< Return to Video

Năng lượng từ tảo nổi

  • 0:01 - 0:03
    Vài năm trước,
    tôi bắt đầu cố gắng tìm hiểu
  • 0:03 - 0:07
    liệu có cách nào để phát triển
    nhiên liệu sinh học
  • 0:07 - 0:11
    trên một quy mô đủ lớn
    để cạnh tranh với nhiên liệu hóa thạch,
  • 0:11 - 0:13
    mà không cạnh tranh
    với nông nghiệp
  • 0:13 - 0:16
    về nước, phân bón hoặc đất đai.
  • 0:17 - 0:18
    Và đây là những gì tôi đã nghĩ ra.
  • 0:18 - 0:20
    Tưởng tượng chúng ta xây
    một bể kín,
  • 0:20 - 0:22
    đặt nó ở dưới nước
    và bơm nước thải vào
  • 0:22 - 0:25
    cùng với một loại vi tảo nào đó
    có khả năng tổng hợp dầu,
  • 0:25 - 0:27
    và chúng ta làm nó từ
    vật liệu mềm dẻo nào đó
  • 0:27 - 0:29
    có thể chuyển động
    theo sóng ở dưới nước.
  • 0:29 - 0:32
    Tất nhiên là hệ thống
    chúng ta định xây dựng
  • 0:32 - 0:34
    sẽ dùng năng lượng mặt trời
    để nuôi tảo,
  • 0:34 - 0:36
    và chúng sẽ hấp thụ CO2,
    một điều rất tốt,
  • 0:36 - 0:38
    và sản xuất oxy
    trong quá trình sinh trưởng.
  • 0:38 - 0:42
    Tảo sinh trưởng trong một bể chứa
  • 0:42 - 0:45
    có khả năng tản nhiệt
    ra môi trường nước xung quanh,
  • 0:45 - 0:47
    và bạn có thể thu hoạch chúng và
    tạo ra nhiên liệu sinh học,
  • 0:47 - 0:50
    mỹ phẩm, phân bón,
    và thức ăn cho vật nuôi,
  • 0:50 - 0:53
    Dĩ nhiên là bạn phải làm việc này
    trên một quy mô lớn,
  • 0:53 - 0:55
    bạn sẽ cân nhắc những vấn đề khác
  • 0:55 - 0:58
    như ngư dân, tàu bè
    và những điều tương tự,
  • 0:58 - 0:59
    nhưng mà,
  • 0:59 - 1:02
    chúng ta đang nói về nhiên liệu sinh học,
  • 1:02 - 1:04
    và chúng ta biết tầm quan trọng
    của tiềm năng
  • 1:04 - 1:06
    có được một nhiên liệu lỏng thay thế.
  • 1:07 - 1:09
    Tại sao chúng ta nói về vi tảo?
  • 1:09 - 1:13
    Đây là biểu đồ
    các loại cây trồng khác nhau
  • 1:13 - 1:17
    được cân nhắc dùng để sản xuất
    nhiên liệu sinh học,
  • 1:17 - 1:19
    các bạn có thể thấy những cây
    như cây đậu nành,
  • 1:19 - 1:21
    sản xuất ra
    467 lít / hecta mỗi năm,
  • 1:21 - 1:27
    hoặc cây hướng dương, hạt cải dầu,
    dầu mè, cây cọ,
  • 1:27 - 1:31
    và cái cột cao kia thể hiện
    mức vi tảo có thể sản xuất.
  • 1:31 - 1:34
    Điều đó nói rằng vi tảo
    đóng góp vào khoảng 18709
  • 1:34 - 1:36
    đến 46722 l / hecta một năm,
  • 1:36 - 1:40
    so với 187 l / hecta mỗi năm
    từ đậu nành.
  • 1:40 - 1:43
    Vậy vi tảo là gì?
    Vi tảo là tảo cực nhỏ,
  • 1:43 - 1:45
    tức là chúng vô cùng bé,
    như các bạn thấy ở đây
  • 1:45 - 1:48
    bức ảnh của
    những sinh vật đơn bào đó
  • 1:48 - 1:51
    so sánh với một sợi tóc
    của con người.
  • 1:51 - 1:53
    Những sinh vật nhỏ bé này đã tồn tại
  • 1:53 - 1:56
    từ hàng triệu năm trước
    và có hàng nghìn
  • 1:56 - 1:58
    loại vi tảo khác nhau trên thê giới,
  • 1:58 - 2:01
    một vài trong số đó là thực vật
    phát triển nhanh nhất hành tinh,
  • 2:01 - 2:04
    và sản xuất ra rất rất nhiều dầu,
    như tôi đã cho các bạn thấy.
  • 2:04 - 2:07
    Tại sao chúng tôi lại muốn
    nuôi chúng ngoài khơi?
  • 2:07 - 2:10
    Lí do chúng tôi thực hiện
    việc này ngoài khơi là vì
  • 2:10 - 2:12
    nếu bạn nhìn những
    thành phố ven biển,
  • 2:12 - 2:15
    thì không có một sự lựa chọn nào khác
  • 2:15 - 2:18
    bởi vì chúng ta sẽ sử dụng nước thải,
    nhu tôi đã đề nghị,
  • 2:18 - 2:19
    nếu bạn tìm nơi đặt hầu hết
    những nhà máy xử lý nước thải
  • 2:19 - 2:23
    chúng được đặt bên trong
    các thành phố này.
  • 2:23 - 2:27
    Đây là thành phố San Francisco,
    nơi đã có 1448 km
  • 2:27 - 2:29
    đường ống nước thải
    nằm bên dưới thành phố
  • 2:29 - 2:33
    và xả nước thải ra ngoài khơi.
  • 2:33 - 2:37
    Mỗi một thành phố trên thế giới lại
    xử lý nước thải
  • 2:37 - 2:40
    theo một cách khác nhau.
    Một số thành phố thì xử lý chúng.
  • 2:40 - 2:41
    Một số khác thì xả thẳng ra ngoài.
  • 2:41 - 2:44
    Nhưng trong tất cả các trường hợp,
    thứ nước được thải ra
  • 2:44 - 2:47
    cực kỳ thích hợp cho việc trồng vi tảo.
  • 2:47 - 2:49
    Vì thế hãy hình dung xem
    hệ thống sẽ trông như thế nào.
  • 2:49 - 2:51
    Chúng tôi gọi nó là OMEGA,
    viết tắt của cụm từ
  • 2:51 - 2:55
    Màng bọc trồng vi tảo
    ngoài khơi
  • 2:55 - 2:57
    Ở NASA, bạn phải đặt
    những tên viết tắt hay ho.
  • 2:57 - 2:59
    Vậy nó hoạt động ra sao?
  • 2:59 - 3:00
    Tôi đã phần nào cho các bạn thấy
    cách nó hoạt động rồi.
  • 3:01 - 3:04
    Chúng tôi đổ nước thải
    và nguồn khí CO2 nào đó
  • 3:04 - 3:07
    vào cơ cấu nổi của chúng tôi,
  • 3:07 - 3:11
    và nước thải đó cung cấp
    chất dinh dưỡng nuôi tảo,
  • 3:11 - 3:14
    và chúng hấp thụ khí CO2,
    thứ đáng lẽ được thải
  • 3:14 - 3:16
    ra ngoài không khí như một khí nhà kính
  • 3:16 - 3:18
    Tảo sử dụng
    năng lượng mặt trời để phát triển,
  • 3:18 - 3:21
    và năng lượng sóng trên mặt nước
    cung cấp năng lượng
  • 3:21 - 3:23
    để trộn lẫn tảo,
    và nhiệt độ được kiểm soát
  • 3:23 - 3:26
    bởi nhiệt độ nước xung quanh.
  • 3:26 - 3:29
    Tảo này, trong lúc phát triển,
    sẽ tạo ra khí oxi như tôi đã đề cập,
  • 3:29 - 3:33
    và chúng cũng sản xuất ra
    nhiên liệu sinh học,
  • 3:33 - 3:36
    phân bón, thức ăn, và
    những sản phẩm phụ khác có ích từ tảo.
  • 3:36 - 3:39
    Đây là một hệ thống lắp ráp.
    Điều đó có nghĩa là gì?
  • 3:39 - 3:42
    Nó được mô đun hóa.
    Giả dụ nếu có điều gì
  • 3:42 - 3:44
    bất ngờ xảy xa với
    một trong những mô đun.
  • 3:44 - 3:46
    Bị rò rỉ. Bị sét đánh.
  • 3:46 - 3:49
    Nước thải bị rò rỉ ra ngoài là nước
  • 3:49 - 3:51
    vốn được thải ra ngoài biển trước đó,
  • 3:51 - 3:53
    và tảo bị rò rỉ cũng đều
    tự phân hủy sinh học được,
  • 3:53 - 3:54
    và bởi vì chúng sống trong
    môi trường nước thải,
  • 3:54 - 3:57
    chúng là những loại tảo nước ngọt, nghĩa là
  • 3:57 - 3:59
    chúng không thể sống trong nước mặn, nên chúng sẽ chết.
  • 3:59 - 4:01
    Chất nhựa dùng để làm bể là một loại chất nhựa khá nổi tiếng
  • 4:01 - 4:04
    mà chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm
  • 4:04 - 4:09
    và chúng tôi sẽ làm lại các mô đun
    để có thể tái sử dụng chúng
  • 4:09 - 4:12
    Có lẽ chúng tôi có thể sẽ đi xa hơn thế
    nếu nghĩ về
  • 4:12 - 4:15
    hệ thống mà tôi đang cho các bạn xem
    điều đó nói rằng
  • 4:15 - 4:18
    chúng tôi cần phải cân nhắc đến nguồn nước, nguồn nước ngọt,
  • 4:18 - 4:20
    có thể sẽ là một vấn đề trong tương lai,
  • 4:20 - 4:22
    và hiện tại chúng tôi đang xây dựng
    những phương pháp
  • 4:22 - 4:24
    để tái chế nước thải.
  • 4:24 - 4:27
    Vấn đề còn lại cần phải lưu tâm đó là
    bản thân của cấu trúc.
  • 4:27 - 4:30
    Cầu trúc này cung cấp một bề mặt
    cho những thứ ở trên biển,
  • 4:30 - 4:33
    và bề mặt này,
    được che phủ bởi rong biển
  • 4:33 - 4:36
    và những sinh vật biển khác,
  • 4:36 - 4:40
    sẽ trở thành môi trường sống
    tăng cường cho sinh vật biển
  • 4:40 - 4:42
    do đó nó làm tăng độ đa dạng sinh học.
  • 4:42 - 4:44
    Và cuối cùng, bởi vì nó là một cấu trúc nằm ngoài khơi,
  • 4:44 - 4:47
    chúng ta có thể nghĩ trên phương diện
  • 4:47 - 4:50
    có thể đóng góp cho các hoạt động
    nuôi trồng thủy sản ngoài khơi.
  • 4:50 - 4:52
    Các bạn có lẽ đang nghĩ rằng,
    "Được, ý tưởng này nghe có vẻ được.
  • 4:52 - 4:56
    Chúng ta có thể làm gì
    để chứng minh là nó khả thi?"
  • 4:56 - 5:00
    Tôi đã dựng nên các phòng thí nghiệm
    ở Santa Cruz
  • 5:00 - 5:03
    ở cơ sở California Fish and Game.
  • 5:03 - 5:06
    Ở đó chúng tôi có những bể nước mặn lớn
  • 5:06 - 5:08
    để thử nghiệm
    một vài ý tưởng trong số này.
