-
Chào, tôi là Tony và
đây là Every Frame a Painting.
-
Hôm nay tôi sẽ nói về một trong
những cái tên vĩ đại của 20 năm trở lại
-
nhà làm phim người Nhật Satoshi Kon.
-
Kể cả nếu bạn không biết phim của ông,
chắc chắn bạn đã từng thấy hình ảnh của ông.
-
Ông được công nhận là ảnh hưởng
của cả Darren Aronofsky và Christopher Nolan.
-
Ông có người hâm mộ bao gồm
tất cả những ai yêu hoạt hình.
-
Trong một thập kỉ, ông đã làm
4 bộ phim truyện và 1 bộ phim truyền hình.
-
tất cả đều nhất quán tuyệt vời,
tất cả đều nói về
-
cách người đương đại
sống nhiều cuộc sống khác nhau.
-
Riêng tư - Công khai. Trên màn ảnh -
Ngoài màn ảnh. Thức - Mơ.
-
Nếu bạn đã xem bất cứ phim Kon nào,
bạn sẽ nhận ra sự mờ nhạt ranh giới thực ảo.
-
Hôm nay, tôi sẽ tập trung nói về một điều:
cách dựng phim xuất sắc của ông.
-
Là một nhà biên tập, tôi luôn tìm
những cách cắt mới mẻ
-
đặc biệt là ở ngoài
phạm vi phim quay cảnh thực (live-action).
-
Kon là một trong những người thú vị nhất.
Thói quen đặc trưng của ông
-
là chuyển cảnh khớp hình.
-
Tôi đã từng kể rằng Edgar Wright
dùng kỹ thuật này cho hài kịch thị giác.
-
"Scott!"
"Hả?"
-
Nó là một phần của truyền thống
của The Simpsons,
-
và Buster Keaton.
-
Kon rất khác biệt. Ông lấy cảm hứng từ
phiên bản phim của
-
Slaughterhouse-Five,
đạo diễn George Roy Hill.
-
"Em luôn biết đấy,
khi mà anh mộng du thời gian."
-
Đây đúng hơn là một truyền thống
trong khoa học viễn tưởng
-
dùng bởi Philip K. Dick và Terry Gilliam.
-
Nhưng kể cả trong số đồng nghiệp,
Kon đẩy kỹ thuật này đi xa hơn.
-
Slaughterhouse-Five có chủ yếu
là 3 cách chuyển cảnh:
-
cắt nối tương đối,
-
khớp hình tuyệt đối,
-
và đan xen hình ảnh của hai thời điểm
song song với nhau.
-
Kon làm tất cả những điều này,
nhưng ông cũng
-
tua lại phim,
chuyển góc nhìn cùng với cảnh,
-
zoom từ TV ra,
sử dụng khung hình đen để nhảy cảnh,
-
dùng vật thể để quét qua khung hình,
và tôi còn không biết gọi tên cái này.
-
Để cho bạn hiểu sự liên tục của nó,
trong 4 phút đầu của Paprika
-
có 5 chuỗi cảnh trong mơ, và mỗi cảnh
đều được kết nối bằng cách cắt nối hình.
-
Chuỗi cảnh thứ sáu không có
cắt nối phim,
-
nhưng vẫn có khớp về hình ảnh
trong cảnh.
-
Để so sánh, 15 phút mở đầu
của Inception
-
có 4 giấc mơ nối nhau.
Số lần cắt nối phim: một lần.
-
Kỹ thuật cắt này không xa lạ,
nhưng chắc chắn không phải
-
là điển hình trong phong cách
của nhiều nhà làm phim.
-
Chúng thường là kỹ xảo dùng một lần.
Hai ví dụ nổi tiếng nhất:
-
Ồ và cái này vì nó tuyệt cú mèo.
-
Phim của Kon nói về sự tương tác
giữa giấc mơ, kí ức,
-
ác mộng, phim ảnh và đời thực.
-
Những hình ảnh sánh đôi là
cách ông kết nối những thế giới khác nhau.
-
Đôi khi ông chuyển cảnh liên tục
-
nên bạn vừa quen với một cảnh đã
bị đưa vào cảnh tiếp theo.
-
Tất cả những điều này khiến
phim của ông đầy bất ngờ.
-
Bạn có thể chớp mắt và lỡ mất
rằng mình đã ở một cảnh khác.
-
"Ông luôn vẽ mỗi hình ảnh
với hình ảnh tiếp sau trong đầu.
-
Như thế, mỗi hình ảnh
đều kết nối với nhau...
-
...với cả cảnh trước và cảnh sau."
-
Kể cả khi không làm về mơ,
Kon vẫn biên tập một cách kì lạ.
-
Ông rất thích bỏ qua và
hay nhảy qua các phần của cảnh.
-
Nên bạn có thể thấy một nhân vật
nhìn chiếc chìa khóa.
-
Bạn sẽ đợi cô ta lấy nó,
nhưng điều đó không xảy ra.
-
Cảnh cứ chuyển tiếp.
Sau đó, trong một cảnh khác:
-
Hoặc bạn sẽ thấy một người
nhảy ra khỏi cửa sổ, rồi màn hình đen.
-
Rồi ta cắt sang một cảnh khó hiểu,
thể hiện đây là giấc mơ,
-
rồi lùi lại và cho thấy
kết cục của cảnh trước.
-
Kể cả những cảnh như giết người,
ông vẫn sẽ dựng cảnh rồi cắt sang cảnh khác.
-
Nhưng rồi ông cho ta thấy hậu quả đẫm máu.
-
Tôi đặc biệt thích cách Kon
xử lý cái chết của nhân vật.
-
Ở đây, một ông già chết
và cối xay gió của túp lều ông ngừng quay.
-
Rồi hóa ra ông ta còn sống,
nên chúng lại quay tiếp.
-
Khi ta kết thúc cảnh,
cảnh quay cối xay không lặp lại,
-
nhưng bạn có thấy rằng chúng không quay,
hàm ý rằng ông ta đã chết.
-
Kon cũng có thói quen bắt đầu
bằng cận cảnh và bạn phải
-
tự suy luận xem bạn đang ở đâu
trong khi cảnh tiếp diễn.
-
Thỉnh thoảng,
ông sẽ dùng góc quay bối cảnh,
-
rồi lại tiết lộ rằng đây là
góc nhìn nhân vật. Nên dù bạn không biết,
-
ông đã đưa bạn vào thế giới
của nhân vật.
-
Ông liên tục cho bạn xem một hình ảnh
rồi lại chỉ ra rằng nó không phải
-
hình ảnh mà bạn tưởng.
-
Trải nghiệm về không thời gian
của bạn trở nên chủ quan.
-
Ông cũng có thể biên tập theo cách
mà phim quay thực không làm được.
-
Trong một cuộc phỏng vấn, Kon nói rằng
ông không muốn quay phim thực
-
vì cách dựng phim của ông quá nhanh.
-
Ví dụ:
-
Cảnh quay cái túi chỉ có 6 khung hình.
Với một cảnh tương tự trong phim thực,
-
là 10 khung hình.
Thế còn cảnh nhét một tờ giấy vào túi?
-
10 khung hình.
Còn trong phim quay thực...
-
...49. Kon cho rằng là người làm hoạt hình,
ông có thể vẽ ít thông tin hơn
-
trong cảnh quay, để mắt bạn
có thể đọc thông tin nhanh hơn.
-
Bạn có thể thấy người như Wes Anderson
làm thế trong phim thực
-
bỏ sót thông tin thị giác
để những cảnh chèn vào "đọc" nhanh hơn.
-
Đáng chú ý là bạn có thể cắt
nhanh hơn thế, nhưng hình ảnh
-
trở nên tiềm ẩn.
Một số hình trong này chỉ là 1 khung.
-
Đây không phải là kỹ xảo rẻ tiền.
Kon cho rằng chúng ta trải nghiệm
-
không gian, thời gian, thực tế
và giả tưởng vừa với tư cách cá nhân
-
và vừa với tư cách tập thể.
Phong cách của ông là nỗ lực miêu tả
-
điều này qua hình ảnh và âm thanh. Suốt 10 năm,
ông khai thác hoạt hình theo cách
-
mà phim quay thực không thể
làm được.
-
Không chỉ là hình ảnh linh động,
mà dựng phim linh động - một cách
-
độc đáo để đi từ hình này đến hình khác,
cảnh này đến cảnh khác.
-
Và hành trình của ông được giúp đỡ
bởi xưởng phim Madhouse, những người
-
đã làm việc để đời qua phim ông.
-
Nếu bạn muốn xem một tổng kết
hoàn hảo của phim Kon,
-
tôi xin giới thiệu phim cuối cùng của ông:
-
phim ngắn một phút về cảm giác
khi ta thức dậy vào buổi sáng.
-
Đây là "Ohayou".
-
Vĩnh biệt, Satoshi Kon.
-
Biên tập và Trình bày: Tony Zhou
Dịch tiếng Việt: Vũ Thế Đức