Return to Video

Liệu khí hậu của chúng ta có bị biến thành hỗn độn toán học? - Victor J. Donnay

  • 0:07 - 0:11
    Đối với hầu hết chúng ta, 2 độ C chỉ là
    một khoảng nhiệt độ rất nhỏ
  • 0:11 - 0:14
    thậm chí không đủ làm nứt một cánh cửa sổ
  • 0:14 - 0:19
    Nhưng các nhà khoa học đã cảnh báo rằng
    khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên,
  • 0:19 - 0:22
    sự tăng nhiệt Trái Đất chỉ bằng
    một lượng nhỏ này
  • 0:22 - 0:26
    cũng có thể dẫn đến tai họa thảm khốc
    trên toàn cầu
  • 0:26 - 0:30
    Làm sao mà chỉ một sự thay đổi nhỏ
    của một yếu tố
  • 0:30 - 0:35
    dẫn tới thay đổi to lớn và khó lường
    lên các yếu tố khác được?
  • 0:35 - 0:38
    Câu trả lời nằm ở nguyên lý toán học
    về điểm tới hạn,
  • 0:38 - 0:42
    mà chúng ta có thể hiểu thông qua
    môn thể thao quen thuộc - bida
  • 0:42 - 0:45
    Quy tắc cơ bản của
    chuyển động của bida là
  • 0:45 - 0:47
    viên bi sẽ đi thẳng cho tới khi
    nó chạm vào thành
  • 0:47 - 0:51
    rồi nảy ra ở một góc
    bằng với góc tới của nó
  • 0:51 - 0:54
    Với mục đích đơn giản, giả sử rằng
    không có ma sát,
  • 0:54 - 0:57
    vì thế viên bi có thể chuyển động mãi mãi.
  • 0:57 - 0:59
    Và để đơn giản hơn nữa,
  • 0:59 - 1:04
    hãy quan sát điều gì xảy ra với chỉ
    1 viên bi lăn trên 1 bàn tròn tuyệt đối.
  • 1:04 - 1:07
    Khi thọt viên bi và bắt đầu
    chuyển động theo quy luật,
  • 1:07 - 1:11
    nó đi theo đúng đường hình ngôi sao.
  • 1:11 - 1:13
    Nếu chúng ta đặt viên bi ở vị trí khác,
  • 1:13 - 1:16
    hoặc đánh nó với một góc khác,
    một số điểm của đường đi thay đổi,
  • 1:16 - 1:20
    nhưng hình dạng tổng thể vẫn giống nhau.
  • 1:20 - 1:23
    Với một vài cú đánh thử nghiệm,
    và một số mô hình toán học cơ bản,
  • 1:23 - 1:26
    thậm chí ta có thể dự đoán đường đi
    của viên bi trước khi nó bắt đầu lăn,
  • 1:26 - 1:29
    đơn giản dựa vào
    điều kiện ban đầu của nó.
  • 1:29 - 1:31
    Nhưng điều gì sẽ xảy ra
    khi ta thay đổi một chút
  • 1:31 - 1:35
    hình dạng của chiếc bàn
    bằng cách kéo nó xa ra một chút,
  • 1:35 - 1:39
    và chèn thêm hai cạnh thẳng
    dọc phía trên và phía dưới?
  • 1:39 - 1:42
    Chúng ta có thể thấy khi viên bi
    nảy ra khỏi cạnh thẳng,
  • 1:42 - 1:45
    nó bắt đầu chuyển động khắp cái bàn.
  • 1:45 - 1:48
    Viên bi vẫn tuân theo
    quy luật chuyển động cũ,
  • 1:48 - 1:53
    nhưng sự chuyển động này không còn
    đi theo bất kỳ hình dạng nhất định nào
  • 1:53 - 1:55
    Với chỉ một thay đổi nhỏ với biến số,
  • 1:55 - 1:57
    mà hệ thống hoạt động dựa vào đó,
  • 1:57 - 1:59
    chúng ta đã biến
    chuyển động của viên bi
  • 1:59 - 2:02
    từ một dạng ổn định
    và có thể đoán trước,
  • 2:02 - 2:04
    sang một dao động tự nhiên,
  • 2:04 - 2:08
    do đó tạo ra cái mà các nhà toán học
    gọi là chuyển động hỗn độn.
  • 2:08 - 2:12
    Chèn các cạnh thẳng vào chiếc bàn
    là điểm tới hạn,
  • 2:12 - 2:16
    chuyển hệ thống từ trạng thái này
    (bình thường),
  • 2:16 - 2:20
    sang một trạng thái khác (hỗn độn).
  • 2:20 - 2:24
    Vậy ngụ ý là gì mà
    ví dụ đơn giản này lại có
  • 2:24 - 2:27
    thực trạng phức tạp
    của khí hậu Trái Đất?
  • 2:27 - 2:31
    Chúng ta có thể coi hình dạng chiếc bàn
    tương tự như nồng độ CO2
  • 2:31 - 2:33
    và nhiệt độ trung bình của Trái Đất:
  • 2:33 - 2:35
    Những hạn chế tác động đến
    hiệu suất của hệ thống
  • 2:35 - 2:39
    trong dạng chuyển động của viên bi
    hay là diễn biến của khí hậu.
  • 2:39 - 2:41
    Trong suốt 10,000 năm trước,
  • 2:41 - 2:45
    nồng độ CO2 trong khí quyển
    ổn định ở mức
  • 2:45 - 2:51
    270 ppm (phần triệu) giữ khí hậu
    trong trạng thái tự ổn định,
  • 2:51 - 2:54
    tương đối đều đặn và tốt
    cho cuộc sống con người.
  • 2:54 - 2:57
    Nhưng với nồng độ CO2 bây giờ là
    400 phần triệu,
  • 2:57 - 3:01
    và được dự đoán tăng lên khoảng
    500 đến 800 phần triệu
  • 3:01 - 3:04
    trong thập kỷ tới,
    có thể đạt tới điểm tới hạn
  • 3:04 - 3:08
    ngay cả chỉ một sự tăng nhẹ
    của nhiệt độ trung bình toàn cầu
  • 3:08 - 3:11
    sẽ có tác động tương tự như khi
    thay đổi hình dạng chiếc bàn,
  • 3:11 - 3:14
    dẫn tới một sự biến đổi đáng sợ
    trong diễn biến khí hậu,
  • 3:14 - 3:16
    với những thiên tai cực đoan
    và dữ dội hơn,
  • 3:16 - 3:22
    khó dự đoán được, và điều quan trọng nhất,
    không tốt đẹp gì với cuộc sống con người.
  • 3:22 - 3:25
    Các mô hình giả định mà
    các nhà toán học nghiên cứu chi tiết
  • 3:25 - 3:28
    không phải lúc nào cũng giống
    những tình huống thực tế,
  • 3:28 - 3:31
    song chúng có thể đưa ra một bộ khung
    và một cách nhìn nhận
  • 3:31 - 3:36
    có thể áp dụng được để giúp hiểu rõ
    các vấn đề phức tạp hơn trong thực tế
  • 3:36 - 3:39
    Trong trường hợp này, việc hiểu
    tại sao mà một thay đổi nhỏ
  • 3:39 - 3:42
    của các hạn chế ảnh hưởng lên hệ thống,
    lại có tác động to lớn như vậy
  • 3:42 - 3:46
    cho chúng ta trân quý hơn
    về dự đoán sự nguy hiểm
  • 3:46 - 3:50
    mà chúng ta không thể nhận thức ngay
    được bằng các giác quan của mình.
  • 3:50 - 3:55
    Bởi vì một khi những hậu quả đó hiện hữu,
    nó có thể trở nên quá muộn.
Title:
Liệu khí hậu của chúng ta có bị biến thành hỗn độn toán học? - Victor J. Donnay
Description:

Xem bài học đầy đủ: http://ed.ted.com/lessons/is-our-climate-headed-for-mathematical-chaos-victor-j-donnay

Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng khi lượng CO2 trong khí quyển tăng sự gia tăng nhiệt độ của trái đất bởi ngay cả hai độ có thể dẫn đến hiệu ứng thảm khốc trên toàn thế giới. Nhưng làm thế nào, biến đổi có thể đo lường nhỏ như vậy trong một yếu tố có thể dẫn đến những thay đổi rất lớn không thể đoán trước ở nơi khác? Victor J. Donnay sử dụng bi-a để minh họa điểm tới hạn, chuyển động hỗn loạn và những tác động của biến đổi khí hậu.Bài học của Victor J. Donnay, mô tả bằng hoạt hình bởi Karrot Animation.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:11

Vietnamese subtitles

Revisions