Chìa khóa để tạo ra vắc-xin phòng bệnh sốt rét tốt hơn
-
0:01 - 0:07Có tới 200 triệu ca lâm sàng nhiễm
kí sinh trùng sốt rét (falciparum malaria) -
0:07 - 0:14gây nên cái chết của nửa triệu người
ở Châu Phi hằng năm. -
0:14 - 0:19Tôi muốn trình bày với các bạn
về vắc-xin sốt rét. -
0:19 - 0:24Những vắc-xin sốt rét được tạo ra
cho đến nay vẫn chưa đủ hữu hiệu. -
0:24 - 0:27Tại sao ư?
-
0:27 - 0:31Chúng ta đã nghiên cứu về nó
trong hơn 100 năm -
0:31 - 0:35Khi đó, công nghệ vẫn còn hạn chế.
-
0:35 - 0:42Chúng ta mới chỉ thấy được
phần rất nhỏ của kí sinh trùng. -
0:42 - 0:46Ngày nay,
công nghệ không ngừng được cải tiến -
0:46 - 0:50với những hình ảnh và
những nền tảng -omic tiên tiến như -- -
0:50 - 0:55nghiên cứu về các gen, phiên mã gen,
mã gen protein có gốc -omic. -
0:55 - 0:58Những công cụ này
cho ta cái nhìn rõ hơn -
0:58 - 1:03về sự phức tạp
của kí sinh trùng. -
1:03 - 1:06Tuy nhiên, mặc dù
có những công cụ này, -
1:06 - 1:12phương pháp tạo ra vắc-xin
vẫn tụt lại phía sau. -
1:12 - 1:17Để tạo ra vắc-xin hữu hiệu, ta phải
trở lại những khái niệm cơ bản -
1:17 - 1:22để hiểu làm thế nào cơ thể con người
có thể thể xử lí sự phức tạp này. -
1:22 - 1:26Những người thường xuyên
bị nhiễm sốt rét -
1:26 - 1:29học cách sống chung với nó ra sao.
-
1:29 - 1:33Họ bị nhiễm nhưng
không mắc bệnh. -
1:33 - 1:37Công thức được mã hóa
trong các kháng thể. -
1:37 - 1:41Nhóm của tôi quay lại
với sự phức tạp của kí sinh trùng, -
1:41 - 1:46thí nghiệm trên bệnh phẩm
của những người châu Phi khỏi bệnh sốt rét -
1:46 - 1:48để trả lời câu hỏi:
-
1:48 - 1:52"Phản ứng thành công
của kháng thể sẽ trông như thế nào?" -
1:52 - 1:56Chúng tôi tìm được hơn 200 protein
ở ký sinh trùng, -
1:56 - 2:00rất nhiều trong số chúng
không được vắc-xin sốt rét phát hiện. -
2:00 - 2:06Cộng đồng nghiên cứu có thể
đã bỏ qua những phần quan trọng. -
2:06 - 2:11Cho tới gần đây, khi đã xác định
một protein có thể hữu ích, -
2:11 - 2:15họ đã kiểm nghiệm xem liệu
nó có quan trọng với vắc-xin hay không, -
2:15 - 2:19bằng cách tiến hành
một nghiên cứu thuần tập, -
2:19 - 2:24với khoảng 300 người tham gia
ở một ngôi làng ở châu Phi. -
2:24 - 2:27Mẫu bệnh phẩm của họ
được xét nghiệm để tìm xem -
2:27 - 2:32liệu các kháng thể cho protein
có thể dự đoán ai bị nhiễm bệnh -
2:32 - 2:34còn ai thì không.
-
2:34 - 2:3630 năm qua,
-
2:36 - 2:41những nghiên cứu này đã kiểm tra
một lượng nhỏ các protein -
2:41 - 2:44trong một số ít mẫu bệnh phẩm
có liên quan -
2:44 - 2:47và thường ở những địa điểm riêng lẻ.
-
2:47 - 2:51Những kết quả này không còn phù hợp.
-
2:51 - 2:57Nhóm của tôi cơ bản đã phủ định
30 năm nghiên cứu kiểu này -
2:57 - 3:02bằng một nghiên cứu thú vị,
được tiến hành chỉ trong ba tháng. -
3:02 - 3:07Chúng tôi đã thu thập
10.000 mẫu bệnh phẩm trong hứng khởi -
3:07 - 3:11từ 15 địa điểm thuộc bảy nước châu Phi,
-
3:11 - 3:15mở rộng thời gian, độ tuổi
và độ thay đổi của biến số -
3:15 - 3:18của các bệnh nhân
mắc sốt rét ở châu Phi. -
3:18 - 3:24Chúng tôi áp dụng kiến thức -omics,
để ưu tiên protein của ký sinh trùng -
3:24 - 3:27tổng hợp chúng
trong phòng thí nghiệm -
3:27 - 3:31và nói ngắn gọn, tái tạo
kí sinh trùng sốt rét lên một con chip. -
3:31 - 3:35Chúng tôi đã thực hiện ở châu Phi
và vô cùng tự hào về nó. -
3:35 - 3:41(Vỗ tay)
-
3:41 - 3:45Con chip ấy
chỉ là một miếng thủy tinh nhỏ -
3:45 - 3:48nhưng trao cho ta
quyền năng không tưởng. -
3:48 - 3:54Chúng tôi đồng thời thu thập dữ liệu
trên hơn 100 phản ứng tạo kháng thể. -
3:54 - 3:56Chúng tôi tìm kiếm điều gì ?
-
3:56 - 4:01Công thức đằng sau
một phản ứng tạo kháng thể -
4:01 - 4:06để có thể dự đoán liệu yếu tố nào
sẽ tạo nên một vắc-xin hiệu quả. -
4:06 - 4:09Chúng tôi cũng cố gắng tìm ra
-
4:09 - 4:12chính xác tác động
của kháng thể lên kí sinh trùng. -
4:12 - 4:14Làm sao chúng tiêu diệt được
kí sinh trùng? -
4:14 - 4:18Có phải chúng tấn công từ nhiều hướng?
Hay phối hợp tấn công? -
4:18 - 4:20Cần bao nhiêu kháng thể?
-
4:20 - 4:26Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng
chút ít kháng thể sẽ không đủ. -
4:26 - 4:30Có thể cần tới
nồng độ kháng thể cao hơn -
4:30 - 4:33để chống lại
nhiều loại protein kí sinh trùng. -
4:33 - 4:38Chúng tôi cũng biết được rằng kháng thể
tiêu diệt kí sinh trùng bằng nhiều cách -
4:38 - 4:44và nghiên cứu riêng lẻ từng cách
có thể không phản ánh rõ thực tế. -
4:44 - 4:49Như giờ ta có thể thấy
kí sinh trùng ở định nghĩa lớn hơn, -
4:49 - 4:51đồng đội và tôi bị thu hút
-
4:51 - 4:56để hiểu làm thế nào cơ thể chúng ta
đối phó được với sự phức tạp này. -
4:56 - 5:00Chúng tôi tin rằng điều này có thể
đưa đến những đột phá cần thiết -
5:00 - 5:04để tạo nên thời đại chống lại sốt rét
thông qua tiêm chủng. -
5:04 - 5:05Xin cám ơn.
-
5:05 - 5:06(Vỗ tay)
-
5:06 - 5:08(Hoan hô)
-
5:08 - 5:15(Vỗ tay)
-
5:15 - 5:20Shoham Arad: Vậy ta
tiến gần vắc-xin sốt rét tới đâu rồi? -
5:20 - 5:23Fath Osier: Chúng tôi
chỉ mới bắt đầu quá trình -
5:23 - 5:27cố tìm hiểu xem cần đưa gì
vào vắc-xin -
5:27 - 5:30trước khi thực sự tạo ra nó.
-
5:30 - 5:34Vậy nên, ta thực ra chưa tạo được vắc-xin
nhưng gần như là tìm ra. -
5:34 - 5:35SA: Và chúng ta hy vọng.
-
5:35 - 5:37FO: Ta tràn đầy hi vọng về điều đó.
-
5:37 - 5:41SA: Hãy kể với tôi về SMART,
tổ chức đó là gì -
5:41 - 5:43và tại sao nó lại quan trọng với bạn?
-
5:43 - 5:49FO: SMART viết tắt cho Quan hệ đối tác
nghiên cứu kháng nguyên sốt rét Nam-Nam. -
5:49 - 5:54Nam-Nam ý chỉ chúng tôi ở châu Phi
-
5:54 - 5:58tìm kiếm sự cộng tác
-
5:58 - 6:02thay vì
hướng về Mĩ hay châu Âu, -
6:02 - 6:06mà ít khi nhìn về sức mạnh nội tại
của châu Phi. -
6:06 - 6:08Vì vậy ở SMART,
-
6:08 - 6:11ngoài mục đích phát triển
vắc-xin sốt rét, -
6:11 - 6:14chúng tôi còn đào tạo
những nhà khoa học người châu Phi -
6:14 - 6:17vì gánh nặng bệnh tật
ở đây khá cao -
6:17 - 6:20và bạn cần người
để không người khai mở -
6:20 - 6:23những giới hạn
trong nền khoa học ở châu Phi. -
6:23 - 6:25SA: Vâng, đúng rồi.
-
6:25 - 6:28(Vỗ tay)
-
6:28 - 6:30Ok, một câu hỏi cuối.
-
6:30 - 6:33Tôi biết bạn đang đề cập
một chút đến vấn đề này -
6:33 - 6:36nhưng vắc-xin sốt rét
sẽ thực sự tạo nên thay đổi chứ? -
6:36 - 6:41FO: Chúng ta có thể cứu
nửa triệu người mỗi năm. -
6:41 - 6:43200 trăm triệu ca bệnh.
-
6:43 - 6:50Người ta ước tính châu Phi tiêu tốn
12 tỷ đô la mỗi năm cho bệnh sốt rét. -
6:50 - 6:52Vì vậy, đây là vấn đề về kinh tế.
-
6:52 - 6:54Châu Phi sẽ trở lại thịnh vượng.
-
6:54 - 6:57SA: Cám ơn, Faith.
Xin cám ơn rất nhiều. -
6:57 - 6:59(Vỗ tay)
- Title:
- Chìa khóa để tạo ra vắc-xin phòng bệnh sốt rét tốt hơn
- Speaker:
- Faith Osier
- Description:
-
Vắc-xin phòng bệnh sốt rét đã ra đời từ hơn một thế kỉ. Song mỗi năm, hàng trăm nghìn người vẫn chết vì sốt rét. Làm thế nào để cải thiện liều vắc-xin mang tính sống còn này? Trong bài nói chuyện chuyển tải rất nhiều kiến thức này, nhà nghiên cứu miễn dịch và cũng là TED Fellow, Faith Osier, diễn giải cách mà cô kết hợp công nghệ tiên tiến với những hiểu biết sâu sắc của thế kỷ trước, với hy vọng tạo ra một loại vắc-xin mới giúp xóa bỏ sốt rét, mãi mãi.
- Video Language:
- English
- Team:
closed TED
- Project:
- TEDTalks
- Duration:
- 07:11
![]() |
Nhu PHAM approved Vietnamese subtitles for The key to a better malaria vaccine | |
![]() |
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for The key to a better malaria vaccine | |
![]() |
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for The key to a better malaria vaccine | |
![]() |
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for The key to a better malaria vaccine | |
![]() |
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for The key to a better malaria vaccine | |
![]() |
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for The key to a better malaria vaccine | |
![]() |
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for The key to a better malaria vaccine | |
![]() |
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for The key to a better malaria vaccine |