< Return to Video

Những bài học từ nghiên cứu dài nhất về sự phát triển của con người

  • 0:02 - 0:05
    Có một điều hôm nay tôi phải thừa nhận,
  • 0:05 - 0:08
    nhưng trước tiên, tôi muốn đưa ra một vài
    câu hỏi thế này.
  • 0:08 - 0:10
    Có bao nhiêu bạn đây có con nhỏ?
  • 0:12 - 0:13
    Và bao nhiêu người thấy
    tự tin
  • 0:13 - 0:15
    rằng mình biết cách nuôi dạy con cái
  • 0:15 - 0:17
    với cách đúng tuyệt đối?
  • 0:17 - 0:20
    (Cười)
  • 0:20 - 0:23
    OK, lần này thì không thấy nhiều cánh tay
    giơ lên nữa,
  • 0:23 - 0:25
    và đó cũng là điều tôi muốn nói.
  • 0:25 - 0:26
    Tôi có ba cậu con trai;
  • 0:26 - 0:28
    ba tuổi, chín tuổi và mười hai tuổi.
  • 0:28 - 0:30
    Và giống như các bạn, hay hầu hết bà mẹ,
  • 0:30 - 0:33
    tôi thật sự không biết mình đang làm gì.
  • 0:34 - 0:36
    Tôi muốn chúng sống vui và khỏe mạnh,
  • 0:36 - 0:38
    nhưng lại không biết nên làm thế nào
  • 0:38 - 0:40
    để chắc rằng chúng vui vẻ và khỏe mạnh.
  • 0:40 - 0:43
    Có vô vàn những cuốn sách với
    đủ các lời khuyên trái chiều,
  • 0:43 - 0:45
    khiến ta bị rối loạn.
  • 0:45 - 0:48
    Nên tôi dành hầu hết thời gian của mình
    đối phó khi gặp vấn đề.
  • 0:49 - 0:52
    Tuy nhiên, đã có điều khiến tôi thay đổi
    vài năm trước,
  • 0:52 - 0:55
    khi tình cờ phát hiện ra một bí mật
    nhỏ ở nước Anh này.
  • 0:55 - 0:59
    Và điều đó khiến tôi tự tin hơn về cách
    nuôi dạy con cái của mình,
  • 0:59 - 1:02
    và nó cho thấy cách chúng ta, một xã hội,
    có thể giúp đỡ tất cả trẻ em.
  • 1:03 - 1:05
    Tôi muốn chia sẻ bí mật đó
    với bạn hôm nay.
  • 1:06 - 1:08
    70 năm trở lại đây,
  • 1:08 - 1:13
    nhiều nhà khoa học Anh đã nghiên cứu về
    cuộc sống của hàng ngàn đứa trẻ
  • 1:13 - 1:15
    trong một dự án khoa học tuyệt vời.
  • 1:15 - 1:18
    Mà chưa từng được tiến hành ở
    bất kỳ đâu.
  • 1:19 - 1:21
    Việc thu thập thông tin của hàng ngàn
    đứa trẻ
  • 1:21 - 1:23
    là một việc rất có ảnh hưởng,
  • 1:23 - 1:25
    vì chúng có nghĩa là chúng ta có thể
    so sánh đứa,
  • 1:25 - 1:28
    học tốt ở trường hay lớn lên thành
    người khỏe mạnh, vui vẻ hay giàu có,
  • 1:28 - 1:30
    với đứa sống chật vật hơn rất nhiều.
  • 1:30 - 1:33
    sau đó chúng tôi có thể xem qua tất cả
    thông tin thu thập được
  • 1:33 - 1:36
    và cố gắng để hiểu tại sao cuộc đời
    của chúng lại khác nhau.
  • 1:36 - 1:39
    Nghiên cứu tại Anh này, thật ra
    là một câu chuyện hơi điên rồ.
  • 1:39 - 1:42
    Tất cả bắt đầu vào năm 1946,
  • 1:42 - 1:44
    chỉ một vài tháng sau khi thế chiến
    kết thúc,
  • 1:44 - 1:45
    lúc đó khoa học muốn hiểu rằng
  • 1:45 - 1:48
    một phụ nữ mang thai vào thời điểm đó
    sẽ như thế nào.
