< Return to Video

Déjà vu là gì? Déjà vu là gì? - Michael Molina

  • 0:06 - 0:08
    Bạn đã từng trải qua hiện tượng déjà vu chưa?
  • 0:08 - 0:11
    Đó là cảm giác thoáng qua khi
  • 0:11 - 0:13
    bạn nhận ra một tình huống "quen quen".
  • 0:13 - 0:14
    Một khoảnh khắc xảy ra trong nhà hàng
  • 0:14 - 0:16
    giống hệt như những gì bạn nhớ.
  • 0:16 - 0:17
    Thế giới chuyển vần như một vở ba-lê
  • 0:17 - 0:18
    mà bạn lại là người dàn dựng ra nó,
  • 0:18 - 0:21
    nhưng diễn biến không thể dựa trên những trải nghiệm trong quá khứ
  • 0:21 - 0:23
    bởi vì bạn chưa bao giờ ăn ở đây lần nào cả.
  • 0:23 - 0:25
    Đây là lần đầu tiên bạn ăn sò,
  • 0:25 - 0:27
    vậy điều gì đang diễn ra?
  • 0:27 - 0:30
    Rất tiếc là không có một lời giải thích nào cho hiện tượng déjà vu.
  • 0:30 - 0:32
    Trải nghiệm này rất ngắn ngủi
  • 0:32 - 0:33
    và xảy ra mà ta không để ý,
  • 0:33 - 0:34
    đến độ các nhà khoa học gần như không thể
  • 0:34 - 0:37
    ghi lại và nghiên cứu nó.
  • 0:37 - 0:38
    Các nhà khoa học không thể chỉ đơn giản là ngồi xuống
  • 0:38 - 0:40
    và chờ đợi cho hiện tượng ấy xảy ra với họ...
  • 0:40 - 0:41
    điều này có thể tốn nhiều năm.
  • 0:41 - 0:43
    Không có dấu hiệu vật lý nào
  • 0:43 - 0:45
    và trong các nghiên cứu, nó được mô tả
  • 0:45 - 0:48
    như một thứ cảm giác hay cảm nhận.
  • 0:48 - 0:49
    Vì thiếu những bằng chứng vững chắc,
  • 0:49 - 0:52
    nên nhiều năm qua đã có rất nhiều suy đoán khác nhau.
  • 0:52 - 0:55
    Từ khi Emile Boirac đưa ra khái niệm "déjà vu"
  • 0:55 - 0:57
    như một thuật ngữ bằng tiếng Pháp có nghĩa là "đã thấy rồi",
  • 0:57 - 0:59
    hơn 40 giả thuyết đã được đặt ra
  • 0:59 - 1:00
    nhằm giải thích hiện tượng này.
  • 1:00 - 1:04
    Những tiến bộ gần đây trong lĩnh vực mô phỏng não bộ
  • 1:04 - 1:05
    và tâm lý học nhận thức đã giúp thu hẹp
  • 1:05 - 1:07
    phạm vi nghiên cứu.
  • 1:07 - 1:08
    Nào, hãy cùng tìm hiểu
  • 1:08 - 1:09
    ba trong số những giả thuyết thịnh hành nhất hiện này,
  • 1:09 - 1:12
    bằng cách sử dụng hình ảnh cùng một nhà hàng cho từng cái.
  • 1:12 - 1:14
    Đầu tiên là quá trình xử lý kép.
  • 1:14 - 1:15
    Chúng ta sẽ cần một hành động.
  • 1:15 - 1:17
    Nào chúng ta hãy theo một bồi bàn làm rơi khay đựng thức ăn.
  • 1:17 - 1:19
    Khi cảnh tượng này diễn ra,
  • 1:19 - 1:20
    hai bán cầu não bạn xử lý
  • 1:20 - 1:22
    một luồng thông tin:
  • 1:22 - 1:23
    cánh tay của bồi bàn
  • 1:23 - 1:24
    tiếng khóc lóc van nài giúp đỡ của anh ta,
  • 1:24 - 1:26
    mùi vị của món mì.
  • 1:26 - 1:27
    Trong tích tắc,
  • 1:27 - 1:29
    những thông tin này chạy vụt vào
  • 1:29 - 1:31
    và được xử lý thành một khoảnh khắc duy nhất.
  • 1:31 - 1:34
    Phần lớn thời gian, mọi thứ thường được ghi lại đồng bộ.
  • 1:34 - 1:35
    Tuy nhiên, giả thuyết này khẳng định rằng
  • 1:35 - 1:38
    déjà vu xảy ra khi thông tin được truyền chậm một chút
  • 1:38 - 1:40
    từ một trong những con đường này.
  • 1:40 - 1:42
    Sự khác nhau về thời gian đến của thông tin
  • 1:42 - 1:44
    làm cho não bộ hiểu thông tin sau
  • 1:44 - 1:46
    như một sự kiện tách biệt.
  • 1:46 - 1:48
    khi nó được diễn lại trên khoảnh khắc đã được ghi lại trước đó,
  • 1:48 - 1:50
    khiến ta cảm giác như thể nó đã xảy ra từ trước
  • 1:50 - 1:52
    theo cách đó.
  • 1:53 - 1:55
    Giả thuyết tiếp theo của chúng ta liên quan đến những mơ hồ trong quá khứ
  • 1:55 - 1:57
    hơn là những lầm lẫn ở hiện tại.
  • 1:57 - 1:59
    Đây là giả thuyết tạo ảnh ba chiều,
  • 1:59 - 2:02
    và chúng ta sẽ sử dụng khăn trải bàn đó để kiểm tra.
  • 2:02 - 2:03
    Khi bạn nhìn qua những ô vuông trên khăn,
  • 2:03 - 2:05
    ký ức xa xăm từ sâu bên trong não bạn
  • 2:05 - 2:06
    trỗi dậy.
  • 2:06 - 2:08
    Theo giả thuyết này,
  • 2:08 - 2:09
    điều này xảy ra là vì trí nhớ ta được lưu trữ
  • 2:09 - 2:11
    theo dạng tạo ảnh ba chiều,
  • 2:11 - 2:11
    và trong tạo ảnh ba chiều,
  • 2:11 - 2:13
    bạn chỉ cần một mảnh
  • 2:13 - 2:14
    là có thể nhìn thấy được toàn bộ bức tranh.
  • 2:14 - 2:16
    Não bạn đồng nhất khăn trải bàn
  • 2:16 - 2:17
    với một cái trong quá khứ,
  • 2:17 - 2:19
    có lẽ là từ nhà của bà bạn.
  • 2:19 - 2:21
    Tuy nhiên, thay vì nhớ rằng
  • 2:21 - 2:23
    bạn đã từng nhìn thấy vật này ở nhà bà,
  • 2:23 - 2:25
    não bạn lại tập trung hết vào những ký ức cũ
  • 2:25 - 2:26
    mà không đồng nhất nó.
  • 2:26 - 2:28
    Điều này làm bạn có cảm giác quen thuộc
  • 2:28 - 2:30
    mà không thể nhớ lại được hết tất cả.
  • 2:30 - 2:32
    Mặc dù bạn chưa từng đến nhà hàng này,
  • 2:32 - 2:33
    nhưng bạn đã thấy khăn trải bàn đó
  • 2:33 - 2:35
    nhưng lại thất bại trong việc xác minh nó.
  • 2:35 - 2:37
    Bây giờ, hãy nhìn cái nĩa này.
  • 2:37 - 2:38
    Bạn đang chú ý phải không?
  • 2:38 - 2:40
    Giả thuyết cuối cùng của chúng ta được cho là do sự chú tâm bị phân chia,
  • 2:40 - 2:42
    tức là hiện tượng déjà vu xảy ra
  • 2:42 - 2:44
    khi não bạn thu nhận một cách tiềm thức môi trường bên ngoài
  • 2:44 - 2:47
    trong khi chúng ta lại bị một thứ cụ thể làm sao nhãng.
  • 2:47 - 2:48
    Khi ta chú tâm trở lại,
  • 2:48 - 2:50
    chúng ta cảm thấy như thể chúng ta đã ở đây từ trước rồi.
  • 2:50 - 2:53
    Ví dụ, ngay khi bạn tập trung vào cái nĩa
  • 2:53 - 2:54
    và không quan sát khăn trải bàn
  • 2:54 - 2:55
    hay người bồi bàn bị ngã.
  • 2:55 - 2:57
    Mặc dù não bạn đang ghi nhận mọi thứ
  • 2:57 - 2:58
    trong bán cầu não,
  • 2:58 - 3:01
    thì nó vẫn đang tiếp thu những tiềm thức sâu bên trong.
  • 3:01 - 3:02
    Cuối cùng khi bạn kéo mình
  • 3:02 - 3:03
    ra khỏi cái nĩa,
  • 3:03 - 3:04
    bạn nghĩ bạn đã đến đây từ trước rồi
  • 3:04 - 3:05
    vì bạn đã không
  • 3:05 - 3:07
    chú ý.
  • 3:07 - 3:08
    Tuy cả ba giả thuyết này
  • 3:08 - 3:11
    đều đưa ra những đặc điểm chung về déjà vu,
  • 3:11 - 3:13
    nhưng không cái nào được cho là lời giải cuối cùng
  • 3:13 - 3:14
    cho hiện tượng này.
  • 3:14 - 3:16
    Vì vậy, trong khi chúng ta chờ các nhà nghiên cứu
  • 3:16 - 3:18
    tìm ra những cách thức mới
  • 3:18 - 3:19
    để nắm bắt được cảm giác thoáng qua này,
  • 3:19 - 3:21
    thì chúng ta có thể tự mình nghiên cứu khoảnh khắc này.
  • 3:21 - 3:24
    Cuối cùng, hầu hết các nghiên cứu về déjà vu
  • 3:24 - 3:26
    đều dựa trên những báo cáo thực tế,
  • 3:26 - 3:27
    vì vậy tại sao đó không thể là cái của chúng ta?
  • 3:27 - 3:29
    Lần tới khi bạn có cảm giác déjà vu,
  • 3:29 - 3:30
    hãy chộp ngay khoảnh khắc ấy và nghĩ về nó.
  • 3:30 - 3:32
    Bạn có cảm thấy rối trí không?
  • 3:32 - 3:34
    Có cái gì đó quen thuộc không?
  • 3:34 - 3:36
    Não bạn có hoạt động chậm đi không?
  • 3:36 - 3:39
    Hay có điều gì khác không?
Title:
Déjà vu là gì? Déjà vu là gì? - Michael Molina
Speaker:
Michael Molina
Description:

Xem đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/what-is-deja-vu-what-is-deja-vu-michael-molina

Có lẽ bạn đã từng cảm nhận được nó -- cảm giác như mình đã trải qua điều gì đó trước đây, nhưng trên thực tế, những trải nghiệm này là hoàn toàn mới. Hiện nay có 40 giả thuyết được đưa ra để giải thích hiện tượng déjà vu. Michael Molina giải thích cách mà mô phỏng não bộ và tâm lý học nhận thức thu hẹp các giả thuyết có thể giải thích được cảm giác mà bạn đang có lại... một lần nữa.

Nội dung: Michael Molina
Hoạt hình: Josh Harris.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
03:55

Vietnamese subtitles

Revisions