< Return to Video

Rupert Sheldrake - The Science Delusion BANNED TED TALK

  • 0:19 - 0:24
    Sự hoang tưởng của khoa học đó là niềm tin rằng khoa học đã thấu hiểu được bản chất của thiên nhiên
  • 0:25 - 0:27
    và chỉ bổ sung thêm 1 vài chi tiết nữa. Đây là 1 niềm tin cố hữu trong xã hội chúng ta.
  • 0:27 - 0:31
    Đây là loại hệ thống niềm tin theo kiểu "Tôi không tin vào Thượng đế, tôi tin vào khoa học"
  • 0:31 - 0:34
    Đây là hệ thống niềm tin xuất hiện trên khắp thế giới ngày nay.
  • 0:34 - 0:37
    Nhưng có tồn tại 1 sự xung đột nội bộ giới khoa học giữa 1 loại khoa học là các phương pháp tìm tòi
  • 0:37 - 0:42
    dựa trên nguyên nhân, bằng chứng, giả thuyết và điều tra nghiên cứu, loại 2 là hệ thống niềm tin
  • 0:44 - 0:48
    hay là thế giới quan. Và xui xẻo thay khía cạnh thế giới quan của khoa học đã trở thành sự cản trở
  • 0:48 - 0:53
    và hủy hoại sự tự do nghiên cứu trong khi nó chính là cốt lõi của khoa học.
  • 0:54 - 0:57
    Từ cuối thế kỷ 19, khoa học được điều hướng dưới khía cạnh hệ thống niềm tin
  • 0:58 - 1:04
    hay thế giới quan tập trung về vật chất - triết học chủ nghĩa duy vật.
  • 1:04 - 1:08
    Và các ngành khoa học lúc bấy giờ bị chiếm hữu bởi những người theo chủ nghĩa duy vật.
  • 1:10 - 1:14
    Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta phá bỏ điều đó, khoa học có thể được hồi sinh. Tôi đã viết trong cuốn
  • 1:14 - 1:17
    The Science Delusion xuất bản tại Anh (NXB ở Mỹ đặt cho nó cái tên "Giải phóng khoa học"), cần chuyển 10 điều
  • 1:17 - 1:22
    -hay có thể gọi là 10 giả định của khoa học- thành các câu hỏi. Và xem thử
  • 1:23 - 1:28
    chúng thế nào nếu chúng ta phân tích ở góc nhìn khoa học. Thật sự thì tất cả chúng đều không hoàn toàn đúng.
  • 1:30 - 1:35
    Tôi sẽ nói nhanh qua 10 điều này. Và sau đó chúng ta chỉ có thời gian
  • 1:36 - 1:42
    để thảo luận sâu về 1 hoặc 2 điều thôi. Về cơ bản 10 giáo điều của khoa học
  • 1:43 - 1:50
    là thế giới quan của những người "có giáo dục" trên toàn thế giới hiện nay là:
  • 1:50 - 1:55
    Đầu tiên, thiên nhiên thì giống 1 cỗ máy. Vũ trụ giống như 1 cỗ máy, động vật và thực vật
  • 1:57 - 1:59
    giống như những cái máy, chúng ta là những cái máy. Thực tế, chúng ta là những cỗ máy. Chúng ta
  • 1:59 - 2:04
    là những con robot ì ạch, theo cách nói của Richard Dawkins. Với bộ não là những máy tính
  • 2:04 - 2:08
    được lập trình về mặt di truyền. Thứ 2, vật chất là vô ý thức. Toàn bộ vũ trụ được hình thành
  • 2:09 - 2:13
    bởi vật chất vô ý thức. Không tồn tại ý thức trong các ngôi sao, các thiên hà, các hành tinh
  • 2:13 - 2:16
    các động vật, thực vật và có thể là cả chúng ta nếu như học thuyết này là đúng.
  • 2:16 - 2:21
    Có rất nhiều nhà triết học, khi bàn đến tâm thức con người trong hàng trăm năm qua, đã cố gắng chứng minh rằng
  • 2:21 - 2:25
    chúng ta không thật sự có ý thức. Vì vậy vật chất là vô ý thức, các định luật tự nhiên là cố định.
  • 2:25 - 2:27
    Đây là điều thứ 3, các định luật tự nhiên là cố định
  • 2:27 - 2:31
    từ hồi Vụ Nổ Lớn cho đến giờ và sẽ mãi mãi như thế
  • 2:31 - 2:34
    Không chỉ là các định luật, mà các hằng số tự nhiên cũng cố định, đó là lý do vì sao họ gọi đó là Hằng Số.
  • 2:36 - 2:41
    Điều 4, tổng vật chất và năng lượng luôn bằng nhau. Nó không bao giờ thay đổi về số lượng,
  • 2:42 - 2:48
    ngoại trừ thời điểm xảy ra Vụ Nổ Lớn khi nó đột ngột xuất hiện từ hư không
  • 2:48 - 2:52
    chỉ trong 1 khoảnh khắc. Điều 5, tự nhiên là vô nghĩa, không có mục đích.
  • 2:52 - 2:56
    Tự nhiên không có 1 mục đích nào và quá trình tiến hóa cũng không có mục đích hay chiều hướng nào.
  • 2:56 - 3:00
    Điều 6, di truyền sinh học là vật chất. Mọi thứ bạn có trong gene hoặc
  • 3:00 - 3:08
    trong các biến đổi biểu sinh của gene, hoặc trong sự thừa hưởng tế bào chất. Chúng là vật chất.
  • 3:08 - 3:12
    Điều 7, ký ức được lưu trữ trong não như các dấu vết vật chất. Bằng cách nào đó mọi thứ
  • 3:12 - 3:14
    bạn nhớ được là do sự điều chỉnh các dây thần kinh não, các proten phospho hóa, không ai
  • 3:14 - 3:19
    biết chúng làm việc thế nào. Tuy thế, gần như tất cả mọi người trong giới khoa học tin rằng
  • 3:20 - 3:25
    chúng phải diễn ra bên trong não. Điều 8, tâm thức nằm bên trong đầu của bạn.
  • 3:25 - 3:31
    Tất cả sự nhận thức là sự hoạt động của bộ não bạn, không có gì khác.
  • 3:31 - 3:34
    Điều 9, theo sau điều 8 đó là các hiện tượng ngoại cảm như thần giao cách cảm là bất khả thi.
  • 3:35 - 3:40
    Các suy nghĩ và ý định của bạn không thể có hiệu quả xuyên qua không gian bởi vì tâm thức của bạn
  • 3:40 - 3:46
    nằm ở bên trong đầu. Vì vậy các bằng chứng về thần giao cách cảm và các hiện tượng tâm linh khác
  • 3:47 - 3:54
    là điều hão huyền. Mọi người tin những điều này bởi vì họ không biết gì về
  • 3:54 - 4:02
    thống kê học, hoặc chỉ là có sự trùng hợp, hoặc đó chỉ là ước mơ viễn vông.
  • 4:03 - 4:08
    Và điều 10, y khoa cơ học là thứ duy nhất có hiệu quả. Đó là lý do vì sao chính phủ chỉ tài trợ
  • 4:08 - 4:13
    cho việc nghiên cứu y khoa cơ học và bỏ qua các liệu pháp bổ sung và thay thế khác.
  • 4:14 - 4:16
    Những thứ kia không có hiệu quả bởi vì chúng không thuộc về cơ giới. Chúng chỉ có tác dụng trong vài trường hợp
  • 4:16 - 4:20
    bởi vì bệnh nhân "tự khỏe" hoặc bởi vì hiệu ứng placebo. Thứ duy nhất có hiệu quả
  • 4:22 - 4:25
    chính là y khoa cơ học. Đây là thế giới quan mặc định của gần như tất cả
  • 4:25 - 4:29
    những người "có học thức" trên thế giới. Nó là nền tảng của hệ thống giáo dục,
  • 4:30 - 4:37
    dịch vụ sức khỏe quốc gia, hội đồng nghiên cứu y khoa, chính phủ và nó là thế giới quan
  • 4:37 - 4:40
    mặc định của những người "có học thức". Tôi nghĩ rằng tất cả các điều trên rất đáng ngờ.
