< Return to Video

Liz Diller: Bong bóng khổng lồ cho một cuộc đàm luận

  • 0:00 - 0:04
    Chúng ta thường phân loại không gian
  • 0:04 - 0:05
    theo sở hữu tư-công,
  • 0:05 - 0:08
    và chúng ta am hiểu lằn ranh pháp lý giữa chúng
  • 0:08 - 0:10
    vì chúng ta đã trở thành chuyên gia
  • 0:10 - 0:14
    trong việc bảo vệ tài sản cá nhân và khu vực công cộng.
  • 0:14 - 0:16
    Nhưng chúng ta ít để ý hơn tới
  • 0:16 - 0:20
    sắc thái của cộng đồng.
  • 0:20 - 0:24
    Điều gì biến không gian công cộng bình thường thành một không gian có bản sắc?
  • 0:24 - 0:25
    Đây là điều
  • 0:25 - 0:27
    mà studio chúng tôi nghiên cứu
  • 0:27 - 0:28
    trong suốt thập kỉ qua.
  • 0:28 - 0:30
    và chúng tôi nghiên cứu qua các tình huống cụ thể.
  • 0:30 - 0:32
    Một phần lớn công việc
  • 0:32 - 0:34
    là để chuyển hóa
  • 0:34 - 0:36
    tàn tích công nghệ bị lãng quên này
  • 0:36 - 0:39
    thành một không gian hậu công nghiệp sống động
  • 0:39 - 0:41
    nhìn về phía trước và phía sau
  • 0:41 - 0:42
    cùng một lúc.
  • 0:42 - 0:45
    Một khối lượng công việc nữa
  • 0:45 - 0:47
    dành cho việc cải tiến
  • 0:47 - 0:49
    một không gian đã trở nên lỗi thời.
  • 0:49 - 0:53
    Chúng tôi tìm cách để đưa Lincoln Center
  • 0:53 - 0:56
    đến với một cộng đồng không thường tiêu xài $300
  • 0:56 - 1:00
    cho một vé xem opera.
  • 1:00 - 1:02
    Chúng tôi đã cùng ăn, uống,
  • 1:02 - 1:04
    cùng nghĩ và cùng sống với không gian công cộng
  • 1:04 - 1:06
    trong một thời gian dài.
  • 1:06 - 1:08
    Và một điều chúng tôi học được,
  • 1:08 - 1:12
    là để tạo ra một không gian công cộng đích thực,
  • 1:12 - 1:15
    bạn phải xóa đi những lằn ranh
  • 1:15 - 1:18
    giữa kiến trúc, nếp sống đô thị,
  • 1:18 - 1:20
    phong cảnh, thiết kế truyền thông
  • 1:20 - 1:22
    vân vân
  • 1:22 - 1:24
    Nó phải thật sự vượt ra khỏi sự phân biệt đó.
  • 1:24 - 1:27
    Hiện tại chúng tôi đã chuyển tới Washington, D.C.
  • 1:27 - 1:29
    và đang tạo ra một sự thay đổi nữa,
  • 1:29 - 1:32
    đó là cho Bảo tàng Hirshhorn
  • 1:32 - 1:33
    tọa lạc
  • 1:33 - 1:36
    trong một không gian công cộng trang nghiêm nhất nước Mĩ,
  • 1:36 - 1:38
    Khu thương mại Quốc gia (National Mall).
  • 1:38 - 1:40
    Khu thương mại là một biểu tượng
  • 1:40 - 1:43
    của nền dân chủ Hoa Kỳ.
  • 1:43 - 1:46
    Và điều thú vị là biểu tượng này
  • 1:46 - 1:48
    không phải là một thứ hiện hữu, không phải một hình ảnh
  • 1:48 - 1:50
    không phải một hiện vật,
  • 1:50 - 1:51
    mà là một không gian,
  • 1:51 - 1:54
    nó kiểu như được định hình bởi những đường nét của kiến trúc
  • 1:54 - 1:56
    bao quanh.
  • 1:56 - 2:00
    Đó là một không gian mà người dân có thể lên tiếng phản đối
  • 2:00 - 2:01
    và thể hiện quyền lực của họ.
  • 2:01 - 2:04
    Đó là nơi mà những thời khắc then chốt trong lịch sử Hoa Kỳ
  • 2:04 - 2:06
    đã diễn ra.
  • 2:06 - 2:09
    Và chúng được ghi khắc ở đó mãi mãi --
  • 2:09 - 2:11
    như cuộc diễu hành ở Washington đòi việc làm và tự do
  • 2:11 - 2:14
    và bài diễn thuyết của Martin Luther King.
  • 2:14 - 2:19
    Cuộc phản đối chiến tranh Việt Nam, nghi lễ tưởng niệm những người đã chết
  • 2:19 - 2:21
    trong đại dịch AIDS,
  • 2:21 - 2:23
    cuộc diễu hành cho quyền sinh sản của phụ nữ,
  • 2:23 - 2:27
    cho đến hiện tại.
  • 2:27 - 2:30
    Khu thương mại là sân khấu tốt nhất của người dân
  • 2:30 - 2:34
    trên đất nước này khi có bất đồng chính kiến.
  • 2:34 - 2:37
    Và nó gắn liền với sự tự do ngôn luận,
  • 2:37 - 2:40
    ngay cả khi người ta không chắc phải nói điều gì.
  • 2:40 - 2:45
    Nó đơn giản là một nơi để tìm sự đồng cảm.
  • 2:45 - 2:49
    Chúng tôi tin có một sự đứt quãng
  • 2:49 - 2:53
    giữa không gian mang tính kết nối và đàm luận của khu thương mại
  • 2:53 - 2:57
    và những bảo tàng giới hạn nó.
  • 2:57 - 3:01
    Và đó là vì những bảo tàng đó thường thụ động,
  • 3:01 - 3:04
    có một mối quan hệ thụ động giữa bảo tàng
  • 3:04 - 3:06
    trong vai trò người trình bày và khán giả,
  • 3:06 - 3:08
    trong vai trò người tiếp nhân thông tin.
  • 3:08 - 3:10
    Vậy nên bạn có thể thấy những con khủng long,
  • 3:10 - 3:14
    côn trùng và bộ sưu tập đầu máy xe lửa
  • 3:14 - 3:15
    tất cả những thứ đó,
  • 3:15 - 3:17
    nhưng bạn thật sự không tham gia vào;
  • 3:17 - 3:18
    bạn được nghe người khác nói.
  • 3:18 - 3:23
    Khi Richard Koshalek lên chức giám đốc của Hirshhorn
  • 3:23 - 3:25
    vào năm 2009,
  • 3:25 - 3:27
    ông đã quyết định lợi dụng
  • 3:27 - 3:30
    việc bảo tàng nằm ở
  • 3:30 - 3:32
    một nơi đặc biệt:
  • 3:32 - 3:34
    trung tâm quyền lực của Hoa Kỳ.
  • 3:34 - 3:36
    Nghệ thuật và chính trị
  • 3:36 - 3:42
    từ lâu đã có quan hệ tiềm tàng với nhau
  • 3:42 - 3:46
    vậy có thể một mối quan hệ rất đặc biệt nào đó
  • 3:46 - 3:50
    sẽ được tạo dựng ở đây bởi tính đặc biệt này.
  • 3:50 - 3:52
    Câu hỏi đặt ra là, có khả thi không
  • 3:52 - 3:54
    khi đưa nghệ thuật vào
  • 3:54 - 3:57
    đối thoại quốc gia và quốc tế?
  • 3:57 - 4:01
    Và bảo tàng có thể trở thành một đại diện của ngoại giao văn hóa hay không?
  • 4:01 - 4:06
    Có hơn 180 đại sứ quán ở Washington D.C.
  • 4:06 - 4:09
    Có hơn 500 tăng duy.
  • 4:09 - 4:11
    Nên có một cách
  • 4:11 - 4:14
    để khai thác tất cả tri thức và năng lượng toàn cầu đó
  • 4:14 - 4:16
    vào, và một cách nào đó, qua, bảo tàng này.
  • 4:16 - 4:19
    Nên có một kiểu nhóm cố vấn.
  • 4:19 - 4:22
    Vậy khi chúng tôi bắt đầu nghĩ về Hirshhorn,
  • 4:22 - 4:25
    và khi chúng tôi tham gia vào sứ mệnh,
  • 4:25 - 4:27
    với Richard và nhóm của ông ấy --
  • 4:27 - 4:29
    nó thật sự là tâm huyết của ông ta.
  • 4:29 - 4:33
    Nhưng trên cả việc trưng bày nghệ thuật đương đại,
  • 4:33 - 4:36
    Hirshhorn sẽ trở thành một diễn đàn cho cộng đồng,
  • 4:36 - 4:38
    một nơi để tranh luận
  • 4:38 - 4:40
    về những vấn đề xoay quanh nghệ thuật,
  • 4:40 - 4:45
    văn hóa, chính trị và chính sách.
  • 4:45 - 4:49
    Nó sẽ có tầm vóc toàn cầu như là Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
  • 4:49 - 4:52
    Nó sẽ có sự đa lĩnh vực như Hội nghị TED.
  • 4:52 - 4:56
    Nó sẽ có không khí thân mật như một quảng trường thành phố.
  • 4:56 - 4:58
    Với khởi đầu mới,
  • 4:58 - 5:00
    Hirshhorn sẽ phải mở rộng
  • 5:00 - 5:01
    hoặc dành ra một khu vực
  • 5:01 - 5:04
    cho một kiến trúc hiện đại, linh động
  • 5:04 - 5:06
    Nó đây. Đây là Hirshhorn --
  • 5:06 - 5:09
    một cái donut bê tông có đường kính 230 foot
  • 5:09 - 5:11
    được thiết kế đầu thập kỉ 70
  • 5:11 - 5:13
    bởi Gordon Bunshaft.
  • 5:13 - 5:14
    Nó khổng lồ, im ắng,
  • 5:14 - 5:16
    tách biệt, kiêu hãnh,
  • 5:16 - 5:18
    nó là một thử thách thiết kế.
  • 5:18 - 5:20
    Kiến trúc sư luôn ghét nó.
  • 5:20 - 5:22
    Một đặc điểm bù lại
  • 5:22 - 5:24
    là kiến trúc này nhấc khỏi mặt đất
  • 5:24 - 5:26
    và có được khoảng không này,
  • 5:26 - 5:27
    nó có một cái lõi rỗng không
  • 5:27 - 5:30
    mà trong cái thần và vẻ bề ngoài
  • 5:30 - 5:34
    là một phong cách tập trung và hợp tác.
  • 5:34 - 5:36
    Và bao quanh không gian đó,
  • 5:36 - 5:37
    đường vòng thật ra là phòng trưng bày.
  • 5:37 - 5:40
    Thật sự rất khó để tổ chức các show trong đó.
  • 5:40 - 5:42
    Khi Hirshhorn mở cửa,
  • 5:42 - 5:44
    Ada Louise Huxtable, nhà phê bình của New York Yimes,
  • 5:44 - 5:46
    đã có vài câu thẳng thắn:
  • 5:46 - 5:47
    "Ngục tù hiện đại kiểu mới."
  • 5:47 - 5:50
    "Một đài tưởng niệm tàn tật và một khu thương mại tàn tật
  • 5:50 - 5:52
    cho một bộ sưu tập tàn tật."
  • 5:52 - 5:54
    Gần bốn thập kỉ sau,
  • 5:54 - 5:55
    tòa nhà này sẽ phát triển như thế nào
  • 5:55 - 5:57
    trong một chương trình cầu tiến?
  • 5:57 - 5:59
    Nó sẽ được đầu tư ở đâu?
  • 5:59 - 6:00
    Không thể ở trong khu thương mại.
  • 6:00 - 6:01
    vì ở đó không có chỗ trống.
  • 6:01 - 6:03
    Không thể ở sân trong,
  • 6:03 - 6:08
    đã có phong cảnh và những tác phẩm điêu khắc chiếm chỗ.
  • 6:08 - 6:09
    Vẫn còn cái lõi ở đó.
  • 6:09 - 6:14
    Nhưng làm sao có thể sử dụng không gian đó
  • 6:14 - 6:16
    mà không bị mất hút trong nó?
  • 6:16 - 6:18
    Làm sao để nó mang tính biểu tượng?
  • 6:18 - 6:21
    Và nó sẽ mang phong thái nào?
  • 6:21 - 6:24
    Hirshhorn nằm giữa những tổ chức đồ sộ của khu thương mại.
  • 6:24 - 6:27
    Đa số là tân cổ điển, nặng nề và tối tăm
  • 6:27 - 6:30
    xây từ đá và bê tông.
  • 6:30 - 6:32
    Câu hỏi đặt ra là,
  • 6:32 - 6:33
    nếu một thứ nằm trong không gian đó
  • 6:33 - 6:37
    thì chất liệu của khu thương mại phải là gì?
  • 6:37 - 6:39
    nó phải khác biệt với những tòa nhà ở đó.
  • 6:39 - 6:41
    Nó phải là thứ gì đó hoàn toàn khác biệt.
  • 6:41 - 6:43
    Nó phải là không khí.
  • 6:43 - 6:46
    Trong trí tưởng tượng của chúng tôi, nó phải nhẹ nhàng.
  • 6:46 - 6:48
    Nó phải là một thứ tạm thời, nó phải vô hình dạng.
  • 6:48 - 6:50
    và phải tự do.
  • 6:50 - 6:54
    (Video)
  • 7:01 - 7:05
    Vậy đây là ý tưởng lớn.
  • 7:05 - 7:07
    Đây là một túi khí khổng lồ.
  • 7:07 - 7:11
    nở ra theo hình dạng của vật chứa
  • 7:11 - 7:12
    và có thể xì hơi khi nào cũng được --
  • 7:12 - 7:14
    qua đỉnh và mặt bên.
  • 7:14 - 7:16
    Nói một cách lãng mạn hơn,
  • 7:16 - 7:18
    chúng tôi muốn nhìn kiến trúc này
  • 7:18 - 7:20
    như là nó đang hít thở trong bầu không khí dân chủ của khu thương mại
  • 7:20 - 7:24
    và giữ lại cho chính nó.
  • 7:24 - 7:28
    Trước và sau.
  • 7:28 - 7:31
    Nó được báo chí gán cho cái tên "bong bóng".
  • 7:31 - 7:34
    Đây là sảnh.
  • 7:34 - 7:37
    Nó thực chất là một khối khí khổng lồ
  • 7:37 - 7:39
    có thể xì ra theo bất kì hướng nào.
  • 7:39 - 7:41
    Màng bọc xung quanh xuyên thấu.
  • 7:41 - 7:45
    Nó được làm từ kính phủ silicon.
  • 7:45 - 7:49
    Nó phồng lên hai lần một năm, mỗi lần kéo dài một tháng.
  • 7:49 - 7:52
    Đây là quang cảnh nhìn từ bên trong.
  • 7:52 - 7:54
    Có lẽ bạn đang thắc mắc
  • 7:54 - 7:56
    làm thế nào mà
  • 7:56 - 7:58
    cái này được duyệt bởi chính phủ.
  • 7:58 - 8:02
    Nó thực ra phải được đồng ý bởi hai cơ quan.
  • 8:02 - 8:06
    Trong đó một cơ quan là để bảo tồn
  • 8:06 - 8:08
    giá trị và vẻ nghiêm trang của khu thương mại.
  • 8:08 - 8:11
    Tôi đỏ mặt khi nào tôi phải đưa cái này ra.
