< Return to Video

The psychology of narcissism - W. Keith Campbell

  • 0:07 - 0:09
    Rất lâu trước bức ảnh tự sướng đầu tiên,
  • 0:09 - 0:11
    Người Hy Lạp, La Mã cổ đại
    có 1 truyền thuyết
  • 0:11 - 0:14
    về một người có đôi chút ám ảnh
    bởi vẻ ngoài của mình.
  • 0:14 - 0:16
    Truyền thuyết kể rằng,
  • 0:16 - 0:21
    Narcissus là một anh chàng đẹp trai,
    đi khắp thế giới để tìm nửa kia của mình.
  • 0:21 - 0:23
    Sau khi từ chối nữ thần Echo,
  • 0:23 - 0:27
    anh ta thoáng thấy hình bóng mình
    trên một dòng sông
  • 0:27 - 0:29
    và đem lòng yêu nó.
  • 0:29 - 0:31
    Không thể rời mắt khỏi hình bóng đó,
  • 0:31 - 0:32
    Narcissus chết đuối.
  • 0:32 - 0:37
    Một đóa hoa mọc lên nơi anh ta chết,
    được gọi là hoa Narcissus - hoa thủy tiên.
  • 0:37 - 0:40
    Truyền thuyết ấy mô tả
    định nghĩa cơ bản về sự ái kỷ,
  • 0:40 - 0:43
    tự cao và đôi khi tự hại.
  • 0:43 - 0:48
    Nhưng đó không chỉ là loại hình tính cách
    thường xuất hiện ở mục tư vấn.
  • 0:48 - 0:54
    Đây là một tổ hợp các đặc điểm được phân
    loại và nghiên cứu bởi các nhà tâm lí học
  • 0:54 - 0:59
    Định nghĩa khoa học của sự ái kỷ
    là sự tự cao quá lớn về bản thân.
  • 0:59 - 1:02
    Từ nhiều góc độ khác nhau,
    người ái kỷ cho rằng mình đẹp hơn,
  • 1:02 - 1:03
    thông minh hơn,
  • 1:03 - 1:05
    và quan trọng hơn tất cả mọi người,
  • 1:05 - 1:08
    và họ xứng đáng được sự quan tâm đặc biệt.
  • 1:08 - 1:13
    Các nhà tâm lí học công nhận 2 dạng ái kỷ
    là đặc điểm nhân cách, đó là:
  • 1:13 - 1:16
    "tự mãn, tự cao" và "mặc cảm, tự ti"
  • 1:16 - 1:18
    Còn có bệnh rối loạn nhân mãn,
  • 1:18 - 1:22
    một dạng nghiêm trọng hơn,
    sẽ được nhắc đến ở phần sau
  • 1:22 - 1:26
    "Tự cao" là triệu chứng thường gặp nhất,
  • 1:26 - 1:28
    biểu hiện qua tính cách hướng ngoại,
  • 1:28 - 1:29
    muốn làm chủ,
  • 1:29 - 1:31
    và khao khát được chú ý.
  • 1:31 - 1:34
    Những người này tìm kiếm
    sự chú ý và quyền lực,
  • 1:34 - 1:35
    đôi khi là chính trị gia,
  • 1:35 - 1:36
    người nổi tiếng,
  • 1:36 - 1:38
    hoặc các nhà lãnh đạo văn hóa.
  • 1:38 - 1:42
    Đương nhiên, không phải ai theo đuổi vị
    trí quyền lực trên đều là người ái kỷ.
  • 1:42 - 1:44
    Nhiều người xuất phát từ lí do tích cực,
  • 1:44 - 1:46
    như khám phá tiềm năng của bản thân,
  • 1:46 - 1:49
    hoặc giúp cuộc sống
    mọi người trở nên tốt đẹp hơn.
  • 1:49 - 1:51
    Nhưng những người ái kỷ
    tìm kiếm quyền lực
  • 1:51 - 1:54
    bởi vị thế và sự chú ý đi kèm với nó.
  • 1:54 - 1:58
    Ngược lại, những người ái kỷ tự ti
    có thể rất ít nói và hướng nội.
  • 1:58 - 2:00
    Họ có ý thức mạnh mẽ về quyền của mình,
  • 2:00 - 2:03
    nhưng rất dễ cảm thấy bị đe dọa hoặc coi thường
  • 2:03 - 2:07
    Ở cả hai trường hợp, mặt trái của sự
    tự luyến bộc lộ thông qua tiếp xúc lâu dài
  • 2:07 - 2:10
    Người ái kỉ thường tỏ ra ích kỉ,
  • 2:10 - 2:14
    Nên những nhà lãnh đạo dạng này thường
    đưa ra quyết định mạo hiểm và phi đạo đức,
  • 2:14 - 2:19
    và những người ái kỉ có thể không
    thành thật và chung thủy với bạn đời.
  • 2:19 - 2:22
    Khi cái nhìn lạc quan về bản thân
    bị thách thức,
  • 2:22 - 2:24
    họ có thể trở nên
    rất hung dữ và nóng giận.
  • 2:24 - 2:28
    Đây có thể coi là một căn bệnh mà
    người mắc bệnh cảm thấy rất thoải mái,
  • 2:28 - 2:30
    trong khi những người xung quanh
    cảm thấy khổ sở.
  • 2:30 - 2:31
    Ở mức cực độ,
  • 2:31 - 2:34
    hành vi này còn được phân loại là
    một dạng rối loạn tâm lí
  • 2:34 - 2:37
    gọi là rối loạn nhân cách ái kỉ.
  • 2:37 - 2:40
    Nó ảnh hưởng từ 1% đến 2% dân số,
  • 2:40 - 2:42
    thường là nam giới.
  • 2:42 - 2:44
    Chẩn đoán này thường dành
    cho lứa tuổi trưởng thành.
  • 2:44 - 2:48
    Những người trẻ tuổi, đặc biệt là trẻ em,
    có xu hướng lấy bản thân làm trung tâm,
  • 2:48 - 2:51
    nhưng đây có thể là một điều
    bình thường trong quá trình phát triển.
  • 2:51 - 2:55
    Cuốn "Chẩn đoán và thống kê"
    tái bản lần thứ 5
  • 2:55 - 2:57
    của Hiệp hội Tâm lí học Hoa Kì
  • 2:57 - 3:02
    miêu tả một số đặc điểm tính cách liên
    quan đến chứng rối loạn nhân cách ái kỉ.
  • 3:02 - 3:05
    Bao gồm cái nhìn tự mãn về bản thân,
  • 3:05 - 3:06
    khó khăn trong việc đồng cảm,
  • 3:06 - 3:08
    mong muốn đặc quyền,
  • 3:08 - 3:11
    và nhu cầu được kính trọng và chú ý.
  • 3:11 - 3:14
    Những đặc điểm trên sẽ
    phản ánh bệnh rối loạn nhân cách
  • 3:14 - 3:18
    khi nó ảnh hưởng cuộc sống của người đó
    và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.
  • 3:18 - 3:21
    Hãy tưởng tượng, thay vì
    chăm sóc vợ/chồng và con cái
  • 3:21 - 3:24
    bạn lại coi họ là một nguồn đem lại
    sự ngưỡng mộ và chú ý cho bản thân
  • 3:24 - 3:26
    Hoặc thay vì tìm kiếm
  • 3:26 - 3:28
    những phản hồi mang tính
    chất xây dựng về bản thân,
  • 3:28 - 3:31
    bạn lại phản bác những người
    cố gắng giúp bạn
  • 3:31 - 3:33
    và khăng khăng là họ sai.
  • 3:33 - 3:35
    Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến bệnh ái kỉ?
  • 3:35 - 3:38
    Nghiên cứu trên những cặp song sinh cho
    thấy sự ảnh hưởng về di truyền là khá lớn
  • 3:38 - 3:41
    mặc dù ta không biết loại
    gene nào đã được nghiên cứu
  • 3:41 - 3:43
    Nhưng môi trường sống
    cũng là yếu tố liên quan,
  • 3:43 - 3:45
    Cha mẹ nào hay đặt con làm trung tâm
  • 3:45 - 3:48
    có thể dẫn đến sự tự cao ở đứa trẻ.
  • 3:48 - 3:53
    Ngược lại, cha mẹ lạnh nhạt và kiểm soát
    sẽ dẫn đến sự tự ti ở người con.
  • 3:53 - 3:55
    Sự ái kỉ thường xảy ra nhiều hơn
  • 3:55 - 3:59
    ở những nền văn hóa coi trọng
    cá nhân và sự thể hiện bản thân.
  • 3:59 - 4:01
    Ví dụ như ở Mỹ,
  • 4:01 - 4:06
    Ái kỷ là một đặc điểm nhân cách
    phổ biến từ những năm 1970
  • 4:06 - 4:08
    khi chủ nghĩa cộng đồng của những năm 60
  • 4:08 - 4:10
    nhường chỗ cho sự phát triển cá nhân
  • 4:10 - 4:13
    và sự đi lên của chủ nghĩa vật chất.
  • 4:13 - 4:17
    Gần đây, mạng xã hội cũng góp phần
    thúc đẩy khả năng thể hiện bản thân,
  • 4:17 - 4:19
    dù vậy, cũng phải chú ý rằng
  • 4:19 - 4:22
    chưa có bằng chứng nào cho thấy
    mạng xã hội dẫn đến ái kỉ.
  • 4:22 - 4:27
    Đúng hơn, nó là phương tiện để người ái
    kỉ tìm kiếm địa vị xã hội và sự chú ý.
  • 4:27 - 4:31
    Vậy, liệu có cách nào giúp người ái kỉ
    cải thiện đặc điểm tính cách tiêu cực này?
  • 4:31 - 4:32
    Câu trả lời là có.
  • 4:32 - 4:35
    Bất cứ điều gì đem đến sự
    phản ánh chân thực về hành vi
  • 4:35 - 4:37
    hoặc giúp nâng cao sự quan
    tâm đến mọi người
  • 4:37 - 4:42
    như là tâm lí trị liệu, hoặc học cách
    đồng cảm, có thể rất hữu dụng
  • 4:42 - 4:44
    Điều khó khăn ở đây là
  • 4:44 - 4:47
    đối với những người
    rối loạn nhân cách ái kỉ,
  • 4:47 - 4:49
    sự rèn luyện nâng cao bản thân
    có thể là một thách thức
  • 4:49 - 4:54
    Đối với họ, nhìn nhận bản thân ở một
    góc độ không tốt là rất khó khăn.
Title:
The psychology of narcissism - W. Keith Campbell
Description:

more » « less
Video Language:
English
Duration:
05:10

Vietnamese subtitles

Revisions