-
Cách hệ thống kinh tế vận hành, trong 30 phút
-
Thực ra, nền kinh tế khá đơn giản
-
Nhưng nhiều người không hiểu nó
-
- hoặc họ không đồng ý về cách nó hoạt động
-
nên phải gánh chịu các hệ quả kinh tế không cần thiết
-
Tôi cảm nhận mình có trách nhiệm
-
chia sẻ mô hình kinh tế giản đơn và thực tiễn này
-
Bạn sẽ thấy kỳ lạ
-
nhưng mô hình này là cơ sở giúp tôi dự đoán
và vượt lên cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
-
và nó đã hiệu quả trong hơn 30 năm
-
Hãy bắt đầu nào.
-
Nền kinh tế có vẻ phức tạp,
những bản chất là cái máy đơn giản
-
Một cỗ máy có các bộ phận và cách thức hoạt động dễ hiểu.
-
lặp lại nhiều lần
-
Chính bản chất con người là hạt nhân
tạo ra các hoạt động kinh tế
-
và chính chúng tạo ra 3 động lực tăng trưởng
-
Số 1: Tăng trưởng năng suất
-
Số 2: Chu kỳ nợ ngắn hạn
-
Số 3: Chu kỳ nợ dài hạn
-
Chúng ta sẽ xem xét cách 3 động cơ này
hoạt động và ảnh hưởng nhau
-
tạo thành một mô hình dễ hiểu
để quan sát nền kinh tế
-
và đúc kết xem chuyện gì đang xảy ra.
-
Hãy bắt đầu với phần đơn giản nhất của cỗ máy kinh tế
-
"Giao dịch"
-
Một nền kinh tế bằng tổng các cuộc giao dịch trong nó
-
mà giao dịch lại dễ hiểu
-
Bạn thực hiện giao dịch mọi lúc.
-
Mỗi khi bạn mua một cái gì đó
bạn tạo một giao dịch.
-
Mỗi giao dịch bao gồm một người mua
-
- trao đổi tiền mặt hoặc tín dụng
-
với một người bán để đổi lấy hàng hóa,
dịch vụ hoặc những khoản tài sản
-
Tín dụng giống như tiền mặt,
-
vậy tổng tiền mặt và tín dụng đã chi
-
bằng tổng chi
-
Tổng chi (sức mua) là động lực của nền kinh tế
-
Nếu bạn lấy tổng chi
-
chia cho tổng số hàng hóa
-
bạn có giá trung bình.
-
Và đó là một giao dịch.
-
Đó là nguyên tố tạo nên
bộ máy kinh tế.
-
Mọi thứ thuộc về kinh tế đều dựa trên giao dịch
-
Vậy, một người hiểu về giao dịch
-
sẽ nắm bắt được cách nền kinh tế hoạt động
-
Thị trường = tổng người mua + tổng người bán
-
đang thực hiện các giao dịch cho cùng một thứ
-
Ví dụ,
có một thị trường lúa mì,
-
một thị trường xe hơi,
-
một thị trường chứng khoán
-
và thị trường cho nhiều nhiều thứ nữa.
-
Một nền kinh tế là tổng các giao dịch
-
trong tất cả các thị trường.
-
Nếu bạn tăng sức mua (cầu)
-
và tổng sức bán (cung)
-
trong tất cả các thị trường,
-
bạn có mọi thứ
bạn cần phải biết
-
để hiểu về nền kinh tế.
-
Đơn giản thôi,
-
Dân chúng, doanh nghiệp, ngân hàng và chính phủ
-
tất cả tham gia vào các giao dịch
như tôi vừa miêu tả:
-
trao đổi tiền mặt và tín dụng
đối với hàng hóa, dịch vụ và các khoản tài sản
-
Người mua và bán "lớn" nhất là chính phủ
-
được cấu thành bởi hai cơ quan chính:
-
một chính phủ trung ương
thu thuế và tiêu tiền ...
-
... và một ngân hàng trung ương,
-
có hơi khác một chút bởi
-
thẩm quyền kiểm soát dòng tiền và tín dụng trong nền kinh tế.
-
Bằng việc điều chỉnh lãi suất
-
và in tiền mới.
-
Ngân hàng trung ương nghiễm nhiễn
-
chiếm vị trí trọng yếu điểm trong dòng chảy
-
của Tín dụng.
-
tôi muôn bạn
chú ý đến tín dụng.
-
Tín dụng phần quan trọng nhất của nền kinh tế
-
và có lẽ là ít người hiểu nhất.
-
Đây là phần quan trọng nhất
bởi vì nó là lớn nhất
-
và phần dễ bay hơi nhất.
-
Giống như người mua và người bán
đi chợ để giao dịch,
-
người cho vay (chủ nợ) và người vay
cũng vậy.