  • 8:11 - 8:15
    Tùy bạn phiên dịch nó.
  • 8:15 - 8:17
    Nhưng tôi chắc chắn rằng
  • 8:17 - 8:20
    đó là sự kết hợp
  • 8:20 - 8:22
    của sự bất tuân những quan niệm cũ kĩ
  • 8:22 - 8:25
    và đồng thời là sự tôn vinh.
  • 8:25 - 8:28
    Ngoài ra cũng có một số cách hiểu thú vị.
  • 8:28 - 8:31
    Đạo luật Tòa nhà Quốc hội (Congressional Buildings Act) vào năm 1910
  • 8:31 - 8:33
    giới hạn chiều cao của những tòa nhà ở D.C.
  • 8:33 - 8:35
    tới 130 feet,
  • 8:35 - 8:38
    trừ các tòa nhà xoắn ốc, tháp, mái vòm, tháp Hồi giáo.
  • 8:38 - 8:43
    Đạo luật này gần như loại trừ những công trình của nhà thờ và của bang.
  • 8:43 - 8:46
    Còn "Bong bóng" cao 153 ft.
  • 8:46 - 8:49
    gần như đền Pantheon bên cạnh.
  • 8:49 - 8:52
    Nó gồm khoảng 1.2 triệu khối khí nén.
  • 8:52 - 8:54
    Vì vậy chúng tôi đã đấu tranh cho nó
  • 8:54 - 8:56
    trên danh nghĩa là một mái vòm.
  • 8:56 - 8:58
    Vậy nó đây,
  • 8:58 - 8:59
    oai nghiêm,
  • 8:59 - 9:03
    giữa những tòa nhà oai nghiêm trong khu thương mại.
  • 9:03 - 9:06
    Và cho dù Hirshhorn chưa được dùng làm mốc,
  • 9:06 - 9:08
    nó là một di tích nhạy cảm với những thay đổi.
  • 9:08 - 9:10
    và vì vậy chúng tôi không thể đụng đến bề mặt của nó.
  • 9:10 - 9:12
    Chúng tôi không được để lại dấu vết nào.
  • 9:12 - 9:14
    Vậy nên chúng tôi kéo căng nó từ các bên,
  • 9:14 - 9:16
    và giữ lại bằng dây cáp.
  • 9:16 - 9:20
    Việc đó yêu cầu nghiên cứu một vài kĩ thuật buộc dây,
  • 9:20 - 9:21
    mà thật sự rất, rất cần thiết
  • 9:21 - 9:23
    bởi vì nó luôn bị gió đập vào.
  • 9:23 - 9:25
    Có một vòng thép không gỉ ở trên đỉnh,
  • 9:25 - 9:28
    nhưng nó không thể thấy được từ bất cứ điểm thuận lợi nào trong khu thương mại.
  • 9:28 - 9:30
    Và cũng có một số hạn chế
  • 9:30 - 9:32
    về việc nó có thể được thắp sáng đến mức nào.
  • 9:32 - 9:34
    Nó phát sáng từ bên trong, nó xuyên thấu.
  • 9:34 - 9:37
    Nhưng nó không được sáng hơn tòa nhà Quốc hội
  • 9:37 - 9:38
    và một số công trình.
  • 9:38 - 9:39
    Vậy thắp sáng phải dựa vào thứ bậc.
  • 9:39 - 9:43
    Nó đến công trình này hai lần một năm.
  • 9:43 - 9:46
    Nó sẽ được lấy xuống xe tải.
  • 9:46 - 9:47
    được kéo lên.
  • 9:47 - 9:50
    và được bơm phồng
  • 9:50 - 9:52
    với khí áp suất thấp.
  • 9:52 - 9:53
    rồi được cố định bằng dây cáp.
  • 9:53 - 9:57
    và dằn lại bằng nước ở dưới đáy.
  • 9:57 - 10:01
    Có một thời điểm rất lạ
  • 10:01 - 10:03
    khi nhà chức trách ở khu thương mại hỏi chúng tôi rằng
  • 10:03 - 10:06
    nó sẽ mất thời gian bao lâu để lắp đặt.
  • 10:06 - 10:09
    Chúng tôi nói lần dựng lên đầu tiên sẽ mất một tuần.
  • 10:09 - 10:12
    và họ thật sự thấu hiểu điều đó.
  • 10:12 - 10:16
    Sau đó mọi chuyện đều dễ dàng.
  • 10:16 - 10:21
    Thật sự không có nhiều chướng ngại lắm, phải nói như thế,
  • 10:21 - 10:23
    với chính phủ và những nhà cầm quyền.
  • 10:23 - 10:24
    Nhưng những khó khăn lớn nhất
  • 10:24 - 10:26
    là khó khăn kĩ thuật.
  • 10:26 - 10:27
    Đây là bề mặt.
  • 10:27 - 10:29
    Đây là một đám mây nhọn.
  • 10:29 - 10:31
    Có những áp lực cực lớn.
  • 10:31 - 10:33
    Đây là một công trình rất lạ thường
  • 10:33 - 10:35
    nó không có sức nặng do trọng lượng
  • 10:35 - 10:37
    mà lại có sức ép từ mọi phía.
  • 10:37 - 10:41
    Tôi sẽ qua nhanh các slide này.
  • 10:41 - 10:44
    Và đây là không gian được đưa vào hoạt động.
  • 10:44 - 10:47
    Nội thất linh động cho các cuộc thảo luận,
  • 10:47 - 10:49
    như thế này, nhưng được xếp vòng tròn --
  • 10:49 - 10:51
    được thắp sáng và có thể tháo dỡ, lắp đặt
  • 10:51 - 10:53
    Có thể dùng cho mọi thứ,
  • 10:53 - 10:55
    trình diễn, chiếu phim,
  • 10:55 - 10:58
    triển lãm.
  • 10:58 - 11:00
    Và chương trình đầu tiên
  • 11:00 - 11:02
    sẽ là đối thoại và ngoại giao về văn hóa
  • 11:02 - 11:04
    tổ chức với sự hợp tác
  • 11:04 - 11:06
    của Hội đồng Quan hệ quốc tế (Council of Foreign Relations).
  • 11:06 - 11:08
    Hình thức và nội dung hài hòa ở đây.
  • 11:08 - 11:11
    "Bong bóng" là một tòa nhà không-để-tưởng-niệm.
  • 11:11 - 11:13
    Ý tưởng về một chế độ dân chủ khách quan
  • 11:13 - 11:15
    được thể hiện qua sự mềm dẻo
  • 11:15 - 11:17
    hơn là sự cứng nhắc.
  • 11:17 - 11:18
    Nghệ thuật và chính trị
  • 11:18 - 11:22
    nằm trên một khu vực không ranh giới bên ngoài những bức tường của bảo tàng,
  • 11:22 - 11:25
    nhưng bên trong lõi của bảo tàng,
  • 11:25 - 11:27
    hòa trộn không khí của nó
  • 11:27 - 11:30
    với bầu không khí dân chủ của khu thương mại.
  • 11:30 - 11:35
    Và bong bóng này sẽ phồng lên
  • 11:35 - 11:37
    mong rằng lần đầu tiên
  • 11:37 - 11:39
    là vào cuối năm 2013.
  • 11:39 - 11:41
    Cảm ơn.
  • 11:41 -
    (Vỗ tay)
Title:
Liz Diller: Bong bóng khổng lồ cho một cuộc đàm luận
Speaker:
Liz Diller
Description:

Làm thế nào để có một không gian tuyệt vời cho cộng đồng trong một tòa nhà không-mấy-tuyệt-vời? Liz Diller chia sẻ câu chuyện thiết kế về sự thêm thắt đầy thân thiện và cởi mở (và thậm chí, gợi cảm) cho Bảo tàng Hirshhorn ở Washington, DC.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
12:06

Vietnamese subtitles

Revisions