  • 1:49 - 1:51
    Họ tiến hành cuộc khảo sát lớn
    này trên các bà mẹ
  • 1:51 - 1:54
    kết quả ghi chép được gần như tất cả
    sự ra đời của các em bé
  • 1:54 - 1:57
    ở Anh, Scotland và xứ Wales
    trong một tuần.
  • 1:57 - 2:00
    Đó là khoảng 14,000 đứa bé.
  • 2:01 - 2:02
    Những câu hỏi cho các bà mẹ này
  • 2:02 - 2:05
    rất khác so với cái mà hiện nay
    chúng ta có thể hỏi.
  • 2:05 - 2:07
    Chúng sẽ nghe rất lỗi thời lúc này.
  • 2:07 - 2:08
    Những câu hỏi như,
  • 2:08 - 2:09
    "Khi mang thai,
  • 2:09 - 2:12
    chị có nhận đủ khẩu phần sữa bổ sung
    1 lít sữa một ngày không?"
  • 2:13 - 2:17
    "Chị tiêu bao nhiêu tiền vào áo khoác,
    áo bó bụng,
  • 2:17 - 2:20
    váy ngủ và quần áo lót ?"
  • 2:21 - 2:22
    Và câu hỏi mà tôi thích nhất là:
  • 2:22 - 2:26
    "Ai chăm sóc chồng chị khi chị bận
    chăm con?"
  • 2:26 - 2:30
    (Cười)
  • 2:30 - 2:34
    Nghiên cứu thời chiến tranh này
    thực ra có kết quả vô cùng thành công
  • 2:34 - 2:35
    đến nỗi khoa học tiến hành lại.
  • 2:35 - 2:39
    Họ ghi lại sự ra đời của hàng ngàn
    đứa trẻ vào năm 1958
  • 2:39 - 2:41
    và hàng ngàn đứa nữa vào năm 1970.
  • 2:41 - 2:43
    Họ làm thêm một lần đầu thập kỉ 90,
  • 2:43 - 2:45
    và một lần nữa vào đầu thiên nhiên kỉ.
  • 2:45 - 2:49
    Tổng cộng đã có hơn 70,000 đứa trẻ
    tham gia vào các nghiên cứu này
  • 2:49 - 2:51
    xuyên suốt năm thế hệ đó.
  • 2:51 - 2:53
    Và được gọi là nhóm tương sinh nước Anh,
  • 2:53 - 2:56
    các nhà khoa học đã quay lại và thu thập
    thêm thông tin
  • 2:56 - 2:58
    của tất cả mọi người
    vài năm một lần từ đó đến nay.
  • 2:59 - 3:02
    Khối lượng thông tin đến giờ thu thập được
    của những người này
  • 3:02 - 3:04
    thực sự rất đáng kinh ngạc.
  • 3:04 - 3:06
    Bao gồm hàng ngàn phiếu câu hỏi
  • 3:06 - 3:08
    và tốn hàng terabyte dữ liệu máy tính.
  • 3:08 - 3:11
    Giới khoa học cũng xây dựng một
    ngân hàng lớn về mô,
  • 3:11 - 3:16
    bao gồm gốc tóc, móng tay, răng sữa,
    và mẫu ADN.
  • 3:16 - 3:21
    Họ thậm chí còn thu được 9,000
    nhau thai của một số kì sinh nở,
  • 3:21 - 3:25
    hiện đang được ngâm bảo quản, cất giữ
    trong một kho an toàn.
  • 3:27 - 3:28
    Toàn bộ dự án này đã trở nên đặc biệt
  • 3:28 - 3:32
    nên, không một nước nào khác có thể
    theo dõi thế hệ trẻ em
  • 3:32 - 3:33
    kĩ lưỡng, tường tận đến thế.
  • 3:34 - 3:37
    Họ là những người được
    nghiên cứu kĩ nhất trên thế giới,
  • 3:37 - 3:40
    và nguồn thông tin trở nên cực kỳ giá trị
    cho giới khoa học,
  • 3:40 - 3:43
    ra đời hơn 6,000 cuốn sách
    và tài liệu học thuật.
  • 3:45 - 3:48
    Nhưng điều tôi muốn chú tâm hôm nay
    chỉ là một phát hiện
  • 3:48 - 3:52
    có lẽ là phát hiện quan trọng nhất
    từ nghiên cứu đáng kinh ngạc này.
  • 3:52 - 3:54
    Cũng chính là điều nổi bật
    với cá nhân tôi,
  • 3:54 - 3:58
    bởi nó về cách ứng dụng khoa học
    để phát triển tốt nhất cho con trẻ.
  • 3:59 - 4:01
    Đầu tiên, hãy bàn đến những cái tiêu cực.
  • 4:02 - 4:05
    Thông điệp mạnh mẽ nhất từ nghiên cứu
    vĩ đại này có lẽ là:
  • 4:06 - 4:09
    đừng sinh ra trong nghèo đói
    hay khuyết tật,
  • 4:09 - 4:11
    bởi vì nếu thế,
  • 4:11 - 4:13
    bạn rất có thể trải qua
    một cuộc sống khó khăn.
  • 4:14 - 4:17
    Có nhiều đứa trẻ trong dự án này
    sinh ra trong gia đình nghèo
  • 4:17 - 4:21
    hoặc lao động thấp, sống ở khu ổ chuột
    hoặc gặp nhiều khó khăn khác,
  • 4:21 - 4:24
    và rõ ràng những đứa trẻ có
    hoàn cảnh khó khăn đó
  • 4:24 - 4:27
    sẽ phải đánh vật với học tập và
    việc điểm số ở trường.
  • 4:27 - 4:29
    Chúng thường biểu hiện tệ hơn ở trường,
  • 4:29 - 4:32
    kiếm những công việc tệ hơn
    và tiền lương thấp hơn.
  • 4:32 - 4:34
    Nghe thì có vẻ hiển nhiên,
  • 4:34 - 4:37
    song một vài trường hợp lại cho kết quả
    khá bất ngờ,
  • 4:37 - 4:39
    khi những đứa có khởi đầu khó khăn
  • 4:39 - 4:41
    đến khi lớn lại lại có vấn đề về
    sức khỏe.
  • 4:42 - 4:43
    Chúng thường dễ bị béo phì,
  • 4:44 - 4:45
    huyết áp cao,
  • 4:45 - 4:47
    và sau hàng thập kỷ,
  • 4:47 - 4:51
    sẽ dễ bị suy giảm trí nhớ, sức khỏe kém
    thậm chí là chết sớm.
  • 4:54 - 4:57
    Đấy là tôi đã nói là chúng xảy ra về sau,
  • 4:57 - 5:00
    nhưng một trong những sự khác biệt này
    xuất hiện ở độ tuổi cực sớm.
  • 5:00 - 5:02
    Trong một nghiên cứu,
  • 5:02 - 5:04
    những đứa trẻ lớn lên nghèo đói
  • 5:04 - 5:07
    tụt sau gần một năm trong các bài kiểm tra
    giáo dục so với những đứa nhà giàu,
  • 5:08 - 5:09
    và đó mới chỉ lúc ba tuổi.
  • 5:10 - 5:14
    Sự khác biệt này còn được phát hiện nhiều
    lần hơn nữa qua các nhóm tuổi.
  • 5:14 - 5:18
    Điều đó cho thấy hoàn cảnh xuất thân
    có ảnh hưởng rất rõ ràng
  • 5:18 - 5:20
    tới tương lai của mỗi người.
  • 5:20 - 5:22
    Và việc tìm ra căn nguyên
  • 5:22 - 5:25
    là một trong những điều khó giải đáp
    nhất đến tận bây giờ.
  • 5:26 - 5:27
    Có thể rút ra được thế này.
  • 5:28 - 5:30
    Thứ nhất, để có được một cuộc sống
    viên mãn, chúng ta,
  • 5:30 - 5:32
    phải chọn bố mẹ cho cẩn thận.
  • 5:32 - 5:33
    (Cười)
  • 5:33 - 5:36
    Đừng sinh ra trong một gia đình nghèo
    hay khó khăn chật vật.
  • 5:37 - 5:40
    Giờ, tôi chắc rằng bạn đã thấy
    vấn đề nhỏ ở đây.
  • 5:40 - 5:44
    Chúng ta không thể chọn bố mẹ
    hay tiền lương của họ,
  • 5:44 - 5:47
    nhưng nghiên cứu tại Anh này vẫn đánh
    vào quan điểm khách quan
  • 5:47 - 5:50
    bằng việc chỉ ra rằng không phải
    đứa trẻ nào có khởi đầu bất lợi
  • 5:50 - 5:53
    sẽ dẫn đến hoàn cảnh khó khăn.
  • 5:53 - 5:56
    Như đã biết, nhiều người
    có khởi đầu vất vả,
  • 5:56 - 5:59
    nhưng lại trở nên thành công,
    ít nhất ở một lĩnh vực nào đó,
  • 5:59 - 6:00
    dự án này bắt đầu giải thích vì sao.
  • 6:01 - 6:03
    Bài học thứ hai là:
  • 6:03 - 6:05
    cha mẹ rất quan trọng.
  • 6:06 - 6:07
    Trong dự án này,
  • 6:07 - 6:09
    những đứa trẻ có cha mẹ quan tâm,
    lo lắng,
  • 6:09 - 6:11
    những người có tham vọng cho tương lai,
  • 6:11 - 6:14
    thường sẽ thoát khỏi khở đầu khó khăn đó.
  • 6:14 - 6:18
    Có vẻ như phụ huynh và việc họ làm
    vô cùng, vô cùng quan trọng,
  • 6:18 - 6:20
    đặc biệt là trong những năm đầu đời.
  • 6:21 - 6:23
    Tôi sẽ ví dụ thế này.
  • 6:23 - 6:24
    Trong một nghiên cứu,
  • 6:24 - 6:28
    các nhà khoa học khảo sát hơn 17,000
    đứa trẻ ra đời năm 1970.
  • 6:29 - 6:32
    Họ phân tích toàn bộ thông tin
    thu thập được
  • 6:32 - 6:33
    để tìm ra nguyên nhân
  • 6:33 - 6:36
    cái gì đã cho phép các đứa trẻ
    bắt đầu khó khăn ở cuộc sống
  • 6:36 - 6:38
    dù vậy, vẫn tiếp tục và học tốt ở trường.
  • 6:38 - 6:40
    Nói cách khác, điều gì đánh bại
    sự không may.
  • 6:40 - 6:44
    Số liệu chỉ ra rằng, điều quan trọng
    hơn hết là ở cha mẹ.
  • 6:44 - 6:48
    Những phụ huynh biết quan tâm, gần gũi với
    trẻ trong giai đoạn đầu đời
  • 6:48 - 6:52
    rất có thể dẫn đến trẻ học tốt ở trường
    sau này.
  • 6:52 - 6:55
    Thực tế, những việc bố mẹ làm
    tưởng chừng nhỏ
  • 6:55 - 6:58
    nhưng lại có tác động tốt tới biểu hiện
    của con trẻ.
  • 6:58 - 7:00
    Chỉ là lắng nghe và trò chuyện,
  • 7:00 - 7:02
    trả lời âu yếm,
  • 7:02 - 7:04
    dạy chữ và số đếm,
  • 7:04 - 7:06
    đưa chúng đi chơi, đi du lịch.
  • 7:06 - 7:09
    Đọc truyện cho trẻ mỗi ngày cũng
    thực sự cần thiết.
  • 7:10 - 7:11
    Như ở trong một nghiên cứu,
  • 7:11 - 7:14
    những đứa trẻ được bố mẹ hằng ngày
    đọc sách cho khi năm tuổi
  • 7:14 - 7:17
    và được phụ huynh quan tâm tới việc học
    từ lên 10,
  • 7:17 - 7:21
    sẽ rất hiếm khi sống cảnh nghèo khổ
    ở tuổi 30
  • 7:21 - 7:24
    so với những trẻ không được bố mẹ
    quan tâm như vậy.
  • 7:25 - 7:29
    Giờ, có những khó khắn khổng lồ
    trong việc hiểu rõ loại khoa học này.
  • 7:30 - 7:32
    Những nghiên cứu này chỉ ra rằng
    việc mà phụ huynh làm
  • 7:32 - 7:35
    có liên quan tới kết quả tích cực
    của trẻ,
  • 7:35 - 7:38
    nhưng chúng tôi không biết là liệu có phải
    những hành động này
  • 7:38 - 7:41
    cho kết quả tốt hay là do yếu tố nào
    khác nữa.
  • 7:41 - 7:43
    Ví dụ, chúng tôi phải lấy yếu tố gen
    vào xem xét
  • 7:43 - 7:45
    và đó là một câu chuyện hoàn toàn
    khác nữa.
  • 7:45 - 7:48
    Nhưng các nhà khoa học tham gia
    nghiên cứu này
  • 7:48 - 7:50
    đang cố gắng hết sức tìm ra nguyên nhân
  • 7:50 - 7:52
    và đây là nghiên cứu tôi đặc biệt thích.
  • 7:52 - 7:53
    Trong cái này,
  • 7:53 - 7:56
    họ quan sát thói quen ngủ của
    khoảng 10,000 đứa trẻ
  • 7:56 - 7:58
    sinh ra đầu thiên niên kỉ.
  • 7:58 - 8:00
    Chúng thường ngủ vào giờ nhất định,
  • 8:00 - 8:03
    hay đi ngủ vào các giờ khác nhau
    trong tuần?
  • 8:03 - 8:07
    Số liệu chỉ ra những trẻ có giờ giấc
    ngủ thất thường
  • 8:07 - 8:09
    sẽ có xu hướng bị các vấn đề
    về cách cư xử
  • 8:09 - 8:12
    và khi chúng thay đổi thói quen sang
    ngủ đúng giờ
  • 8:12 - 8:14
    thì thấy rõ sự cải thiện hơn về ứng xử,
  • 8:14 - 8:16
    và đó là điều rất quan trọng
  • 8:16 - 8:18
    bởi chính thói quen đi ngủ
  • 8:18 - 8:21
    thực sự giúp ích cho những đứa trẻ
    đó tiến bộ.
  • 8:21 - 8:23
    Có một vấn đề nữa cần xem xét.
  • 8:23 - 8:24
    Cũng nghiên cứu này,
  • 8:24 - 8:27
    các nhà khoa học quan sát những trẻ
    đọc sách để giải trí.
  • 8:27 - 8:31
    Có nghĩa là chúng
    đọc tạp chí, sách ảnh, sách truyện.
  • 8:32 - 8:35
    Số liệu chỉ ra
    những trẻ thích đọc để giải trí
  • 8:35 - 8:37
    trong nhóm năm và mười tuổi tuổi
  • 8:37 - 8:40
    nói chung, thường sẽ học tốt,
  • 8:40 - 8:42
    với điểm số cao trong các bài kiểm tra.
  • 8:42 - 8:44
    Không chỉ là kiểm tra đọc,
  • 8:44 - 8:46
    mà còn kiểm tra đánh vần và toán học.
  • 8:47 - 8:49
    Nghiên cứu cố gắng loại bỏ các yếu tố
    gây nhiễu,
  • 8:49 - 8:52
    bằng cách khảo sát những trẻ thông minh
    tương đồng
  • 8:52 - 8:54
    và có chung một hoàn cảnh xuất thân,
  • 8:54 - 8:57
    và cho rằng có vẻ việc
    đọc thực sự giúp ích cho các đứa trẻ đó
  • 8:57 - 9:00
    về việc học và đạt điểm cao trong các
    bài kiểm tra sau này.
  • 9:02 - 9:03
    Ở phần đầu,
  • 9:03 - 9:05
    tôi có nói bài học đầu tiên rút ra được
  • 9:05 - 9:07
    là không nên sinh ra trong gia đình nghèo
  • 9:07 - 9:11
    bởi sau này chúng sẽ lại rơi vào vòng
    luẩn quẩn của nghèo đói.
  • 9:11 - 9:13
    Nhưng tôi cũng nói cách dạy dỗ quan trọng,
  • 9:13 - 9:16
    và việc làm bố mẹ tốt,
    nếu bạn gọi như vậy,
  • 9:16 - 9:17
    có thể giúp trẻ vượt khó
  • 9:17 - 9:20
    và chiến thắng những khó khăn
    vật chất đầu đời.
  • 9:20 - 9:21
    Nhưng chờ đã,
  • 9:21 - 9:25
    liệu có phải hoàn cảnh sống khó khăn
    không có ảnh hưởng gì hết?
  • 9:26 - 9:29
    Có thể cho rằng việc một đứa trẻ
    sinh ra trong gia đình nghèo
  • 9:29 - 9:33
    nhưng nếu có bố mẹ tốt, thì chả sao hết,
    chúng vẫn ổn thôi.
  • 9:33 - 9:34
    Tôi không nghĩ điều này đúng.
  • 9:34 - 9:37
    Rõ ràng ta thấy ảnh hưởng từ cả
    cha mẹ và cảnh sống.
  • 9:37 - 9:39
    Có một nghiên cứu với số liệu
    khảo sát
  • 9:39 - 9:42
    những đứa trẻ lớn lên trong cảnh
    đói nghèo chi phối
  • 9:42 - 9:44
    và kết quả của chúng ở trường.
  • 9:45 - 9:46
    Chỉ ra rằng
  • 9:46 - 9:49
    ngay cả khi bố mẹ chúng đều cố gắng
    làm mọi điều tốt nhất như
  • 9:49 - 9:50
    cho con ngủ đúng giờ
  • 9:50 - 9:52
    và đọc cho chúng nghe mỗi ngày
    hay việc khác
  • 9:52 - 9:54
    cũng không thay đổi được nhiều.
  • 9:55 - 9:58
    Làm bố mẹ tốt chỉ giảm được khoảng cách
    về giáo dục
  • 9:58 - 10:01
    khoảng 50% giữa nhóm trẻ giàu và
    nhóm trẻ nghèo.
  • 10:01 - 10:06
    Vậy cho nên sự nghèo khó thực sự
    có một ảnh hưởng lâu dài,
  • 10:06 - 10:09
    và nếu như chúng ta muốn đảm bảo
    sự thành công và hành vi tốt
  • 10:09 - 10:10
    cho thế hệ sau,
  • 10:11 - 10:14
    cho trẻ em điều kiện sống tốt là một điều
    cực kỳ quan trọng cần làm.
  • 10:16 - 10:18
    Điều này với tôi và bạn tức là sao?
  • 10:18 - 10:21
    Và điều mà chúng ta ở đây rút ra
    cho mình là gì?
  • 10:21 - 10:22
    Với tư cách khoa học và nhà báo,
  • 10:22 - 10:25
    Tôi muốn có khoa học trong
    cách dạy con của mình...
  • 10:26 - 10:29
    và tôi có thể nói với bạn rằng
    khi bạn la hét với con cái
  • 10:29 - 10:30
    bắt chúng đi ngủ sớm,
  • 10:30 - 10:33
    theo khoa học thì bạn đang làm
    rất đúng rồi đấy.
  • 10:33 - 10:34
    (Cười)
  • 10:34 - 10:36
    Và có tuyệt không khi nghĩ rằng
  • 10:36 - 10:38
    tất cả mọi thứ ta cần làm
    để con vui vẻ, thành công
  • 10:38 - 10:41
    là tâm sự, quan tâm về tương lai của chúng,
  • 10:41 - 10:44
    cho chúng đi ngủ đúng giờ,
    đưa một quyển sách để đọc?
  • 10:44 - 10:45
    Bố mẹ chỉ cần thế thôi.
  • 10:45 - 10:47
    Giờ, như các bạn hình dung,
  • 10:47 - 10:50
    câu trả lời không đơn giản chỉ có vậy.
