Sinh học lượng tử có thể giải thích câu hỏi lớn nhất của sự sống thế nào?
-
0:01 - 0:06Tôi xin giới thiệu một lĩnh vực
khoa học nổi bật, -
0:06 - 0:10chỉ mới hình thành ở mức độ lý thuyết
nhưng vô cùng gây phấn khích, -
0:10 - 0:12và chắc chắn là một
lĩnh vực đang lớn mạnh rất nhanh. -
0:13 - 0:17Đó là sinh học lượng tử
với câu hỏi rất đơn giản : -
0:18 - 0:19Có phải cơ học lượng tử --
-
0:19 - 0:22một lý thuyết kỳ dị, tuyệt vời
và mạnh mẽ -
0:22 - 0:25về thế giới bên trong của
nguyên tử và phân tử -
0:25 - 0:28trở thành nền móng cho
vật lý và hóa học hiện đại -- -
0:28 - 0:32cũng giữ vai trò bên trong tế bào sống?
-
0:32 - 0:36Nói cách khác: có phải có những quy
trình, cơ chế, hiện tượng -
0:36 - 0:40trong các tổ chức sống
có thể được giải thích -
0:40 - 0:43với sự giúp đỡ của
cơ học lượng tử? -
0:44 - 0:45Nay, sinh lượng tử không còn mới;
-
0:45 - 0:48nó đã có từ đầu thập niên 1930.
-
0:48 - 0:52Nhưng chỉ khoảng thập niên trước hay
gần đó mới có thử nghiệm nghiêm túc-- -
0:52 - 0:55trong các phòng thí nghiệm hóa sinh,
dùng quang phổ-- -
0:55 - 1:02các thí nghiệm này cho bằng chứng
rõ ràng rằng có những cơ chế đặc biệt -
1:02 - 1:05cần sự giải thích nhờ vào cơ học lượng tử.
-
1:06 - 1:09Ngành sinh lượng tử quy tụ các nhà
vật lý lượng tử, sinh học, -
1:09 - 1:13sinh học phân tử --
đó là một lĩnh vực đa chuyên môn. -
1:13 - 1:17Chuyên môn của tôi là vật lý lượng tử,
và tôi là nhà vật lý hạt nhân. -
1:17 - 1:19Tôi đã trải qua hơn 3 thập kỷ
-
1:19 - 1:22để nghiên cứu về cơ học lượng tử.
-
1:22 - 1:24Một trong những ông tổ
cơ học lượng tử, Neils Bohr, -
1:24 - 1:28nói : nếu bạn không ngạc nhiên
về lượng tử, đó là do bạn chưa hiểu. -
1:28 - 1:31Tôi cảm thấy hạnh phúc vì vẫn còn
ngạc nhiên về lượng tử. -
1:31 - 1:33Đó là dấu hiệu tốt.
-
1:33 - 1:40Tôi vẫn ngạc nhiên khi được nghiên cứu về
chính cấu trúc nhỏ nhất trong vũ trụ-- -
1:40 - 1:42đơn vị nhỏ nhất của vạn vật.
-
1:42 - 1:45Nếu ta nghĩ về tỉ lệ độ lớn,
-
1:45 - 1:48thì hãy bắt đầu với vật thường ngày
như quả bóng tennis, -
1:48 - 1:51và nhỏ dần xuống theo thang kích cỡ --
-
1:51 - 1:56từ lỗ kim đến tế bào,
xuống đến vi khuẩn, rồi đến enzyme-- -
1:56 - 1:58cuối cùng bạn đến thế giới nano.
-
1:58 - 2:00'Công nghệ nano' có thể là một
thuật ngữ bạn đã nghe. -
2:01 - 2:04Một nanomet là một phần tỷ mét.
-
2:05 - 2:09Lĩnh vực của tôi là hạt nhân nguyên tử,
đó là một chấm bé xíu trong một nguyên tử. -
2:09 - 2:11Nó nhỏ quá nên không có ở bảng xếp hạng.
-
2:11 - 2:13Đó là một lĩnh vực của cơ học lượng tử,
-
2:13 - 2:15và các nhà vật lý và hóa học
đã có một thời gian dài -
2:15 - 2:17để thử và làm quen với nó.
-
2:17 - 2:22Thế mà, theo cách nhìn của tôi,
các nhà sinh vật học lại không quan tâm. -
2:22 - 2:26Hay là do họ quá hãnh diện về
các mô hình phân tử của họ. -
2:26 - 2:28(Cười)
-
2:28 - 2:31Các viên bi là nguyên tử, các que nối
là liên kết các nguyên tử. -
2:31 - 2:33Khi không thể thiết kế chúng
ở phòng thí nghiệm, -
2:33 - 2:36thì ngày nay, họ có các máy
vi tính rất mạnh -
2:36 - 2:38để làm mô phỏng phân tử phức tạp.
-
2:38 - 2:41Đây là một phân tử protein được hình thành
từ 100.000 nguyên tử. -
2:42 - 2:46Để giải thích về nó, người ta không
cần nhiều lý thuyết cơ lượng tử. -
2:48 - 2:51Cơ học lượng tử
đã phát triển vào thập niên 1920. -
2:51 - 2:58Nó là một bộ quy tắc toán rất đẹp
và mạnh mẽ và là những khái niệm -
2:58 - 3:00để giải thích thế giới vô cùng bé nhỏ.
-
3:01 - 3:04Đó là một thế giới rất khác
với thế giới hàng ngày của chúng ta, -
3:04 - 3:05được làm từ tỷ tỷ nguyên tử.
-
3:05 - 3:09Còn thế giới lượng tử thì được
xây dựng trên xác suất và sự may rủi. -
3:10 - 3:11Đó là một thế giới mơ hồ.
-
3:11 - 3:13Đó là một thế giới ma quái,
-
3:13 - 3:16nơi đó các hạt có thể vận hành
như sóng lan truyền. -
3:18 - 3:21Nếu chúng ta tưởng tượng cơ học
lượng tử hay vật lý lượng tử -
3:21 - 3:26như nền tảng căn bản của chính vạn vật,
-
3:26 - 3:28thì sẽ không ngạc nhiên khi ta nói
-
3:28 - 3:30vật lý lượng tử là trụ đỡ cho
hóa học hữu cơ. -
3:30 - 3:33Sau cùng, nó cho ta
quy luật để giải thích -
3:33 - 3:35cách các nguyên tử kết
với nhau để tạo phân tử hữu cơ. -
3:35 - 3:39Hóa học hữu cơ,
phát triển rất phức tạp, -
3:39 - 3:42cho chúng ta ngành sinh học phân tử,
chuyên nghiên cứu về sự sống. -
3:42 - 3:44Thật ra, nó không gây ngạc nhiên.
-
3:44 - 3:45Nó bình thường đến mức
-
3:45 - 3:50bạn nói, "Đương nhiên, sự sống
phải phụ thuộc vào cơ học lượng tử." -
3:50 - 3:53Nhưng mọi thứ khác cũng vậy.
-
3:53 - 3:56Các chất vô cơ cũng vậy,
được làm từ tỷ tỷ nguyên tử. -
3:57 - 4:01Vậy có một môi trường lượng tử
-
4:01 - 4:04ở đó ta phải tìm hiểu
đặc tính kỳ lạ này. -
4:04 - 4:06Nhưng thường ngày,
ta hay quên thế giới lượng tử. -
4:06 - 4:10Vì một khi bạn kết nối
tỷ tỷ nguyên tử lại, -
4:10 - 4:12thì tính kỳ lạ của lượng tử
liền biến mất. -
4:15 - 4:18Sinh học lượng tử không
liên quan đến điều đó. -
4:18 - 4:20Sinh học lượng tử không
rõ ràng như vậy. -
4:20 - 4:25Đương nhiên cơ học lượng tử là trụ cột
của sự sống ở mức độ phân tử. -
4:25 - 4:31Sinh học lượng tử tìm
kiếm cái không bình thường -- -
4:31 - 4:36ý tưởng chống trực giác
trong cơ học lượng tử-- -
4:36 - 4:39để xem liệu chúng có thực sự
giữ một vai trò quan trọng -
4:39 - 4:41trong việc mô tả các quy trình sự sống.
-
4:43 - 4:48Đây là ví dụ hoàn hảo của tôi
về việc chống lại trực giác -
4:48 - 4:49của thế giới lượng tử.
-
4:49 - 4:51Gã lượng tử trượt tuyết.
-
4:51 - 4:53Anh ta có vẻ còn nguyên,
hoàn toàn bình an, -
4:53 - 4:57dù ta thấy hai vết đường trượt
của hai chân anh ta đi hai bên cây. -
4:57 - 4:59Nếu bạn thấy vết trượt như thế
-
4:59 - 5:01dĩ nhiên, bạn sẽ nói đó là
trò kỹ xảo. -
5:01 - 5:04Nhưng trong thế giới lượng tử,
điều đó luôn xảy ra. -
5:05 - 5:08Các hạt có thể có đa chức năng,
chúng có thể ở hai nơi cùng lúc. -
5:08 - 5:10Chúng có thể làm nhiều việc
tại cùng thời điểm. -
5:10 - 5:13Các hạt có thể vận hành
như là sóng lan truyền. -
5:13 - 5:15Thật là ma thuật.
-
5:16 - 5:18Các nhà vật lý và nhà hóa học
đã có gần một thế kỷ -
5:18 - 5:21để tập quen với tính kỳ lạ này.
-
5:21 - 5:23Tôi không trách nhà sinh học
-
5:23 - 5:25khi họ không muốn học
cơ học lượng tử. -
5:25 - 5:29Bạn thấy đó, tính kỳ lạ này rất khó giữ;
-
5:29 - 5:33với chúng tôi, nhà vật lý, không dễ để giữ
được nó trong các phòng thí nghiệm. -
5:33 - 5:37Chúng tôi làm lạnh hệ thống
đến nhiệt độ zero tuyệt đối, -
5:37 - 5:39chúng tôi để trong chân không,
-
5:39 - 5:43chúng tôi thử và tách biệt nó
khỏi mọi nhiễu loạn bên ngoài. -
5:44 - 5:49Nó không chấp nhận môi trường ấm,
lộn xộn, ồn ào của tế bào sống. -
5:50 - 5:53Chính ngành sinh học, nếu bạn nghĩ về
sinh học phân tử, -
5:53 - 5:56dường như đã làm rất tốt trong
việc mô tả tất cả quy trình cuộc sống -
5:56 - 5:59theo cách nói của hóa học--
đó là phản ứng hóa học. -
5:59 - 6:04Đây là những phản ứng hóa học
không thể khác được và đơn giản hóa, -
6:04 - 6:09chúng chỉ ra rằng, về cơ bản, sự sống được
làm từ cùng chất liệu như mọi thứ khác, -
6:09 - 6:12và nếu ta có thể quên cơ học
lượng tử ở thế giới vật lý vĩ mô -
6:12 - 6:15thì ta cũng nên quên nó
trong ngành sinh học. -
6:16 - 6:19Một người phản đối ý tưởng này.
-
6:20 - 6:24Erwin Schrödinger, tác giả ý tưởng
"con mèo của Schrödinger" nổi tiếng, -
6:24 - 6:25là một nhà vật lý người Úc.
-
6:25 - 6:28Ông là một trong những vị sáng
lập cơ học lượng tử thập niên 1920. -
6:29 - 6:31Năm 1944, ông viết quyển sách
tựa đề "Sự sống là gì?" -
6:32 - 6:34Sách có ảnh hưởng rất lớn.
-
6:34 - 6:36Nó ảnh hưởng Francis Crick
và James Watson, -
6:36 - 6:39những người tìm ra cấu trúc
chuỗi xoắn kép của ADN. -
6:39 - 6:43Để diễn giải một mô tả
trong quyển sách, ông viết: -
6:43 - 6:49Ở mức độ phân tử,
các cơ thể sống có một trật tự nhất định, -
6:49 - 6:52một cấu trúc rất khác biệt
-
6:52 - 6:57so với sự hỗn loạn ngẫu nhiên do nhiệt
của nguyên tử và phân tử -
6:57 - 7:01trong vật không sự sống
có cùng mức độ phức tạp. -
7:02 - 7:07Thật vậy, cơ thể sống dường như
vận hành theo trật tự này, trong cấu trúc, -
7:07 - 7:10chỉ giống vật thể không sự sống
ở việc lạnh dần đến độ 0 tuyệt đối, -
7:10 - 7:13nơi các ảnh hưởng lượng tử
giữ vai trò rất lớn. -
7:14 - 7:18Có vài thứ đặc biệt về cấu trúc--trật tự--
-
7:18 - 7:20bên trong tế bào sống.
-
7:20 - 7:25Schrödinger cho rằng có thể cơ học
lượng tử giữ một vai trò trong sự sống. -
7:26 - 7:30Đó là một ý tưởng táo bạo và
có ảnh hưởng rộng lớn, -
7:30 - 7:32và nó không đi được xa.
-
7:34 - 7:35Nhưng như tôi trình bày lúc đầu,
-
7:35 - 7:38trong 10 năm vừa qua, đã có những
thử nghiệm nổi bật, -
7:38 - 7:42chỉ ra nơi mà ở đó một số hiện
tượng trong sinh học -
7:42 - 7:44dường như cần đến cơ học lượng tử.
-
7:44 - 7:47Tôi muốn chia sẻ với bạn
một vài trường hợp thú vị. -
7:48 - 7:52Đây là một trong những hiện tượng nổi
tiếng nhất trong thế giới lượng tử : -
7:52 - 7:54đường hầm lượng tử.
-
7:54 - 7:58Hộp bên trái cho thấy
sự truyền dạng sóng và lan rộng -
7:58 - 8:01của một thực thể lượng tử --
một hạt, như là hạt electron, -
8:01 - 8:05hạt này không như quả bóng
dội lên tường. -
8:05 - 8:09Nó là một dạng sóng với một xác suất
nào đó có khả năng thẩm thấu -
8:09 - 8:13xuyên qua bức tường rắn, như một
bóng ma xuyên qua phía bên kia tường. -
8:13 - 8:17Bạn có thể thấy một vệt ánh sáng mờ
bên hộp phải. -
8:18 - 8:22Đường hầm lượng tử gợi ý rằng một hạt
có thể đập một rào chắn không thể xuyên, -
8:22 - 8:25và theo cách nào đó, như là ảo thuật,
-
8:25 - 8:27nó biến mất khỏi bên này
và xuất hiện ở bên kia. -
8:28 - 8:32Cách giải thích thú vị nhất là
nếu bạn muốn ném quả bóng qua tường, -
8:32 - 8:36bạn phải cho nó đủ năng lượng
để vượt qua mép trên của tường. -
8:36 - 8:39Trong thế giới lượng tử,bạn
không cần phải ném nó cao hơn tường -
8:39 - 8:42bạn có thể ném nó vào tường,
khi đó có một xác suất khác không -
8:42 - 8:45để nó biến mất ở phía của bạn,
và xuất hiện ở phía bên kia. -
8:45 - 8:47Đây không phải là suy đoán.
-
8:47 - 8:50Đây là niềm hạnh phúc -- À không,
từ "hạnh phúc" không dùng đúng-- -
8:51 - 8:53(Cười)
-
8:53 - 8:54Chúng ta quen miệng nói từ này.
-
8:54 - 8:57(Cười)
-
8:57 - 8:59Hầm lượng tử luôn hiện hữu;
-
8:59 - 9:02thực ra, nó tạo nguồn sáng trong mặt trời.
-
9:03 - 9:04Các hạt hợp nhất lại,
-
9:04 - 9:08và mặt trời chuyển hydro
thành hêli thông qua hầm lượng tử. -
9:09 - 9:15Quay lại thập niên 70 và 80, người ta
phát hiện hầm lượng tử cũng xảy ra -
9:15 - 9:16trong tế bào sống.
-
9:16 - 9:23Các enzyme, nhân tố giữ sự sống,
chất xúc tác của phản ứng hóa học -- -
9:23 - 9:27chúng là phân tử sinh học thúc đẩy
các phản ứng hóa học trong tế bào sống, -
9:27 - 9:28bằng rất nhiều lệnh quan trọng.
-
9:28 - 9:31Và đó luôn là một bí ẩn
để hiểu chúng làm điều đó thế nào. -
9:32 - 9:33Điều đó đã được tìm thấy:
-
9:33 - 9:38một trong những chiêu mà enzyme
phát triển để dùng, -
9:38 - 9:43là chuyển các hạt hạ nguyên tử,
như hạt electron và nhất là hạt proton, -
9:43 - 9:48từ một phần của phân tử
đến một phần khác thông qua hầm lượng tử. -
9:48 - 9:51Nó rất hiệu quả và nhanh,
nó có thể biến mất -- -
9:51 - 9:54hạt proton có thể biến mất khỏi nơi
này, và xuất hiện ở nơi khác. -
9:54 - 9:56Enzyme giúp cho điều đó xảy ra.
-
9:57 - 9:59Đây là nghiên cứu được thực hiện
lại vào thập niên 80, -
9:59 - 10:03bởi một nhóm ở Berkeley, nhóm
của Judith Klinman. -
10:03 - 10:06Các nhóm khác ở Anh cũng
đã xác nhận -
10:06 - 10:07hiện tượng này ở các enzyme.
-
10:09 - 10:12Nghiên cứu thực hiện bởi nhóm của tôi --
-
10:12 - 10:14như tôi đã trình bày,
tôi là nhà vật lý nguyên tử, -
10:14 - 10:17nhưng tôi nghĩ tôi có những công cụ
để sử dụng cơ học lượng tử -
10:17 - 10:22trong nhân nguyên tử, và như vậy tôi
cũng có thể áp dụng cho các lĩnh vực khác. -
10:23 - 10:25Một câu hỏi chúng tôi đặt ra
-
10:25 - 10:30là liệu hầm lượng tử
có vai trò trong sự biến đổi của ADN. -
10:30 - 10:34một lần nữa, đây không phải là
ý tưởng mới; mà quay lại đầu thập niên 60. -
10:34 - 10:36Hai bờ mép của ADN,
cấu trúc xoắn kép, -
10:37 - 10:39được giữ với nhau bởi các thanh ngang;
như một thang xoắn. -
10:39 - 10:43Và các thanh ngang của thang xoắn này
là các liên kết hydro -- -
10:43 - 10:47proton, có chức năng kết
nối hai đường dài hai bên. -
10:47 - 10:51Vậy nếu bạn phóng lớn, bạn sẽ thấy chúng
giữ các phân tử lớn -- -
10:51 - 10:53nucleotide -- lại với nhau.
-
10:54 - 10:55Hãy phóng lớn tí nữa.
-
10:55 - 10:57Vậy, đây là mô phỏng trên máy tính.
-
10:58 - 11:01Hai viên bi trắng
ở giữa là hạt proton, -
11:01 - 11:04và bạn có thể thấy
đó là liên kết hydro kép. -
11:04 - 11:07Gốc của liên kết này đặt ở một bên;
liên kết kia có gốc ở phía kia -
11:07 - 11:12của hai mép dài của đường thẳng
đứng hướng xuống mà bạn không thấy. -
11:12 - 11:16Đôi khi hai proton này nhảy lên.
-
11:16 - 11:17Hãy nhìn hai viên bi trắng.
-
11:18 - 11:20Chúng có thể nhảy đến phía kia.
-
11:20 - 11:26Nếu hai đường bên của ADN tách ra,
dẫn đến quá trình tái tạo, -
11:26 - 11:29và hai proton rơi sai vị trí,
-
11:29 - 11:31điều đó có thể dẫn đến đột biến.
-
11:31 - 11:33Điều này được biết đến nửa thế kỷ nay.
-
11:33 - 11:35Câu hỏi là : làm sao mà
điều đó xảy ra được, -
11:35 - 11:38nếu xảy ra, chúng xảy ra như thế nào?
-
11:38 - 11:41Chúng nhảy ngang qua,
như là bóng nhảy qua tường? -
11:41 - 11:44Hay chúng đi ngang qua hầm lượng tử,
ngay cả khi không có đủ năng lượng? -
11:45 - 11:49Dấu hiệu ban đầu cho thấy
hầm lượng tử có thể giữ vai trò ở đây. -
11:49 - 11:51Chúng tôi chưa biết nó
quan trọng mức nào; -
11:52 - 11:53đó vẫn là câu hỏi chưa có lời đáp.
-
11:54 - 11:55Đó là là suy đoán,
-
11:55 - 11:58nhưng đó là một trong những câu hỏi
rất quan trọng -
11:58 - 12:00mà nếu cơ học lượng tử
giữ vai trò trong đột biến, -
12:01 - 12:03thì chắc chắn sẽ có
những hệ quả lớn lao, -
12:03 - 12:06để hiểu những dạng của đột biến,
-
12:06 - 12:09thậm chí có thể tác động đến
tế bào ung thư. -
12:11 - 12:16Một ví dụ khác của cơ học lượng tử
trong sinh học là cố kết lượng tử, -
12:16 - 12:18một trong các quy trình
sinh học quan trọng nhất, -
12:19 - 12:22là quan hợp: cây và vi khuẩn
hấp thu ánh sáng, -
12:22 - 12:25và dùng năng lượng đó để tạo sinh khối.
-
12:26 - 12:30Cố kết lượng tử là ý tưởng về
các thực thể lượng tử đa nhiệm. -
12:31 - 12:33Người lượng tử trượt tuyết.
-
12:33 - 12:35Đó là một khách thể có tính chất như sóng,
-
12:36 - 12:38nó không chỉ di chuyển
trong hướng này hay hướng khác, -
12:38 - 12:42nó còn có thể theo nhiều hướng khác nhau
tại một thời điểm. -
12:43 - 12:47Cách đây vài năm,
giới khoa học bị sốc -
12:47 - 12:50khi một bài báo được đăng
về một bằng chứng thực nghiệm -
12:50 - 12:54rằng cố kết lượng tử
xảy ra trong vi khuẩn, -
12:54 - 12:56lúc thực hiện quan hợp.
-
12:56 - 12:59Ý tưởng này : photon,
hạt ánh sáng, ánh sáng mặt trời, -
12:59 - 13:02lượng tử của ánh sáng
được hấp thu bởi phân tử diệp lục, -
13:02 - 13:05rồi được giải phóng đến nơi gọi
là trung tâm phản ứng, -
13:05 - 13:07ở đó nó được biến đổi
ra năng lượng hóa học. -
13:07 - 13:10Và khi đến đó,
nó không chỉ đi theo một đường; -
13:10 - 13:12nó đi theo nhiều đường cùng một lúc,
-
13:12 - 13:16để tối ưu hóa cách
đến được trung tâm phản ứng -
13:16 - 13:18mà không lãng phí năng lượng nhiệt.
-
13:19 - 13:23Cố kết lượng tử xảy ra trong
tế bào sống. -
13:23 - 13:25Một ý tưởng đáng chú ý,
-
13:25 - 13:31và bằng chứng đang tăng theo tuần,
với những bài báo mới được xuất bản, -
13:31 - 13:33khẳng định cố kết
lượng tử thật sự tồn tại. -
13:34 - 13:38Ví dụ thứ 3 và là cuối cùng của tôi:
ý tưởng đẹp nhất và tuyệt vời nhất. -
13:38 - 13:42Đó cũng là phỏng đoán,
nhưng tôi phải chia sẻ với bạn. -
13:42 - 13:47Loài chim robin châu Âu
từ Scandinavia -
13:47 - 13:50xuống tới Địa Trung Hải, vào mùa thu,
-
13:50 - 13:53và rất thích ăn sinh vật biển
và cả côn trùng, -
13:53 - 13:57chúng định hướng bay nhờ cảm được
từ trường của Trái Đất. -
13:59 - 14:01Nhưng từ trường của Trái Đất
thì rất yếu; -
14:01 - 14:03nó kém 100 lần so với
nam châm gắn tủ lạnh -
14:04 - 14:09nhưng bằng cách nào đó lại ảnh hưởng
trên các chất bên trong một tổ chức sống. -
14:10 - 14:14Đó không còn là nghi ngờ --
hai nhà khoa học Đức về loài chim, -
14:14 - 14:18Wolfgang and Roswitha Wiltschko,
vào thập niên 1970, đã khẳng định, -
14:18 - 14:22chim robin tìm thấy đường của chúng bằng
cách cảm nhận từ trường của Trái Đất, -
14:22 - 14:25để có thông tin về hướng bay --
như có một la bàn bên trong. -
14:25 - 14:28Bài toán hóc búa :
Làm sao chúng làm được? -
14:28 - 14:31Lý thuyết chủ đạo --
-
14:31 - 14:35chúng ta không biết liệu đó có phải là
lý thuyết đúng, nhưng nó chủ đạo-- -
14:35 - 14:38là chúng làm việc đó qua cái
được gọi là tương đồng lượng tử. -
14:39 - 14:41Bên trong võng mạc của chim robin --
-
14:41 - 14:45tôi không lừa bạn - trong võng mạc của
robin, là một protein gọi là cryptochrome, -
14:45 - 14:47nhạy với ánh sáng.
-
14:47 - 14:51Trong cryptochrome, có một cặp electron
có sự tương đồng lượng tử. -
14:51 - 14:54Tương đồng lượng tử là
khi hai hạt xa nhau, -
14:54 - 14:57nhưng cách nào đó chúng
vẫn giữ liên lạc được với nhau. -
14:57 - 14:58Einstein ghét khái niệm này;
-
14:58 - 15:00ông gọi là "hành động
ma quỷ ở cách xa." -
15:01 - 15:02(Cười)
-
15:02 - 15:06Einstein không thích nó, ta có thể
cũng không thấy thoải mái với nó. -
15:06 - 15:09Hai electron có tương đồng lượng tử
trong một phân tử đơn -
15:09 - 15:10nhảy một điệu tinh tế
-
15:10 - 15:13và tạo được cảm giác để định hướng
bay của chim -
15:13 - 15:14trong từ trường Trái Đất.
-
15:15 - 15:17Ta không biết liệu đó
là một giải thích chính xác, -
15:17 - 15:22nhưng, có lẽ sẽ rất thú vị
nếu cơ học lượng tử giúp chim di chuyển? -
15:23 - 15:26Sinh học lượng tử vẫn còn non trẻ.
-
15:26 - 15:29Đó vẫn còn là ước đoán.
-
15:30 - 15:34Nhưng tôi tin nó được xây dựng trên
khoa học vững chắc. -
15:34 - 15:38Tôi cũng nghĩ trong thập niên tới
hay gần đó, -
15:38 - 15:43ta sẽ thấy nó thực sự
lan khắp mọi nơi trong cuộc sống -- -
15:43 - 15:47sự sống có những tuyệt chiêu
ở đó lượng tử được dùng đến. -
15:48 - 15:49Hãy nhìn không gian.
-
15:49 - 15:51Cảm ơn.
-
15:51 - 15:53(Vỗ tay)
- Title:
- Sinh học lượng tử có thể giải thích câu hỏi lớn nhất của sự sống thế nào?
- Speaker:
- Jim Al-Khalili
- Description:
-
Làm thế nào mà loài chim robin biết đường bay về phương nam? Câu trả lời có thể là kỳ cục hơn là bạn nghĩ: Cơ học lượng tử có tham gia trong đó. Jim Al-Khalili liệt kê các hiện tượng cực kỳ mới lạ của sinh học lượng tử, có hiện tượng trước đây Einstein đã gọi là "hành động ma quỷ xuyên không gian", nhờ thế mà loài chim này đã định hướng đường bay, và hiệu ứng lượng tử có thể giải thích được nguồn gốc của chính sự sống.
- Video Language:
- English
- Team:
- closed TED
- Project:
- TEDTalks
- Duration:
- 16:09
Dimitra Papageorgiou approved Vietnamese subtitles for How quantum biology might explain life’s biggest questions | ||
skull skittle accepted Vietnamese subtitles for How quantum biology might explain life’s biggest questions | ||
Hồng Khánh Lê edited Vietnamese subtitles for How quantum biology might explain life’s biggest questions | ||
Hồng Khánh Lê edited Vietnamese subtitles for How quantum biology might explain life’s biggest questions | ||
Hồng Khánh Lê edited Vietnamese subtitles for How quantum biology might explain life’s biggest questions | ||
Hồng Khánh Lê edited Vietnamese subtitles for How quantum biology might explain life’s biggest questions | ||
Hồng Khánh Lê edited Vietnamese subtitles for How quantum biology might explain life’s biggest questions | ||
Trang Hong Thien Pham declined Vietnamese subtitles for How quantum biology might explain life’s biggest questions |