< Return to Video

English

  • 0:01 - 0:05
    Cắt phá bằng thủy lực - hay Thủy lực cắt phá là gì?
  • 0:05 - 0:10
    Từ cuộc cách mạng công nghiệp, nhu cầu tiêu thụ năng lượng của chúng ta gia tăng không ngừng nghỉ.
  • 0:10 - 0:17
    Phần lớn năng lượng chúng ta sử dụng được cung cấp bởi nhiên liệu hóa thạch như than hoặc khí đốt thiên nhiên.
  • 0:17 - 0:22
    Gần đây, có rất nhiều cuộc thảo luận xung quanh một phương pháp đang gây rất nhiều tranh cãi về việc chiết suất khí đốt thiên nhiên:
  • 0:22 - 0:26
    Kỹ thuật cắt phá bằng thủy lực hay Thủy lực cắt phá.
  • 0:26 - 0:31
    Nói đơn giản, Thủy lực cắt phá thu hồi khí tự nhiên từ các tầng sâu trong lòng đất.
  • 0:31 - 0:35
    Phương pháp này dùng nước, cát và hóa chất để cắt phá những lớp đất xốp
  • 0:35 - 0:39
    để giải phóng lớp khí thiên nhiên bị chôn vùi.
  • 0:39 - 0:43
    Kỹ thuật này đã được biết đến từ những năm 1940
  • 0:43 - 0:49
    Tuy nhiên, trong 10 năm trở lại đây, phương pháp này mới thực sự trở thành một "cơn sốt",
  • 0:49 - 0:51
    đặc biệt là ở nước Mỹ.
  • 0:51 - 0:58
    Đó là bởi vì phần lớn nguồn khí thiên nhiên thông thường
    ở Mỹ và châu Âu ngày càng cạn kiệt.
  • 0:58 - 1:03
    Dẫn đến việc giá của khí thiên nhiên và các loại nhiên liệu khác
    tăng lên đáng kể.
  • 1:03 - 1:11
    ngày nay, các phương pháp phức tạp và đắt tiền, như Thủy lực cắt phá, đã trở nên thu hút và và đem lại nhiều lợi ích hơn.
  • 1:11 - 1:17
    Trong khi đó, Thủy lực cắt phá đã được áp dụng hàng triệu lần chỉ tính riêng trong nước Mỹ.
  • 1:17 - 1:22
    Hơn 60% những mỏ dầu khí mới đều được khoan bởi Thủy lực cắt phá.
  • 1:22 - 1:27
    Giờ hãy tìm hiểu xem Thủy lực cắt phá hoạt động thế nào nhé?
  • 1:27 - 1:32
    Đầu tiên, một mũi khoan khoan vài trăm mét xuống dưới lòng đất.
  • 1:32 - 1:37
    Rồi từ đó, nó khoan tiếp một lỗ nằm ngang đến lớp đá chứa khí thiên nhiên.
  • 1:37 - 1:42
    Tiếp theo, chất lỏng cắt phá được bơm xuống lòng đất bằng một máy bơm công suất cao.
  • 1:42 - 1:46
    Trung bình, chất lỏng chứa 8 triệu lít nước
  • 1:46 - 1:50
    bằng với mức tiêu thụ nước một ngày của 65,000 người.
  • 1:50 - 1:56
    Cộng với vài nghìn tấn cát và tầm 200,000 lít hóa chất.
  • 1:56 - 2:01
    Hỗn hợp này thâm nhập vào tầng đá và tạo ra vô số rãnh nứt nhỏ li ti
  • 2:01 - 2:05
    Cát giúp cho lớp đá không bị lấp lại.
  • 2:05 - 2:08
    Còn hóa chất thì có rất nhiều công dụng
  • 2:08 - 2:10
    nó giúp cô đặc nước
  • 2:10 - 2:12
    tiêu diệt vi khuẩn
  • 2:12 - 2:15
    hoặc hòa tan các khoáng vật.
  • 2:15 - 2:18
    Tiếp đến, phần lớn chất lỏng cắt phá được bơm ra ngoài.
  • 2:18 - 2:22
    Và giờ thì ta có thể thu được khí thiên nhiên rồi.
  • 2:22 - 2:26
    Cho đến khi khai thác cạn kiệt khí thiên nhiên, hố khoan sẽ được lấp lại.
  • 2:26 - 2:33
    Thường thì chất lỏng cắt phá cũng được bơm trở lại lòng đất và chôn dưới đấy.
  • 2:33 - 2:37
    Tuy vậy, Thủy lực cắt phá cũng liên quan đến một số rủi ro nghiêm trọng.
  • 2:37 - 2:41
    Rủi ro đầu tiên chính là gây ô nhiễm nguồn nước sạch.
  • 2:41 - 2:44
    Thủy lực cắt phá không chỉ tiêu tốn một lượng lớn nước sạch,
  • 2:44 - 2:49
    mà còn gây ô nhiễm nguồn nước nặng nề với các loại hóa chất cực độc.
  • 2:49 - 2:56
    Sự ô nhiễm còn kinh khủng đến nỗi, nguồn nước không thể được làm sạch trong nhà máy xử lý nước.
  • 2:56 - 3:00
    Cho dù sự nguy hiểm đã được biết đến và về mặt lý thuyết, có thể kiểm soát được.
  • 3:00 - 3:06
    ở Mỹ đã có một vài nguồn nước bị ô nhiễm do sự cẩu thả trong khâu làm việc.
  • 3:06 - 3:10
    Không ai biết nguồn nước ô nhiễm sẽ gây ra hậu quả gì trong tương lai,
  • 3:10 - 3:14
    vì hiện chưa có một cuộc nghiên cứu lâu dài nào về chủ đề này.
  • 3:14 - 3:18
    Các loại hóa chất được sử dụng trong Thủy lực cắt phá
    rất đa dạng, từ loại khá nguy hiểm
  • 3:18 - 3:25
    đến loại cực kì độc và gây ung thư, như benzen hoặc axit formic.
  • 3:25 - 3:33
    Các công ty sử dụng Thủy lực cắt phá không nói rõ về công thức chính xác của hỗn hợp hóa chất.
  • 3:33 - 3:39
    Nhưng được biết có khoảng 700 loại hóa chất khác nhau được sử dụng.
  • 3:39 - 3:44
    Một rủi ro nữa đó chính là sự thoát ra của khí nhà kính.
  • 3:44 - 3:47
    Khí thiên nhiên thu được từ Thủy lực cắt phá chứa một lượng lớn Mêtan,
  • 3:47 - 3:53
    một loại khí nhà kính gây hiệu ứng nhà kính mạnh gấp 25 lần Cacbon Điôxít.
  • 3:53 - 3:57
    Khí thiên nhiên khi đốt không gây hại bằng than.
  • 3:57 - 3:59
    Tuy nhiên, những ảnh hưởng tiêu cực của Thủy lực cắt phá
  • 3:59 - 4:02
    tới sự cân bằng khí hậu lại nhiều hơn cả.
  • 4:02 - 4:07
    Thứ nhất, quá trình Thủy lực cắt phá sử dụng một lượng lớn năng lượng.
  • 4:07 - 4:12
    Thứ hai, các mỏ khí cạn kiệt rất nhanh và cần phải thường xuyên
  • 4:12 - 4:17
    đào nhiều mỏ khác, hơn các mỏ khí kiểu truyền thống.
  • 4:17 - 4:24
    Và khoảng 3% lượng khí thu hồi được bị mất trong công đoạn chiết suất và bay vào bầu khí quyển.
  • 4:24 - 4:27
    Vậy Thủy lực cắt phá và lợi ích của nó được đánh giá như thế nào
  • 4:27 - 4:31
    khi mà những lợi thế lại không cân bằng với những bất lợi của nó?
  • 4:31 - 4:34
    Khi được sử dụng chính xác,
    trong khoảng thời gian ngắn hoặc trung bình,
  • 4:34 - 4:41
    nó sẽ đáp ứng nhu cầu về một nguồn năng lượng rẻ của chúng ta.
  • 4:41 - 4:45
    Nhưng về lâu dài, không ai biết được hậu quả của nó là gì
  • 4:45 - 4:49
    và những rủi ro cho nguồn nước sạch của chúng ta
    không nên bị đánh giá thấp
Title:
English
Description:

more » « less
Video Language:
English
Duration:
05:04
Nhật Minh edited Vietnamese subtitles for English

Vietnamese subtitles

Revisions