< Return to Video

Miếng & Mảnh - Tommy Kha | Art21 "Cận Diện New York"

  • 0:01 - 0:03
    (nhạc nhẹ)
  • 0:13 - 0:14
    - Tôi lớn lên ở Memphis
  • 0:14 - 0:18
    và tôi sống trong một vùng
    tên là White Haven
  • 0:18 - 0:20
    phần lớn tuổi thơ.
  • 0:24 - 0:26
    Tôi không được
    ra khỏi nhà,
  • 0:26 - 0:30
    nên phần lớn thời gian,
    mọi thứ tôi biết về Memphis chỉ là
  • 0:30 - 0:32
    khoảnh sân trước và sau nhà.
  • 0:36 - 0:40
    Có một hôm Halloween, chúng tôi
    chơi một trò chơi siêu nhân,
  • 0:40 - 0:41
    chắc là trò Người Dơi.
  • 0:43 - 0:45
    Vì bọn tôi nghèo,
  • 0:45 - 0:47
    bọn tôi cùng hóa trang như nhau,
  • 0:47 - 0:49
    những cái túi rác đen,
  • 0:49 - 0:52
    và gần như phải dùng đầu óc
  • 0:52 - 0:56
    và trí tưởng tượng để tin rằng
    chỉ cần nói thôi
  • 0:56 - 0:57
    thì cũng đã đủ rồi.
  • 1:05 - 1:06
    Kì lạ là
  • 1:06 - 1:09
    gia đình tôi
  • 1:09 - 1:12
    "Con có
  • 1:12 - 1:14
    Nếu con cần học
    tiếng Anh, không sao cả.
  • 1:14 - 1:18
    Con không cần phải bám lấy quá khứ
  • 1:18 - 1:21
    và tiếp tục nói tiếng Trung với chúng ta."
  • 1:24 - 1:26
    Họ để tôi đi.
  • 1:44 - 1:47
    Ngày ngày người ta hỏi: "Cháu từ đâu đến?
  • 1:47 - 1:48
    Cháu thực sự đến từ đâu cơ?
  • 1:48 - 1:50
    Tên Tàu của cháu là gì?
  • 1:50 - 1:51
    Tên Hàn của cháu là gì?"
  • 1:51 - 1:52
    Tôi đâu là người Hàn.
  • 1:52 - 1:54
    "Cháu từ đâu đến?"
  • 1:54 - 1:57
    Người ta suốt ngày hỏi tôi hồi tôi còn bé.
  • 2:06 - 2:08
    Vài người đùa rằng chúng tôi chọn Memphis
  • 2:08 - 2:11
    vì Elvis, hoặc vì
    tương đồng khí hậu.
  • 2:14 - 2:17
    Gia đình tôi định cư ở
    Memphis là vì chiến tranh,
  • 2:17 - 2:21
    vì quân đội,
    vì bạo hành tại quê hương.
  • 2:24 - 2:27
    Gia đình tôi đến vào những năm 90,
  • 2:27 - 2:30
    thời điểm Memphis bắt đầu
    tiếp nhận người tị nạn từ Việt Nam.
  • 2:33 - 2:34
    - Cháu chào ông
  • 2:37 - 2:41
    - Nghe tiếng bà tôi
    chả hiểu sao mà thét
  • 2:41 - 2:44
    giữa đêm chỉ bởi
    tiếng pháo hoa nổ,
  • 2:44 - 2:47
    hay tin đánh bom tại thành phố Oklahoma
  • 2:47 - 2:51
    là một hình ảnh rất
    quen thuộc với cả gia đình.
  • 3:00 - 3:02
    Thật nực cười
  • 3:02 - 3:06
    cách chiến tranh thật sự
    không chỉ được ghi
  • 3:06 - 3:11
    lên mảnh đất và biên giới của chúng ta,
    mà còn lên cả chúng ta và con trẻ,
  • 3:11 - 3:13
    những người đến sau bố mẹ ta.
  • 3:13 - 3:15
    Chúng ta nói thế nào về nó?
  • 3:18 - 3:21
    Cùng lúc đó, chúng ta sống thế nào với nó?
  • 3:24 - 3:28
    (nhạc nhẹ tiếp tục)
  • 3:40 - 3:41
    Tôi luôn quay về Memphis.
  • 3:41 - 3:44
    Memphis giống như là
    điểm giao thoa
  • 3:44 - 3:46
    giữa huyền thoại và lịch sử,
  • 3:46 - 3:49
    và tình cảm và trí nhớ.
  • 3:49 - 3:54
    Là thứ, theo cách nào đó,
    để nhớ sai.
  • 3:57 - 4:02
    Phần nhiều tác phẩm tôi làm hay
    lịch sử gia đình tôi chỉ là vậy,
  • 4:02 - 4:04
    là miếng và là mảnh.
  • 4:05 - 4:10
    Nó là một sự gom góp không ngừng
    thông tin và tư liệu,
  • 4:10 - 4:14
    và bất kể thứ gì chúng ta
    có thể thu lượm từ quá khứ.
  • 4:20 - 4:22
    - Cô cho con tháo tất của cô nhé?
  • 4:22 - 4:24
    - Tháo tất à? Được.
  • 4:27 - 4:30
    - Ánh sáng tốt rồi. Đẹp lắm cô ạ.
  • 4:30 - 4:35
    Bây giờ con sẽ
    chụp nhanh một tấm cho cô.
  • 4:37 - 4:39
    Tôi bắt đầu dùng hình cắt của mình
  • 4:39 - 4:42
    và sự mơ hồ trong việc nó chính xác là gì
  • 4:42 - 4:46
    nó ở giữa các phân loại,
  • 4:46 - 4:49
    vừa là đạo cụ, vừa là
    phần mở rộng của tôi.
  • 4:50 - 4:52
    Cô quay đầu qua phải
    chút được không?
  • 4:52 - 4:55
    Con cảm ơn. Ba, hai, một.
  • 4:58 - 5:01
    Nó đại loại như là sự phản chiếu
    cái quá trình phân mảnh,
  • 5:01 - 5:04
    đi lượm không phải những miếng
    và mảnh của lịch sử gia đình tôi,
  • 5:04 - 5:07
    mà là lượm cái chất liệu tự hiện hữu
  • 5:07 - 5:09
    và những kết nối được biểu lộ.
  • 5:13 - 5:18
    Chúng đều rất ngẫu hứng
    và bắt nguồn từ tiểu sử của tôi.
  • 5:30 - 5:33
    (nhạc hào hứng)
  • 5:36 - 5:40
    (tiếng trò chuyện)
  • 5:49 - 5:51
    Tôi săn đuổi các nghệ sĩ tri ân Elvis,
  • 5:51 - 5:53
    cách nói khéo để chỉ
  • 5:53 - 5:54
    những người đóng giả Elvis.
  • 5:58 - 6:01
    Hơn là một kiểu
    sắm vai và bắt chước,
  • 6:01 - 6:04
    nó trở nên siêu việt.
  • 6:10 - 6:12
    Tôi muốn làm ra một khối tác phẩm
  • 6:12 - 6:15
    và tôi muốn đủ khả năng
    làm ra một khối tác phẩm
  • 6:15 - 6:16
    về sự đại diện,
  • 6:16 - 6:18
    nói về văn hóa đại chúng
  • 6:18 - 6:20
    và cách mọi người hiểu về miền nam
  • 6:20 - 6:23
    qua những biểu tượng như Elvis.
  • 6:27 - 6:29
    Có một sự ảnh hưởng
  • 6:29 - 6:31
    theo cách mà ý niệm về Elvis,
  • 6:31 - 6:36
    hình cắt Elvis vẫn dội lại
    trong các dự án khác của tôi.
  • 6:40 - 6:43
    (tiếng trò chuyện)
  • 6:48 - 6:50
    (nhạc nhẹ)
  • 6:52 - 6:55
    Tôi nghĩ nhiều về
    tấm ảnh kỉ niệm
  • 6:55 - 7:00
    ngành đường sắt và việc họ
    đẩy nhiều lao động,
  • 7:00 - 7:03
    đặc biệt là lao động Tàu,
    ra ngoài khung hình.
  • 7:03 - 7:06
    Và cái sự vô hình ấy
    vang dội
  • 7:06 - 7:08
    suốt lịch sử nhiếp ảnh.
  • 7:10 - 7:12
    Làm sao ta thấy mình
    khi ta không được đại diện?
  • 7:16 - 7:20
    Tôi nghĩ cũng là
    một sự trình diễn không nghỉ
  • 7:20 - 7:24
    khi tôi luôn đi tìm xem
    tôi đứng chỗ nào trong bức hình?
  • 7:29 - 7:30
    Đâu là cách tốt nhất
  • 7:30 - 7:35
    để tìm tới chính mình
    thông qua nhiếp ảnh?
  • 7:36 - 7:39
    (nhạc nhẹ tiếp tục)
Title:
Miếng & Mảnh - Tommy Kha | Art21 "Cận Diện New York"
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
Art21
Project:
"New York Close Up" series
Duration:
07:53

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions