< Return to Video

03 Circuits v6

  • 0:08 - 0:11
    Một trong những điều ngầu nhất
    tôi khám phá ra về mạch điện chính là
  • 0:12 - 0:18
    sơ đồ mạch điện giống một tác phẩm nghệ thuật, kiểu như
    tôi có một ý tưởng sáng tạo và tôi dùng mạch điện để thể hiện.
  • 0:20 - 0:25
    Vì vậy, nếu bạn có ý tưởng, bạn có thể
    dùng công nghệ để biến chúng thành hiện thực.
  • 0:27 - 0:32
    Mỗi một thông tin đầu vào và đầu ra
    của máy tính thực ra là một loại thông tin
  • 0:32 - 0:37
    đại diện bởi các tín hiệu điện
    bật hoặc tắt
  • 0:37 - 0:39
    hay bởi 1 hoặc 0.
  • 0:39 - 0:46
    Để xử lý thông tin xuất hiện dưới dạng đầu vào
    và để tạo thông tin đầu ra,
  • 0:46 - 0:50
    máy tính cần sửa đổi và kết hợp các tín hiệu đầu vào.
  • 0:51 - 0:59
    Để làm vậy, máy tính dùng hàng triệu linh kiện điện tử
    bé xíu kết hợp với nhau để tạo thành mạch điện.
  • 1:03 - 1:08
    Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về cách mạch điện sửa đổi
    và xử lý thông tin được đại diện bởi các số 1 và 0.
  • 1:09 - 1:12
    Đây là một mạch điện cực kỳ đơn giản.
  • 1:12 - 1:16
    Ta chỉ cần một tín hiệu điện, bật hoặc tắt,
    rồi nó sẽ đảo ngược lại.
  • 1:16 - 1:21
    Tức là, nếu tín hiệu bạn đưa ra là 1,
    mạch sẽ cho ra 0,
  • 1:21 - 1:24
    và nếu bạn đưa ra 0, mạch sẽ cho ra 1.
  • 1:24 - 1:30
    Tín hiệu đi vào không giống với tín hiệu phát ra và vì vậy,
    ta gọi mạch này là mạch KHÔNG.
  • 1:30 - 1:37
    Những mạch điện phức tạp hơn sẽ có nhiều tín hiệu
    kết hợp với nhau và cho ra kết quả khác biệt.
  • 1:37 - 1:43
    Trong ví dụ này, mạch điện sẽ có hai tín hiệu điện,
    bây giờ mỗi tín hiệu có thể là 1 hoặc là 0.
  • 1:44 - 1:50
    Nếu một trong hai tín hiệu đầu vào là 0
    thì kết quả cũng sẽ là 0.
  • 1:50 - 1:53
    Mạch điện này sẽ chỉ cho ra 1,
  • 1:53 - 2:01
    nếu tín hiệu thứ nhất và thứ hai đều là 1 và vì vậy,
    ta gọi mạch này là mạch VÀ.
  • 2:01 - 2:07
    Có khá nhiều mạch đơn giản như thế này để thực hiện
    các phép tính logic đơn giản.
  • 2:07 - 2:13
    Ta có thể tạo ra các mạch phức tạp hơn để thực hiện
    các phép tính phức tạp hơn bằng cách kết hợp các mạch với nhau.
  • 2:14 - 2:20
    Ví dụ: Bạn có thể tạo một mạch điện
    gộp 2 bit lại với nhau hay còn gọi là mạch cộng.
  • 2:20 - 2:27
    Mạch này có 2 bit riêng biệt, mỗi cái là 1 hoặc là 0,
    rồi cộng chúng lại với nhau để tính tổng.
  • 2:27 - 2:30
    Tổng có thể là 0 cộng 0 bằng 0,
  • 2:30 - 2:34
    0 cộng 1 bằng 1, hoặc 1 cộng 1 bằng 2.
  • 2:34 - 2:39
    Bạn cần có hai đường dẫn ra vì có thể
    cần đến hai chữ số nhị phân để thể hiện tổng.
  • 2:40 - 2:44
    Khi bạn đã có một mạch cộng đơn
    để cộng 2 bit thông tin,
  • 2:44 - 2:50
    bạn có thể kết hợp hàng loạt mạch cộng này cạnh nhau
    để tính tổng những con số lớn hơn nhiều lần.
  • 2:51 - 2:56
    Ví dụ: Đây là cách mạch cộng 8 bit
    cộng các số 25 và 50.
  • 2:57 - 3:04
    Mỗi số được đại diện bởi 8 bit, kết quả là sẽ có
    16 tín hiệu điện khác nhau đi vào mạch.
  • 3:05 - 3:11
    Mạch điện của mạch cộng 8 bit cấu thành từ rất nhiều
    mạch cộng nhỏ và chúng kết hợp với nhau để tính tổng.
  • 3:12 - 3:17
    Các mạch điện khác có thể thực hiện các phép tính
    đơn giản khác như phép trừ hoặc phép nhân.
  • 3:17 - 3:25
    Trong thực tế, mọi quá trình xử lý thông tin mà máy tính thực hiện
    chính là sự kết hợp của rất nhiều tác vụ đơn giản nhỏ lẻ.
  • 3:25 - 3:31
    Mỗi một tác vụ mà máy tính thực hiện đều
    rất rất đơn giản và con người cũng có thể làm được
  • 3:31 - 3:34
    nhưng mạch điện bên trong máy tính
    làm nhanh hơn rất nhiều lần.
  • 3:35 - 3:39
    Ngày xưa, những mạch điện này
    rất to và cồng kềnh,
  • 3:39 - 3:45
    một mạch cộng 8 bit có thể to bằng cái tủ lạnh và
    phải mất vài phút để làm một phép tính đơn giản.
  • 3:45 - 3:50
    Ngày nay, mạch máy tính có kích thước
    siêu nhỏ và hoạt động cực nhanh.
  • 3:51 - 3:53
    Tại sao máy tính vừa nhỏ hơn
    lại vừa nhanh hơn?
  • 3:53 - 3:58
    Là bởi vì mạch càng nhỏ, khoảng cách
    truyền tín hiệu điện càng ngắn.
  • 3:58 - 4:04
    Điện di chuyển với tốc độ gần bằng ánh sáng, vì thế
    mạch hiện đại có thể thực hiện hàng tỷ phép tính mỗi giây.
  • 4:05 - 4:11
    Vậy nên, dù bạn đang chơi game,
    quay video hay khám phá vũ trụ,
  • 4:12 - 4:18
    mọi thứ có thể dùng công nghệ để thực hiện đều đòi hỏi
    phải xử lý cực nhanh rất nhiều thông tin.
  • 4:19 - 4:25
    Đằng sau tất cả những phức tạp này chính là rất nhiều
    những mạch điện nhỏ xíu, biến các tín hiệu nhị phân
  • 4:25 - 4:28
    thành các trang web, video,
    âm nhạc và trò chơi.
  • 4:28 - 4:32
    Những mạch này thậm chí có thể giúp ta giải mã ADN
    để chẩn đoán và chữa bệnh.
  • 4:32 - 4:35
    Vậy, bạn muốn làm gì với tất cả
    những mạch điện này?
Title:
03 Circuits v6
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
Code.org
Project:
How Computers Work
Duration:
04:45

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions