< Return to Video

Hành động lời nói: Phát ngôn khảo nghiệm và phát ngônngữ vi - Colleen Glenney Boggs

  • 0:06 - 0:07
    Bạn đã từng nhìn thấy
  • 0:07 - 0:10
    một biển báo đỏ to đề " Không được chạy"
    ở bể bơi cộng cộng chưa?
  • 0:10 - 0:11
    Phần lớn
  • 0:11 - 0:13
    tốc độ trên bờ phản ánh tuyên bố này.
  • 0:13 - 0:16
    Trong khi biển báo miêu tả chính xác
  • 0:16 - 0:17
    chuyển động của người ở bể bơi,
  • 0:17 - 0:18
    chẳng phải mọi người đi bộ
  • 0:18 - 0:21
    vì biển báo nhắc họ không được chạy?
  • 0:21 - 0:24
    Vậy biển báo này miêu tả môi trường
    quanh bể bơi
  • 0:24 - 0:26
    hay nó làm một việc khác,
  • 0:26 - 0:28
    một việc có ảnh hưởng hơn?
  • 0:28 - 0:31
    Sự khác biệt giữa một câu miêu tả
  • 0:31 - 0:32
    và một câu cầu khiến
  • 0:32 - 0:36
    là ý tưởng phát triển bởi
    nhà ngôn ngữ người Anh J. L. Austin.
  • 0:36 - 0:37
    Ông định nghĩa sự khác biệt này
  • 0:37 - 0:39
    là hai phần tách biệt của lời nói:
  • 0:39 - 0:40
    phát ngôn khảo nghiệm
  • 0:40 - 0:42
    và phát ngôn ngữ vi.
  • 0:42 - 0:43
    Phát ngôn khảo nghiệm là những câu
  • 0:43 - 0:45
    miêu tả sự đúng sai của một sự việc,
  • 0:45 - 0:47
    và phát ngôn ngữ vi là câu
  • 0:47 - 0:49
    miêu tả một hành động.
  • 0:49 - 0:51
    Nói cách khác,
    phát ngôn khảo nghiệm là gì
  • 0:51 - 0:53
    và phát ngôn ngữ vi làm gì.
  • 0:53 - 0:55
    Để giúp chúng ta phân biệt
    hai phần này của lời nói,
  • 0:55 - 0:57
    hãy cùng xem xét phát ngôn khảo nghiệm
  • 0:57 - 0:59
    trong công viên bên ngoài bể bơi.
  • 0:59 - 1:02
    Biển báo đầu tiên chúng ta gặp ghi:
  • 1:02 - 1:04
    "Công viên đóng cửa lúc 6 giờ tối."
  • 1:04 - 1:06
    Sau khi hỏi lại một nhân viên công viên thân thiện
  • 1:06 - 1:09
    xác nhận công viên này
    đúng là đóng cửa lúc 6 giờ,
  • 1:09 - 1:10
    ta có thể khẳng định
    câu nói này
  • 1:10 - 1:12
    là một phát ngôn khảo nghiệm đúng.
  • 1:12 - 1:14
    Gần đó có một người đàn ông ngồi trên ghế
  • 1:14 - 1:16
    đọc báo, và tiêu đề ghi là
  • 1:16 - 1:17
    "Đợt nóng!"
  • 1:17 - 1:20
    Tuy nhiên, trời nhiều mây và khá lạnh.
  • 1:20 - 1:23
    Đề báo ngày hôm nay
    là một phát ngôn khảo nghiệm sai
  • 1:23 - 1:25
    như đã được chứng minh.
  • 1:25 - 1:27
    Trước khi trời mưa,
  • 1:27 - 1:28
    hãy vứt lon soda
  • 1:28 - 1:31
    vào thùng rác màu xanh dương ghi "Tái chế"
  • 1:31 - 1:32
    Đây là một phát ngôn ngữ vi.
  • 1:32 - 1:34
    Phát ngôn ngữ vi là các câu
  • 1:34 - 1:36
    được dùng để tạo hành động.
  • 1:36 - 1:38
    Thay vì truyền tải thông điệp,
  • 1:38 - 1:39
    nó tác động đến thế giới,
  • 1:39 - 1:41
    nó làm gì đó.
  • 1:41 - 1:43
    Trong trường hợp này,
    phát ngôn ngữ vi "Tái chế"
  • 1:43 - 1:45
    đang yêu cầu mọi người để rác
  • 1:45 - 1:47
    vào đúng nơi quy định.
  • 1:47 - 1:49
    Ngôn từ không chỉ mang lại hành động,
  • 1:49 - 1:52
    đôi khi bản thân nó cũng là hành động.
  • 1:52 - 1:54
    Hiện tượng này là hành vi ngôn ngữ.
  • 1:54 - 1:57
    Những hành động này bao gồm,
    nhưng không giới hạn trong,
  • 1:57 - 1:58
    ra lệnh,
  • 1:58 - 1:58
    hứa hẹn,
  • 1:58 - 1:59
    xin lỗi,
  • 1:59 - 2:00
    cảnh cáo,
  • 2:00 - 2:01
    giam cầm,
  • 2:01 - 2:02
    rửa tội,
  • 2:02 - 2:04
    và cả kết hôn.
  • 2:04 - 2:06
    Hãy cùng nhìn vào đám cưới gần vọng lâu.
  • 2:06 - 2:09
    Cặp đôi này nói "Con đồng ý".
  • 2:09 - 2:11
    Khi này, hành động lời nói là
    những từ "Con đồng ý".
  • 2:11 - 2:14
    Những từ này khiến họ cưới nhau.
  • 2:14 - 2:16
    "Con đồng ý" tác động lên họ
  • 2:16 - 2:18
    và thay đổi hoàn toàn thế giới của họ.
  • 2:18 - 2:20
    Tuy nhiên, phát ngôn ngữ vi phụ thuộc vào
  • 2:20 - 2:21
    hoàn cảnh và việc tiếp nhận.
  • 2:21 - 2:24
    Những yếu tố này là điều kiện chân thật.
  • 2:24 - 2:26
    Tưởng tượng nếu thị trưởng
    xuất hiện tại đám cưới
  • 2:26 - 2:28
    và nói: "Bằng quyền lực trao cho tôi
  • 2:28 - 2:29
    với tư cách thị trưởng thành phố,
  • 2:29 - 2:32
    tôi đặt tên cho vọng lâu này
    'Cung điện pizza của thị trưởng'.
  • 2:32 - 2:34
    Những lời này của thị trưởng
    là hành động ngôn ngữ
  • 2:34 - 2:36
    khi ông đặt tên cho vọng lâu.
  • 2:36 - 2:38
    Và vì ông ấy là thị trưởng,
  • 2:38 - 2:40
    vọng lâu sẽ được biết đến
    với cái tên mới.
  • 2:40 - 2:41
    Nhưng nếu ai đó không phải là thị trưởng
  • 2:41 - 2:43
    mà là một người qua đường bình thường,
  • 2:43 - 2:46
    quyết định đặt tên vọng lâu
    theo tên con mèo yêu thích của cô ấy,
  • 2:46 - 2:48
    nhiều khả năng cái tên sẽ không thay đổi.
  • 2:48 - 2:51
    Điều kiện chân thật là các quy định
  • 2:51 - 2:53
    giúp phát ngôn ngữ vi được thực hiện.
  • 2:53 - 2:55
    Những điều này tương đối hợp lô-gic.
  • 2:55 - 2:57
    Phát ngôn ngữ vi cần có
    quyền lực hợp lý,
  • 2:57 - 2:58
    nó có thể được hiểu,
  • 2:58 - 2:59
    nó nên rõ ràng,
  • 2:59 - 3:01
    và nó có thể được thực hiện.
  • 3:01 - 3:04
    Nếu phát ngôn ngữ vi không
    đáp ứng các yêu cầu này,
  • 3:04 - 3:05
    nó sẽ không có khả năng
  • 3:05 - 3:07
    thực hiện hành động.
  • 3:07 - 3:10
    Nhưng một phát ngôn ngữ vi
    đáp ứng các điều kiện
  • 3:10 - 3:11
    và được nói rõ ràng
  • 3:11 - 3:14
    không có nghĩa nó được ngầm làm theo.
  • 3:14 - 3:15
    Quay lại bể bơi,
  • 3:15 - 3:17
    một nhóm thanh niên ồn ào
    chạy thi đến cầu nhảy cao.
  • 3:17 - 3:19
    "Không được chạy" dường như
  • 3:19 - 3:20
    không có ảnh hưởng tới họ,
  • 3:20 - 3:22
    và họ sẽ phải đối mặt với hậu quả
  • 3:22 - 3:24
    khi không tuân thủ phát ngôn ngữ vi này.
  • 3:24 - 3:25
    Họ thậm chí có thể
    phải nói ra
  • 3:25 - 3:28
    vài phát ngôn ngữ vi như
  • 3:28 - 3:29
    xin lỗi nhân viên cứu hộ
  • 3:29 - 3:31
    và hứa không chạy nữa.
  • 3:31 - 3:32
    Có thể nhân viên cứu hộ sẽ phản ứng
  • 3:32 - 3:34
    bằng một phát ngôn ngữ vi khác
  • 3:34 - 3:36
    như phạt họ không được vào bể bơi
  • 3:36 - 3:37
    cho đến hết ngày.
  • 3:37 - 3:39
    Sau cùng, những thanh niên này phải học
  • 3:39 - 3:42
    cách tôn trọng sức mạnh của ngôn từ.
Title:
Hành động lời nói: Phát ngôn khảo nghiệm và phát ngônngữ vi - Colleen Glenney Boggs
Description:

Xem toàn bài học tại: http://ed.ted.com/lessons/speech-acts-constative-and-performative-colleen-glenney-boggs

Khi nào ngôn từ chỉ đơn thuần là ngôn từ, và khi nào ngôn từ tạo hành động? Nhà ngôn ngữ học J. L. Austin phân chia ngôn từ thành hai loại: phát ngôn khảo nghiệm (ngôn từ miêu tả một tình huống) và phát ngôn ngữ vi (ngôn từ tạo ra hành động). Ví dụ như, biển báo "Không được chạy" miêu tả cách đi lại của bạn hay bạn không chạy vì tấm biển cấm việc đó? Colleen Glenney Boggs miêu tả việc phân loại này tạo nên sức mạnh cho ngôn từ, và sau cùng cho hành động của bạn.

Bài học bởi Colleen Glenney Boggs, hoạt họa bởi Lou Webb.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
03:58

Vietnamese subtitles

Revisions