là một con vịt xấu xí,
  • 49:55 - 49:59
    nên tìm kiếm những người cuồng nhiệt với sản phẩm của bạn là một cách tuyệt vời để tuyển người.
  • 49:59 - 50:03
    Bởi vì bạn sẽ có một lợi thế khác thường so với các đối thủ.
  • 50:03 - 50:09
    Và tôi biết chắc rằng, ở Stripe, chúng tôi chắc chắn...
  • 50:09 - 50:13
    chúng tôi đã tuyển 4 người dùng Stripe trong những người đầu tiên.
  • 50:13 - 50:18
    Và đây là những người chúng tôi không thể tuyển được theo cách khác.
  • 50:18 - 50:22
    Tôi chắc chắn rằng Pinterest cũng vậy,
  • 50:22 - 50:26
    bạn sẽ thấy những lợi ích khi làm cho Pinterest, kiểu: "Này, Pinterest đấy nhé!"
  • 50:26 - 50:29
    Và bạn có thể làm thứ bạn dùng. Vâng!
  • 50:29 - 50:31
    - Cảm ơn các cậu đã đến đây hôm nay.
  • 50:31 - 50:32
    - Xin cảm ơn.
Title:
Lecture 11 - Hiring and Culture, Part 2 (Patrick and John Collison, Ben Silbermann)
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
PACE
Duration:
50:37

Vietnamese subtitles

Revisions