Return to Video

Nghi lễ cho cuối đời.

  • 0:01 - 0:04
    Tôi lớn lên trong một gia đình trung lưu,
    da trắng và không theo đạo
  • 0:05 - 0:07
    vào những năm 1950 tại Mỹ.
  • 0:07 - 0:10
    Điều này nghĩa là được ngắm pháo hoa
    vào Ngày Quốc Khánh 4/7,
  • 0:10 - 0:13
    cho kẹo hay bị ghẹo
    vào Halloween
  • 0:13 - 0:15
    và được nhận quà
    dưới cây thông vào Giáng Sinh.
  • 0:15 - 0:18
    Nhưng theo thời gian,
    những truyền thống đó
  • 0:18 - 0:20
    trở nên sáo rỗng,
    chỉ vì mục đích kinh doanh
  • 0:20 - 0:23
    và khiến tôi cảm thấy thật trống rỗng.
  • 0:23 - 0:25
    Vậy nên từ khi còn rất trẻ
  • 0:25 - 0:28
    tôi đã tìm cách để lấp đầy
    khoảng trống đó
  • 0:28 - 0:32
    để kết nối với thứ gì đó to lớn hơn.
  • 0:32 - 0:35
    Cả thế kỉ, chưa từng có
    Lễ Trưởng Thành nào trong nhà
  • 0:35 - 0:37
    nên tôi nghĩ mình nên thử một lần.
  • 0:37 - 0:39
    (Tiếng cười)
  • 0:39 - 0:42
    Điều tồi tệ đã xảy ra khi tôi
    nói chuyện một giáo sĩ Do Thái,
  • 0:42 - 0:47
    ông ấy rất cao, như một vị thần,
    với mái tóc trắng bồng bềnh,
  • 0:47 - 0:50
    ông hỏi tôi tên đệm của tôi là gì
  • 0:50 - 0:52
    để có thể điền vào biểu mẫu.
  • 0:52 - 0:53
    À vâng, chỉ có thế thôi.
  • 0:53 - 0:55
    (Tiếng cười)
  • 0:55 - 0:56
    Vậy nên dù cầm bút,
  • 0:56 - 0:59
    tôi không hề cảm nhận được
    sự thân thuộc và tự tin
  • 0:59 - 1:01
    mà mình tìm kiếm.
  • 1:01 - 1:03
    Nhiều năm sau,
  • 1:03 - 1:06
    tôi không thể chịu được ý nghĩ
    con trai mính lên 13
  • 1:06 - 1:09
    mà không hề được trải qua
    một nghi lễ nào.
  • 1:09 - 1:13
    Do đó, tôi nảy ra ý tưởng
    tổ chức một chuyến đi vào sinh nhật thứ 13
  • 1:13 - 1:16
    và nói với Murphy rằng
    tôi sẽ đưa thằng bé tới bất cứ đâu
  • 1:16 - 1:18
    mà nó muốn.
  • 1:18 - 1:20
    Là một đứa trẻ yêu tự nhiên
    và say mê loài rùa,
  • 1:20 - 1:22
    nó ngay lập tức chọn quần đảo Galapagos.
  • 1:23 - 1:26
    Và khi con gái tôi, Katie,
    bước sang tuổi 13,
  • 1:26 - 1:29
    tôi và con bé dành hai tuần
    dưới chân hẻm núi Grand Canyon,
  • 1:29 - 1:35
    nơi mà Katie lần đầu tiên nhận ra rằng
    mình rất mạnh mẽ và dũng cảm.
  • 1:35 - 1:39
    Kể từ đó, vợ tôi, Ashton, và rất nhiều
    bạn bè và họ hàng của chúng tôi,
  • 1:39 - 1:42
    đã cho con họ đi du lịch
    vào sinh nhật lần thứ 13
  • 1:42 - 1:47
    và mọi người nhận thấy thay đổi tích cực
    ở cả đứa trẻ và cha mẹ chúng.
  • 1:49 - 1:51
    Tôi không được dạy cách cầu nguyện
  • 1:52 - 1:53
    Nhưng suốt 20 năm qua,
  • 1:54 - 1:56
    chúng tôi vẫn luôn nắm tay nhau
    trước mỗi bữa ăn.
  • 1:57 - 1:59
    Đó là một khoảng lặng tuyệt vời
  • 1:59 - 2:02
    gắn kết chúng tôi trong khoảnh khắc.
  • 2:02 - 2:05
    Ashton bảo mọi người:
    "hãy bỏ qua việc siết chặt tay"
  • 2:05 - 2:08
    vì cô ấy không sùng đạo.
  • 2:08 - 2:09
    (Tiếng cười)
  • 2:10 - 2:13
    Vậy nên khi gần đây,
    khi gia đình bảo tôi
  • 2:13 - 2:18
    hãy làm gì đó với hơn 250 thùng đồ
  • 2:18 - 2:20
    mà tôi thu thập trong suốt cuộc đời,
  • 2:21 - 2:24
    bản năng sáng tạo "nghi lễ"
    thôi thúc tôi phải làm gì đó.
  • 2:25 - 2:28
    Tôi tự hỏi liệu có thể làm gì đó
    hơn là "Dọn mình chờ chết".
  • 2:29 - 2:33
    "Dọn mình chờ chết" là thuật ngữ
    từ Thuỵ Điển chỉ việc dọn sạch tủ
  • 2:33 - 2:36
    tầng hầm và gác mái trước khi chết,
  • 2:36 - 2:38
    để con bạn không phải làm việc đấy sau đó.
  • 2:38 - 2:40
    (Tiếng cười)
  • 2:40 - 2:44
    Tôi có chụp một bức ảnh
    lũ con tôi mở từng hộp ra
  • 2:44 - 2:47
    và thắc mắc tại sao tôi lại giữ
    một đống thứ vô dụng như thế.
  • 2:47 - 2:49
    (Tiếng cười)
  • 2:49 - 2:52
    Và rồi tôi tưởng tượng ra
    việc chúng nhìn vào bức ảnh
  • 2:52 - 2:54
    của tôi và một phụ nữ xinh đẹp
  • 2:55 - 2:58
    và hỏi: "Người này là ai vậy Bố?"
  • 2:58 - 2:59
    (Tiếng cười)
  • 2:59 - 3:01
    Đó là lúc một ý tưởng
    loé lên trong đầu tôi.
  • 3:01 - 3:05
    Những gì tôi cất giữ không quan trọng
  • 3:05 - 3:08
    bằng câu chuyện đi kèm,
    thứ đem lại ý nghĩa cho nó.
  • 3:10 - 3:13
    Liệu rằng việc dùng những vật dụng
    để kể lại câu chuyện
  • 3:13 - 3:15
    có là khởi nguồn của một nghi lễ mới,
  • 3:15 - 3:18
    một nghi lễ -
    không dành cho trẻ 13,
  • 3:18 - 3:21
    mà những người già hơn?
  • 3:22 - 3:24
    Vì vậy tôi bắt đầu thử nghiệm.
  • 3:25 - 3:27
    Tôi lấy một số thứ ra khỏi thùng,
  • 3:27 - 3:30
    đặt chúng vào một căn phòng,
  • 3:30 - 3:32
    sau đó, tôi mời mọi người đến,
  • 3:32 - 3:35
    mời họ hỏi về bất kì thứ gì hấp dẫn họ.
  • 3:36 - 3:38
    Kết quả thật đáng kinh ngạc.
  • 3:38 - 3:43
    Một câu chuyện hay đặt nền móng cho
    một cuộc tranh luận sâu sắc hơn,
  • 3:43 - 3:46
    giúp các vị khách của tôi
    có được những liên tưởng ý nghĩa hơn
  • 3:46 - 3:49
    đến cuộc sống của mình.
  • 3:49 - 3:52
    Derrius [Quarles] hỏi tôi
    về cái áo thun hình Leonard Peltier
  • 3:52 - 3:54
    mà tôi thường mặc vào thập niên 80,
  • 3:54 - 3:57
    và buồn thay,
    không là quá vãng, ngày hôm nay.
  • 3:57 - 4:01
    Cuộc trò chuyện của chúng tôi
    chuyển hướng nhanh chóng,
  • 4:01 - 4:04
    từ số lượng lớn tù nhân chính trị
    trong nhà tù Mỹ,
  • 4:05 - 4:07
    tới việc Derrius tự hỏi về di sản
  • 4:07 - 4:10
    của Phong trào Giải phóng Người da đen
    những năm 60
  • 4:10 - 4:13
    và cuộc sống của thằng bé sẽ thế nào
    nếu lớn lên trong thời gian đó,
  • 4:13 - 4:16
    thay vì khoảng 30 năm sau.
  • 4:16 - 4:18
    Vào cuối buổi nói chuyện,
  • 4:18 - 4:21
    Derrius hỏi tôi
    liệu có thể cho nó cái áo đó.
  • 4:21 - 4:24
    Và việc tặng cái áo cho thằng bé
    khiến tôi cảm thấy rất tuyệt.
  • 4:26 - 4:29
    Những cuộc nói chuyện này
    đã tạo ra những điểm chung,
  • 4:29 - 4:32
    đặc biệt là giữa các thế hệ.
  • 4:32 - 4:34
    Tôi nhận ra
    mình đã mở ra một nơi chốn
  • 4:34 - 4:38
    mà mọi người có thể nói
    về những thứ thực sự quan trọng với họ.
  • 4:38 - 4:42
    Và tôi nhận ra rằng
    mình có một sứ mệnh mới -
  • 4:42 - 4:44
    không phải là một gã già nua sắp chết,
  • 4:45 - 4:47
    mà là một người có trách nhiệm
  • 4:47 - 4:48
    tiếp tục tiến bước.
  • 4:50 - 4:51
    Khi tôi lớn lên,
  • 4:51 - 4:54
    phần lớn cuộc sống của
    mọi người dừng ở tuổi 70.
  • 4:56 - 4:57
    Hiện tại, mọi người sống lâu hơn,
  • 4:58 - 5:00
    và lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại,
  • 5:00 - 5:04
    việc bốn thế hệ sống cùng nhau
    là điều bình thường.
  • 5:05 - 5:06
    Tôi 71 tuổi,
  • 5:07 - 5:08
    và nếu may mắn một tí,
  • 5:08 - 5:11
    tôi vẫn còn 20 hay 30 năm phía trước.
  • 5:13 - 5:15
    Cho đi những vật dụng của tôi
  • 5:15 - 5:20
    và chia sẻ nó với bạn bè, người thân,
    và mong rằng với cả người lạ,
  • 5:20 - 5:24
    có vẻ là cách hoàn hảo để tôi
    bước vào giai đoạn kế tiếp của cuộc đời.
  • 5:25 - 5:27
    Hoá ra những gì
    mà tôi cả đời tìm kiếm là:
  • 5:27 - 5:30
    một nghi lễ,
    thay vì hướng về cái chết,
  • 5:30 - 5:32
    lại mở rộng vòng tay
  • 5:32 - 5:34
    đón nhận mọi điều sắp đến.
  • 5:34 - 5:35
    Xin cảm ơn.
  • 5:35 - 5:36
    (Tiếng vỗ tay)
  • 5:36 - 5:38
    Tiến lên!
  • 5:38 - 5:40
    (Tiếng vỗ tay)
Title:
Nghi lễ cho cuối đời.
Speaker:
Bob Stein
Description:

Chúng ta dùng những nghi lễ để đánh dấu những giai đoạn đầu của cuộc đời, như là sinh nhật hay lễ tốt nghiệp -- nhưng còn những năm cuối đời thì sao? Trong bài nói chuyện đáng suy ngẫm về việc nhìn vào quá khứ và tương lai, Bob Stein đề xuất truyền thống cho đi những vật dụng (và chia sẻ câu chuyện ẩn sau nó) khi về già, để có thể nhìn nhận lại cuộc đời và mở rộng vòng tay đón nhận mọi điều sắp đến.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
05:53

Vietnamese subtitles

Revisions