< Return to Video

Khoảng hội tụ của đạo hàm và tích phân

  • 0:00 - 0:03
    Khi ta học những kiến thức về chuỗi lũy thừa,
  • 0:03 - 0:04
    ta có thể muốn lấy đạo hàm,
  • 0:04 - 0:06
    hoặc tích phân của chúng.
  • 0:06 - 0:09
    Nói chung, ta có thể làm như vậy theo từng số hạng.
  • 0:09 - 0:10
    Ý của mình khi nói vậy là gì?
  • 0:10 - 0:13
    Chà, nó nghĩa là đạo hàm của f,
  • 0:13 - 0:16
    f phẩy x, chính là đạo hàm của,
  • 0:16 - 0:18
    từng số hạng này.
  • 0:18 - 0:22
    Vậy nó sẽ là tổng từ n bằng 1 cho tới vô cực.
  • 0:22 - 0:24
    Xem nào, đạo hàm của x mũ n,
  • 0:24 - 0:27
    là n nhân với x mũ n trừ đi 1.
  • 0:27 - 0:30
    Vậy mình có thể viết cái này là n nhân x mũ n trừ 1,
  • 0:30 - 0:32
    tất cả chia cho n.
  • 0:32 - 0:34
    Và rồi n sẽ bị triệt tiêu hết,
  • 0:34 - 0:36
    vậy ta còn lại,
  • 0:36 - 0:40
    nó sẽ bằng với, x mũ n trừ 1.
  • 0:40 - 0:43
    Vậy cái này là đang lấy đạo hàm theo biến x.
  • 0:43 - 0:45
    Tương tự, ta có thể lấy tích phân,
  • 0:45 - 0:49
    ta có thế lấy tích phân và tính nó,
  • 0:49 - 0:53
    ta có thể tính tích phân của f(x), dx,
  • 0:54 - 0:58
    và nó sẽ bằng một hằng số, cộng với,
  • 0:58 - 1:01
    nếu ta tính tích phân của nó theo từng số hạng.
  • 1:02 - 1:04
    Nó sẽ bằng tổng,
  • 1:04 - 1:06
    từ n bằng 1 cho tới vô cực.
  • 1:06 - 1:08
    Xem nào, ta tăng số mũ lên,
  • 1:08 - 1:11
    là x mũ n cộng 1, và rồi chia cho cái số mũ đó.
  • 1:11 - 1:15
    Vậy là nhân n cộng 1 nhân n ở ngay đây.
  • 1:15 - 1:18
    Đây là một phương pháp thông thường,
  • 1:18 - 1:20
    mà bạn sẽ thấy khi làm các bài về chuỗi lũy thừa.
  • 1:20 - 1:22
    Giờ ta đi vào chi tiết một chút,
  • 1:22 - 1:25
    vì bạn chỉ có thể làm điều này với những giá trị x,
  • 1:25 - 1:29
    nằm trong khoảng hội tụ của chuỗi lũy thừa.
  • 1:29 - 1:32
    Như ta đã thấy, khoảng hội tụ,
  • 1:32 - 1:36
    của những chuỗi khác nhau thì sẽ khác nhau một chút.
  • 1:36 - 1:38
    Khoảng thì sẽ khá giống nhau,
  • 1:38 - 1:41
    nhưng đầu mút thì sẽ khác nhau.
  • 1:41 - 1:43
    Mình khuyên bạn hãy dừng video lại,
  • 1:43 - 1:46
    và thử tự tìm khoảng hội tụ,
  • 1:46 - 1:48
    của từng chuỗi này.
  • 1:48 - 1:51
    Đây là tích phân của chuỗi ban đầu ta có,
  • 1:51 - 1:54
    còn cái nay là đạo hàm của chuỗi ban đầu.
  • 1:54 - 1:56
    Hãy bắt đầu từ chuỗi ban đầu nhé.
  • 1:56 - 1:59
    Hãy đi tìm khoảng hội tụ.
  • 1:59 - 2:01
    Mình có thể sử dụng phép thử tỉ lệ.
  • 2:01 - 2:05
    Với phép thử tỉ lệ, ta muốn tìm giới hạn,
  • 2:05 - 2:09
    giới hạn khi n tiến tới vô cực của a_(n+1),
  • 2:10 - 2:15
    nghĩa là x mũ n cộng 1 chia cho n cộng 1,
  • 2:15 - 2:19
    chia cho a_n, là x mũ n chia cho n.
  • 2:19 - 2:21
    Và ta muốn lấy giá trị tuyệt đối của nó.
  • 2:21 - 2:25
    Đó chính là giới hạn khi n tiến tới vô cực.
  • 2:26 - 2:29
    Xem nào, nếu bạn chia cái này, và cả cái này,
  • 2:29 - 2:32
    cho x mũ n, đó sẽ là 1,
  • 2:32 - 2:34
    và rồi ở đây sẽ chỉ là x,
  • 2:34 - 2:37
    rồi n sẽ ở phía trên.
  • 2:37 - 2:40
    Vậy ta có xn chia cho n cộng 1.
  • 2:42 - 2:47
    Và nó bằng với giới hạn khi n tiến tới vô cực,
  • 2:47 - 2:49
    xem nào, nếu ta đem chia cả tử và mẫu,
  • 2:49 - 2:50
    cho 1 chia,
  • 2:52 - 2:54
    chà, chia cả tử và mẫu cho n đi,
  • 2:54 - 2:58
    ta sẽ có x chia 1 cộng 1 chia n.
  • 3:00 - 3:02
    Vậy nó sẽ bằng gì?
  • 3:02 - 3:04
    Chà, số hạng này sẽ là 0,
  • 3:04 - 3:08
    vậy cái này sẽ bằng trị tuyệt đối của x.
  • 3:08 - 3:12
    Vậy phép thử tỉ lệ cho ta thấy chuỗi này sẽ hội tụ,
  • 3:12 - 3:15
    nếu cái này ở đây nhỏ hơn 1,
  • 3:15 - 3:18
    còn chuỗi sẽ phân kì nếu giá trị ở đây lớn hơn 1,
  • 3:18 - 3:21
    và nếu bằng 1 thì sẽ là không kết luận được nhé.
  • 3:21 - 3:23
    Vậy ta biết, để mình viết xuống.
  • 3:23 - 3:26
    Ta biết nó sẽ hội tụ, hội tụ,
  • 3:27 - 3:28
    sẽ hội tụ khi,
  • 3:30 - 3:34
    trị tuyệt đối của x nhỏ hơn 1,
  • 3:34 - 3:36
    khi nó nhỏ hơn 1.
  • 3:36 - 3:39
    Và chuỗi sẽ phân kì,
  • 3:39 - 3:43
    khi cái này lớn hơn 1,
  • 3:43 - 3:45
    khi trị tuyệt đối của x, lớn hơn 1.
  • 3:45 - 3:49
    Vậy còn khi trị tuyệt đối bằng 1 thì sao?
  • 3:49 - 3:50
    Đó là lúc phép thử tỉ lệ không có tác dụng,
  • 3:50 - 3:52
    và ta sẽ phải giải riêng ra.
  • 3:52 - 3:55
    Vậy hãy xét trường hợp,
  • 3:55 - 3:57
    khi x bằng với 1.
  • 3:58 - 4:02
    Khi x bằng 1, chuỗi này là tổng,
  • 4:03 - 4:07
    đi từ n bằng 1 cho tới vô cực, của 1 mũ n chia cho n.
  • 4:07 - 4:09
    Chà, nó bằng với 1 chia cho n.
  • 4:09 - 4:12
    Đây chính là chuỗi điều hòa, hay p-chuỗi,
  • 4:12 - 4:14
    khi p bằng 1.
  • 4:14 - 4:17
    Và ta đã thấy ở những video khác khi cái này phân kì.
  • 4:17 - 4:20
    Vậy khi x bằng 1, chuỗi phần kì.
  • 4:20 - 4:22
    Vậy khi x là -1 thì sao?
  • 4:22 - 4:26
    Khi x bằng -1, cái này sẽ là tổng,
  • 4:26 - 4:29
    từ n bằng 1 cho tới vô cực,
  • 4:29 - 4:32
    của -1 mũ n chia cho n.
  • 4:32 - 4:36
    Cái này thường được gọi là chuỗi điều hòa đan dấu.
  • 4:36 - 4:38
    Và với phép thử của chuỗi đan dấu,
  • 4:38 - 4:40
    ta thấy chuỗi này hội tụ.
  • 4:40 - 4:42
    Và ta đã gặp dạng này nhiều ở những video khác.
  • 4:42 - 4:45
    Vậy ta có khoảng hội tụ,
  • 4:45 - 4:47
    cho chuỗi ban đầu ở đây,
  • 4:47 - 4:49
    khoảng hội tụ,
  • 4:49 - 4:51
    khoảng hội tụ của ta,
  • 4:55 - 4:56
    hội tụ ở đây,
  • 4:56 - 4:58
    ta có thể, x có thể,
  • 5:00 - 5:02
    giá trị của x,
  • 5:02 - 5:04
    lớn hơn hoặc bằng với -1,
  • 5:04 - 5:06
    hoặc mình có thể nói -1 nhỏ hơn hoặc bằng x,
  • 5:06 - 5:10
    vì nếu x là -1, chuỗi vẫn hội tụ,
  • 5:10 - 5:13
    và rồi x phải nhỏ hơn 1,
  • 5:13 - 5:15
    vì khi x bằng 1 ta phân kì,
  • 5:15 - 5:17
    nên không thể nói là nhỏ hơn hoặc bằng.
  • 5:17 - 5:19
    Vậy đây là khoảng hội tụ,
  • 5:19 - 5:20
    của hàm số ban đầu.
  • 5:20 - 5:22
    Vậy còn khoảng hội tụ của cái này,
  • 5:22 - 5:25
    đạo hàm ở đây này?
  • 5:25 - 5:27
    Chà, khi ta lấy đạo hàm,
  • 5:27 - 5:31
    cái này sẽ bằng với x mũ 0,
  • 5:35 - 5:37
    cộng x mũ 1,
  • 5:37 - 5:39
    cộng x mũ 2,
  • 5:39 - 5:41
    và rồi ta cứ thế đi tiếp.
  • 5:41 - 5:42
    Giờ có thể bạn đã nhận ra,
  • 5:42 - 5:46
    đây là chuỗi cấp số nhân với công bội là x.
  • 5:46 - 5:47
    Cấp số nhân,
  • 5:49 - 5:50
    chuỗi,
  • 5:52 - 5:54
    khi công bội là,
  • 5:54 - 5:57
    thường kí hiệu là r, bằng với x.
  • 5:57 - 6:00
    Ta biết rằng chuỗi cấp số nhân sẽ hội tụ,
  • 6:00 - 6:03
    chỉ trong trường hợp,
  • 6:03 - 6:05
    mà công bội, trị tuyệt đối,
  • 6:05 - 6:07
    của công bội,
  • 6:07 - 6:09
    nó sẽ hội tụ,
  • 6:11 - 6:13
    khi trị tuyệt đối,
  • 6:13 - 6:16
    của công bội nhỏ hơn 1.
  • 6:16 - 6:18
    Vậy trong trường hợp này, khi ta lấy đạo hàm,
  • 6:18 - 6:21
    f phẩy x, khoảng hội tụ,
  • 6:21 - 6:23
    là gần giống nhau.
  • 6:23 - 6:26
    Vậy ở đây khoảng hội tụ,
  • 6:29 - 6:32
    sẽ là, x sẽ nằm giữa,
  • 6:32 - 6:34
    -1 và 1,
  • 6:34 - 6:36
    nhưng nó không thể bằng -1.
  • 6:36 - 6:39
    Tại -1 chuỗi sẽ phân kì,
  • 6:39 - 6:40
    và tại 1 nó cũng phân kì.
  • 6:40 - 6:43
    Bạn để ý nhé, chúng trông gần giống nhau.
  • 6:43 - 6:47
    Nếu ta xem chúng là chuỗi có tâm là 0,
  • 6:47 - 6:50
    bán kính hội tụ sẽ là giống nhau.
  • 6:50 - 6:54
    Ta có thể đi lên trên một, xuống dưới một, lên trên một, xuống dưới một.
  • 6:54 - 6:56
    Đó là tính chất tổng quát.
  • 6:56 - 6:57
    Ta có thể xem đạo hàm cũng như tích phân,
  • 6:57 - 6:59
    nhưng đầu mút,
  • 6:59 - 7:01
    của khoảng hội tụ sẽ là khác nhau.
  • 7:01 - 7:03
    Và tiếp theo,
  • 7:03 - 7:06
    mình khuyên bạn hãy sử dụng phép thử tỉ lệ,
  • 7:06 - 7:08
    để tìm ra 1, tìm xem,
  • 7:10 - 7:14
    chà, phải dùng phép thử tỉ lệ lẫn điều kiện giới hạn,
  • 7:14 - 7:18
    để tìm xem khoảng hội tụ,
  • 7:18 - 7:20
    cuả nguyên hàm, hay tính phân này sẽ là gì.
  • 7:20 - 7:22
    Và bạn sẽ thấy,
  • 7:22 - 7:24
    bán kính hội tụ sẽ như nhau.
  • 7:24 - 7:27
    Ta có thể đi lên trên số 0 một và dưới số 0 một.
  • 7:27 - 7:28
    Ta phải ở trong khoảng đó.
  • 7:28 - 7:31
    Nhưng bạn sẽ thấy, cái này sẽ hội tụ,
  • 7:31 - 7:35
    tại x bằng -1 hoặc x bằng 1.
  • 7:35 - 7:36
    Mình sẽ dừng ở đây.
  • 7:36 - 7:40
    Vậy, khoảng hội tụ, để mình dùng màu vàng.
  • 7:40 - 7:45
    Khoảng hội tụ, cho cái phái trên này,
  • 7:46 - 7:50
    nó sẽ hội tụ tại -1 nhỏ hơn x,
  • 7:50 - 7:52
    và x nhỏ hơn hoặc bằng 1.
  • 7:52 - 7:55
    Bạn hãy để ý, chúng có cùng bán kính hội tụ,
  • 7:55 - 7:59
    nhưng khoảng hội tụ, lại có các đầu mút khác nhau.
  • 7:59 - 8:01
    Và nếu bạn muốn tự chứng minh điều này,
  • 8:01 - 8:03
    mình khuyên bạn hãy sử dụng phương pháp,
  • 8:03 - 8:05
    giống với phương pháp ta đã dụng cho hàm số gốc.
  • 8:05 - 8:09
    Sử dụng phép thử tỉ lệ, bạn sẽ đi đến kết luận,
  • 8:09 - 8:12
    ở đây, và rồi thử các trường hợp,
  • 8:12 - 8:15
    khi x bằng 1 và x bằng -1.
  • 8:15 - 8:18
    Và bạn sẽ thấy khi x bằng -1,
  • 8:18 - 8:20
    bạn có chuỗi điều hòa, và nó sẽ hội tụ.
  • 8:20 - 8:23
    Còn khi x bằng 1, bạn sẽ có chuỗi điều hòa,
  • 8:23 - 8:27
    mà mẫu số có bậc lớn hơn 1,
  • 8:27 - 8:29
    nó giống với p-chuỗi.
  • 8:29 - 8:31
    Và bạn sẽ thấy nó cũng hội tụ,
  • 8:31 - 8:33
    trong trường hợp đó.
Title:
Khoảng hội tụ của đạo hàm và tích phân
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
Khan Academy
Duration:
08:35

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions