-
Tìm điểm đối xứng của điểm A
-
qua đường thẳng l.
-
Đường thẳng l ở đây,
-
và nhiệm vụ của mình đó là
-
dựng điểm đối xứng của điểm A
-
qua trục đối xứng là đường thẳng l.
-
Một cách nghĩ đơn giản đó là điểm A
-
nằm bên phải đường thẳng l cách một, hai,
ba, bốn đơn vị.
-
Vậy có thể suy ra điểm đối xứng
của nó sẽ nằm cách
-
bên trái đường thẳng l bốn đơn vị.
-
Vậy ta có thể dựng điểm đối xứng của A
-
tại điểm cách trục một, hai,
ba, bốn đơn vị.
-
Mình gọi điểm này là A' nhé.
-
Nếu đây là bài tập trên Khan Academy
-
thì các bạn chỉ cần ấn trực tiếp vào đây
-
là điểm sẽ xuất hiện.
-
Đây là điểm đối xứng
-
với điểm A qua trục đối xứng l.
-
Ta cùng xem thử ví dụ khác nhé.
-
Ở đây ta cần dựng điểm đối xứng
của điểm B
-
qua trục hoành.
-
Đây, điểm B đây.
-
Và ta cần dựng
-
điểm đối xứng của nó qua trục hoành.
-
Xem nào, từ trục hoành đến điểm B
-
cách tròn năm đơn vị.
-
Một, hai, ba, bốn năm.
-
Nên nếu ta muốn dựng điểm đối xứng
qua trục hoành
-
thì ta cần dựng điểm
-
nằm trên và cách trục hoành
năm đơn vị.
-
Một, hai, ba, bốn, năm.
-
Điểm đối xứng của ta sẽ ở đây.
-
Gọi là B' nhé.
-
Điểm B' đối xứng với điểm B
qua trục hoành.
-
Một ví dụ nữa nha.
-
Cho điểm C' là điểm đối xứng
của điểm C qua trục tung.
-
Điểm C có toạ độ là âm 4
-
phẩy âm 2.
-
Tìm toạ độ của điểm C'.
-
Các bạn có thể tạm dừng
-
để thử tự giải bài toán này.
-
Bài toán này có nhiều cách giải.
-
Vẽ nháp ra trước thử nha.
-
Đây là trục hoành,
-
còn đây là trục tung.
-
Điểm này là điểm có toạ độ
âm 4 phẩy âm 2,
-
ở vị trí này.
-
Âm 4, âm 2.
-
Đây là điểm C của mình.
-
Giờ tìm điểm C' đối xứng qua trục tung.
-
Mình sẽ vẽ bằng
-
bút màu đỏ nhé.
-
Xem nào.
-
Điểm C cách trục tung bốn đơn vị
về bên trái.
-
Vậy điểm đối xứng của nó
-
sẽ cách trục tung bốn đơn vị
về bên phải.
-
Để thử nhé.
-
Thay vì là bên trái,
-
ta sẽ cách bốn đơn vị về phía bên phải,
tức là dương bốn.
-
Vậy thì điểm C' của mình sẽ ở đâu?
-
Điểm C' của mình sẽ ở đây.
-
Vậy còn toạ độ của điểm C'?
-
Nó sẽ có tung độ giống điểm C,
-
tức là C' có tung độ bằng âm hai.
-
Vậy còn hoành độ thì sao?
-
Thay vì bằng âm 4,
-
hoành độ của nó sẽ bị đảo lại
qua trục tung,
-
nên hoành độ của nó sẽ là
dương bốn.
-
Vậy kết luận toạ độ của điểm C'
là bốn phẩy âm hai.
-
Bốn phẩy âm hai.
-
Mình có thể làm nhẩm cũng được ha.
-
Cơ mà dù mình có làm nhẩm đi nữa ấy,
-
thì mình vẫn sẽ vẽ cái trục toạ độ này
trong đầu.
-
Âm bốn phẩy âm hai.
-
Nó nằm ở phần này của trục toạ độ.
-
Nếu ta dựng điểm đối xứng qua trục tung,
-
thì tung độ của điểm đối xứng
sẽ không đổi.
-
Nhưng hoành độ của điểm đối xứng
sẽ thay đổi,
-
và điểm đối xứng sẽ nằm ở đây.
-
Như vậy là,
-
tung độ thì không đổi
nhưng hoành độ
-
thì sẽ đảo dấu vì trục đối xứng
-
của ta là trục tung.
-
Nên âm bốn đảo dấu giờ sẽ là dương bốn.