  • 4:40 - 4:42
    Khi bạn nghiên cứu kỹ hơn, bạn sẽ thấy chúng sai trái. Tôi sẽ nói trước tiên đến cái giáo điều cho rằng các luật
  • 4:43 - 4:48
    của vũ trụ thì cố định. Đây là tàn tích của thế giới quan cố hữu, trước năm 1960 khi học thuyết
  • 4:49 - 4:53
    Vụ Nổ Lớn xuất hiện. Mọi người nghĩ rằng toàn bộ vũ trụ là vĩnh hằng, bị chi phối bởi
  • 4:53 - 4:58
    các định luật toán học vĩnh hằng. Khi học thuyết Vụ Nổ Lớn ra đời, những giả định đó lại tiếp tục,
  • 5:00 - 5:04
    ngay cả khi học thuyết Vụ Nổ Lớn tiết lộ rằng vũ trụ tiến hóa từ con số 0 và khoảng 14 tỷ năm tuổi.
  • 5:04 - 5:09
    Nó đã phát triển, lớn lên và tiến hóa trong vòng 14 tỷ năm.
  • 5:09 - 5:12
    Phát triển và hạ nhiệt rồi có nhiều cấu trúc lẫn khuôn mẫu xuất hiện bên trong nó. Nhưng ý tưởng là
  • 5:12 - 5:16
    tất cả các luật của tự nhiên đều cố định ngay khoảnh khắc Vụ Nổ Lớn bắt đầu.
  • 5:16 - 5:22
    Người bạn tôi - Terrence McKenna - từng nói, khoa học hiện đại dựa trên nguyên tắc
  • 5:22 - 5:27
    "hãy trao cho chúng tôi 'miễn phí' chỉ 1 điều kỳ diệu, chúng tôi sẽ giải thích phần còn lại". Và điều kỳ diệu ở đây là
  • 5:28 - 5:34
    sự xuất hiện của tất cả vật chất và năng lượng trong vũ trụ và tất cả định luật
  • 5:34 - 5:41
    ảnh hưởng lên nó từ lúc ban sơ, chỉ trong 1 khoảnh khắc.
  • 5:41 - 5:48
    Trong 1 vũ trụ tiến hóa, tại sao các định luật không nên tự tiến hóa ? Xét cho cùng, các luật của con người
  • 5:49 - 5:53
    thì có thay đổi, và ý tưởng các định luật của tự nhiên là dựa trên sự ẩn dụ luật của con người.
  • 5:53 - 5:58
    Đó là 1 sự ẩn dụ lấy con người làm trung tâm, chỉ duy nhất con người có luật. Thật sự, chỉ các
  • 5:59 - 6:03
    cộng đồng văn minh là có luật. Như C.S.Lewis từng nói, 1 hòn đá rơi xuống đất bởi vì nó tuân theo
  • 6:04 - 6:09
    1 luật được đặt bởi con người, có thể là dân thành thị. Đó là cách ẩn dụ chúng ta có và chúng ta
  • 6:09 - 6:15
    cũng quên mất nó chỉ là ẩn dụ. Trong 1 vũ trụ tiến hóa, tôi nghĩ ý tưởng tốt hơn là ý tưởng của
  • 6:17 - 6:20
    những thói quen. Tôi nghĩ thói quen của tự nhiên là tiến hóa, tính cân đối của tự nhiên
  • 6:20 - 6:27
    cơ bản là thói quen. Đây là ý tưởng có từ hồi đầu thế kỷ 20 bởi nhà triết học người Mỹ
  • 6:27 - 6:31
    C.S.Pierce, và ý tưởng này khác với những cái mà các triết gia khác đã đề ra,
  • 6:31 - 6:35
    và tôi đã phát triển nó thành 1 giả thuyết khoa học;
  • 6:36 - 6:41
    giả thuyết của hình thái cộng hưởng, nó là nền tảng của những thói quen tiến hóa này.
  • 6:41 - 6:43
    Theo như giả thuyết này, mọi thứ trong tự nhiên là 1 dạng bộ nhớ tập họp, sự cộng hưởng xảy ra
  • 6:44 - 6:46
    dựa vào nền tảng của sự tương tự. Như khi 1 bào thai hươu cao cổ nằm bên trong tử cung
  • 6:47 - 6:52
    nó điều chỉnh vào hình thái cộng hưởng của những con hươu trước. Nó phát triển dựa trên bộ nhớ tập họp ấy,
  • 6:52 - 6:56
    lớn lên như 1 con hươu cao cổ, và cư xử như 1 con hươu cao cổ, bởi vì nó phát triển dựa trên
  • 6:56 - 6:59
    bộ nhớ tập họp này.Nó phải có những gene phù hợp để tạo ra các loại protein phù hợp.
  • 7:02 - 7:07
    Nhưng mà gene -theo góc nhìn của tôi- là đã bị đánh giá cao quá mức. Nó chỉ chịu trách nhiệm về các protein
  • 7:07 - 7:14
    mà cơ thể có thể tổng hợp, không phải hình dáng hay thái độ. Mỗi loài động vật có 1 bộ nhớ tập họp riêng.
  • 7:14 - 7:20
    Ngay cả các tinh thể cũng thế. Học thuyết này dự đoán rằng nếu bạn tạo ra 1 loại tinh thể mới lần đầu tiên
  • 7:20 - 7:23
    thì ngay khi bạn tạo ra nó lần đầu, nó sẽ không có các thói quen hiện hữu. Những 1 khi
  • 7:23 - 7:28
    nó được kết tinh thì lần tiếp theo bạn tạo ra nó, nó sẽ bị ảnh hưởng bởi cái mẫu tinh thể ban đầu
  • 7:29 - 7:33
    và điều này diễn ra khắp thế giới bởi hình thái cộng hưởng, nó sẽ kết tinh dễ dàng hơn.
  • 7:34 - 7:38
    Và đến lần thứ 3, nó sẽ bị ảnh hưởng bởi tinh thể của lần 1 và 2.
  • 7:38 - 7:43
    Và dựa trên điều đó, là 1 bằng chứng kết luận rằng các hợp chất mới sẽ dễ kết tinh hơn
  • 7:45 - 7:49
    giống như học thuyết đã dự đoán. Nó cũng dự đoán rằng nếu bạn dạy động vật 1 trò mới
  • 7:49 - 7:51
    ví dụ dạy chuột học 1 trò mới tại London, sau đó tất cả chuột trên thế giới cùng giống đó
  • 7:52 - 7:55
    sẽ có khả năng học trò đó nhanh hơn bởi vì con chuột London đã học trò đó rồi
  • 7:55 - 8:00
    Và kinh ngạc chưa, đó là bằng chứng cho thấy điều này quả là xảy ra.
  • 8:00 - 8:03
    Dù sao đi nữa, đó là giả thuyết của tôi về hình thái cộng hưởng nói theo cách ngắn gọn. Mọi thứ dựa trên
  • 8:03 - 8:06
    các thói quen tiến hóa chứ không phải các luật cố định. Nhưng tôi cũng muốn tìm hiểu thêm về
  • 8:07 - 8:11
    sự bất biến của tự nhiên. Bởi vì, 1 lần nữa, ta giả định chúng bất biến. Những thứ như tính bất biến
  • 8:12 - 8:14
    của tốc độ ánh sáng được gọi là những sự bất biến nền tảng. Chúng có thật sự là không thay đổi?
  • 8:15 - 8:19
    Tôi cảm thấy thích câu hỏi này và đã cố gắng tìm hiểu. Chúng có mặt trong các cuốn sách vật lý
  • 8:19 - 8:24
    Các cuốn sách này liệt kê các quy luật bất biến nền tảng, nói cho bạn biết giá trị của chúng.
  • 8:24 - 8:28
    Nhưng tôi muốn tìm hiểu xem chúng có thay đổi không, vì vậy tôi đã xem qua những cuốn sách vật lý cổ.
  • 8:28 - 8:32
    Tôi đã đi đến thư viện của Cục Sáng chế London - nơi duy nhất có chứa
  • 8:32 - 8:37
    những cuốn sách cổ này. Thông thường mọi người sẽ vứt chúng ngay khi họ có
  • 8:37 - 8:44
    những cuốn sách mới. Trong quá trình tìm kiếm tôi đã tìm ra rằng, từ năm 1928 đến năm 1945,
  • 8:45 - 8:49
    tốc độ ánh sáng đã giảm khoảng 20km/giây.
  • 8:49 - 8:54
    Đây là sự thay đổi rất lớn vì các cuốn sách vật lý đều ghi nhận tốc độ ánh sáng với sai số cho phép chỉ vài trăm mét/giây.
  • 8:55 - 9:00
    tương tự nhau với sai số rất nhỏ. Rồi đến năm 1948, tốc độ ánh sáng lại tăng lên.
  • 9:00 - 9:05
    Một lần nữa, trên toàn thế giới, các giá trị được đo lường tương đương nhau. Tôi bị hấp dẫn
  • 9:05 - 9:11
    bởi điều này và không thể giải thích nổi, vì vậy tôi gặp người đứng đầu khoa đo lường
  • 9:11 - 9:14
    tại Phòng thí nghiệm vật lý quốc gia ở Teddington. Đo lường học là 1 ngành khoa học đo lường
  • 9:15 - 9:21
    các giá trị cố định (các hằng số). Và tôi đã hỏi ông ta về điều này, tôi nói: "Cái gì
  • 9:21 - 9:23
    làm giảm tốc độ ánh sáng giảm xuống từ năm 1928 đến năm 1945?"
  • 9:23 - 9:28
    Và ông ta trả lời: "Oh anh đã khám phá ra phần đáng xấu hổ nhất
  • 9:28 - 9:31
    trong lịch sử khoa học của chúng ta rồi"
  • 9:31 - 9:35
    Tôi trả lời: "Vậy tốc độ của ánh sáng có thật sự bị giảm không? Và sẽ có rất nhiều thứ thú vị
  • 9:35 - 9:37
    liên quan đến chúng." Ông đáp: "Không không, chắc chắn là nó không thực sự
  • 9:37 - 9:41
    giảm xuống, nó là 1 hằng số". "Vậy ông giải thích với mọi người thế nào về việc
  • 9:43 - 9:47
    tốc độ nó giảm xuống trong thời gian đó? Có phải là bởi vì họ đã "gian lận"
  • 9:47 - 9:51
    tạo ra kết quả đó để khiến mọi người phải tin theo cái họ muốn, và tất cả mọi thứ
  • 9:51 - 9:55
    chỉ đơn giản được tạo ra trong suy nghĩ của các nhà vật lý?". "Chúng tôi không thích dùng từ "gian lận"
  • 9:55 - 9:59
    Tôi hỏi: "Ồ vậy thì ông thích dùng từ nào?" Ông nói: "chúng tôi thích gọi đó là
  • 9:59 - 10:04
    "sự khóa pha trí tuệ". Tôi hỏi rằng: "nếu như thế thì, bằng cách nào mà ông có thể
  • 10:05 - 10:07
    đảm bảo rằng hiện tượng đó không còn xảy ra hiện nay? Và rằng các giá trị hiện nay không phải là kết quả
  • 10:08 - 10:11
    sự 'khóa pha trí tuệ'?" Ông ấy đáp: "Chúng tôi biết rằng điều đó không còn xảy ra."
  • 10:11 - 10:15
    Tôi tò mò: "Làm sao chúng ta biết?" Ông ấy trả lời: "anh biết đấy, chúng tôi đã giải quyết được
  • 10:15 - 10:20
    Ông nói: "Chúng tôi sửa lại tốc độ ánh sáng vào năm 1972 bằng cách định nghĩa lại nó"
  • 10:20 - 10:24
    Tôi hỏi: "Nhưng nó vẫn có thể thay đổi tiếp" Ông nói: "Đúng, nhưng nếu như nó thay đổi tiếp thì chúng ta sẽ không bao giờ biết
  • 10:24 - 10:28
    vì chúng ta đã định nghĩa đơn vị mét dựa theo tốc độ ánh sáng, vì vậy các đơn vị sẽ thay đổi theo nó"
  • 10:28 - 10:31
    Và nhìn ông có vẻ thích thú với điều đó, họ đã giải quyết xong vấn đề.
  • 10:31 - 10:36
    Tôi hỏi tiếp: "Vậy còn G thì sao?" - hằng số hấp dẫn, được viết với 1 chữ G in hoa
  • 10:37 - 10:42
    Nó là hằng số hấp dẫn phổ quát của Newton
  • 10:42 - 10:45
    "Nó đã thay đổi hơn 1.3% trong những năm vừa qua. Và dường như nó thay đổi theo
  • 10:45 - 10:52
    thời gian lẫn không gian" Và ông trả lời: "À nó chỉ là sai số thôi.
  • 10:52 - 10:55
    và không may rằng sai số của G là khá lớn"
  • 10:55 - 10:59
    Tôi hỏi: "Nhưng nếu nó thật sự thay đổi thì sao? Có thể nó đang xảy ra như thế"
  • 10:59 - 11:03
    Và tôi xem thử họ làm thế nào, điều họ làm là đo lường nó tại các phòng thí nghiệm khác nhau
  • 11:03 - 11:06
    và họ có được các giá trị khác nhau mỗi ngày, sau đó họ lấy trung bình của chúng. Và sau đó
  • 11:08 - 11:11
    tất cả các phòng thí nghiệm trên thế giới đều bắt chước theo, và họ lại có các mức trung bình khác nhau.
  • 11:11 - 11:13
    Và sau đó hội nghị quốc tế về đo lường họp mỗi 10 năm 1 lần và lại lấy trung bình
  • 11:13 - 11:16
    kết quả từ các phòng thí nghiệm trên thế giới để cho ra giá trị G. Nhưng nếu như giá trị G
  • 11:17 - 11:21
    thật sự thay đổi thì sao? Có thể là nó đã thay đổi? Có bằng chứng rõ ràng là nó thực sự
  • 11:22 - 11:23
    thay đổi từng ngày và từng năm. Nếu như Trái đất khi di chuyển trong dải Ngân hà đang
  • 11:23 - 11:29
    đi xuyên qua khu vực có vật chất tối hay các khu vực có môi trường xung quanh có thể thay đổi
  • 11:29 - 11:31
    giá trị đó. Có thể tất cả chúng đều thay đổi. Nếu những "sai số" này cùng lên và cùng xuống
  • 11:31 - 11:36
    thì sao? Tôi đã dành hơn 10 năm để thuyết phục các nhà đo lường học chịu nhìn nhận
  • 11:36 - 11:42
    các dữ liệu gốc. Thật sự bây giờ tôi đang thuyết phục họ công bố nó lên mạng Internet.
  • 11:43 - 11:47
    Công bố ngày và kết quả đo lường thật sự, và quan sát xem chúng có mối tương quan hay không.
  • 11:48 - 11:51
    Để xem chúng có lên hay xuống đồng thời hay không. Nếu có thì có lẽ chúng dao động cùng nhau.
  • 11:51 - 11:54
    Và điều đó cung cấp cho chúng ta thông tin rất thú vị. Mà trước giờ chưa ai biết, bởi vì họ xem G là hằng số.
  • 11:54 - 11:59
    Vì thế họ không chủ ý đi tìm kiếm sự biến đổi giá trị G. Bạn thấy đấy, đây là 1 ví dụ
  • 11:59 - 12:03
    đơn giản cho thấy sự kiêu ngạo của các giáo điều, định lý thật sự ngăn chặn sự nghiên cứu, tìm tòi.
  • 12:04 - 12:07
    Cá nhân tôi nghĩ rằng các hằng số có thể thay đổi đáng kể. Dĩ nhiên là trong 1 giới hạn hẹp. Nhưng
  • 12:07 - 12:09
    chắc chắn là chúng đang thay đổi, tôi nghĩ đến 1 ngày khi mà các tạp chí khoa học như Nature
  • 12:09 - 12:13
    báo cáo hàng tuần về các hằng số, như là các báo chứng khoán vậy. Bạn biết đấy, theo kiểu
  • 12:20 - 12:23
    "tuần này G có tăng 1 chút, tích điện electron giảm, tốc độ ánh sáng giữ nguyên..."
  • 12:23 - 12:28
    Đó là thứ mà tôi nghĩ rằng điều này có thể thực hiện
  • 12:28 - 12:30
    để giải phóng nhiều điều khác. 1 trong những lĩnh vực bí ẩn nhất của tự nhiên là
  • 12:30 - 12:32
    tâm thức. Như Graham vừa nói, đây là vấn đề chưa-được-giải-quyết lớn nhất. Quả ra, nền khoa học hiện đại chưa có cách
  • 12:32 - 12:35
    đối phó với sự thật là chúng ta có ý thức. Và khoa học không thể giải thích sự thật rằng các suy nghĩ
  • 12:35 - 12:40
    của chúng ta dường như không nằm trong não. Các kinh nghiệm dường như cũng thế. Hình ảnh
  • 12:41 - 12:43
    về tôi của các bạn dường như không nằm trong não bạn, cho đến nay nhóm khoa học dòng chính
  • 12:44 - 12:48
    cho rằng có 1 Rupert Sheldrake nho nhỏ ở đâu đó trong đầu bạn. Và mọi thứ khác trong phòng này
  • 12:48 - 12:50
    cũng ở trong đầu bạn; kinh nghiệm ở bên trong bộ não của bạn. Tôi nghĩ rằng thật sự thị giác
  • 12:50 - 12:53
    liên quan đến sự phóng chiếu hình ảnh bên ngoài, cái bạn đang nhìn nằm trong tâm thức của bạn
  • 12:57 - 12:59
    chứ không phải ở trong đầu. Tâm thức của chúng ta được mở rộng vượt trên bộ não, đó chính là tri thức.
  • 12:59 - 13:04
    Tôi nghĩ rằng chúng ta phóng chiều hình ảnh, và những hình ảnh này tiếp xúc với
  • 13:04 - 13:11
    cái mà ta đang nhìn. Nếu tôi nhìn bạn từ đằng sau, bạn không biết rằng tôi ở đó. Tôi có thể gây ảnh hưởng lên bạn không?
  • 13:13 - 13:17
    Bạn có thể cảm nhận rằng tôi đang nhìn không? Có rất nhiều bằng chứng cho thấy là nhiều người có thể.
  • 13:17 - 13:23
    Cảm giác bị ai đó nhìn là 1 trải nghiệm phổ biến, và các bằng chứng thực nghiệm gần đây cho thấy
  • 13:24 - 13:28
    là chúng có thật. Động vật cũng thế, tôi nghĩ rằng điều này có thể
  • 13:29 - 13:33
    có liên quan đến mối quan hệ con mồi/thợ săn. Các động vật có thể cảm thấy được cái nhìn của
  • 13:33 - 13:37
    các con thú săn mồi sẽ tồn tại tốt hơn các loại khác. Điều này dẫn tôi đến 1 cách nghĩ hoàn toàn mới
  • 13:38 - 13:40
    về mối quan hệ sinh thái học giữa con mồi và kẻ đi săn.
  • 13:40 - 13:42
    Nói về phạm vi của tâm thức chúng ta. Nếu chúng ta nhìn vào các vì sao, tôi nghĩ rằng tâm thức chúng ta
  • 13:42 - 13:47
    chạm vào các vì sao đó, và thật sự vượt qua được khoảng cách thiên văn học. Chúng không chỉ
  • 13:47 - 13:52
    nằm trong đầu chúng ta. Ngạc nhiên thay đây là chủ đề được tranh luận vào
  • 13:52 - 13:57
    thế kỷ 21. Chúng ta biết quá ít về tâm thức của mình, chúng ta không rõ các hình ảnh ở đâu
  • 13:57 - 14:02
    chúng là các chủ đề nóng được tranh luận trong giới hàn lâm bây giờ.
  • 14:02 - 14:07
    Tôi không có thời gian để phân tích từng giáo điều của khoa hoc hiện đại, nhưng bạn thấy đấy tất cả chúng
  • 14:07 - 14:13
    đều rất đáng ngờ. Nếu có 1 ai nghiên cứu, tìm tòi theo 1 cách mới, thì có thể các khả năng mới mẻ hơn
  • 14:13 - 14:16
    sẽ được tìm ra. Tôi nghĩ rằng khi chúng ta nhìn lại những điều đã giữ chặt sự phát triển khoa học này,
  • 14:16 - 14:21
    thì khoa học sẽ có thể được phục hưng và phát triển. Tôi hoàn toàn tin vào sự quan trọng
  • 14:21 - 14:24
    của khoa học. Tôi dành cả cuộc đời như là 1 nhà khoa học nghiên cứu. Nhưng tôi nghĩ rằng
  • 14:24 - 14:27
    khi chúng ta vượt qua được những giáo điều này, khoa học có thể được tái sinh. Và khoa học sẽ trở nên
  • 14:27 - 14:32
    thú vị như lúc đầu, tôi thật sự hy vọng thế. Xin cảm ơn.
Title:
Rupert Sheldrake - The Science Delusion BANNED TED TALK
Description:

Re-uploaded as TED have decided to censor Rupert and remove this video from the TEDx youtube channel. Follow this link for TED's statement on the matter and Dr. Sheldrake's response: http://blog.ted.com/2013/03/14/open-for-discussion-graham-hancock-and-rupert-sheldrake/

Rupert Sheldrake, Ph.D. (born 28 June 1942) is a biologist and author of more than 80 scientific papers and ten books. A former Research Fellow of the Royal Society, he studied natural sciences at Cambridge University, where he was a Scholar of Clare College, took a double first class honours degree and was awarded the University Botany Prize. He then studied philosophy and history of science at Harvard University, where he was a Frank Knox Fellow, before returning to Cambridge, where he took a Ph.D. in biochemistry. He was a Fellow of Clare College, Cambridge, where he was Director of Studies in biochemistry and cell biology. As the Rosenheim Research Fellow of the Royal Society, he carried out research on the development of plants and the ageing of cells in the Department of Biochemistry at Cambridge University.

While at Cambridge, together with Philip Rubery, he discovered the mechanism of polar auxin transport, the process by which the plant hormone auxin is carried from the shoots towards the roots.

From 1968 to 1969, based in the Botany Department of the University of Malaya, Kuala Lumpur, he studied rain forest plants. From 1974 to 1985 he was Principal Plant Physiologist and Consultant Physiologist at the International Crops Research Institute for the Semi-Arid Tropics (ICRISAT) in Hyderabad, India, where he helped develop new cropping systems now widely used by farmers. While in India, he also lived for a year and a half at the ashram of Fr Bede Griffiths in Tamil Nadu, where he wrote his first book, A New Science of Life.

From 2005-2010 he was the Director of the Perrott-Warrick Project funded from Trinity College,Cambridge. He is a Fellow of Schumacher College , in Dartington, Devon, a Fellow of the Institute of Noetic Sciences near San Francisco, and a Visiting Professor at the Graduate Institute in Connecticut.

He lives in London with his wife Jill Purce www.healingvoice.com and two sons.

He has appeared in many TV programs in Britain and overseas, and was one of the participants (along with Stephen Jay Gould, Daniel Dennett, Oliver Sacks, Freeman Dyson and Stephen Toulmin) in a TV series called A Glorious Accident, shown on PBS channels throughout the US. He has often taken part in BBC and other radio programmes. He has written for newspapers such as the Guardian, where he had a regular monthly column, The Times, Sunday Telegraph, Daily Mirror, Daily Mail, Sunday Times, Times Educational Supplement, Times Higher Education Supplement and Times Literary Supplement, and has contributed to a variety of magazines, including New Scientist, Resurgence, the Ecologist and the Spectator.

Books by Rupert Sheldrake:
A New Science of Life: The Hypothesis of Formative Causation (1981). New edition 2009 (in the US published as Morphic Resonance)
The Presence of the Past: Morphic Resonance and the Habits of Nature (1988)
The Rebirth of Nature: The Greening of Science and God (1992)
Seven Experiments that Could Change the World: A Do-It-Yourself Guide to Revolutionary Science (1994) (Winner of the Book of the Year Award from the British Institute for Social Inventions)
Dogs that Know When Their Owners are Coming Home, and Other Unexplained Powers of Animals (1999) (Winner of the Book of the Year Award from the British Scientific and Medical Network)
The Sense of Being Stared At, And Other Aspects of the Extended Mind (2003)

With Ralph Abraham and Terence McKenna:
Trialogues at the Edge of the West (1992), republished as Chaos, Creativity and Cosmic Consciousness (2001)
The Evolutionary Mind (1998)

With Matthew Fox:
Natural Grace: Dialogues on Science and Spirituality (1996)
The Physics of Angels: Exploring the Realm Where Science and Spirit Meet (1996)

http://www.sheldrake.org/

more » « less
Video Language:
English
Duration:
18:20

Vietnamese subtitles

Revisions