  • 10:50 - 10:52
    Có một điều, nghiên cứu này
    nhìn vào hiện thực
  • 10:52 - 10:55
    của hàng ngàn đứa trẻ, trên trung bình,
  • 10:55 - 10:58
    nhưng đâu có nghĩa nó sẽ giúp ích cho
    con của bạn hay con của tôi
  • 10:58 - 11:00
    hay bất kì đứa trẻ nào.
  • 11:00 - 11:03
    Tóm lại là, mỗi đứa trẻ đều sẽ có
    lựa chọn con đường đi riêng,
  • 11:03 - 11:06
    và một phần là do bẩm sinh
  • 11:06 - 11:09
    còn lại tất nhiên là từ trải nghiệm trong
    cuộc sống của chúng,
  • 11:09 - 11:11
    bao gồm các tương tác của chúng với ta,
    các bố mẹ.
  • 11:11 - 11:14
    Tôi sẽ nói điều tôi đã làm
    sau khi hiểu được tất cả.
  • 11:14 - 11:15
    Nó khá là xấu hổ.
  • 11:16 - 11:18
    Tôi nhận ra rằng mình đã quá bận rộn
    với công việc,
  • 11:18 - 11:20
    và mỉa mai thay,
  • 11:20 - 11:23
    học và viết về nghiên cứu tuyệt vời này ở
    trẻ con Anh, đến nỗi mà
  • 11:23 - 11:27
    có những này tôi hầu như không
    trò chuyện với các con người Anh của mình.
  • 11:27 - 11:30
    Nên ở nhà, chúng tôi tạo ra
    thời gian trò chuyện
  • 11:30 - 11:32
    chỉ khoảng 15 phút vào cuối ngày,
  • 11:32 - 11:34
    khi chúng tôi tâm sự và lắng nghe
    các cậu bé.
  • 11:35 - 11:38
    Tôi giờ cố gắng hơn để hỏi chúng
    đã làm gì hôm nay,
  • 11:38 - 11:40
    để thấy tôi trân trọng
    việc con làm trên trường.
  • 11:41 - 11:44
    Đương nhiên, tôi đảm bảo
    chúng luôn có sách để đọc.
  • 11:44 - 11:46
    Tôi nói tôi có tham vọng
    cho tương lai của chúng
  • 11:46 - 11:49
    và tôi nghĩ chúng có thể hạnh phúc và làm
    được điều lớn lao.
  • 11:50 - 11:53
    Tôi không biết liệu những việc đó
    thay đổi được gì,
  • 11:53 - 11:55
    nhưng tôi tin tưởng rằng nó
    sẽ không làm hại chúng,
  • 11:55 - 11:57
    thậm chí có thể có ích cho chúng.
  • 11:58 - 12:01
    Cuối cùng, nếu chúng ta muốn
    những đứa trẻ hạnh phúc,
  • 12:01 - 12:03
    mọi thứ ta có thể làm là
    nghe theo khoa học
  • 12:03 - 12:04
    và đương nhiên,
  • 12:04 - 12:06
    hãy lắng nghe chính con của mình.
  • 12:06 - 12:07
    Cảm ơn.
Title:
Những bài học từ nghiên cứu dài nhất về sự phát triển của con người
Speaker:
Helen Pearson
Description:

Trong vòng 70 năm qua, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu cuộc sống của hàng ngàn đứa trẻ để tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt khi chúng lớn lên, có đứa thì hạnh phúc và khỏe mạnh trong khi những đứa khác phải sống chật vật. Đây là dự án dài hơi nhất từ trước đến giờ về sự phát triển con người từng được tiến hành, và những người được nghiên cứu kĩ nhất trên đời cũng ra đời từ đó, thay đổi cách ta sống, học tập và dạy dỗ con cái. Đánh giá tổng quan về nghiên cứu tầm cỡ này, nhà báo khoa học Helen Pearson chia sẻ những phát hiện quan trọng và những sự thật giản dị về cuộc sống và cách làm cha làm mẹ tốt.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
12:12

Vietnamese subtitles

Revisions