Cuộc khủng hoảng di cư là một phép thử nhân cách của chúng ta
-
0:01 - 0:04Tôi sẽ nói với bạn
về cuộc khủng hoảng di cư toàn cầu -
0:04 - 0:08và mục tiêu của tôi
là để cho bạn thấy rằng cuộc khủng hoảng này -
0:08 - 0:11không chỉ có thể được quản lý,
chứ không phải là không thể giải quyết -
0:12 - 0:17mà còn cho bạn thấy nó định nghĩa bản thân chúng ta
-
0:17 - 0:21giống như cuộc thử thách của những người tị nạn ngoài kia
-
0:21 - 0:24Với tôi, đây không chỉ là trách nhiệm nghề nghiệp,
-
0:24 - 0:29bởi vì tôi đang quản lý một tổ chức phi chính phủ
giúp đỡ người tị nạn và mất nhà cửa trên khắp thế giới -
0:29 - 0:30Đây cũng là trách nhiệm cá nhân
-
0:31 - 0:33Tôi yêu bức ảnh này
-
0:34 - 0:36Anh chàng cực kì bảnh trai đứng bên phải,
-
0:36 - 0:37không phải là tôi.
-
0:38 - 0:41Đó là bố tôi, Ralph, tại London, năm 1940
-
0:41 - 0:43với ông nội tôi Samuel
-
0:44 - 0:46Họ là người tị nạn Do Thái từ Bỉ
-
0:46 - 0:50Họ sơ tán vào ngày Phát xít xâm lược
-
0:51 - 0:52Và tôi cũng yêu bức ảnh này
-
0:53 - 0:55Đây là những đứa trẻ tị nạn
-
0:55 - 0:58từ Ba Lan đến Anh năm 1946
-
0:59 - 1:02Và ở giữa là mẹ tôi, Marion
-
1:03 - 1:06Bà đến Anh để bắt đầu một cuộc sống mới
-
1:06 - 1:07ở một đất nước mới
-
1:07 - 1:08tự lập hoàn toàn
-
1:08 - 1:10khi chỉ mới 12 tuổi
-
1:11 - 1:13Tôi biết rằng:
-
1:13 - 1:16Nếu Anh không chấp nhận người tị nạn
-
1:16 - 1:17trong thập niên 40,
-
1:18 - 1:21Thì có lẽ tôi đã không ở đây hôm nay
-
1:22 - 1:26Và trong 70 năm, vòng quay lịch sử lại lặp lại
-
1:27 - 1:30Âm thanh của những bức tường đang được xây dựng
-
1:30 - 1:32những phát biểu chính trị đầy tính thù hằn
-
1:32 - 1:36sự sụp đổ của các giá trị nhân đạo
mà chúng ta theo đuổi -
1:37 - 1:41ở chính những quốc gia mà 70 năm trước
họ đã giúp đỡ -
1:41 - 1:45những nạn nhân chiến tranh
tuyệt vọng và không nhà cửa -
1:47 - 1:49Năm ngoái, cứ mỗi phút
-
1:50 - 1:54lại có thêm 24 người phải rời bỏ nhà cửa
-
1:54 - 1:56bởi xung đột, bạo lực và bị áp bức
-
1:57 - 2:00và có thêm một cuộc tấn công
bằng vũ khí hóa học ở Syria -
2:00 - 2:03Taliban làm rung chuyển Afghanistan
-
2:03 - 2:09những nữ sinh bị bắt ở phía bắc Nigeria
bởi Boko Haram -
2:10 - 2:13Có những người không rời bỏ quê hương
-
2:13 - 2:15để có một cuộc sống tốt đẹp hơn
-
2:15 - 2:17mà đơn giản là chỉ để sống sót
-
2:19 - 2:20Thật đau lòng làm sao
-
2:22 - 2:27khi mà những người tị nạn được biết đến nhất thế giới
lại không thể đến đây và kể chuyện cho các bạn hôm nay -
2:27 - 2:29Rất nhiều người trong các bạn biết về bức ảnh này
-
2:30 - 2:32Nó chụp lại thi thể vô hồn
-
2:32 - 2:35của cậu bé 5 tuổi Alan Kurdi
-
2:35 - 2:39một người tị nạn từ Syria, đã thiệt mạng khi cố gắng vượt qua biển Địa Trung Hải trong năm 2015
-
2:39 - 2:43Nhưng không chỉ có cậu mà còn 3700 người khác chịu chung số phận khi cố gắng đến thiên đường châu Âu
-
2:44 - 2:46Trong năm tiếp theo, 2016,
-
2:47 - 2:495000 người đã thiệt mạng
-
2:51 - 2:52Đã quá trễ để cứu họ
-
2:53 - 2:56Nhưng vẫn chưa là quá trễ cho hàng triệu người khác
-
2:56 - 2:58Ta vẫn có thể giúp đỡ được cho những người như Frederick
-
2:59 - 3:02Tôi gặp anh ấy ở trại tị nạn Nyarugusu, ở Tanzania
-
3:02 - 3:03Anh ấy tới từ Burundi
-
3:04 - 3:06Anh ấy muốn hoàn thành việc học tập của mình
-
3:06 - 3:09Anh ấy đã hoàn thành 11 năm, và muốn học nốt năm thứ 12
-
3:09 - 3:14Anh ấy bảo tôi: "Tôi cầu cho cuộc sống của mình không phải bị kết thúc ở đây
-
3:14 - 3:15trong cái trại tị nạn này"
-
3:16 - 3:18Và chúng ta cũng vẫn còn có thể giúp được Halud
-
3:19 - 3:22Cha mẹ cô là người tị nạn từ Palestine
-
3:22 - 3:25sống trong trại tị nạn Yarmouk ở ngoại ô Damas của Syria
-
3:25 - 3:27Cô ấy đã là con của người tị nạn
-
3:27 - 3:30Nay lại chịu chung số phận với bố mẹ, ở Li băng
-
3:31 - 3:34Cô ấy đang làm việc cho tổ chức International Rescue Committee để giúp đỡ những người tị nạn khác
-
3:35 - 3:38nhưng cô lại hoàn toàn không chắc chắn
-
3:38 - 3:40về chính tương lai của mình
-
3:40 - 3:42không biết nó sẽ đi về đâu
-
3:42 - 3:46Cuộc nói chuyện này là về Frederick, và Halud
-
3:46 - 3:48và hàng triệu người giống họ:
-
3:48 - 3:50tại sao họ phải rời bỏ nhà cửa,
-
3:50 - 3:55cách họ vật lộn để tồn tại, họ cần những gì và trách nhiệm của chúng ta là gì?
-
3:56 - 3:57Tôi thực sự tin vào điều này,
-
3:58 - 4:01rằng vấn đề lớn nhất của thế kỉ 21 này
-
4:02 - 4:05liên quan đến trách nhiệm của chúng ta với những người xa lạ
-
4:05 - 4:09"The Future You" nói về trách nhiệm của bạn
-
4:09 - 4:10với những người xa lạ
-
4:10 - 4:12Các bạn biết rõ hơn ai hết,
-
4:12 - 4:16rằng thế giới đang được kết nối rộng rãi hơn bao nhiêu
-
4:17 - 4:18thì càng nguy hiểm bấy nhiêu
-
4:18 - 4:21khi ta bị sự chia rẽ hủy hoại
-
4:22 - 4:24Và không có điều gì chứng tỏ điều này rõ hơn
-
4:24 - 4:26bằng việc chúng ta đang đối xử với người tị nạn ra sao
-
4:27 - 4:30Thực tế là có 65 triệu người
-
4:30 - 4:33rời bỏ nhà cửa bởi bạo lực và áp bức
vào năm ngoái -
4:33 - 4:35Nếu đó là dân số của một quốc gia,
-
4:35 - 4:38thì quốc gia đó sẽ là quốc gia đông dân thứ 21
trên thế giới -
4:39 - 4:44Hầu hết bọn họ, khoảng 40 triệu người,
cố gắng bám trụ lại đất nước, -
4:44 - 4:45nhưng 25 triệu là người di cư
-
4:45 - 4:48Điều đó có nghĩa là họ vượt biên sang
quốc gia bên cạnh -
4:49 - 4:53Đa phần họ sống ở những quốc gia nghèo,
-
4:53 - 4:56tương đối nghèo hoặc có thu nhập dưới trung bình,
như Li băng -
4:56 - 4:57nơi Halud đang sống.
-
4:59 - 5:03Ở Li băng, cứ bốn người thì có một người tị nạn
-
5:04 - 5:07tức là một phần tư dân số
-
5:07 - 5:09Người tị nạn thường ở lại lâu dài,
-
5:09 - 5:11Thời gian trung bình
-
5:11 - 5:12là 10 năm
-
5:13 - 5:18Tôi đã tới nơi từng là trại tị nạn lớn nhất thế giới,
ở phía đông Kenya -
5:18 - 5:19có tên là Dadaab
-
5:19 - 5:21Nó được xây dựng vào năm 1991- 1992
-
5:21 - 5:25như là một "nơi ở tạm thời" cho nạn nhân
từ cuộc nội chiến ở Somali -
5:26 - 5:27Tôi đã gặp Silo
-
5:28 - 5:31và ngây thơ nói với Silo rằng
-
5:31 - 5:33"Anh có bao giờ nghĩ rằng
mình sẽ được trở về nhà ở Somali không?" -
5:34 - 5:36Và anh ấy trả lời: "Ý anh là sao, về nhà?
-
5:36 - 5:38Tôi được sinh ra ở đây."
-
5:39 - 5:41Và sau đó tôi hỏi người quản lý trại
-
5:41 - 5:45trong số 330.000 người, có bao nhiêu người
được sinh ra ở đây? -
5:45 - 5:46Họ cho tôi câu trả lời
-
5:47 - 5:49100,000.
-
5:50 - 5:52Cuộc tị nạn dài hạn nghĩa là như vậy đấy
-
5:53 - 5:56Việc này có nguyên nhân rất sâu xa:
-
5:56 - 5:58Những quốc gia nhỏ không thể
khiến người dân no ấm -
5:59 - 6:01bởi hệ thống chính trị phụ thuộc bên ngoài
-
6:01 - 6:04yếu hơn bao giờ hết kể từ năm 1945
-
6:04 - 6:08và sự khác biệt về mục đích, cách điều hành,
cũng như chính sách với thế giới -
6:08 - 6:11một thành phần quan trọng của thế giới Hồi giáo
-
6:13 - 6:16Đây đều là những thử thách dài hạn
đã tồn tại qua nhiều thế hệ -
6:16 - 6:19Vì thế nên cuộc khủng hoảng di cư này
không thể được giải quyết chỉ trong một sớm một chiều -
6:20 - 6:25Nó còn phức tạp nữa, và khi mà bạn có một vấn đề
vừa to lớn, dài hạn, lại phức tạp -
6:25 - 6:27thì mọi người đều nghĩ là không thể giải quyết được
-
6:28 - 6:30Khi Giáo hoàng Francis đến Lampedusa
-
6:31 - 6:33ngoài khơi nước Ý vào năm 2014
-
6:33 - 6:36ông buộc tội tất cả chúng ta
-
6:36 - 6:40về một vấn đề mà ông gọi là
"Chủ nghĩa thờ ơ toàn cầu" -
6:41 - 6:42Điều đó thực sự ám ảnh
-
6:42 - 6:45Trái tim của chúng ta đều đã biến thành đá sỏi
-
6:47 - 6:48Tôi không rõ nữa, bạn nói thử xem
-
6:48 - 6:52bạn có được phép tranh luận với Giáo hoàng,
kể cả ở một cuộc hội thảo TED không? -
6:53 - 6:54Nhưng tôi nghĩ điều đó không đúng
-
6:54 - 6:56Tôi nghĩ rằng ai cũng muốn tạo nên sự khác biệt
-
6:56 - 7:00chi là họ không biết rằng liệu có giải pháp nào
cho cuộc khủng hoảng này hay không mà thôi -
7:00 - 7:02Và những gì tôi muốn nói với các bạn ngày hôm nay
-
7:02 - 7:05là khi mà những vấn đề xuất hiện,
thì đều có giải pháp cho những vấn đề đó -
7:06 - 7:07Giải pháp đầu tiên:
-
7:07 - 7:11Những người tị nạn này cần được làm việc
ở đất nước mà họ đang sống -
7:11 - 7:14và những đất nước đó
cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ về kinh tế -
7:14 - 7:16Ở Uganda năm 2014, đã có một nghiên cứu chỉ ra rằng:
-
7:17 - 7:2080% người tị nạn ở thủ đô Kampala
-
7:20 - 7:22không cần đến bất cứ sự hỗ trợ nhân đạo nào
vì họ có việc làm -
7:22 - 7:24Họ được hỗ trợ để có việc làm
-
7:24 - 7:26Giải pháp thứ hai:
-
7:26 - 7:30Giáo dục cho trẻ nhỏ là cần thiết,
chứ không thể là sự xa xỉ -
7:30 - 7:32với những ai phải tị nạn dài hạn
-
7:33 - 7:38Trẻ em sẽ trưởng thành đúng hướng khi chúng được
cung cấp sự hỗ trợ về cả xã hội lẫn tâm lý, -
7:38 - 7:39cùng với giáo dục
-
7:39 - 7:41Tôi đã tận mắt chứng kiến điều đó
-
7:43 - 7:46Nhưng có đến một nửa số trẻ tị nạn trên thế giới
-
7:46 - 7:48không được học Tiểu học
-
7:48 - 7:51và 3 phần tư số trẻ không được học Trung học
-
7:51 - 7:53Điều này thật điên rồ
-
7:54 - 7:56Giải pháp thứ ba:
-
7:56 - 8:00hầu hết người tị nạn sống trong thành phố,
chứ không phải trại tị nạn -
8:00 - 8:02Nếu tôi hay bạn là người tị nạn ở trong thành phố
thì chúng ta sẽ muốn gì? -
8:02 - 8:05Chúng ta sẽ muốn đủ tiền
để trả tiền thuê nhà hay mua quần áo -
8:07 - 8:09Đó là mục đích của các tổ chức nhân đạo,
-
8:09 - 8:10hay một phần quan trọng trong kế hoạch của họ:
-
8:10 - 8:13cung cấp tài chính để giúp đỡ người di cư
-
8:13 - 8:15đồng thời hỗ trợ kinh tế trong khu vực
-
8:15 - 8:17Và còn có giải pháp thứ tư nữa:
-
8:17 - 8:20đây là điều gây tranh cãi
nhưng vẫn cần phải bàn tới -
8:20 - 8:23Những người tị nạn dễ bị tổn thương nhất
cần có một sự khởi đầu mới -
8:23 - 8:25và một cuộc sống mới ở một quốc gia mới,
-
8:26 - 8:27thậm chí có thể ở các nước phương Tây
-
8:28 - 8:32Con số này tương đối nhỏ, chỉ vài trăm nghìn người
chứ không phải hàng triệu -
8:32 - 8:35nhưng nó mang tính biểu tượng to lớn
-
8:36 - 8:39Đầy không phải là lúc để cấm người tị nạn
-
8:39 - 8:40giống như chính sách mà tổng thống Trump đã đề nghị
-
8:40 - 8:44Mà đây là lúc để giúp đỡ và cưu mang họ,
những nạn nhân của khủng bố -
8:44 - 8:45Và hãy nhớ rằng
-
8:45 - 8:48(Tiếng vỗ tay)
-
8:52 - 8:56Hãy nhớ rằng, bất cứ ai hỏi bạn rằng:
"Họ có thực sự đáng tin cậy hay không?" -
8:56 - 8:59đó là một câu hỏi hay và hợp lý
-
9:00 - 9:04Sự thực là, người tị nạn đến để tái định cư lâu dài
-
9:04 - 9:08và họ đáng tin cậy hơn bất cứ ai đến nhập cư
ở đất nước chúng ta -
9:08 - 9:10Vì vậy mà trong lúc câu hỏi đó là hợp lý
-
9:10 - 9:14thì việc đánh đồng người tị nạn với khủng bố
là cực kì phi lý -
9:15 - 9:16Bây giờ, điều gì sẽ xảy ra khi
-
9:16 - 9:20(Tiếng vỗ tay)
-
9:20 - 9:23Điều gì sẽ xảy ra khi người tị nạn không có việc làm?
-
9:23 - 9:25Con cái của họ sẽ không được giáo dục tử tế
-
9:25 - 9:28không có tiền, chẳng lẽ họ không thể nào có được
một con đường hợp pháp để hi vọng về tương lai? -
9:28 - 9:30Họ sẽ liều lĩnh với những chuyến đi đầy rủi ro
-
9:30 - 9:352 năm trước tôi đã từng tới Lesbos, một hòn đảo tuyệt đẹp
của Hi Lạp -
9:35 - 9:37Đó là nhà của 90,000 người
-
9:37 - 9:41Trong một năm, 500,000 nghìn người tị nạn
đã đi qua hòn đảo này -
9:41 - 9:43Và tôi muốn cho bạn thấy những gì tôi đã
tận mắt chứng kiến -
9:43 - 9:46Khi tôi lái xe tới phía bắc đảo
-
9:46 - 9:50thì có hàng đống áo phao cứu hộ vứt đi của những ai
đã sống sót vào được tới bờ -
9:51 - 9:52Và khi tôi nhìn kĩ hơn
-
9:52 - 9:55thì trong đó còn có áo phao cứu hộ cho trẻ em
-
9:55 - 9:56màu vàng
-
9:56 - 9:58Và tôi đã chụp tấm ảnh này
-
9:58 - 10:02Có lẽ các bạn không nhìn rõ chữ viết trên đó,
nhưng tối muốn đọc to nó lên -
10:02 - 10:05"Cảnh báo: không có tác dụng chống đuối nước"
-
10:06 - 10:07Trong thế kỉ 21 này
-
10:08 - 10:11trẻ em chỉ được cho áo phao
-
10:11 - 10:13trên hành trình liều lĩnh tới châu Âu
-
10:13 - 10:16kể cả khi những chiếc áo phao đó không thể
giúp các em thoát chết -
10:16 - 10:19nếu các em ngã khỏi con tàu đang chở mình.
-
10:21 - 10:24Đây là không chỉ là một cuộc khủng hoảng,
mà còn là một phép thử -
10:26 - 10:29Phép thử các nền văn minh đã tồn tại lâu đời
-
10:30 - 10:31Đó là phép thử lòng nhân đạo của chúng ta
-
10:32 - 10:34Đó là phép thử cho thế giới phương Tây
-
10:34 - 10:37Về việc chúng ta là ai và chúng ta đại diện cho điều gì
-
10:39 - 10:42Đó là phép thử về nhân cách,
chứ không chỉ bằng các chính sách -
10:43 - 10:45Thảm họa người tị nạn thực sự là một vấn đề khó
-
10:45 - 10:47Họ đến từ những nơi xa xôi của thế giới
-
10:48 - 10:50Họ đã phải trải qua khổ đau
-
10:50 - 10:52Họ thường mang tôn giáo khác chúng ta
-
10:52 - 10:55Đó chính là những lý do khiến cho chúng ta
phải giúp đỡ họ -
10:55 - 10:57chứ không phải lý do để phớt lờ
-
10:57 - 11:01Ta phải giúp đỡ họ vì điều này nói lên rằng
chúng ta là ai -
11:02 - 11:04Điều này cũng thể hiện những giá trị của ta
-
11:05 - 11:10Sự đồng cảm và chủ nghĩa vị tha là nền
móng của một nền văn minh -
11:11 - 11:14Hãy biến sự đồng cảm và chủ nghĩa vị tha đó
thành hành động -
11:14 - 11:16để thực hiện những điều tối thiểu mà bản thân
có thể làm -
11:17 - 11:19Trong thế giới hiện đại này,
đừng viện lý do gì cả -
11:19 - 11:23Đừng nói rằng chúng tôi không biết
điều gì đang xảy ra ở Juba, Nam Sudan, -
11:23 - 11:25hay Aleppo, Syria
-
11:25 - 11:28Thông tin đều ở đó,
trong chiếc điện thoại thông minh -
11:28 - 11:29trên tay chúng ta
-
11:29 - 11:32Sự dốt nát hoàn toàn không phải là lý do
-
11:32 - 11:36Không thể giúp đỡ, và chúng ta cho họ thấy
rằng mình không hề có tình người -
11:37 - 11:40Điều này còn thể hiện liệu chúng ta có hiểu rõ
chính nguồn gốc của mình hay không -
11:41 - 11:43Lý do khiến cho người tị nạn được đảm bảo quyền lợi
trên khắp thế giới -
11:43 - 11:46là do sự lãnh đạo tài tình
-
11:46 - 11:49bởi các chính khách sau chiến tranh thế giới thứ 2
-
11:49 - 11:51sau đó trở thành những quyền cơ bản
-
11:52 - 11:55Chối bỏ người tị nạn là
chối bỏ chính ông cha chúng ta -
11:56 - 11:58Điều này
-
11:58 - 11:59(Tiếng vỗ tay)
-
11:59 - 12:03Điều này còn thể hiện sức mạnh của nền dân chủ
-
12:03 - 12:06như chống lại chế độ độc tài
-
12:06 - 12:08Đã có bao nhiêu chính trị gia từng nói rằng
-
12:09 - 12:13Chúng tôi tin vào quyền lực của những hành động,
chứ không phải hành động thể hiện quyền lực -
12:14 - 12:17Nó có nghĩa là những gì chúng ta đại diện
quan trọng hơn những cuộc chiến mà chúng ta gây ra -
12:18 - 12:20Những người tị nạn cố gắng tìm kiếm sự bình yên
-
12:21 - 12:25đã coi phương Tây như cội nguồn của hi vọng và
là một nơi đáng để sống -
12:27 - 12:29Người Nga, Iran
-
12:29 - 12:32Trung Quốc, Eritrea, Cuba
-
12:32 - 12:34đã tìm đến phương Tây vì sự an toàn ở đây
-
12:35 - 12:37Chúng ta lại vứt bỏ điều đó đi
-
12:38 - 12:40Và điều đó còn thể hiện một phẩm chất khác
ở chúng ta: -
12:40 - 12:43liệu chúng ta có đủ khiêm tốn
để nhận ra lỗi lầm của chính mình? -
12:43 - 12:45Tôi không phải người
-
12:45 - 12:49tin rằng tất cả mọi vấn đề trên thế giới
đều do phương Tây gây ra -
12:49 - 12:50Vì không phải như vậy
-
12:50 - 12:52Nhưng khi chúng ta có lỗi,
chúng ta nên thừa nhận nó -
12:53 - 12:55Đó không phải là một tai nạn
khi mà đất nước đã nhận -
12:55 - 12:58nhiều người tị nạn hơn nhất, Mỹ
-
12:58 - 13:01lại nhận nhiều người tị nạn Việt Nam nhất
hơn bất kì nước nào -
13:02 - 13:03Ta cần tôn trọng lịch sử
-
13:04 - 13:07Nhưng hãy xem xét lịch sử gần đây,
ở Iraq và Afghanistan -
13:08 - 13:11Bạn không thể đền bù
cho lỗi lầm từ chính sách ngoại giao -
13:11 - 13:13bởi các hành động nhân đạo
-
13:13 - 13:17nhưng khi bạn làm hỏng cái gì,
thì bạn có nghĩa vụ phải tham gia sửa chữa nó -
13:17 - 13:19và đó là nghĩa vụ của chúng ta bây giờ
-
13:22 - 13:24Bạn có nhớ rằng
ở đầu cuộc nói chuyện -
13:24 - 13:26Tôi đã nói rằng tôi muốn giải thích rằng
cuộc khủng hoảng người tị nạn -
13:26 - 13:28có thể được quản lý,
chứ không phải là không thể giải quyết? -
13:29 - 13:32Đó là sự thật. Và tôi muốn bạn nghĩ khác đi
-
13:32 - 13:34Nhưng tôi cũng muốn bạn hành động
-
13:36 - 13:38Nếu bạn là một nhà tuyển dụng
-
13:38 - 13:39hãy thuê người tị nạn
-
13:40 - 13:43Nếu bạn bị thuyết phục bởi những lập luận của tôi
-
13:43 - 13:45hãy cố gắng thuyết phục
-
13:45 - 13:47khi gia đình hay bạn bè
hay đồng nghiệp nhắc lại điều đó -
13:48 - 13:51Nếu bạn có tiền, hãy làm từ thiện
-
13:51 - 13:53điều đó tạo ra sự khác biệt
cho người tị nạn trên khắp thế giới -
13:54 - 13:55Nếu bạn là một công dân,
-
13:56 - 13:58hãy bầu cho các chính trị gia
-
13:58 - 14:02người sẽ áp dụng những giải pháp mà tôi đã đưa ra
-
14:02 - 14:06(Tiếng vỗ tay)
-
14:06 - 14:08Nghĩa vụ đối với những người xa lạ
-
14:08 - 14:10thể hiện phẩm chất của chúng ta
-
14:10 - 14:13theo những cách bình thường mà lớn lao
-
14:13 - 14:15hiển nhiên mà cao cả
-
14:16 - 14:17Trong năm 1942
-
14:19 - 14:21bà nội và cô tôi sống ở Brussel
-
14:21 - 14:22dưới sự chiếm đóng của Đức
-
14:24 - 14:26Họ nhận được lệnh triệu tập
-
14:26 - 14:30từ chính quyền Đức Quốc Xã
và phải tới nhà ga Brussel -
14:32 - 14:35Bà tôi ngay lập tức nghĩ rằng
có điều gì đó không ổn -
14:37 - 14:39Bà nài nỉ họ hàng
-
14:39 - 14:41đừng tới ga Brussel
-
14:42 - 14:44Họ nói với bà
-
14:45 - 14:48"Nếu chúng ta không đi,
nếu chúng ta không làm những điều đã nói, -
14:48 - 14:50thì ai cũng sẽ gặp rắc rối"
-
14:51 - 14:53Bạn có thể đoán được chuyện gì đã xảy ra
-
14:53 - 14:55với những người họ hàng
đã tới ga Brussel -
14:56 - 14:57Chúng tôi không gặp lại họ nữa
-
14:58 - 15:00Nhưng bà và cô tôi,
-
15:01 - 15:03họ tới một ngôi làng nhỏ
-
15:03 - 15:05ở phía nam Brussel
-
15:06 - 15:09nơi họ đã từng đi nghỉ trong thập kỉ trước
-
15:09 - 15:13và họ đến một căn nhà của một
nông dân ở đó -
15:13 - 15:15một người Công giáo tên là Monsieur Maurice
-
15:16 - 15:18họ xin được ở nhờ
-
15:19 - 15:21Và ông ấy đã cho phép
-
15:21 - 15:22khi chiến tranh kết thúc
-
15:23 - 15:27tôi được kể rằng 17 người Do Thái
đã sống ở trong ngôi làng đó -
15:28 - 15:30Và khi tôi lớn hơn một chút,
tôi đã hỏi cô: -
15:30 - 15:32"Cô có thể đưa cháu đến gặp
Monsieur Maurice không?" -
15:33 - 15:37Cô trả lời: "Được chứ. Ông ấy vẫn còn sống.
Đi gặp ông ấy nào" -
15:37 - 15:38Và cứ như vậy
-
15:39 - 15:41chúng tôi tới gặp ông
-
15:41 - 15:44Và tôi nhớ rằng
-
15:44 - 15:45Khi tôi gặp ông
-
15:45 - 15:48ông có mái tóc trắng như thế này
-
15:48 - 15:50Tôi hỏi ông
-
15:51 - 15:52Tại sao ông lại làm như vậy?
-
15:53 - 15:56Tại sao ông chấp nhận sự nguy hiểm đó?
-
15:57 - 15:59Ông nhìn tôi và nhún vai
-
15:59 - 16:01và ông nói bằng tiếng Pháp
-
16:01 - 16:03"On doit."
-
16:03 - 16:04"Ai đó phải làm thôi"
-
16:04 - 16:07Đó là tính cách bẩm sinh của con người
-
16:07 - 16:08Đây là điều tự nhiên
-
16:08 - 16:13Và tôi cho rằng điều này cũng là
bẩm sinh và tự nhiên trong chúng ta -
16:13 - 16:14Hãy nói với chính mình rằng
-
16:15 - 16:18Cuộc khủng hoảng di cư này có thể được quản lý
-
16:18 - 16:19chứ không phải là không thể được giải quyết
-
16:19 - 16:21và bất cứ ai trong chúng ta
-
16:21 - 16:25cũng có một trách nhiệm để thực hiện điều đó
-
16:25 - 16:29Vì việc này không chỉ để giải cứu chính chúng ta
và các giá trị sống của chúng ta -
16:29 - 16:32mà còn để giải cứu những người tị nạn
và cuộc sống của họ -
16:32 - 16:34Thực sự cảm ơn các bạn rất nhiều
-
16:34 - 16:37(Tiếng vỗ tay)
-
16:45 - 16:48Bruno Giussani: Cám ơn David
David Miliband: Cám ơn -
16:48 - 16:50BG: đó là những gợi ý đầy thuyết phục
-
16:50 - 16:53và lời kêu gọi trách nhiệm của mỗi cá nhân
cũng vậy -
16:53 - 16:55nhưng tôi thắc mắc một điều:
-
16:55 - 16:59anh đã nhắc tới, anh đã nói thể này
"sự lãnh đạo tài tình" -
16:59 - 17:01điều mà dẫn những thứ từ 60 năm trước
-
17:01 - 17:03tới cả cuộc thảo luận về quyền con người
-
17:03 - 17:06và hội nghị về người tị nạn,...
-
17:07 - 17:10Sự lãnh đạo đó được tạo ra sau một nỗi đau lớn
-
17:10 - 17:14và nhận được sự đồng thuận cao
-
17:14 - 17:16nhưng giờ đây chúng ta đang ở thời kì
chính trị bị chia rẽ -
17:16 - 17:19Thực ra thì, người tị nạn lại là
một trong những vấn đề gây chia rẽ -
17:19 - 17:21Vậy sự lãnh đạo nào phù hợp
để vượt qua vấn đề này đây? -
17:21 - 17:24DM: Tôi nghĩ rằng ông đúng khi nói rằng
-
17:24 - 17:26sự lãnh đạo được tạo ra trong chiến tranh
-
17:27 - 17:29có tính chất
-
17:29 - 17:30và cách nhìn nhận khác với
-
17:30 - 17:33sự lãnh đạo được tạo ra trong thời bình.
-
17:34 - 17:37Vì thế câu trả lời sẽ là sự lãnh đạo
phải tới từ tầng lớp phía dưới, -
17:37 - 17:39chứ không phải từ tầng lớp thượng lưu
-
17:39 - 17:42Ý tôi là, có một hội nghị trong tuần này
-
17:42 - 17:46về việc dân chủ hóa quyền lực.
-
17:46 - 17:48Chúng ta phải bảo toàn chế độ dân chủ
-
17:48 - 17:51nhưng cũng đồng thời
phải khiến cho nó có tác dụng. -
17:51 - 17:53Và khi có người nào đó nói với tôi
-
17:53 - 17:54"Người tị nạn bị đối xử không ra gì"
-
17:54 - 17:56tôi nói lại với họ rằng
-
17:56 - 17:58"Không, có 2 thái cực khác nhau
-
17:58 - 17:59ngay lúc này
-
17:59 - 18:01những kẻ đáng sợ sệt đang kêu ca nhiều hơn
-
18:01 - 18:03những người thấy tự hào"
-
18:03 - 18:07Câu trả lời của tôi cho câu hỏi của ông là
chúng ta sẽ giúp đỡ, cổ vũ -
18:07 - 18:08và tạo sự tự tin cho người lãnh đạo
-
18:08 - 18:10khi chúng ta huy động được nguồn lực.
-
18:10 - 18:14Và tôi nghĩ rằng khi ông đang
tìm kiếm người lãnh đạo -
18:14 - 18:15thì ông phải nhìn vào trong
-
18:15 - 18:17và huy động trong
chính cộng đồng của mình. -
18:17 - 18:20để cố gắng tạo ra điều kiện
cho hướng giải quyết khác -
18:20 - 18:22BG: Cám ơn anh, David
Cám ơn vì đã tới với TED -
18:22 - 18:26(Tiếng vỗ tay)
- Title:
- Cuộc khủng hoảng di cư là một phép thử nhân cách của chúng ta
- Speaker:
- David Miliband
- Description:
-
Sáu mươi lăm triệu người đã phải bỏ nhà ra đi bởi xung đột và thiên tai vào năm 2016. Đó không chỉ là một cuộc khủng hoảng; nó còn là phép thử để xem rằng chúng ta là ai và chúng ta đại diện cho điều gì, David Miliband phát biểu - và mỗi chúng ta đều có trách nhiệm để giải quyết nó. Trong buổi nói chuyện cần thiết này, Miliband đã cho chúng ta thấy những cách cụ thể, rõ ràng để giúp đỡ người tị nạn và biến sự đồng cảm và chủ nghĩa vị tha thành hành động
- Video Language:
- English
- Team:
closed TED
- Project:
- TEDTalks
- Duration:
- 18:38
![]() |
TED Translators admin approved Vietnamese subtitles for The refugee crisis is a test of our character | |
![]() |
Hồ Nghiêm accepted Vietnamese subtitles for The refugee crisis is a test of our character | |
![]() |
Huy Đỗ edited Vietnamese subtitles for The refugee crisis is a test of our character | |
![]() |
Huy Đỗ edited Vietnamese subtitles for The refugee crisis is a test of our character | |
![]() |
Huy Đỗ edited Vietnamese subtitles for The refugee crisis is a test of our character | |
![]() |
Huy Đỗ edited Vietnamese subtitles for The refugee crisis is a test of our character | |
![]() |
Lam Nguyen edited Vietnamese subtitles for The refugee crisis is a test of our character | |
![]() |
Lam Nguyen edited Vietnamese subtitles for The refugee crisis is a test of our character |