-
Người cho vay muốn có nhiều tiền hơn
-
và người đi vay muốn
mua thứ họ chưa trả nổi
-
như nhà lầu xe hơi
-
hoặc họ muốn đầu tư vào
việc kinh doanh
-
Tín dụng có thể giúp cả hai người cho vay
-
và người vay có được những gì họ muốn.
-
Người vay hứa
sẽ trả một khoản tiền bao gồm:
-
nợ ban đầu + lãi suất
-
Khi lãi suất cao,
-
có ít vay
bởi vì nó đắt
-
Khi lãi suất thấp,
-
vay tăng
bởi vì nó rẻ hơn
-
Khi người vay hứa sẽ trả nợ
-
và người cho vay tin họ,
-
tín dụng được thiết lập.
-
Bất kỳ một cuộc vay - trả nào cũng đi đến
một khoản tín dụng
-
Nghe đơn giản, nhưng tín dụng vốn lọc lõi
-
nó có nhiều tên
-
Ngay khi có tín dụng
-
ta có nợ
-
Nợ là tài sản của người cho vay,
-
và trách nhiệm với người đi vay.
-
Về sau,
-
khi người vay hoàn trả
khoản vay + lãi suất,
-
tài sản và trách nhiệm từ hai phía được thanh toán
-
và giao dịch kết thúc.
-
Vậy, tại sao tín dụng lại quan trọng?
-
Bởi vì khi người vay nhận được khoản tín dụng,
-
anh ta mua được nhiều hơn.
-
Và chi tiêu thúc đẩy kinh tế tăng trưởng
-
Bởi tiền ra người mua là tiền vào người bán
-
Vậy, mỗi đồng bạn chi ra, ai đó sẽ thu vào
-
và mỗi đồng bạn kiếm được, tức là đã có 1 người chi
-
Vì vậy, khi bạn càng chi nhiều,
người khác càng kiếm được nhiều.
-
Khi thu nhập tăng
-
người vay có thêm niềm tin để cho vay
-
vì giờ người đi vay
đáng giá hơn mức tín dụng
-
Một người vay tín dụng
có hai nguồn:
-
khả năng trả nợ và tài sản thế chấp.
-
Có nhiều nguồn thu nhập làm tăng khả năng trả nợ
-
Khi nợ cao hơn thu nhập, vẫn còn đó tài sản thế chấp
-
Điều này làm cơ sở để người cho vay xuất tiền
-
Vì vậy, thu nhập tăng cho phép vay nhiều hơn
-
tức là sức chi tăng
-
Và vì tiền bạn chi ra là tiền người khác thu vào
-
nên việc vay tiền cứ thế tiếp diễn.
-
Mô hình tự củng cố này thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
-
và đó là lý do ta có khái niệm
"Chu kỳ"
-
Khi giao dịch, bạn phải trả số tiền tương ứng với món hàng
-
và tổng thu nhập bằng tổng năng suất
-
Qua nhiều năm chúng tôi nhận ra
-
người làm việc năng suất cao
sẽ có mức sống cao
-
chúng tôi gọi đây là sự tăng trưởng theo năng suất
-
những ai có sáng kiến và cần cù
sẽ nâng cao
-
năng suất và chất lượng cuộc sống nhanh hơn
-
những kẻ dễ thỏa mãn và lười biếng
-
nhưng trong ngắn hạn, điều trên không đúng hoàn toàn
-
Năng suất quan trọng trong dài hạn, nhưng tín dụng quan trọng trong ngắn hạn
-
Bởi vì năng suất lao động ít tăng trưởng nóng
-
Nên nó không phải một động lực thích hợp
để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nóng
-
Ngược lại, nợ cho phép ta mua thứ mình chưa trả nổi
-
và buộc ta tích góp để trả nợ về sau
-
Nợ có 2 chu kỳ lớn
-
Một chu kỳ 5 - 8 năm,
một chu kỳ 75 - 100 năm
-
Mọi người không thấy trước biến động
vì họ không nhìn thấy chu kỳ của nợ
-
mà chỉ thấy những gì trước mắt
-
Trong chương này, chúng ta sẽ lùi lại một bước và
xem xét 3 động cơ tăng trưởng kinh tế,
-
cách chúng tương tác rồi đúc kết kinh nghiệm.
-
Như đã đề cập, biến động ngắn hạn không dựa trên sáng kiến và cần cù lao động
-
chúng dựa trên tín dụng
-
Hãy thử tưởng tượng một nền kinh tế không có
những khoản tín dụng.
-
Một nền kinh tế mà cách duy nhất
để mua nhiều hơn
-
là phải tăng thu nhập,
-
điều này yêu cầu tôi phải làm việc
nhiều và hiệu suất hơn
-
Năng suất hơn là cách duy nhất để giàu có hơn
-
Mà tiền tôi chi ra là tiền người khác thu vào
-
Vậy kinh tế sẽ chỉ tăng trưởng khi tổng năng suất quốc dân tăng lên.
-
Nếu mọi cuộc giao dịch đều dựa trên
1 yếu tố duy nhất
-
thì đường biểu thị năng suất lao động là thứ duy nhất ta thấy
-
Nhưng khi ta vay, ta có chu kỳ nợ
-
Điều này không phải do bất kỳ luật hoặc tiền lệ nào
-
đó là do bản chất "muốn có thêm" của con người
và tín dụng ra đời để đáp ứng
-
Hãy nghĩ việc vay nợ đơn giản là bạn ứng trước số tiền "bạn sẽ có trong tương lai"
-
Để mua thứ cao hơn năng lực chi tiêu hiện tại,
-
Bạn phải đi vay từ chính mình trong tương lai
-
Như vậy, sẽ có một khoảng thời gian trong tương lai
-
bạn phải chi ít hơn tương ứng
để trả lại khoản nợ hiện đã mượn
-
Những việc trên nhanh chóng lặp lại thành một chu kỳ
-
Như vậy, mỗi lần mượn tiền tức thì bạn đã mở ra một vòng lặp vay -trả
-
Điều này không chỉ đúng với cá nhân mà còn hợp lý với nền kinh tế
-
Đó là lý do việc thấu hiểu
các khoản tín dụng lại quan trọng
-
Bởi vì, tín dụng làm nền kinh tế hoạt động
như một cỗ máy
-
có tính cơ học và dự đoán được các sự kiện ở tương lai.
-
Điều này làm cho tín dụng khác với tiền mặt
-
Tiền là những thứ bạn dùng để thanh toán cho các cuộc giao dịch
-
Bạn mua bia từ một nhân viên pha chế bằng tiền mặt,
-
Cuộc giao dịch hoàn tất. Chấm hết!
-
Nhưng khi bạn mua bia bằng tín dụng,
-
bạn sẽ không trả ngay
-
mà hứa sẽ trả tiền sau
-
Cùng nhau, cả hai đã tạo ra một khoản nợ
và trách nhiệm trả nợ
-
Bạn vừa tạo ra tín dụng đấy.
-
Chỉ đến khi bạn trả hết cho số bia mình đã uống
-
thì khoản nợ và trách nhiệm trả nợ mới hết
-
bạn hết nợ
-
và giao dịch được hoàn tất.
-
Thực tế, đa số tiền hiện có là tín dụng
-
Tổng tín dụng ở Hoa Kỳ khoảng 50 nghìn tỷ USD
-
trong khi tổng số tiền mặt chỉ vào khoảng 3 nghìn tỷ
-
Hãy nhớ rằng, trong một nền kinh tế không có tín dụng:
-
cách duy nhất để tăng sức mua của bạn là
sản xuất nhiều hơn.
-
Nhưng trong một nền kinh tế có tín dụng,
-
bạn cũng có thể tăng sức mua bằng cách vay.
-
Do đó, một nền kinh tế có tín dụng có
sức mua mạnh hơn
-
và đồng nghĩa là thu nhập sẽ tăng trưởng nóng trong khoảng thời gian ngắn
-
nhưng tình trạng trên sẽ không kéo dài mãi.
-
Đừng hiểu nhầm ý tôi
-
tín dụng không phải một thứ xấu xa
bởi vì nó tạo ra các chu kỳ nợ
-
Nó chỉ tệ khi chúng ta "vung tay quá trán" và
không thể trả hết nợ.
-
Ngược lại, khi ta biết sử dụng khoản vay hợp lý
-
và tăng thu nhập thì có thể trả nợ
-
Ví dụ: nếu bạn vay tiền để mua một chiếc TV lớn,
-
thì tất nhiên là TV chẳng tạo ra tiền để bạn trả nợ
-
Nhưng, nếu bạn vay tiền
mua máy kéo -
-
để nâng cao năng suất thu hoạch cây trồng hơn
thì bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn
-
- sau đó, bạn có thể trả nợ
-
và cải thiện mức sống của bạn.
-
Trong một nền kinh tế có tín dụng,
-
chúng ta có thể theo dõi các giao dịch
-
và xem cách chúng thúc đẩy tăng trưởng.
-
Tôi sẽ cho bạn một ví dụ:
-
Giả sử bạn kiếm được 100.000 USD/năm
và không có nợ.
-
Bạn đủ uy tín để vay 10.000 USD
-
nói như thẻ tín dụng
-
bạn có thể chi 110.000 đô la
-
mặc dù bạn chỉ kiếm được 100.000 đô la.
-
Vì tiền bạn chi ra là tiền người khác thu vào
-
ai đó đang kiếm được 110.000 đô la.