  • 5:08 - 5:11
    Chúng tôi còn làm thí nghiệm
    ở San Francisco,
  • 5:11 - 5:14
    tại một trong ba nhà máy
    xử lý nước thải,
  • 5:14 - 5:16
    lại để thử nghiệm ý tưởng.
  • 5:16 - 5:19
    Và cuối cùng,
    chúng tôi muốn tìm một nơi
  • 5:19 - 5:22
    để quan sát tác động của của công trình
  • 5:22 - 5:26
    lên môi trường biển.
    Chúng tôi dựng một khu thực địa
  • 5:26 - 5:28
    ở một nơi gọi là
    Moss Landing Marine Lab
  • 5:28 - 5:31
    trong vịnh Monterey,
    chúng tôi đã làm việc ở cảng
  • 5:31 - 5:35
    và quan sát tác động của nó
    lên các sinh vật biển.
  • 5:35 - 5:39
    Phòng thí nghiệm ở Santa Cruz
    là phòng thí nghiệm độc lập
  • 5:39 - 5:41
    Đó là nơi chúng tôi nuôi tảo,
  • 5:41 - 5:44
    dính các mảnh nhựa, làm các công cụ,
  • 5:44 - 5:46
    và mắc rất nhiều sai lầm,
  • 5:46 - 5:48
    hay, như Edison nói, chúng tôi
  • 5:48 - 5:51
    đang tìm 10 000 cách
    khiến hệ thống không hoạt động.
  • 5:51 - 5:55
    chúng tôi đã nuôi tảo trong nước thải,
    và làm các công cụ,
  • 5:55 - 5:59
    cho phép chúng tôi đi sâu
    vào đời sống của tảo
  • 5:59 - 6:00
    để chúng tôi có thể giám sát
    sự sinh trưởng của chúng,
  • 6:00 - 6:03
    điều gì kích thích chúng,
    làm sao để chúng tôi
  • 6:03 - 6:07
    đảm bảo ràng chúng có một môi trường
    để tồn tại và phát triển.
  • 6:07 - 6:10
    Tính năng quan trọng nhất
    mà chúng tôi cần phát triển là thứ
  • 6:10 - 6:13
    được gọi là lò phản ứng quang sinh học, hay PBR.
  • 6:13 - 6:14
    Đây là những cấu trúc nổi được
    trên mặt nước,
  • 6:14 - 6:18
    được làm từ những loại chất dẻo rẻ tiền,
  • 6:18 - 6:20
    cho phép tảo sinh trưởng.
    Chúng tôi đã xây dựng
  • 6:20 - 6:23
    rất rất nhiều thiết kế, hầu hết trong số đó
    đều thất bại thảm hại,
  • 6:23 - 6:26
    và khi chúng tôi tìm được
    một thiết kế thích hợp,
  • 6:26 - 6:28
    ở khoảng 113 lít, chúng tôi nhân nó lên
  • 6:28 - 6:32
    1700 lít ở San Francisco.
  • 6:32 - 6:34
    Để tôi cho các bạn thấy cách hệ thống
    hoạt động.
  • 6:34 - 6:38
    Về cơ bản chúng tôi lấy nước thải
    và chọn một loại tảo cho vào đó,
  • 6:38 - 6:40
    và chúng tôi luân chuyển chúng
    trong cấu trúc này,
  • 6:40 - 6:43
    cấu trúc bằng nhựa dẻo,
    hình ống này,
  • 6:43 - 6:44
    và chúng luân chuyển trong thứ này,
  • 6:44 - 6:47
    và đương nhiên có cả ánh sáng mặt trời,
    phía trên bề mặt,
  • 6:47 - 6:50
    và tảo sẽ sinh trưởng
    dựa vào dưỡng chất.
  • 6:50 - 6:52
    Nhưng điều này cũng giống như
    bạn trùm đầu trong một túi ni lông vậy.
  • 6:52 - 6:56
    Tảo sẽ không bị ngạt
    bởi CO2 như chúng ta.
