Return to Video

Năm quy tắc tôi học được với vai trò là một phóng viên quốc tế - Lara Setrakian tại TEDxVeteran

  • 0:05 - 0:07
    Khi lớn lên tại New Jersey,
  • 0:07 - 0:10
    tôi đã luôn mơ về việc có một tấm
    hộ chiếu có thể đưa tôi đến khắp mọi nơi.
  • 0:10 - 0:12
    Đó là dấu hiệu riêng của tôi về cơ hội
  • 0:12 - 0:14
    đến các vùng đất mới, gặp
    những con người mới
  • 0:14 - 0:17
    và đón nhận những thứ khác biệt nhất,
  • 0:17 - 0:19
    tận cùng mọi quan điểm, để có thể
  • 0:19 - 0:24
    dễ dàng hiểu được những
    thứ trung lập khác.
  • 0:24 - 0:27
    Rồi tôi có trong tay tấm hộ chiếu đó với
    vai trò một phóng viên
  • 0:27 - 0:29
    của hãng tin ABC và Bloomberg TV.
  • 0:29 - 0:32
    Nó cho tôi cơ hội tìm hiểu cuộc sống
    ở các nước Hồi Giáo.
  • 0:32 - 0:35
    Đưa tôi đến cuộc săn lùng hải tặc
    ngoài khơi bờ biển Somalia.
  • 0:35 - 0:37
    Dẫn tôi tới trung tâm cuộc cách mạng
  • 0:37 - 0:39
    ở Quảng Trường Tahrir.
  • 0:39 - 0:41
    Như Garman nói, bất cứ nơi nào tôi đi
  • 0:41 - 0:44
    Tôi đều cố thu vào những
    cái nhìn toàn cảnh về văn hóa.
  • 0:44 - 0:46
    Trong các bản tin, cũng
    như dành cho chính tôi,
  • 0:46 - 0:48
    Tôi viết chúng ra một
    quyển sổ như thế này.
  • 0:48 - 0:52
    Cuốn sổ này đã đi cùng tôi từ
    London tới Kathmandu.
  • 0:52 - 0:55
    Và đây là một vài bức ảnh chụp những
    thứ tôi viết bên trong.
  • 0:55 - 1:01
    Ở giữa là dòng chữ "جعل أحلامك الحقيقي",
    "biến giấc mơ của bạn thành hiện thực".
  • 1:01 - 1:04
    Được lấy từ một quảng
    cáo thế chấp nhà ở Tunisia.
  • 1:04 - 1:06
    Ở phía bên phải đây,
    "Ridha Allah Al-Walidain"
  • 1:06 - 1:08
    Người bạn Sulaf ở Jordan của tôi viết nó
  • 1:08 - 1:10
    để tưởngnhớ cha cô ấy.
  • 1:10 - 1:13
    Đó là một quan niệm của Hồi Giáo Ả-rập về
  • 1:13 - 1:16
    cái nghiệp đặc biệt mà bạn có,
    lời chúc phước lành từ cha mẹ,
  • 1:16 - 1:19
    truyền từ đời cha
    mẹ đến con cái.
  • 1:19 - 1:22
    Một đồng nghiệp của tôi từ
    Thổ Nhĩ Kỳ có viết:
  • 1:22 - 1:26
    "Deliye hergun bayram", nếu bạn đủ điên
    rồ, mỗi ngày đều là một ngày tuyệt vời.
  • 1:26 - 1:29
    Nói cách khác, nếu bạn đủ liều lĩnh,
  • 1:29 - 1:32
    bạn hoàn toàn có thể sở hữu
    bất cứ thứ gì bạn mong muốn.
  • 1:32 - 1:34
    ".الاندفاع يأتي من الشيطا", một câu nói
    tiếng A-Rập.
  • 1:34 - 1:38
    "Cái gì đến quá nhanh, thì có thể
    nó không phải điều tốt đẹp."
  • 1:38 - 1:41
    Dòng chữ này hơi mờ một chút,
    "Partzratzeer Partzratzoor".
  • 1:41 - 1:44
    Hãy vươn lên và nâng người
    khác đứng lên cùng bạn.
  • 1:44 - 1:45
    Và bên dưới đây:
  • 1:45 - 1:49
    "Voneh jeeshtek, voruh
    perceeh an guh leenee."
  • 1:49 - 1:53
    Hãy có niềm tin rằng điều gì hợp lí
    và đúng đắn sẽ luôn luôn đúng.
  • 1:53 - 1:56
    Tôi học được điều đó từ
    Kristine, người điều hành TED.
  • 1:56 - 1:59
    Và dòng chữ cuối cùng: "Satyameva Jayate".
  • 1:59 - 2:01
    Đó là một tục ngữ Ấn Độ:
  • 2:01 - 2:05
    "Sự thật sẽ luôn chiến thắng
    bất kể là ai đó có thua cuộc."
  • 2:05 - 2:08
    Bạn thấy đấy, đi nhiều sẽ giúp bạn
    lấp đầy rất nhiều những cuốn sổ,
  • 2:08 - 2:11
    và bạn sẽ học được rất nhiều và thậm chí
  • 2:11 - 2:13
    quá trình làm nghề báo
    cũng giúp bạn mở mang,
  • 2:13 - 2:16
    dạy cho bạn những bài học cuộc sống,
  • 2:16 - 2:18
    Tôi thực sự biết ơn vì những điều đó,
  • 2:18 - 2:22
    cho nên ngày hôm nay tôi muốn
    chia sẻ chúng với các bạn.
  • 2:22 - 2:24
    Năm quy tắc tôi đã học được
  • 2:24 - 2:28
    với vai trò là một phóng viên nước ngoài,
    mà tôi nghĩ bạn cũng có thể làm được.
  • 2:28 - 2:33
    Quy tắc thứ nhất: Người khác đánh giá
    thái độ của bạn theo góc nhìn cá nhân.
  • 2:33 - 2:36
    Không phải ý định của bạn, mà
    chính những điều bạn thể hiện
  • 2:36 - 2:39
    có thể giúp bạn tránh khỏi hoặc
    bị rơi vào những rắc rối.
  • 2:39 - 2:42
    Tôi học được điều này khi
    đặt chân đến Ả-rập Xê-út.
  • 2:42 - 2:44
    Chuyến bay hạ cánh lúc nửa đêm,
  • 2:44 - 2:47
    và tôi phải tự mình tìm đường đến Riyadh,
  • 2:47 - 2:50
    tôi nhận ra rằng vì vẻ bề ngoài của mình
  • 2:50 - 2:53
    mà tôi phải cực kì cẩn trọng.
  • 2:53 - 2:56
    Nếu bạn là một phụ nữ phương Tây và
    bạn trông có "vẻ ngoại quốc" ở Ả rập
  • 2:56 - 3:00
    thì hầu như mọi người sẽ
    không quá để ý đến bạn.
  • 3:00 - 3:02
    Bởi làn da ngăm đen của mình
    mà trông tôi có sự pha trộn
  • 3:02 - 3:06
    giữa một gương mặt mang Trung Đông
    với lối hành xử phương Tây.
  • 3:06 - 3:09
    Tôi phải nhận thức được rằng người
    khác sẽ nhìn nhận điều đó như thế nào.
  • 3:09 - 3:12
    Phải nắm bắt được tình huống.
  • 3:12 - 3:15
    Tôi cần phải nói chuyện nhỏ nhẹ hơn hoặc
    mang theo một lý lịch bình thường.
  • 3:15 - 3:18
    Và tôi nghĩ về điều đó đơn
    giản như việc chạm nhẹ tay
  • 3:18 - 3:24
    điều chỉnh mức độ cái
    tôi của mình một chút
  • 3:24 - 3:27
    để đảm bảo rằng mình được an toàn.
  • 3:27 - 3:31
    Quy tắc thứ hai: Khoảng cách sẽ khiến nỗi
    sợ trở nên lớn hơn.
  • 3:31 - 3:34
    Khi mà bạn càng xa cách một thứ gì đó,
  • 3:34 - 3:36
    thì thứ đó dường như trở nên đáng sợ hơn.
  • 3:36 - 3:38
    Tôi hiểu điều đó trong quãng
    thời gian ở Lebanon,
  • 3:38 - 3:42
    một đất nước luôn luôn đứng
    trên bờ vực chiến tranh.
  • 3:42 - 3:44
    Mọi thứ đang yên bình, rồi bỗng nhiên,
  • 3:44 - 3:47
    có vụ đánh bom ở Beirut hay
    một cuộc đấu súng ở biên giới.
  • 3:47 - 3:51
    Mỗi ngày, các đảng phái cùng với trang bị
    vũ khí kĩ càng đều xung đột với nhau.
  • 3:51 - 3:53
    Từ bên ngoài nhìn vào chúng có vẻ đáng sợ,
  • 3:53 - 3:56
    nhất là khi trong bầu
    không khí sợ hãi này,
  • 3:56 - 3:57
    sân bay bất ngờ dừng hoạt động
  • 3:57 - 4:00
    và bạn cần phải lái xe đến Beirut.
  • 4:00 - 4:02
    Nhưng khi càng đến gần thì bạn
    càng thu hẹp được nỗi sợ.
  • 4:02 - 4:05
    Biết được đâu là thật và
    điều gì đã bị phóng đại.
  • 4:05 - 4:07
    Hãy liên lạc những người
    nắm rõ tình hình.
  • 4:07 - 4:09
    Tìm cách để giữ cho mình được an toàn.
  • 4:09 - 4:11
    Nhìn chung, hãy nghĩ về
  • 4:11 - 4:15
    mức độ khách quan trong thực tế,
    chứ không phải nỗi sợ chủ quan.
  • 4:15 - 4:17
    Điều này đúng với rất nhiều
    thứ trong cuộc sống.
  • 4:17 - 4:20
    Ở nhà, ở nơi làm việc, cũng có rất
    nhiều thứ có vẻ là mối hiểm họa,
  • 4:20 - 4:22
    đáng sợ hơn khi từ xa vào,
  • 4:22 - 4:25
    bởi khoảng cách luôn khiến
    nỗi sợ bị nhân lên.
  • 4:25 - 4:27
    Nhưng nếu tiến tới gần, bạn sẽ biết
  • 4:27 - 4:30
    đâu là thật và đâu là giả.
  • 4:30 - 4:32
    Bạn có thể thu hẹp mối nguy hiểm,
  • 4:32 - 4:36
    đối phó với những thứ bạn cần đối phó
    và đảm bảo sự an toàn của bản thân.
  • 4:36 - 4:40
    Quy tắc thứ ba: Không phải mối quan hệ,
    hay những điều bạn biết.
  • 4:40 - 4:44
    Mà cách bạn làm việc. Sự thông minh,
    chăm chỉ mới định nghĩa con người bạn.
  • 4:44 - 4:47
    Cuộc sống, cũng như nghề báo,
    không công bằng với người tài,
  • 4:47 - 4:49
    nhưng nỗ lực có ý nghĩa quan trọng.
  • 4:49 - 4:51
    Khi bắt đầu làm việc tại New York.
  • 4:51 - 4:52
    Tôi thường nghe mọi người nói,
  • 4:52 - 4:54
    "Vấn đề là quan hệ, không phải kiến thức".
  • 4:54 - 4:58
    Tôi chẳng tin vào điều đó, vì
    thực sự tôi chẳng quen biết ai.
  • 4:58 - 5:00
    Bố mẹ tôi là người nhập cư,
    chúng tôi đều bắt đầu từ số 0.
  • 5:00 - 5:04
    Tôi buộc phải tin rằng câu
    nói đó không hề đúng.
  • 5:04 - 5:06
    Rồi một người bạn của tôi, David Katz,
  • 5:06 - 5:09
    trong một khoảnh khắc của cuộc nói
    chuyện đã quay sang tôi và nói,
  • 5:09 - 5:12
    "Lara, việc cậu quen ai hay cậu
    biết gì không quan trọng,
  • 5:12 - 5:15
    vấn đề là cách cậu làm việc.
    Nghiêm túc và khéo léo ra sao."
  • 5:15 - 5:18
    Bởi nếu bạn làm việc một cách đúng đắn,
    bạn sẽ học được điều bổ ích.
  • 5:18 - 5:22
    Và sẽ gặp được những người bạn
    nên gặp trên con đường mình đi.
  • 5:22 - 5:24
    Ở Trung Đông cũng có một từ
    nói đến những ảnh hưởng,
  • 5:24 - 5:28
    và lợi ích từ việc quen biết đúng người
  • 5:28 - 5:29
    và nhờ cậy được mối quan hệ đó.
  • 5:29 - 5:31
    Từ đó là: wasta.
  • 5:31 - 5:33
    Nó được sử dụng khá phổ biến.
  • 5:33 - 5:35
    Làm sao anh ta xin được
    thị thực thế? Wasta.
  • 5:35 - 5:37
    Làm cách nào cô ta vào
    được đại học nhỉ? Wasta.
  • 5:37 - 5:42
    Sao những người đó có thể xây dựng
    nhà máy trên bãi biển cơ chứ? Wasta.
  • 5:42 - 5:45
    Tẩ cả mọi người đều ghét điều đó, nhưng
    tất cả đều mong muốn có được nó.
  • 5:45 - 5:48
    Nhưng sự thật là, nếu bạn làm việc
    nghiêm túc và khéo léo,
  • 5:48 - 5:51
    bạn có thể tự xây dựng các mối quan hệ,
  • 5:51 - 5:54
    sử dụng chúng cho những điều tốt đẹp.
  • 5:54 - 5:56
    Nhưng nếu bạn từ bỏ chỉ vì bạn không
  • 5:56 - 5:58
    sinh vào đúng thời điểm
    dành cho người tài,
  • 5:58 - 6:02
    thì bạn đã bỏ cuộc quá sớm rồi.
  • 6:02 - 6:06
    Quy tắc thứ tư: Bạn sẽ hoàn toàn
    đánh mất những cơ hội bạn bỏ lỡ,
  • 6:06 - 6:08
    và thậm chí mất cả những
    cơ hội bạn nắm bắt.
  • 6:08 - 6:10
    Đó là một câu nói mượn từ Wayne Gretzky,
  • 6:10 - 6:14
    ý nghĩa của nó là bạn phải cố gắng
    gạt bỏ những thứ không đáng
  • 6:14 - 6:16
    và tiếp tục tiến lên một cách không sợ hãi
  • 6:16 - 6:18
    khi mọi việc không như bạn mong muốn.
  • 6:18 - 6:20
    Tôi luôn nhắc nhở bản thân mình khi mà
  • 6:20 - 6:23
    tôi nỗ lực phỏng vấn các lãnh đạo cấp cao.
  • 6:23 - 6:26
    Nếu tôi muốn phỏng vấn tổng thống Somalia.
  • 6:26 - 6:28
    Thì tôi phải đưa ra đề nghị,
    rồi tiếp cận người thân cận,
  • 6:28 - 6:30
    hay liên hệ người quen họ,
  • 6:30 - 6:32
    rồi đến vùng Sừng châu Phi
  • 6:32 - 6:35
    với người quay phim và chờ đợi.
  • 6:35 - 6:37
    Khi mà bạn đang rất cố gắng nhưng vẫn
  • 6:37 - 6:39
    không chắc chắn về kết quả cuối cùng,
  • 6:39 - 6:41
    cảm giác ấy khá tồi tệ.
  • 6:41 - 6:44
    Cảm giác đó sẽ còn tệ hơn gấp
    nhiều lần khi sự việc thất bại.
  • 6:44 - 6:48
    Điều đó có thể xảy ra lần này.
    Nhưng những lần sau thì không.
  • 6:48 - 6:50
    Chìa khóa là hãy tiếp tục cố gắng.
  • 6:50 - 6:52
    Không cao ngạo dù thành công.
  • 6:52 - 6:54
    Hãy cứ nghĩ rằng điều quan trọng
  • 6:54 - 6:56
    trong đời bạn chỉ đang đi chệch hướng.
  • 6:56 - 7:00
    Không vì bất cứ lí do gì mà bạn
    yếu đuối hay ngừng cố gắng.
  • 7:00 - 7:06
    Quy tắc thứ 5, cũng là quy tắc yêu thích
    của tôi: mọi người tốt hơn bạn tưởng.
  • 7:06 - 7:08
    Họ không phải thiên thần,
    họ không hoàn hảo,
  • 7:08 - 7:10
    nhưng họ có thể tử tế hơn bạn vẫn nghĩ.
  • 7:10 - 7:12
    Đó là bởi hầu hết thời gian
  • 7:12 - 7:14
    chúng ta thường mặc định
  • 7:14 - 7:17
    những gì mình chưa biết
    với những thứ tiêu cực.
  • 7:17 - 7:19
    Mọi người trong khán phòng này,
  • 7:19 - 7:20
    có thể thấy ai đó mặc khá đẹp
  • 7:20 - 7:22
    rồi nghĩ người đó đua đòi,
  • 7:22 - 7:24
    hoặc thấy ai đó cực kì bận rộn
  • 7:24 - 7:26
    và cho rằng anh ta bị ám ảnh với bản thân,
  • 7:26 - 7:28
    đó là bởi ta thường suy nghĩ tiêu cực
  • 7:28 - 7:30
    khi thực tế ta không nên như vậy.
  • 7:30 - 7:33
    Nhiều thập kỉ dưới trướng tổng
    thống Ai Cập Hosni Mubarak,
  • 7:33 - 7:35
    cộng đồng thiểu số Công giáo
    và số đông người đạo Hồi
  • 7:35 - 7:38
    luôn xung đột với nhau.
  • 7:38 - 7:40
    Luôn nghi ngờ lẫn nhau, và gia tăng
    căng thẳng bạo lực,
  • 7:40 - 7:44
    đánh bom, đấu súng, bất cứ ai chịu
    trách nhiệm cho việc đó,
  • 7:44 - 7:46
    bất cứ ai đứng sau nó, đều reo rắc
  • 7:46 - 7:48
    những mầm mống ngờ vực
  • 7:48 - 7:49
    và những suy đoán tiêu cực
  • 7:49 - 7:51
    ở cả hai cộng đồng tôn giáo.
  • 7:51 - 7:54
    Để rồi những khoảnh khắc đẹp
    nhất của cuộc biểu tình
  • 7:54 - 7:57
    tại quảng trường Tahrir được chứng kiến:
    hai bên đã sát lại với nhau.
  • 7:57 - 8:00
    Bạn sẽ thấy người
    Công giáo tạo thành
  • 8:00 - 8:01
    vòng tròn bảo vệ trung tâm,
  • 8:01 - 8:04
    trong khi người Hồi giáo
    cúi đầu cầu nguyện.
  • 8:04 - 8:06
    Và ngược lại.
  • 8:06 - 8:08
    Người Hồi giáo bải vệ khu vực trung tâm,
  • 8:08 - 8:11
    còn người Công giáo cúi đầu cầu nguyện.
  • 8:11 - 8:14
    Khi mà họ đã gần lại với nhau
    trên cùng một chiến tuyến,
  • 8:14 - 8:17
    họ không còn tạo ra những
    nhận định tiêu cực.
  • 8:17 - 8:20
    Một từ dành cho những người
    lạc quan trong tiếng Ac-mê-ni
  • 8:20 - 8:23
    là lavades - người luôn nhìn thấy
    những điều tốt đẹp.
  • 8:23 - 8:25
    Hãy nhìn vào điểm tốt của mọi người,
  • 8:25 - 8:28
    vì chính bản thân mình và
    vì những người khác.
  • 8:28 - 8:29
    Tôi không nói hãy thật thà.
  • 8:29 - 8:31
    Tôi không nói rằng bạn
    không nên cẩn trọng.
  • 8:31 - 8:34
    Điều tôi muốn nói ở đây
    là đừng chỉ nhìn vào
  • 8:34 - 8:37
    bóng tối khi bạn không
    cần thiết phải như vậy.
  • 8:37 - 8:39
    Đặc biệt khi bạn không có
    mặt chứng kiến điều đó.
  • 8:39 - 8:43
    Cuối cùng, tôi đã nhìn nhận
    thực tế như thế nào?
  • 8:43 - 8:47
    Đưa sự thật đến với truyền thông
    và nỗ lực như thế nào?
  • 8:47 - 8:50
    Bằng cách tiếp thu mọi thứ tôi
    có thể học hỏi về con người,
  • 8:50 - 8:52
    những địa điểm và rồi cố gắng
  • 8:52 - 8:55
    hết sức để truyền tải bản chất của chúng.
  • 8:55 - 8:58
    Bạn có thể làm điều đó
    bằng cách điều chỉnh
  • 8:58 - 9:03
    sự cảm thông, sự chân thành, hành động
    quyết liệt, sự khiêm tốn và tôn trọng.
  • 9:03 - 9:05
    Bằng cách biết khi nào
    nên nhờ sự giúp đỡ,
  • 9:05 - 9:07
    khi bạn không có đủ kiến thức,
  • 9:07 - 9:11
    và làm thế nào để yêu cầu sự giúp đỡ
    một cách hòa nhã và biết ơn
  • 9:11 - 9:14
    với sự sẵn sàng để được chứng
    minh là bạn đã sai lầm.
  • 9:14 - 9:16
    Đó là thứ tôi rút ra
    từ công việc.
  • 9:16 - 9:18
    Tôi đã luôn áp dụng những
    điều đó trong cuộc sống
  • 9:18 - 9:20
    và khiến chúng trở nên phong phú hơn.
  • 9:20 - 9:22
    Cảm ơn mọi người.
  • 9:22 - 9:27
    (Tiếng vỗ tay)
Title:
Năm quy tắc tôi học được với vai trò là một phóng viên quốc tế - Lara Setrakian tại TEDxVeteran
Description:

Lara Setrakian là một phóng viên làm việc cho Bloomberg TV và hãng tin ABC, cô chủ yếu đảm nhận các tin tức thuộc mảng kinh doanh, chính trị, và các sự kiện quan trọng tại khu vực Trung Đông. Lara đã từng phỏng vấn các nhà lãnh đạo cấp cao, cũng như dẫn dắt mạng lưới đưa tin về các cuộc biểu tình ở Ả Rập trong suốt năm 2011. Với tư cách là một phóng viên hiện trường của Bloomberg TV trong sự kiện cuộc khủng hoảng Ai Cập, Setrakian đã đưa tin trực tiếp từ quảng trường Tahrir ngay khi tổng thống Hosni Mubarak chấm dứt ba thập kỉ cầm quyền của mình.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDxTalks
Duration:
09:34

Vietnamese subtitles

Revisions