Return to Video

Sự hồi phục sau thảm họa có thể cứu nhiều mạng sống | Derrick Tin | TEDxUniMelb

  • 0:11 - 0:13
    Bạn nghĩ gì
  • 0:13 - 0:16
    khi nghe về trận động đất mới nhất
  • 0:16 - 0:20
    phá hủy nhiều thành phố
    và giết hàng ngàn người
  • 0:20 - 0:25
    hay về đợt nóng hay hạn hán
    quét qua lục địa này?
  • 0:26 - 0:29
    Bạn có cảm thấy buồn và đồng cảm
  • 0:29 - 0:32
    hay mong muốn giúp đỡ?
  • 0:32 - 0:35
    Hay bạn đã quá mệt mỏi
  • 0:35 - 0:39
    khi phải liên tục đón nhận
    những tin tức khủng khiếp như thế?
  • 0:41 - 0:43
    Nhưng liệu bạn có từng nghĩ,
  • 0:43 - 0:46
    Sẽ ra sao khi chuyện đó xảy ra với tôi?
  • 0:46 - 0:51
    Tôi là Derrick Tin, hôm nay tôi sẽ
    giải thích cách động đất có thể cứu mạng
  • 0:51 - 0:54
    và biết đâu một ngày nào đó
    cuộc trò chuyện này sẽ cứu mạng bạn.
  • 0:54 - 0:58
    Theo dòng lịch sử,
    khi một thảm họa diễn ra,
  • 0:58 - 1:02
    điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là:
    chúng ta đã đắc tội gì với thần linh.
  • 1:02 - 1:06
    Sự phẫn nộ của các vị thần
    giáng xuống chúng ta.
  • 1:07 - 1:10
    Nhưng khoa học đã cho ta cái nhìn khác,
  • 1:10 - 1:13
    trên thực tế, loài người chúng ta
    đang góp phần vào
  • 1:13 - 1:16
    cuộc khủng khủng hoảng khí hậu hiện nay
  • 1:16 - 1:23
    và dĩ nhiên, cả sự gia tăng tần suất và
    cường độ của sự kiện khí hậu.
  • 1:24 - 1:27
    Kể cả khi bạn là một người hoài nghi,
  • 1:27 - 1:29
    một trận động đất ngày hôm nay
  • 1:29 - 1:32
    cũng chắc chắn sẽ ảnh hưởng lên
    rất nhiều người
  • 1:32 - 1:37
    hơn hẳn một trận động đất tương tự
    tại cùng một địa điểm 100 năm trước,
  • 1:37 - 1:41
    bởi tính tuyệt đối của sự gia tăng dân số.
  • 1:42 - 1:45
    Không thể chối cãi rằng
    những thảm họa hiện tại
  • 1:45 - 1:48
    đang ảnh hưởng đến
    nhiều người hơn trước đây.
  • 1:49 - 1:53
    Hiện tại, tôi đang dành phần nhiều
    sự nghiệp của mình
  • 1:53 - 1:56
    trong những thảm họa tại Ấn Độ Dương và
    Nam Thái Bình Dương,
  • 1:56 - 1:59
    thực hiện cứu hộ hàng hải và
    lập bệnh viện tại hiện trường thảm họa.
  • 1:59 - 2:01
    Đây là tôi,
    trong lần bổ nhiệm đầu tiên.
  • 2:01 - 2:07
    Ở góc phải là một bức vẽ
    do một đứa trẻ vẽ cho chúng tôi -
  • 2:07 - 2:09
    một đứa trẻ chúng tôi đã cứu -
  • 2:09 - 2:12
    và đó là một phần liệu pháp
    chấn thương và nghệ thuật của em.
  • 2:13 - 2:15
    Tác phẩm này, như bạn hình dung,
  • 2:15 - 2:18
    cực kì đau thương cho những người
    thực hiện giải cứu như chúng tôi.
  • 2:19 - 2:23
    Nó cực kì đau thương cho những người
    chúng tôi cố gắng cứu,
  • 2:23 - 2:26
    nhưng cũng cực kì đau thương
    cho những cộng đồng
  • 2:26 - 2:31
    phải chứng kiến và đôi lúc
    là nạn nhân của thử thách.
  • 2:32 - 2:35
    Khi tôi được bổ nhiệm làm bác sĩ,
  • 2:35 - 2:37
    tôi đã hiểu rằng, tôi sẽ thấy chấn thương
  • 2:37 - 2:38
    tôi sẽ thấy cái chết.
  • 2:38 - 2:43
    Đây là công việc hàng ngày
    tại khoa cấp cứu của tôi.
  • 2:44 - 2:46
    Và ngay trước khi đợt
    ra quân đầu tiên của tôi,
  • 2:46 - 2:50
    tôi đã có mười năm kinh nghiệm
    tại phòng cấp cứu.
  • 2:50 - 2:52
    Tôi đã nghĩ mình sẵn sàng,
  • 2:53 - 2:56
    nhưng thực sự thì chưa.
  • 2:56 - 3:02
    Bởi không có trường lớp nào có thể
    chuẩn bị cho thời khắc đó
  • 3:02 - 3:07
    thời khắc mà người bạn vừa cứu
    lôi tấm hình người con gái của họ ra,
  • 3:07 - 3:10
    hỏi rằng bạn có nhìn thấy nó không,
  • 3:10 - 3:12
    biết rằng con bé đã mất tích ngoài biển.
  • 3:13 - 3:17
    Bởi không có trường lớp nào có thể
    chuẩn bị cho thời khắc đó
  • 3:17 - 3:21
    khi bạn bước vào
    nhà xác đông lạnh tạm thời
  • 3:21 - 3:24
    với xác chất đầy đến trần nhà,
  • 3:24 - 3:29
    và nhiệm vụ của bạn là mở từng túi xác
    và nhận diện người đã chết.
  • 3:30 - 3:33
    Những khoảnh khắc đó
    đã đưa tôi đến những nơi tối tăm.
  • 3:34 - 3:37
    Nó tác động mạnh mẽ lên tôi.
  • 3:37 - 3:39
    Và nó khiến tôi trăn trở
  • 3:39 - 3:42
    nếu những người với kiến thức
    và kinh nghiệm như tôi
  • 3:42 - 3:45
    có thể bị ảnh hưởng mạnh mẽ đến thế,
  • 3:46 - 3:48
    thì nó sẽ ảnh hưởng
    đến các bạn như thế nào
  • 3:48 - 3:52
    nếu bạn rơi vào hoàn cảnh tương tự?
  • 3:54 - 3:55
    Nó làm tôi băn khoăn rằng
  • 3:55 - 4:01
    cái gì đã làm cho một cá nhân hay
    cộng đồng hồi phục tốt hơn và nhanh hơn
  • 4:01 - 4:04
    sau một biến cố thảm khốc như vậy?
  • 4:04 - 4:08
    Và điều mà tôi thực sự muốn
    các bạn nhớ ngày hôm nay:
  • 4:08 - 4:11
    tầm quan trọng của sự phục hồi cộng đồng.
  • 4:11 - 4:17
    Sự phục hồi là khả năng hấp thụ áp lực
    và phục hồi từ một sự kiện tàn khốc
  • 4:17 - 4:19
    để tạo ra một đích đến mới.
  • 4:19 - 4:21
    Sự phục hồi của cá nhân và cộng đồng
  • 4:21 - 4:24
    đã được chứng minh
    là yếu tố quan trọng nhất
  • 4:24 - 4:29
    để giúp xây dựng lại
    cộng đồng sau thảm họa.
  • 4:29 - 4:31
    Điều đó cần thời gian
  • 4:31 - 4:32
    công sức
  • 4:33 - 4:36
    và kết quả không rõ ràng
    hay đo lường được.
  • 4:36 - 4:39
    Nhưng điều đó không khó khăn đến thế.
  • 4:39 - 4:42
    Nó chỉ cần có một kế hoạch B,
  • 4:42 - 4:46
    có một mạng lưới hỗ trợ cộng đồng tốt,
  • 4:46 - 4:48
    hiểu hàng xóm của bạn hơn,
  • 4:48 - 4:50
    biết được tài nguyên địa phương bạn,
  • 4:50 - 4:54
    và hợp tác với các tổ chức cá nhân
    và cộng đồng
  • 4:54 - 4:58
    để giúp bạn xây dựng kế hoạch B.
  • 4:58 - 5:01
    Đây là sự trao quyền cho bạn
    và cộng đồng của bạn
  • 5:01 - 5:03
    để chủ động chịu trách nhiệm
  • 5:03 - 5:09
    về hạnh phúc, an toàn và sức khỏe
    của chính bạn và mọi người.
  • 5:10 - 5:12
    Hiện tại, sau mỗi cuộc giải cứu
  • 5:12 - 5:14
    tôi đã có cơ hội nói chuyện
    với người dân địa phương
  • 5:14 - 5:16
    và tôi ngạc nhiên
    về khả năng họ phục hồi.
  • 5:16 - 5:19
    Nguồn lực của họ hạn chế.
  • 5:19 - 5:21
    Hệ thống viễn thông ngắt quãng,
  • 5:21 - 5:22
    không hề có mạng internet.
  • 5:22 - 5:26
    Đôi khi mất hàng tuần
    để thực phẩm đến tay họ.
  • 5:27 - 5:31
    Và họ vẫn cực kì tự lực và tháo vát.
  • 5:31 - 5:36
    Họ có lãnh đạo doanh nghiệp cộng đồng,
    lãnh đạo cao tuổi, nhóm thanh niên
  • 5:36 - 5:42
    và họ đã hợp tác với nhau
    để tạo thành kết nối hỗ trợ vững chắc,
  • 5:42 - 5:47
    và họ liên tục hỏi bản thân
    về chuyện gì sẽ xảy ra.
  • 5:48 - 5:51
    Và đây là điển hình của
    nhiều thị trấn ở Úc
  • 5:51 - 5:55
    phần lớn bởi vì
    họ phải phát triển cơ chế sinh tồn
  • 5:55 - 5:57
    để đối phó với những thử thách hằng ngày
  • 5:57 - 6:01
    cũng như những bước ngoặt
    mà thiên nhiên trao cho họ
  • 6:02 - 6:05
    những thị trấn với lũ lụt, cháy rừng
  • 6:05 - 6:07
    liên tục hạn hán.
  • 6:07 - 6:12
    Tất cả những bài học kinh nhiệm
    trong những thảm họa khu vực
  • 6:12 - 6:17
    đang giúp những cộng đồng đó tạo nên
    khả năng phục hồi tốt hơn cho tương lai.
  • 6:18 - 6:21
    Bây giờ, mỗi khi tôi về nhà từ đợt ra quân
  • 6:21 - 6:24
    -thường là từ một cộng đồng xa xôi nào đó
    mà ít ai từng nghe đến-
  • 6:24 - 6:26
    tôi trở về nhà ở Sydney,
    tôi bật điện thoại,
  • 6:26 - 6:30
    và nghĩ: "Tuyệt vời!
    Điện thoại tôi có mạng internet!
  • 6:30 - 6:31
    Thật tuyệt vời làm sao?"
  • 6:31 - 6:34
    Tôi không phải
    hạn chế ăn đồ mình thích nữa;
  • 6:34 - 6:35
    tôi có thể sử dụng Uber Eats,
  • 6:35 - 6:38
    tôi có thể xem Netflix
    mà không cần phải xem quảng cáo nữa.
  • 6:38 - 6:40
    (Cười)
  • 6:40 - 6:41
    Và tôi tự nghĩ,
  • 6:41 - 6:44
    "Tôi đã sống sót thế nào
    trong những tuần qua
  • 6:44 - 6:47
    mà không có những sản phẩm
    công nghệ xa xỉ này?"
  • 6:49 - 6:50
    Và tôi nói cho các bạn nghe.
  • 6:50 - 6:52
    Thay vì có internet trên điện thoại,
  • 6:52 - 6:55
    hằng ngày tôi dạo quanh
    các quán cà phê địa phương,
  • 6:55 - 6:58
    nơi họ dựng các điểm wi-fi công cộng.
  • 6:58 - 7:01
    Qua nhiều tuần, bạn bắt đầu
    làm quen với mọi người.
  • 7:01 - 7:03
    Họ làm gì, họ ở đây bao lâu.
  • 7:03 - 7:07
    Bạn bắt đầu biết họ email cho ai,
    họ kiểm tra chỉ số nào,
  • 7:07 - 7:10
    và bạn bắt chuyện
    với cộng đồng địa phương.
  • 7:11 - 7:12
    Thay vì Uber Eats,
  • 7:12 - 7:16
    mỗi sáng, tôi dạo quanh
    quảng trường làng
  • 7:16 - 7:19
    nơi mà người địa phương chuẩn bị
    và bán thức ăn.
  • 7:19 - 7:21
    Bạn không bao giờ biết bạn mua được gì
  • 7:21 - 7:22
    vì nó phụ thuộc phần lớn
  • 7:22 - 7:26
    vào nguyên liệu họ có trong tay
    tuần trước đó.
  • 7:26 - 7:28
    Tôi vẫn nhớ lần đầu đến đó.
  • 7:28 - 7:31
    Đó là một sự pha trộn
    của nhiều nền ẩm thực.
  • 7:31 - 7:33
    Có Roti Mã Lai,
  • 7:33 - 7:35
    có mì ý,
  • 7:35 - 7:37
    cả bánh vòng chiên nữa!
  • 7:37 - 7:40
    Tôi đã nghĩ:
    "OK, bánh vòng chiên cho bữa sáng nào"
  • 7:40 - 7:41
    (Cười)
  • 7:41 - 7:44
    và khi bạn mới đến thị trấn,
  • 7:44 - 7:47
    và đặc biệt khi mọi người biết
    bạn là chuyên viên y tế,
  • 7:47 - 7:50
    họ bắt đầu quan tâm hơn
  • 7:50 - 7:52
    về việc bạn làm gì,
    tại sao bạn ở đây.
  • 7:52 - 7:54
    "Thế bạn sẽ ở đây bao lâu?"
  • 7:54 - 7:58
    Vì thế, thay vì ở trong phòng
    và xem Netflix,
  • 7:58 - 8:02
    tôi được mời đến tất cả
    những sự kiện cộng đồng tuyệt vời này,
  • 8:02 - 8:05
    và tôi được hòa nhập với họ.
  • 8:06 - 8:08
    Và tôi nhanh chóng nhận ra là,
  • 8:08 - 8:11
    tất cả những khoảnh khắc
    và cuộc trò chuyện đó
  • 8:11 - 8:16
    thực tế là cách mà cộng đồng
    xây dựng lại khả năng phục hồi.
  • 8:17 - 8:21
    Và đó không phải điều có thể
    diễn ra ở những thành phố lớn.
  • 8:21 - 8:25
    85% dân số hiện nay đang sống ở đô thị.
  • 8:25 - 8:28
    Và có thể kinh tế của chúng ta
    kiên cường hơn rất nhiều
  • 8:28 - 8:31
    hơn những người bạn nông thôn,
  • 8:31 - 8:36
    môi trường của chúng ta dư thừa
    và khả năng thích ứng công nghệ
  • 8:36 - 8:40
    để thích nghi với sự bùng nổ dân số
  • 8:40 - 8:43
    tạo ra một rủi ro lớn khác,
  • 8:43 - 8:49
    một rủi ro mà luôn luôn thay đổi
    và khó có thể lường trước được.
  • 8:51 - 8:52
    Và cái chúng ta học được
  • 8:52 - 8:58
    là chúng ta sẽ thấy thảm họa quen thuộc
    nhưng ở trạng thái khác
  • 8:58 - 9:04
    và thảm họa xa lạ trong
    hình thức không thể tưởng tượng được.
  • 9:04 - 9:08
    Như trận động đất Tōkai
    năm 2011 ở Nhật Bản.
  • 9:08 - 9:11
    Một trận động đất
    gây thiệt hại cơ sở hạ tầng
  • 9:12 - 9:13
    nhưng đồng thời
    tạo ra sóng thần
  • 9:13 - 9:17
    quét qua bờ biển đông dân cư.
  • 9:18 - 9:22
    Con đập đáng lẽ bảo vệ chúng ta
    khỏi lũ quét
  • 9:22 - 9:23
    và cung cấp nguồn nước cố điịnh
  • 9:23 - 9:26
    đã bị hư hại và chôn vùi,
  • 9:26 - 9:28
    dẫn đến nhiều thiệt hại hơn.
  • 9:28 - 9:29
    Những lò phản ứng hạt nhân
  • 9:29 - 9:33
    đáng lẽ phải cung cấp
    nguồn năng lượng liên tục
  • 9:33 - 9:34
    đã tan chảy,
  • 9:34 - 9:37
    không những cắt đứt nguồn năng lượng
  • 9:37 - 9:40
    mà còn tạo ra nguy cơ rò rỉ phóng xạ.
  • 9:41 - 9:45
    15,000 người đã chết trong thảm kịch này.
  • 9:45 - 9:47
    Và đây là Nhật Bản mà chúng ta nói đến,
  • 9:47 - 9:50
    một trong những đất nước có
    nền công nghệ tiên tiến nhất thế giới
  • 9:50 - 9:55
    đã trải qua nhiều trận động đất
    từ thuở sơ khai.
  • 9:55 - 9:58
    Và họ vẫn phải gánh chịu
    một trong những thảm họa tồi tệ nhất
  • 9:58 - 10:01
    trong lịch sử hiện đại.
  • 10:02 - 10:06
    Bây giờ, châu Úc không phải là
    một lục địa dễ dộng đất,
  • 10:06 - 10:08
    và chúng ta rất may mắn
  • 10:08 - 10:10
    rằng nguy cơ thảm họa ở đây rất thấp
  • 10:10 - 10:14
    và khả năng quật cường
    của chúng ta khá cao.
  • 10:14 - 10:17
    Nhưng chúng ta vẫn thấy lốc xoáy,
    và hạn hán và cháy rừng.
  • 10:17 - 10:20
    Và đừng quên những cuộc tấn công khủng bố
  • 10:20 - 10:23
    hay những dịch bệnh không biên giới.
  • 10:23 - 10:25
    Hãy nhớ đến dịch SARS năm 2003,
  • 10:25 - 10:28
    virus đường hô hấp
    đã từng quét qua Đông Nam Á?
  • 10:28 - 10:30
    Hay còn Ebola thì sao?
  • 10:30 - 10:31
    Tổ chức Y Tế Thế Giới
  • 10:31 - 10:35
    đã từng tuyên bố tình trạng khẩn cấp
    quy mô toàn cầu.
  • 10:35 - 10:39
    Chúng ta đã trải qua mùa cúm
    chết người nhất thế kỷ
  • 10:39 - 10:40
    tại đây, tại Châu Úc.
  • 10:40 - 10:44
    Vì vậy, ai dám nói điều tồi tệ hơn
  • 10:44 - 10:46
    không thể diễn ra
  • 10:46 - 10:49
    và tàn phá một thành phố đông đúc
  • 10:49 - 10:53
    và áp đảo một hệ thống y tế
    đã sẵn quá tải?
  • 10:55 - 10:57
    Thiên tai thật sự phức tạp;
  • 10:58 - 11:00
    nguồn tài nguyên thì có hạn.
  • 11:00 - 11:03
    Chúng tôi không lẽ thể đến và cứu các bạn.
  • 11:03 - 11:08
    Vì vậy, chúng ta thật sự cần thay đổi
    thái độ "ai đó sẽ đến cứu chúng tôi"
  • 11:08 - 11:12
    thay vào đó, phải chú trọng nhiều hơn
    về sự tự lực bản thân.
  • 11:13 - 11:16
    Chuyện gì xảy ra nếu không có ai đến cứu?
  • 11:16 - 11:18
    Kế hoạch B của bạn là gì?
  • 11:19 - 11:23
    Người dân ở New Orleans đã rất khó khăn
    sau cơn bão Katrina.
  • 11:24 - 11:26
    Hiện tại, rất khó cho
    hầu hết các bạn hình dung
  • 11:26 - 11:29
    một sự cố lớn xảy ra ở nơi bạn sống.
  • 11:29 - 11:31
    Và bạn đúng - nó rất hiếm.
  • 11:31 - 11:35
    Nhưng hiếm không đồng nghĩa
    với việc ít tác động.
  • 11:35 - 11:39
    Vì vậy hãy để tôi giảm nhẹ nó xuống
    để các bạn có thể tưởng tượng được.
  • 11:39 - 11:41
    Việc mất điện kéo dài thì sao?
  • 11:41 - 11:43
    Bạn nghĩ bạn có thể sống sót bao lâu?
  • 11:43 - 11:46
    Tôi có thể chịu được vài ngày,
    không vấn đề.
  • 11:46 - 11:48
    Sau khi điện thoại tôi mất nguồn,
  • 11:48 - 11:50
    kết nối mạng cũng mất theo,
  • 11:50 - 11:54
    và tôi thật sự không có cách nào kêu cứu.
  • 11:54 - 11:59
    Sẽ ra sao nếu trong bóng tối,
    bạn trượt chân, ngã và gãy chân?
  • 11:59 - 12:01
    Bạn sẽ làm gì bây giờ?
  • 12:03 - 12:07
    Một cuộc khảo sát ở Mỹ cho thấy
    54% dân số thành thị
  • 12:07 - 12:10
    có ít hoặc không hề có
    niềm tin vào hàng xóm của họ.
  • 12:10 - 12:16
    Nhưng khi tai họa ập đến,
    hàng xóm là nguồn sống duy nhất của bạn.
  • 12:16 - 12:18
    Vì vậy hãy hỏi bản thân mình,
  • 12:18 - 12:21
    Bạn biết rõ hàng xóm của bạn
    như thế nào?
  • 12:21 - 12:24
    Có đủ nhiều để chào nhau mỗi buổi sáng?
  • 12:24 - 12:25
    Chắc chắn.
  • 12:25 - 12:28
    Có thể đủ nhiều để
    gửi họ chìa khóa dự phòng
  • 12:28 - 12:30
    trong trường hợp bạn bị nhốt ở ngoài?
  • 12:31 - 12:32
    Nhưng bạn có biết họ đủ nhiều
  • 12:32 - 12:35
    để trao mạng sống mình cho họ?
  • 12:35 - 12:38
    Khi mà đợt nắng nóng ở Chicago năm 1995,
  • 12:38 - 12:41
    Auburn và Englewood là
    hai vùng ngoại ô bị ảnh hưởng
  • 12:41 - 12:44
    gần như giống hệt nhau về dân số.
  • 12:44 - 12:46
    Nhưng tỷ lệ tử vong cao hơn gấp mười lần
  • 12:46 - 12:50
    ở vùng ngoại ô
    không có mối liên kết xã hội
  • 12:50 - 12:51
    như vùng còn lại.
  • 12:51 - 12:54
    Eric Klinenberg,
    một nhà xã hội học người Mỹ,
  • 12:54 - 12:56
    đã viết về điều này trong sách của ông
  • 12:56 - 13:00
    và gọi nó là "khám nghiệm xã hội"
    trong thiên tai ở Chicago.
  • 13:01 - 13:06
    Hóa ra, điều kiện hàng xóm
    cô lập nhau ở những ngày bình thường
  • 13:06 - 13:10
    có thể gây chết người ở những ngày tồi tệ.
  • 13:10 - 13:13
    Và nó ngày càng tồi tệ hơn
    từ thập niên 90.
  • 13:13 - 13:15
    Mặc cho việc kết nối nhiều hơn
  • 13:15 - 13:19
    và cả việc sống trong
    một môi trường dư thừa,
  • 13:19 - 13:25
    nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy
    sự cô lập xã hội "dịch bệnh thời đại mới".
  • 13:26 - 13:30
    Bây giờ, một trong những khó khăn
    trong việc chuẩn bị tốt hơn
  • 13:30 - 13:32
    chính là thuyết phục bạn
  • 13:32 - 13:36
    dành nhiều thời gian và công sức
  • 13:36 - 13:39
    trong việc chuẩn bị cho một điều
    có thể không hề xảy ra.
  • 13:39 - 13:42
    Hành vi bình thường của một người
    sẽ đặt trọng tâm
  • 13:42 - 13:46
    vào giai đoạn đối phó và phục hồi
  • 13:46 - 13:49
    hơn trong giai đoạn tiền thiên tai.
  • 13:49 - 13:51
    Nhưng những gì bạn biết hôm nay
  • 13:51 - 13:55
    chúng ta càng bỏ nhiều công sức vào
    việc ngăn chặn và chuẩn bị,
  • 13:55 - 13:59
    giai đoạn hậu thiên tai
    sẽ càng ít bị ảnh hưởng.
  • 14:01 - 14:06
    Ước tính với mỗi đô-la
    chúng ta bỏ ra để giảm thiểu rủi ro,
  • 14:06 - 14:09
    chúng ta sẽ tiết kiệm
    được sáu đô-la sau này.
  • 14:09 - 14:12
    Và nhiều người còn tranh luận rằng
  • 14:12 - 14:16
    nếu chúng ta càng chuẩn bị nhiều trong
    giai đoạn chuẩn bị tiền thiên tai,
  • 14:16 - 14:22
    những thảm họa nhân tạo, như vụ 11/9,
    có thể được ngăn chặn hoàn toàn.
  • 14:23 - 14:25
    Và điều đó cho chúng ta thấy một điều,
  • 14:25 - 14:27
    rằng chúng ta thật sự cần chuyển
    cuộc hội thoại này,
  • 14:27 - 14:32
    đưa nó trở lại
    cấp cơ sở cộng đồng
  • 14:32 - 14:36
    và khiến các bạn tham gia vào vấn đề này.
  • 14:37 - 14:40
    Khởi đầu của việc xây dựng
    khả năng phục hồi
  • 14:41 - 14:44
    bắt đầu với bạn hiểu về
    tầm quan trọng của nó.
  • 14:45 - 14:49
    Sức mạng của cộng đồng đến từ mỗi cá nhân,
  • 14:50 - 14:54
    và sức mạnh của mỗi cá nhân
    chính là cộng đồng.
  • 14:56 - 14:59
    Trời không hề mưa
    khi Noah xây dựng con tàu.
  • 15:00 - 15:03
    Lịch sử đã đưa đến những bài học,
  • 15:04 - 15:07
    và chúng ta biết khi nào cơn bão tới.
  • 15:08 - 15:09
    Nhưng câu hỏi ở đây là,
  • 15:09 - 15:12
    "Bạn đã sẵn sàng cho nó chưa?"
  • 15:12 - 15:13
    Cám ơn.
  • 15:13 - 15:16
    (Vỗ tay)
Title:
Sự hồi phục sau thảm họa có thể cứu nhiều mạng sống | Derrick Tin | TEDxUniMelb
Description:

Những thảm họa trước mắt đang ảnh hưởng đến nhiều con người hơn bao giờ hết. Từ những thảm họa tự nhiên đến những cuộc tấn công khủng bố, những sự kiện này đang gia tăng kể cả về quy mô lẫn tần suất. Chúng ta đã chuẩn bị như thế nào và bạn đang làm gì để cải thiện khả năng phục hồi của chính mình? Derrick sẽ thảo luận về tầm quan trọng của khả năng phục hồi sau thảm họa của cộng đồng.

Derrick Tin là một bác sĩ y khoa với nền tảng về quản lý thảm họa và cấp cứu thương vong hàng loạt. Anh từng tham gia nhiều cuộc cứu hộ hàng hải và xây dựng nhiều bệnh viện dã chiến. Anh từng nhận học bổng toàn phần năm 2019 của Khối Thịnh Vượng chung, được trao bởi Viện nghiên cứu ứng phó thảm họa cho những nghiên cứu liên tục của anh về việc quản lý và ứng phó với thảm họa.

Bài nói này được đưa ra tại một sự kiện TEDx sử dụng định dạng hội nghị TED nhưng được tổ chức độc lập tại địa phuong. Tìm hiểu thêm tại https://www.ted.com/tedx

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDxTalks
Duration:
15:25

Vietnamese subtitles

Revisions