  • 6:56 - 6:59
    Chúng bị ngạt bởi chúng tạo ra oxy
  • 6:59 - 7:01
    và chúng không hẳn bị ngạt, tuy nhiên
  • 7:01 - 7:04
    oxi mà chúng tạo ra là một vấn đề,
    và chúng sử dụng hết lượng CO2.
  • 7:04 - 7:06
    Vì thế việc tiếp theo mà chúng tôi phải
    tìm cách
  • 7:06 - 7:10
    là làm sao để loại bỏ oxy, và chúng tôi đã dựng cái cột này
  • 7:10 - 7:11
    với nhiệm vụ luân chuyển nước
  • 7:11 - 7:15
    và đẩy CO2 trở lại bằng cách
    sục vào hệ thống
  • 7:15 - 7:17
    trước khi cho nước lưu thông trở lại.
  • 7:17 - 7:19
    Và thứ các bạn đang thấy là
    mẫu thử nghiệm,
  • 7:19 - 7:23
    nỗ lực đầu tiên trong việc
    chế tạo ra kiểu cột này.
  • 7:23 - 7:25
    Trục lớn hơn được chúng tôi lắp đặt
    ở San Francisco
  • 7:25 - 7:27
    trong hệ thống ở đấy.
  • 7:27 - 7:30
    Cột này thực ra còn một
    tính năng nữa rất hay, đó là
  • 7:30 - 7:33
    tảo sẽ tích tụ lại trong cột,
  • 7:33 - 7:37
    và điều này cho phép chúng tôi thu gom
    sinh khối tảo
  • 7:37 - 7:40
    trong điều kiện dễ dàng nhất.
  • 7:40 - 7:42
    Từ đó chúng tôi sẽ loại bỏ
    tảo lắng dưới đáy của cột này
  • 7:42 - 7:45
    và sau đó chúng tôi có thể
  • 7:45 - 7:49
    thu gom chúng bằng cách để cho tảo nổi
  • 7:49 - 7:53
    lên trên bề mặt và vớt chúng bằng lưới.
  • 7:53 - 7:56
    Rồi chúng tôi cũng muốn tìm hiểu xem
    hệ thống này
  • 7:56 - 7:59
    sẽ có tác động gì lên môi trường biển,
  • 7:59 - 8:03
    và tôi đã đề cập rằng chúng tôi đã làm
    thí nghiệm này tại một khu thực địa
  • 8:03 - 8:05
    ở phòng thí nghiệm
    Moss Landing Marine Lab.
  • 8:05 - 8:08
    Và đương nhiên chúng tôi
    phát hiện ra rằng vật liệu này
  • 8:08 - 8:11
    bị quá tải bởi sự phát triển của tảo,
  • 8:11 - 8:13
    nên chúng tôi cần phát triển
    một chu trình làm sạch
  • 8:13 - 8:15
    Chúng tôi quan sát tương tác giữa
    chim biển và các sinh vật biển khác,
  • 8:15 - 8:19
    và các bạn thấy đây là một con rái cá
    đang lấy làm thích thú với thứ này,
  • 8:19 - 8:24
    và thỉnh thoảng lại trườn qua chiếc giường nổi này,
  • 8:24 - 8:27
    và chúng tôi muốn thuê nó hoặc
    huấn luyện nó làm sạch bề mặt những thứ này.
  • 8:27 - 8:30
    Nhưng đó là chuyện trong tương lại.
  • 8:30 - 8:31
    Hiện tại điều mà chúng tôi đang làm
  • 8:31 - 8:33
    nằm trong bốn lĩnh vực.
  • 8:33 - 8:36
    Nghiên cứu của chúng tôi bao quát
    mặt sinh học của hệ thống
  • 8:36 - 8:38
    nó bao gồm việc tìm hiểu
    cách tảo phát triển,
  • 8:38 - 8:41
    những thứ ăn tảo
    và những thứ giết chết tảo.
  • 8:41 - 8:44
    Chúng tôi làm những công việc kĩ thuật
    để xem
  • 8:44 - 8:46
    chúng tôi cần gì để xây dựng
    công trình này
  • 8:46 - 8:52
    không những ở quy mô nhỏ
    mà còn ở quy mô khổng lồ sẽ được yêu cầu sau này.
  • 8:52 - 8:55
    Tôi đã đề cập đến việc quan sát chim
    và các loài động vật có vú dưới nước
  • 8:55 - 8:58
    và về cơ bản xem những tác động lên
    môi trường của hệ thống
  • 8:58 - 9:01
    và cuối cùng chúng tôi nhìn vào
    khía cạnh kinh tế,
  • 9:01 - 9:02
    ý tôi là
  • 9:02 - 9:06
    cần những năng lượng gì để chạy hệ thống?
  • 9:06 - 9:07
    Liệu bạn có thu được
  • 9:07 - 9:09
    nhiều năng lượng hơn
    lượng bạn phải bỏ vào hệ thống,
  • 9:09 - 9:11
    để hệ thống hoạt động?
  • 9:11 - 9:12
    Và rồi chi phí hoạt động?
  • 9:12 - 9:14
    Và rồi vốn?
  • 9:14 - 9:18
    Và về toàn bộ cơ cấu kinh tế?
  • 9:18 - 9:21
    Nên để tôi nói với các bạn rằng
    việc này sẽ không dễ dàng
  • 9:21 - 9:24
    và sẽ có rất nhiều việc để làm
    trong bốn lĩnh vực đó
  • 9:24 - 9:27
    để có thể thực sự khiến
    hệ thống hoạt động.
  • 9:27 - 9:30
    Nhưng ta không có nhiều thời gian.
    và tôi muốn cho các bạn thấy
  • 9:30 - 9:34
    thiết kế nguyên mẫu của
    các nghệ sĩ về hệ thống này
  • 9:34 - 9:36
    giả sử chúng ta đang ở một vịnh nào đó
  • 9:36 - 9:40
    trên thế giới, và sau lưng chúng ta
  • 9:40 - 9:42
    là hình ảnh của một
    nhà máy xử lý nước thải
  • 9:42 - 9:45
    với những ống khói thải khí CO2,
  • 9:45 - 9:48
    nhưng khi tính toán
    về mặt kinh tế của hệ thống,
  • 9:48 - 9:51
    các bạn sẽ thấy rằng thực tế sẽ rất khó để khiến nó hoạt động
  • 9:51 - 9:56
    Trừ khi bạn nhìn hệ thống như một
    biện pháp xử lý nước thải,
  • 9:56 - 9:59
    thu gom khí thải,
    nơi đặt những tấm bảng quang điện,
  • 9:59 - 10:03
    năng lượng sóng
    hay thậm chí năng lượng gió,
  • 10:03 - 10:04
    và nếu bạn bắt đầu xem xét
    trên phương diện
  • 10:04 - 10:07
    tích hợp tất cả
    những hoạt động khác này lại với nhau,
  • 10:07 - 10:12
    bạn cũng có thể gộp nuôi trông thủy sản
    vào một cơ sở như thế.
  • 10:12 - 10:15
    nơi mà chúng ta sẽ nuôi trồng
    hến hay sò điệp
  • 10:15 - 10:20
    chúng ta sẽ nuôi hàu và những thứ khác
  • 10:20 - 10:23
    có thể tạo ra những sản phẩm hay thực phẩm có giá trị
  • 10:23 - 10:25
    và nó sẽ trở thành đầu tàu thị trường
  • 10:25 - 10:29
    khi chúng ta xây dựng hệ thống này
    trên quy mô ngày càng lớn
  • 10:29 - 10:35
    để cuối cùng nó có thể cạnh tranh với
    ý tưởng vì mục đích nhiên liệu.
  • 10:35 - 10:37
    Thực ra luôn luôn có
    một câu hỏi lớn phát sinh.
  • 10:37 - 10:41
    Bởi vì hiện tại nhựa đang không được
    hoan nghênh trên biển
  • 10:41 - 10:44
    do đó chúng tôi đang tìm cách
    để tái chế hoàn toàn.
  • 10:44 - 10:46
    Chúng ta sẽ làm gì với toàn bộ số nhựa
  • 10:46 - 10:49
    cần thiết để dùng
    trong môi trường nước?
  • 10:49 - 10:51
    Tôi không rõ mọi người biết điều này,
  • 10:51 - 10:53
    nhưng ở California, có một số lượng nhựa khổng lồ
  • 10:53 - 10:57
    đang được sử dụng trên các cánh đồng
    để che phủ cho cây,
  • 10:57 - 11:02
    tấm màng này tạo nên
    những nhà kính tí hon ngay trên mặt đất,
  • 11:02 - 11:06
    và nó làm ấm đất giúp cải thiện vụ mùa
  • 11:06 - 11:08
    nó cho phép chúng ta kiểm soát cỏ dại,
  • 11:08 - 11:12
    và dĩ nhiên giúp cho việc tưới tiêu hiệu quả hơn.
  • 11:12 - 11:14
    Cho nên hệ thống OMEGA
    sẽ là một phần trong kết quả này
  • 11:14 - 11:17
    và khi chúng tôi hết sử dụng nó
    ở dưới nước,
  • 11:17 - 11:20
    chúng tôi hi vọng sẽ dùng chúng
  • 11:20 - 11:23
    trên cả những cánh đồng.
  • 11:23 - 11:24
    Chúng tôi sẽ đặt nó ở đâu,
  • 11:24 - 11:27
    và nó sẽ trông ra sao khi ở trên biển?
  • 11:27 - 11:29
    Đây là một bức hình những gì chúng tôi
    có thể làm ở vịnh San Francisco.
  • 11:29 - 11:32
    San Francisco xả ra 246 triệu lít
    nước thải mỗi ngày.
  • 11:32 - 11:35
    Và nếu chúng ta hình dung thời gian lưu trữ
    là năm ngày cho hệ thống này
  • 11:35 - 11:37
    thì chúng ta cần đến thể tích
    1230 triệu lít để chứa,
  • 11:37 - 11:41
    và sẽ cần một diện tích
    khoảng 517 hecta
  • 11:41 - 11:45
    những mô đun OMEGA này
    nổi trên Vịnh San Francisco.
  • 11:45 - 11:47
    Diện tích đó hơn
    một phần trăm diện tích bề mặt của vịnh.
  • 11:47 - 11:52
    Nó sẽ sản xuất ra 18707 lít
    trên mỗi hecta mỗi năm
  • 11:52 - 11:56
    Nó sẽ sản xuất ra
    hơn 3.7 triệu lít nhiên liệu,
  • 11:56 - 11:59
    tức khoảng 20 phần trăm
    lượng dầu diesel sinh học,
  • 11:59 - 12:01
    hoặc lượng diesel tiêu thụ
    ở San Francisco,
  • 12:01 - 12:03
    và đó là chưa kể việc
    tối ưu hóa hệ thống.
  • 12:03 - 12:07
    Chúng ta có thể đặt hệ thống này
    ở những nơi nào nữa?
  • 12:07 - 12:09
    Có rất nhiều sự lựa chọn.
  • 12:09 - 12:12
    Tất nhiên là vịnh San Francisco
    như tôi đã đề cập.
  • 12:12 - 12:13
    Vịnh San Diego là một ví dụ khác,
  • 12:13 - 12:16
    Vịnh Mobile hay Vịnh Chesapeake,
    nhưng sự thực là,
  • 12:16 - 12:21
    khi mà mực nước biển đang dâng cao
    sẽ có rất nhiều cơ hội mới để xem xét.
  • 12:21 - 12:22
    (Cười)
  • 12:23 - 12:28
    Điều tôi muốn nói với các bạn là
    một hệ thống tích hợp các hoạt động.
  • 12:28 - 12:32
    Sản xuất nhiên liệu sinh học
    kết hợp với năng lượng thay thế
  • 12:32 - 12:35
    kết hợp với nuôi trồng thủy sản.
  • 12:35 - 12:45
    Tôi bắt đầu tìm cách để sản xuất
    nhiên liệu sinh học bền vững,
  • 12:45 - 12:49
    và trong quá trình đó tôi nhận ra
    điều cần thiết cho sự bền vững
  • 12:49 - 12:55
    là sự tích hợp hơn là sự sáng tạo
  • 12:55 - 12:58
    Về lâu dài, tôi có niềm tin lớn
  • 12:58 - 13:04
    ở trí tuệ tập thể và được kết nối
    của chúng ta.
  • 13:04 - 13:08
    Tôi nghĩ những gì ta có thể đạt được
    hầu như không có giới hạn
  • 13:08 - 13:10
    nếu chúng ta cởi mở triệt để
  • 13:10 - 13:14
    và không quan tâm đến việc
    công lao sẽ thuộc về ai.
  • 13:14 - 13:18
    Những giải pháp bền vững cho
    những vấn đề tương lai của chúng ta
  • 13:18 - 13:22
    sẽ rất đa dạng
    sẽ rất nhiều.
  • 13:22 - 13:25
    Tôi nghĩ chúng ta cần cân nhắc mọi việc
  • 13:25 - 13:28
    Mọi việc từ alpha đến OMEGA.
  • 13:28 - 13:29
    Cảm ơn.
  • 13:30 - 13:32
    Cảm ơn. (Vỗ tay).
  • 13:32 - 13:37
    (Vỗ tay).
  • 13:37 - 13:41
    Chris Anderson: một câu hỏi nhanh
    giành cho anh, Jonathan.
  • 13:41 - 13:45
    Liệu dự án này có phát triển tiếp
    ở NASA
  • 13:45 - 13:48
    hay các anh cần nguồn tài trợ rất lớn
    về năng lượng xanh
  • 13:48 - 13:51
    để đưa dự án vào thực tế?
  • 13:51 - 13:56
    Jonathan Trent:
    Hiện giờ tại NASA đã đến giai đoạn
    chúng tôi muốn đưa nó ra ngoài khơi
  • 13:56 - 13:59
    và có rất nhiều vấn đề
    để làm việc đó tại Mỹ
  • 13:59 - 14:02
    bởi việc cấp phép còn hạn chế và
    thời gian cần thiết để được chấp thuận.
  • 14:02 - 14:04
    để làm việc ngoài khơi.
  • 14:04 - 14:07
    Tại thời điểm này, thực sự cần
    những người bên ngoài
  • 14:07 - 14:09
    và chúng tôi đã công khai
    công nghệ này một cách triệt để
  • 14:09 - 14:11
    chúng tôi sẽ đưa đến
    bất kỳ những ai quan tâm
  • 14:11 - 14:15
    muốn dùng nó và nỗ lực
    biến nó thành hiện thực.
  • 14:15 - 14:18
    CA: Thú vị đó.
    Các anh không giữ bản quyền
  • 14:18 - 14:19
    Các anh công bố nó
  • 14:19 - 14:20
    JT: Hoàn toàn đúng.
  • 14:20 - 14:22
    CA: Được rồi. Cảm ơn anh rất nhiều.
  • 14:22 - 14:23
    JT: Cảm ơn.
  • 14:23 - 14:25
    (vỗ tay)
Title:
Năng lượng từ tảo nổi
Speaker:
Jonathan Trent
Description:

Gọi là "nhiêu liệu không hoá thạch": Jonathan Trent đang làm việc trong một dự án tạo nhiên liệu bằng cách nuôi vi tảo nổi ở trên biển, sử dụng nước thải của các thành phố. Hãy cùng nghe về tầm nhìn vững chắc của dự án OMEGA (Màng bọc nuôi trồng tảo ngoài khơi) và làm thế nào dự án này cung cấp năng lượng cho tương lai.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
14:45

Vietnamese subtitles

Revisions