< Return to Video

Nếu siêu năng lực là có thật: Bay lượn - Joy Lin

  • 0:14 - 0:16
    Nếu con người ta có thể bay,
  • 0:16 - 0:18
    mà không cần công cụ và máy móc hỗ trợ,
  • 0:18 - 0:20
    bạn nghĩ rằng chúng ta sẽ bay nhanh cỡ nào ?
  • 0:20 - 0:23
    vào năm 2012, theo kỷ lục thế giới
  • 0:23 - 0:25
    tốc độ chạy nước rút cự ly ngắn nhanh nhất
  • 0:25 - 0:27
    là vào khoảng 27 dặm / giờ.
  • 0:27 - 0:29
    Tốc độ chạy phụ thuộc vào bao nhiêu lực
  • 0:29 - 0:31
    được tạo ra từ chân vận động viên,
  • 0:31 - 0:34
    và theo định luật thứ hai Newton về chuyển động,
  • 0:34 - 0:39
    lực là tích của khối lượng và gia tốc.
  • 0:39 - 0:40
    Và định luật thứ ba của Newton nói rằng
  • 0:40 - 0:42
    trong mọi trường hợp tác động,
  • 0:42 - 0:45
    sẽ tồn tại một lực có cùng phương, cùng độ lớn,
    nhưng ngược chiều.
  • 0:45 - 0:47
    Vì vậy, điều đó có nghĩa là
    việc chạy như vậy đòi hỏi
  • 0:47 - 0:49
    phải có một mặt đất để tạo lực đẩy,
  • 0:49 - 0:53
    và mặt đất tạo ra một phản lực chống lại
    tác động của bàn chân vận động viên.
  • 0:53 - 0:55
    Thế nên, bay thực sự sẽ
  • 0:55 - 0:57
    tương tự như bơi vậy.
  • 0:57 - 1:01
    Michael Phelps, hiện nay,
    là người bơi nhanh nhất thế giới
  • 1:01 - 1:05
    và cũng là người ẵm được
    nhiều huy chương Olympic nhất mọi thời đại
  • 1:05 - 1:07
    Đoán xem anh ấy bơi nhanh đến cỡ nào?
  • 1:07 - 1:09
    Câu trả lời có thể làm bạn ngạc nhiên đấy.
  • 1:09 - 1:11
    Tốc độ nhanh nhất được ghi nhận của anh ta là
  • 1:11 - 1:15
    ít hơn 5 dặm / giờ.
  • 1:15 - 1:17
    Một đứa trẻ trên mặt đất có thể dễ dàng vượt mặt
  • 1:17 - 1:19
    Michael Phelps khi ở trong nước,
  • 1:19 - 1:21
    nhưng tại sao lại như vậy?
  • 1:21 - 1:23
    Vâng, hãy trở về với
    định luật thứ ba của Newton về chuyển động.
  • 1:23 - 1:25
    Khi chạy, chúng ta di chuyển về phía trước
  • 1:25 - 1:27
    bằng việc tạo lực đẩy lên mặt đất
    bằng chân của mình
  • 1:27 - 1:28
    và mặt đất tạo ra một phản lực trở lại,
  • 1:28 - 1:30
    ném chúng ta về phía trước.
  • 1:30 - 1:33
    Mặt đất là chất rắn.
  • 1:33 - 1:35
    Theo định nghĩa, điều đó có nghĩa là các hạt phân tử
  • 1:35 - 1:37
    về cơ bản đang bị khóa chặt vào vị trí
  • 1:37 - 1:40
    và phải tạo ra phản lực
    thay vì bật tung ra
  • 1:40 - 1:44
    nhưng nước là chất lỏng
    và chảy đi một cách dễ dàng.
  • 1:44 - 1:45
    Khi chúng ta cử động tay chân
  • 1:45 - 1:46
    để tạo lực đẩy chống lại nước,
  • 1:46 - 1:47
    một phần của các phân tử nước
  • 1:47 - 1:49
    chỉ cần trượt qua nhau
  • 1:49 - 1:51
    thay vì tạo ra phản lực.
  • 1:51 - 1:53
    Bây giờ, hãy suy nghĩ về bay lượn.
  • 1:53 - 1:54