-
Một người có thu nhập 110.000 USD
-
không tiền sử nợ, có thể mượn 11,000 USD
-
vậy anh ta có thể tiêu xài 121.000 USD
-
dù số tiền đó nhiều hơn
11 ngàn đô so với mức thu nhập của anh ấy.
-
Và tiền tôi chi ra là tiền người khác thu vào
-
và thông qua các giao dịch
-
vòng lặp cứ thế tiếp diễn
-
cuối cùng, chúng trở thành mô hình tự củng cố
-
Nhưng nhớ là, có nợ là có chu kỳ nợ
-
và nếu có khi khởi đầu đi lên thì nhớ sẽ có khi nó đi xuống
-
Đó là căn nguyên của
"Chu kỳ nợ ngắn hạn"
-
Khi việc kinh doanh thuận lợi,
chúng ta sẽ mở rộng buôn bán
-
khởi thủy của "chu kỳ nợ ngắn hạn".
-
Các khoản chi tiêu và giá cả cũng tăng dần
-
Điều này xảy ra vì tín dụng
thúc đẩy việc chi tiêu nhiều hơn
-
mà mượn nợ tín dụng thì dễ như ăn cháo.
-
Khi nhu cầu tăng nhanh hơn sức cung,
-
giá cả tăng.
-
Khi giá tăng thái quá, chúng ta có "lạm phát"
-
Ngân hàng trung ương không muốn lạm phát diễn ra
-
vì nó tạo ra nhiều hệ lụy
-
Giá tăng thì lãi suất tăng
-
Với lãi suất tăng, sẽ có ít người đi vay
-
Và tổng số nợ lớn hơn.
-
Tưởng tượng các khoản thanh toán hàng tháng của bạn tăng đột ngột
-
Bởi vì mọi người ngại vay hơn
để tích góp trả nợ
-
họ chi dè dặt hơn nên sức mua giảm
-
..và tiền tôi chi là tiền người khác thu vào
-
thu nhập giảm...và cứ thế tiếp diễn.
-
Dẫn đến cầu giảm, cung thừa và giá cũng sẽ giảm
-
Chúng tôi gọi đây là giảm phát.
-
Hoạt động kinh doanh giảm mạnh,
tạo ra "suy thoái"
-
Nếu suy thoái kinh tế trở nên quá nghiêm trọng
-
và lạm phát không còn là vấn đề nữa,
-
ngân hàng trung ương sẽ hạ lãi suất
để cân bằng các hoạt động kinh tế
-
Với lãi suất thấp,
-
nợ giảm
-
việc vay và tiêu xài
tăng trở lại
-
vòng lặp sẽ trở lại ban đầu.
-
Đấy, nền kinh tế này như một cỗ máy.
-
Trong chu kỳ nợ ngắn hạn,
chi tiêu chỉ giới hạn trong sự sẵn lòng của
-
người cho vay và người vay để
điều chỉnh tín dụng.
-
Khi niềm tin cho vay cao,
kinh tế sẽ hưng thịnh
-
Khi niềm tin cho vay thấp,
kinh tế sẽ suy thoái
-
Lưu ý: chu kỳ này được kiểm soát bởi
ngân hàng trung ương
-
Chu kỳ nợ ngắn hạn thường kéo dài 5 - 8 năm
-
và xảy ra nhiều lần trong nhiều thập kỷ.
-
Nhưng khi hưng hay trầm ở mỗi chu kỳ nợ hoàn tất
-
với tăng trưởng chu kỳ 2 cao hơn chu kỳ 1
thì nợ sau cũng cao hơn nợ trước
-
Tại sao?
-
Vì bản chất con người
-
có thiên hướng vay rồi tiêu xài
nhiều hơn tích góp để trả nợ
-
Đó là bản chất con người.
-
Bởi vì điều này,
-
trong thời gian dài,
-
nợ tăng nhanh hơn thu nhập
-
tạo ra "chu kỳ nợ dài hạn".
-
Dù nợ mẹ sinh nợ con
-
người cho vay vẫn tự do gia hạn tín dụng.
-
Tại sao?
-
Vì mọi người nghĩ
chuyện rồi sẽ tốt đẹp
-
Mọi người nhìn vào những xu hướng đang dẫn đầu
-
Và xu hướng gì đang dẫn đầu?
-
Thu nhập đã tăng lên!
-
Giá trị tài sản đang tăng lên!
-
Thị trường chứng khoán gầm rú!
-
Đó là một sự bùng nổ!
-
Và mọi người đầu tư, chi trả mọi thứ
-
BẰNG TIỀN VAY!
-
Những việc làm trên lặp lại,
tạo ra khái niệm "bong bóng"
-
Thế nên, nợ càng thêm nợ
-
thì mức thu nhập tăng nóng
cũng đủ để bù vào
-
Hãy gọi tỷ lệ nợ/thu nhập
là GÁNH NẶNG NỢ NẦN
-
Chừng nào mức thu nhập > mức nợ,
-
gánh nặng nợ nần vẫn kiểm soát được.
-
Đồng thời giá trị tài sản tăng chóng mặt
-
Người ta vay số tiền lớn để mua chúng như
một khoản đầu tư
-
khiến giá tài sản càng tăng cao thêm
-
Mọi người cảm thấy giàu có.
-
Vì vậy, ngay cả khi
khoản nợ tích lũy đang khá cao
-
tổng thu nhập và giá trị tài sản
vẫn đảm bảo khả năng chi trả cho họ.
-
Nhưng rõ ràng, chuyện không kéo dài mãi.
-
Và đúng thế!
-
Gánh nặng nợ nần tăng dần qua nhiều thập kỷ
-
Một lúc nào đó,
nợ tăng nhanh hơn thu nhập
-
buộc mọi người phải cắt giảm tiêu xài
-
Và ...tiền tôi chi ra là tiền người khác thu vào
-
thu nhập sẽ giảm dần
-
khi đó, mức đảm bảo tài chính giảm
kéo theo mức vay giảm
-
khoản nợ thì vẫn tăng
-
đẩy chi tiêu giảm bất chợt
-
... Và chu kỳ tự đảo ngược.
-
Đây là lúc nợ dài hạn đạt đỉnh.
-
Gánh nặng nợ nần trở nên quá lớn.
-
Đối với phương Tây và hầu hết các nước còn lại
-
Nợ dài hạn đạt đỉnh
vào 2008
-
Điều tương tự cũng xảy ra
ở Nhật Bản vào năm 1989
-
và đã từng diễn ra Hoa Kỳ
vào 1929.
-
Bây giờ, toàn nền kinh tế bắt đầu một phương án có tên:
GIẢI NỢ (thắt lưng buộc bụng)
-
Trong nỗ lực giải nợ, mọi người phải cắt giảm chi tiêu,
-
thu nhập sẽ giảm, tín dụng bay hơi,
-
giá tài sản giảm mạnh, ngân hàng tê liệt
-
thị trường chứng khoán sụp đổ,
căng thẳng xã hội tăng cao
-
và toàn bộ hệ thống phải cải tổ mạnh mẽ
-
Khi thu nhập giảm và mức nợ tăng,
-
người vay bị ép.
Vì mức đảm bảo tài chính đã bốc hơi.
-
tín dụng = 0 tức là
mọi người không thể vay tiền
-
ĐỂ TRẢ NỢ
-
Để tránh bị siết nợ,
người vay phải cầm cố tài sản
-
Khi mọi người đổ xô bán tài sản
-
thì thị trường chứng khoáng sụp đổ
-
toàn bộ thị trường bất động sản và ngân hàng
rơi vào khủng hoảng
-
Tổng giá trị tài sản giảm, dĩ nhiên,
uy tín của người vay giảm theo
-
Dẫn tới, mức đảm bảo tài chính
tụt không phanh
-
Mọi người cảm thấy nghèo khó
-
Tín dụng không còn. Sức mua giảm
-
Thu nhập giảm
-
không còn sự thịnh vượng
-
Tín dụng tiếp tục giảm
-
mức vay cũng giảm và cứ thế tiêp diễn
-
Đó là một vòng luẩn quẩn.
-
Hiện tượng này giống một cuộc suy thoái thông thường,
khác ở chỗ
-
là ngân hàng trung ương
không thể giảm lãi suất được
-
Trong một cuộc suy thoái,
hạ lãi suất cho vay sẽ kích thích việc vay.
-
Tuy nhiên, trong giải nợ,
giảm lãi suất trở nên vô dụng
-
bởi vì lãi suất đã chạm đáy 0%.
-
vì vậy hiệu ứng kích thích không còn
-
Mức lãi suất tại Hoa Kỳ đạt 0% vào
thập niên 30 thế kỷ trước
-
và một lần nữa vào năm 2008.
-
Sự khác biệt trong điều chỉnh lãi suất
ở một cuộc khủng hoảng kinh tế
-
và một cuộc giải nợ là khi một quốc gia khủng hoảng
-
thì mức nợ đã quá lớn
-
và lãi suất không còn làm được gì nữa.
-
Người cho vay nhận ra số tiền cho vay đã quá lớn để trả hết
-
Người vay không còn khả năng trả nợ,
trong khi giá trị tài sản của họ tiếp tục giảm.
-
Kết quả là cả hai phía đều tê liệt,
không ai muốn tiếp tục nữa
-
Người cho vay ngừng cho vay.
Người vay ngừng vay.
-
Hãy liên tưởng tới 1 nền kinh tế không niềm tin
-
giống như một con người.
-
Vậy...chúng ta làm gì trong thời kỳ này?
-
Mấu chốt vấn đề là mức nợ quá cao
và nó cần được hạ xuống.
-
Và chúng ta có 4 cách
để giải quyết
-
1. người dân, doanh nghiệp và chính phủ
cắt giảm chi tiêu
-
2. giảm nợ thông qua các mức vay mặc định
và tái cấu trúc nợ
-
3. có sự tái phân phối tài sản
bắt nguồn từ nhóm giàu nhất
-
và 4. ngân hàng trung ương in tiền mới.
-
4 phương án này được thực hiện để thoát khỏi khủng hoảng
-
Thông thường, cắt giảm chi tiêu là ưu tiên số 1
-
Như ta vừa thấy, người dân, doanh nghiệp, ngân hàng và chính phủ thắt chặt chi tiêu các khoản chi
-
rồi cắt nhiều khoản viện trợ để
tích góp trả nợ.
-
Phương án này khá căng thẳng
-
Khi người vay ngưng vay
-
và bắt đầu trả các khoản nợ cũ, bạn có thể hy vọng gánh nặng nợ sẽ giảm.
-
Nhưng điều ngược lại xảy ra!
Bởi vì chi tiêu bị cắt giảm
-
- và tiền chi người nay là thu nhập người kia.
-
Đồng nghĩa, tổng thu nhập sẽ giảm.
Hệ quả là quá trình hoàn nợ sẽ bị kéo chậm
-
và mọi chuyện sẽ chỉ tồi tệ hơn.
-
Có thể thấy,cắt giảm chi tiêu
kéo lùi phát triển kinh tế và tạo ra bất mãn trong xã hội
-
Các doanh nghiệp buộc phải cắt giảm chi phí ...
-
đồng nghĩa, việc làm khan hiếm
và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng
-
Tiếp đến: các khoản nợ phải được giảm!
-
Nhiều người vay nhận ra mình không thể trả nợ nữa
-
- và các khoản nợ của người đi vay
là tài sản của người cho vay.
-
Một khi người vay không trả tiền,
nhiều người sẽ lo lắng rằng
-
ngân hàng sẽ không trả tiền cho họ
-
vì vậy họ vội vàng rút tiền khỏi ngân hàng.
-
Các ngân hàng bị siết chặt,
-
tất cả mọi cá nhân, tổ chức và ngân hàng đều ngập trong nợ.
-
Sự biến động kinh tế này gọi là khủng hoảng
-
Mọi người điên lên khi nhận ra, sự giàu có bao lâu nay
-
đều là mây khói
-
Hãy trở lại với quán bar
-
Khi bạn bắt đầu mua trả sau
-
bạn hứa sẽ trả hết tiền.
Lời hứa khi đó trở thành tài sản của người pha chế
-
Nhưng bạn thất hứa. Và nếu bạn không trả nợ và tìm cách trốn nợ
-
thì "tài sản" của anh pha chế trở nên vô nghĩa.
-
Vì nó đã biến mất theo bạn.
-
Nhiều người cho vay không muốn tài sản của họ
biến mất. Vì vậy, họ đồng ý tái cấu trúc nợ
-
Tái cơ cấu nợ có nghĩa
người cho vay sẽ được trả nợ ít hơn khoản ban đầu
-
hoặc sẽ trả chậm hơn thời hạn
-
hoặc trả với lãi suất thấp hơn
-
Tóm lại, hợp đồng ban đầu bị phá vỡ để toàn bộ tài sản không biến mất.
-
Người cho vay thà mất nhiều chứ không chịu mất hết.
-
Mặc dù nợ biến mất, việc tái cơ cấu nợ gây ra
-
hiện tượng giảm mạnh của thu nhập và tài sản
-
vậy nên gánh nặng nợ ngày một to hơn
-
Giống như cắt giảm chi tiêu, giảm nợ
-
cũng gây ra nhiều vấn đề
-
Và mọi tức giận đều đổ lên chính quyền,
do ảnh hưởng của thu nhập giảm và thất nghiệp tăng
-
tức là nhà nước thu ít thuế hơn
-
Đồng thời gánh nặng phúc lợi tăng mạnh khi
nhiều người thất nghiệp
-
Nhiều người thất nghiệp có khoản tiết kiệm thấp
-
và cần sự hỗ trợ từ chính phủ
-
Ngoài ra, chính phủ bận rộn
với các dự án kích thích tăng trưởng
-
và chi tiền để bù đắp
những khoản lỗ của nền kinh tế
-
Thâm hụt ngân sách công bùng nổ
-
trong cuộc suy thoái vì họ chi vượt thu.
-
Những gì bạn nghe trên bản tin thời sự
về thâm hụt ngân sách
-
là chính phủ phải tăng thuế để bù đắp tài chính
-
hoặc vay tiền
-
Nhưng tổng thu nhập thì giảm và
người dân thất nghiệp,
-
vậy chính phủ mượn từ ai?
Trả lời: người giàu có.
-
Vì các chính phủ cần rất nhiều tiền
và 1 lượng lớn tài sản
-
tập trung trong một lượng nhỏ
những người giàu
-
Chính phủ sẽ tăng thuế lên người giàu
-
thông qua đó, tạo điều kiện
tái phân phối của cải toàn xã hội
-
từ những ai "có tiền" sang "thiếu tiền".
Điều này kích động sự phẫn nộ
-
của người "thiếu tiền"
với người "có tiền"
-
Những người giàu có, bị chèn ép và vắt kiệt
bởi nền kinh tế suy yếu, tài sản rớt giá,
-
thuế tăng, nên họ cảm thấy tức giận
với nhóm "túng thiếu"
-
Nếu sự mâu thuẫn tiếp diễn,
tình trạng rối loại xã hội sẽ bùng nổ
-
Đáng sợ hơn, sự cẳng thẳng
không chỉ diễn ra trong 1 quốc gia
-
nó có thể diễn ra giữa các quốc gia, đặc biệt giữa nước cho vay và nước vay
-
Tình trạng này có thể dẫn đến thay đổi chính trị
-
điều đó đôi khi trở nên cực đoan.
-
Vào những năm 1930, cũng tình trạng này
đã tạo điều kiện cho Hitler cầm quyền
-
gây ra chiến tranh ở châu Âu và cuộc khủng hoảng kinh tế ở Hoa Kỳ.
-
Điều này thúc đẩy các chính phủ cần
một kế hoạch để kết thúc căng thẳng leo thang.
-
Hãy nhớ rằng, hầu hết tiền đều là tín dụng
-
Nên khi tín dụng bốc hơi,
tiền cũng là mây khói
-
Mọi người đang tuyệt vọng vì tiền và bạn nhớ ai có thể in tiền?
-
Ngân hàng trung ương.
-
Một khi đã giảm lãi suất xuống gần 0
-
ngân hàng trung ương buộc phải in tiền. Không giống như cắt giảm chi tiêu,
-
giảm nợ và phân phối lại của cải,
-
in tiền là một giải pháp thu hút.
Cùng đường, ngân hàng trung ương
-
phải in mới tiền
-
mà không cần cuộc giao dịch
và sử dụng nó để mua tài sản đảm bảo
-
và trái phiếu chính phủ. Nó đã xảy ra ở Hoa Kỳ trong cuộc Đại khủng hoảng
-
và một lần nữa vào năm 2008, khi ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ -
-
Cục Dự trữ Liên bang - đã in hơn hai nghìn tỷ đô la.
-
Các ngân hàng trung ương cũng có thể in nhiều tiền
-
Bằng cách mua tài sản đảm bảo bằng số tiền này,
-
giá tài sản sẽ tăng khiến mức đảm bảo tài chính
cũng tăng theo
-
Tuy nhiên, điều này chỉ tác dụng lên những ai
sở hữu nhiều tài sản
-
Ngân hàng trung ương có thể in tiền,
nhưng nó cũng chỉ mua được tài sản đảm bảo
-
Chính phủ trung ương thì khác,
-
chính thể này có thể mua hàng hóa, dịch vụ
hay ứng tiền cho nhân dân
-
nhưng nó không thể in tiền. Vì vậy, để kích thích tăng trưởng,
-
cả hai phải hợp tác
-
Bằng cách mua trái phiếu chính phủ,
Ngân hàng Trung ương cơ bản
-
cho chính phủ vay tiền,
-
cho phép chính thể này giải quyết
thâm hụt và tăng chi tiêu
-
cho các sản phẩm và dịch vụ
có thể kích thích tăng trưởng
-
và chi cho trợ cấp thất nghiệp. Kết quả là
thu nhập quốc dân tăng
-
cùng với nợ công. Tuy nhiên,
-
nó sẽ giảm gánh nặng nợ của nền kinh tế.
-
Đây là khoảng thời gian nhạy cảm. Các nhà hoạch định chính sách cần cân bằng
-
gánh nặng nợ
-
Các phương pháp giảm phát phải cân bằng
với các phương án lạm phát
-
để duy trì sự ổn định.
-
Khi trung hòa thành công, chính quyền sẽ có
-
Cuộc khủng hoảng màu hồng.
-
Bạn thấy đấy, một cuộc khủng hoảng
có thể tồi tệ hoặc tốt đẹp.
-
Làm sao khủng hoảng lại tốt đẹp?
-
Mặc dù khủng hoảng kinh tế
là một tình thế khó khăn
-
việc đưa ra giải pháp khả thi tốt nhất là một điều tuyệt vời hơn.
-
so với các khoản nợ xấu khi còn đắc thời
-
Trong một cuộc suy thoái được xử lý tốt,
-
Nợ giảm theo thu nhập,
tăng trưởng kinh tế thực dương
-
và lạm phát không phải là một vấn đề.
Trạng thái trên đặt cơ sở trên sự cân bằng.
-
Sự cân bằng hoàn hảo đòi hỏi sự pha trộn giữa
-
cắt giảm chi tiêu, giảm nợ, tái phân phối tài sản
-
và in mới tiền. Khi đó kinh tế sẽ ổn định
và trật tự xã hội được duy trì.
-
Sẽ có người lo ngại in tiền sẽ gây lạm phát
-
Sẽ không. Nếu nó bù đắp được mức tín dụng đang giảm
-
Hãy nhớ rằng, chi tiêu rất quan trọng
-
1 USD chi bằng tiền thực
có giá trị ngang 1 USD tín dụng
-
Bằng cách in thêm tiền, Ngân hàng trung ương
bù vào khoản tín dụng mất đi
-
bằng số tiền in mới.
-
Để xoay chuyển tình huống, Ngân hàng Trung ương không nên chỉ bơm cho
-
mức thu nhập.
-
mà phải làm cho tỷ suất thu nhập tăng cao hơn
lãi suất trên nợ tích lũy
-
Vì vậy, ý của tôi là gì? Cơ bản,
-
thu nhập cần tăng nhanh hơn nợ.
-
Ví dụ một quốc gia trong thời kỳ suy thoái
có tỷ lệ nợ trên thu nhập là 100%
-
Đồng nghĩa, tổng nợ bằng tổng thu nhập toàn quóc
trong một năm
-
Hãy nghĩ đến lãi suất nợ
-
giả sử là 2%.
-
Nếu nợ tăng 2% một năm theo lãi suất
-
mà thu nhập tăng 1%.
Nước này sẽ không thể cắt giảm nợ.
-
Bạn cần in đủ tiền để thu nhập
tăng nhanh hơn lãi suất
-
Tuy nhiên, in tiền là động thái dễ làm,
kèm theo nguy cơ bị lạm dụng
-
và bỏ qua các phương pháp còn lại.
-
Nguy cơ của in quá nhiều tiền
-
sẽ là mức lạm phát khủng khiếp.
Nước Đức những năm 1920
-
đã trải nghiệm hậu quả này.
-
Nếu giới hoạch định đạt được sự cân bằng,
không cuộc suy thoái nào quá gay gắt
-
Tăng trưởng sẽ chậm lại
kèm theo nợ giảm nhiệt.
-
Cuộc suy thoái sẽ được kiểm soát.
-
Đến khi thu nhập tăng trở lại,
người đi vay sẽ uy tín hơn
-
Và khi người vay đáng tin hơn,
-
người cho vay sẽ cho quyết định cho vay lần nữa.
Gánh nặng nợ sẽ giảm dần
-
Vay tiền được, chi tiêu nhiều hơn.
-
Và nền kinh tế lại tăng trưởng.
-
dẫn đến giai đoạn giảm phát của chu kỳ nợ dài hạn.
-
Dù cho quá trình suy thoái mang nhiều hậu quả xấu
khi không xử lý khéo
-
nhưng ngược lại, mọi vấn đề đều sẽ
được sửa chữa.
-
Phải mất hơn một thập kỷ
-
để gánh nặng nợ giảm và
nền kinh tế hoạt động bình ổn
-
do đó, hãy gọi nó là:
"thập kỷ mất mát"
-
Dĩ nhiên, nền kinh tế phức tạp hơn một chút
so với cách trình bày này
-
Tuy nhiên, đặt chu kỳ nợ ngắn hạn trên chu kỳ nợ dài hạn
-
rồi đặt cả hai hai đầu của
đường biểu thị năng suất tăng trưởng
-
ta có một mô hình hợp lý
để nhìn thấy mình trong quá khứ
-
hiện tại và hướng đi sắp tới
-
Tóm lại, tôi muốn bạn nhớ 3 nguyên tắc:
-
Đầu tiên:
Đừng để nợ tăng nhanh hơn thu nhập,
-
bởi vì gánh nặng nợ cuối cùng sẽ đè bẹp bạn.
-
Thứ hai:
Không có thu nhập tăng nhanh hơn năng suất,
-
bởi vì cuối cùng bạn sẽ trở thành không thể cạnh tranh
-
Và thứ ba:
Làm tất cả những gì bạn có thể để nâng cao năng suất của bạn,
-
bởi vì, về lâu dài, đó là điều quan trọng nhất.
-
Đây là lời khuyên đơn giản cho bạn và đó là lời khuyên đơn giản cho các nhà hoạch định chính sách.
-
Bạn sẽ ngạc nhiên khi đa số, kể cả
các nhà hoạch định đều đánh giá sai yếu tố này
-
Mô hình này đã giúp tôi nhiều.
Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn.
-
Cảm ơn bạn.