    Không khí có rất nhiều không gian trống
  • 1:54 - 1:57
    cho các hạt di chuyển trượt qua nhau,
  • 1:57 - 2:00
    vì thế chúng ta sẽ phải cần nhiều năng lượng hơn
  • 2:00 - 2:02
    Chúng ta cần phải đẩy ngược rất nhiều không khí
  • 2:02 - 2:04
    để có thể di chuyển về phía trước.
  • 2:04 - 2:06
    Các phi hành gia di chuyển trong tàu con thoi
  • 2:06 - 2:08
    ở môi trường không trọng lực
    khi ở ngoài không gian
  • 2:08 - 2:11
    bằng cách kéo các tay nắm
    trên các bức tường trần
  • 2:11 - 2:13
    và sàn của tàu con thoi.
  • 2:13 - 2:16
    Bây giờ, hãy tưởng tượng
    bạn có được khả năng thả nổi.
  • 2:16 - 2:19
    Làm thế nào bạn di chuyển khi ở giữa đường phố?
  • 2:19 - 2:21
    Vâng, bạn sẽ không đi xa
  • 2:21 - 2:23
    bằng cách bơi lội trong không khí được đâu?
  • 2:23 - 2:24
    Không, tôi không nghĩ như vậy!
  • 2:24 - 2:27
    Bây giờ, giả sử bạn đã có khả năng thả nổi
  • 2:27 - 2:30
    và tốc độ để di chuyển một cách hiệu quả,
  • 2:30 - 2:33
    hãy thảo luận về độ cao của chuyến bay của bạn.
  • 2:33 - 2:35
    Theo định luật về khí lý tưởng
  • 2:35 - 2:36
    P-V N-R-T,
  • 2:36 - 2:39
    áp suất và nhiệt độ
    có một mối tương quan tích cực với nhau,
  • 2:39 - 2:42
    nghĩa là chúng cùng tăng và cùng giảm.
  • 2:42 - 2:45
    Đó là bởi vì không khí giãn nở về thể tích
  • 2:45 - 2:46
    khi có ít áp lực,
  • 2:46 - 2:48
    Vì vậy, các phân tử có nhiều không gian
    để lởn vởn xung quanh
  • 2:48 - 2:52
    mà không phải va chạm vào nhau
    và sinh nhiệt.
  • 2:52 - 2:54
    Vì áp suất khí quyển là rất thấp
  • 2:54 - 2:55
    khi ở độ cao đáng kể,
  • 2:55 - 2:57
    nên sẽ rất là lạnh
  • 2:57 - 2:59
    nếu bạn bay lượn trên những đám mây kia.
  • 2:59 - 3:00
    Bạn sẽ phải quấn mình
  • 3:00 - 3:01
    để giữ ấm cho cơ thể
  • 3:01 - 3:04
    ở nhiệt độ trên 35 độ C,
  • 3:04 - 3:06
    Nếu không, bạn sẽ bắt đầu run lên cầm cập,
  • 3:06 - 3:08
    rồi dần dần bị rối loạn tinh thần
  • 3:08 - 3:10
    và cuối cùng là rơi xuống từ trên cao
  • 3:10 - 3:11
    do mất kiểm soát cơ bắp
  • 3:11 - 3:13
    mà nguyên nhân là vì chứng hạ thân nhiệt!
  • 3:14 - 3:16
    Giờ đây, ngụ ý của định luật về khí lý tưởng
  • 3:16 - 3:18
    là khi áp lực giảm,
  • 3:18 - 3:20
    khối lượng khí tăng lên.
  • 3:20 - 3:22
    Vì vậy, nếu bạn bay lên quá nhanh,
  • 3:22 - 3:25
    khí trơ trong cơ thể của bạn
    sẽ nhanh chóng giãn nở
  • 3:25 - 3:27
    như cách mà soda sủi bọt lên khi bị rung lắc.
  • 3:27 - 3:30
    Hiện tượng đó được gọi là "sự uốn cong"
  • 3:30 - 3:31
    chứng giảm sức ép,
  • 3:31 - 3:33
    hoặc "bệnh của thợ lặn "
  • 3:33 - 3:36
    vì các thợ lặn biển sâu trải nghiệm điều này
  • 3:36 - 3:38
    khi họ trồi lên mặt nước quá nhanh.
  • 3:38 - 3:39
    Điều này dẫn đến các cơn đau,
  • 3:39 - 3:40
    tê liệt,
  • 3:40 - 3:42
    hoặc cái chết,
  • 3:42 - 3:45
    tùy thuộc vào
    việc máu của bạn sẽ sủi bọt như thế nào.
  • 3:45 - 3:46
    Ok, Vâng, hãy cứ nói rằng bạn chỉ muốn bay
  • 3:46 - 3:48
    cách mặt đất một vài mét
  • 3:48 - 3:49
    nơi bạn vẫn có thể nhìn thấy
    các biển báo giao thông
  • 3:49 - 3:51
    và hít thở không khí một cách dễ dàng.
  • 3:51 - 3:53
    Bạn vẫn cần kính bảo hộ và một mũ bảo hiểm
  • 3:53 - 3:55
    để bảo vệ mình khỏi các loài chim,
  • 3:55 - 3:56
    côn trùng,
  • 3:56 - 3:57
    các biển báo trên đường,
  • 3:57 - 3:58
    các dây điện,
  • 3:58 - 4:00
    và những con người bay lượn khác,
  • 4:00 - 4:01
    bao gồm cả cảnh sát bay
  • 4:01 - 4:02
    sẵn sàng cho bạn một vé phạt
  • 4:02 - 4:05
    nếu bạn không tuân theo
    các quy định về bay lượn.
  • 4:05 - 4:07
    Bây giờ, hãy nhớ rằng,
    nếu bạn gặp phải một vụ va chạm giữa không trung
  • 4:07 - 4:09
    tai nạn khiến bạn rơi vào trạng thái vô thức,
  • 4:09 - 4:11
    bạn sẽ trải nghiệm một cú rơi tự do
  • 4:11 - 4:13
    cho đến khi va vào mặt đất.
  • 4:15 - 4:18
    Nếu không có xã hội
    hoặc các định luật vật lý,
  • 4:18 - 4:21
    bay lượn sẽ là
    một khả năng hoàn toàn tuyệt vời để sở hữu.
  • 4:21 - 4:23
    Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta
    có thể chỉ thả nổi lềnh bềnh
  • 4:23 - 4:24
    cách mặt đất dăm ba thước
  • 4:24 - 4:25
    và chỉ di chuyển ở tốc độ rùa bò,
  • 4:25 - 4:29
    Tôi nói bạn nghe,
    đó vẫn là một khả năng tuyệt vời mà tôi thèm muốn,
  • 4:29 - 4:31
    đúng không?
  • 4:31 - 4:33
    Vâng, tôi nghĩ vậy.
  • 4:33 - 4:35
    Giờ thì, những bài học vật lý về siêu năng lực nào
  • 4:35 - 4:38
    mà bạn sẽ tìm hiểu tiếp theo?
  • 4:38 - 4:42
    Chuyển đổi kích thước cơ thể
  • 4:42 - 4:43
    siêu tốc,
  • 4:43 - 4:45
    bay lượn,
  • 4:45 - 4:48
    siêu mạnh ,
  • 4:48 - 4:51
    bất tử,
  • 4:51 - 4:52
  • 4:52 - 4:55
    tàng hình.
Title:
Nếu siêu năng lực là có thật: Bay lượn - Joy Lin
Speaker:
Joy Lin
Description:

Xem bài học đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/if-superpowers-were-real-flight-joy-lin

Nếu khả năng bay lượn của con người không chỉ có trong truyện tranh? Liệu bay lượn có khả thi xét về mặt khoa học ? Trong loạt bài này, Joy Lin trình bày sáu siêu năng lực và tiết lộ việc, xét về mặt khoa học, trên thực tế chúng sẽ như thế nào đối với chúng ta - những con người bằng xương bằng thịt.

Bài học: Joy Lin, hoạt hình: Cognitive Media

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:12

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions