-
Chúng ta có hai số phức ở đây.
-
Số phức z bằng 2 cộng 3i
-
và số phức w bằng âm 5 trừ i.
-
Trong video này, tôi muốn
-
biểu diễn số phức trên mặt phẳng phức,
-
và rồi tìm khoảng cách giữa hai điểm
-
trên mặt phẳng tọa độ, và tìm
-
trung điểm biểu diễn số phức
của đoạn thẳng tạo bởi hai đầu mút
-
là điểm z và w, nói cách khác,
điểm biểu diễn số phức
-
nào nằm giữa hai điểm này.
-
Vì vậy, tôi khuyến khích bạn
tạm dừng video này và tự suy nghĩ
-
về nó trước khi tôi hướng dẫn
bạn cách giải.
-
Đầu tiên, chúng ta sẽ biểu diễn
những số phức này trên một hệ tọa độ.
-
Trục này sẽ là,
-
tôi sẽ vẽ trục Oy để biểu diễn phần ảo.
-
Trục tung sẽ ở đây, và tôi sẽ vẽ
-
trục Ox ở đây để biểu diễn phần thực.
-
Trục Ox sẽ ở đây, và, xem nào,
-
giá trị lớn nhất của phần thực là 2
-
và giá trị nhỏ nhất là âm 5.
-
Xem nào, tôi sẽ đánh dấu như thế này.
-
Một, hai, ba, bốn, năm.
-
Dọc theo trục Oy, chúng ta
có giá trị lớn nhất là 3
-
và giá trị nhỏ nhất là âm 1.
-
Vậy chúng ta có thể vẽ như thế này,
một, hai, ba,
-
và dưới này cũng một, hai, ba.
Đương nhiên, tôi có thể
-
tiếp tục vẽ các mốc ở trên này cho đẹp,
nhưng chúng ta
-
sẽ không sử dụng đến chúng đâu.
-
Bây giờ chúng ta sẽ vẽ
hai điểm trên hệ tọa độ.
-
Phần thực của z là 2 và
-
phần ảo của z là 3i, vậy
-
điểm biểu diễn số phức
sẽ nằm ở đây.
-
Vậy hoành độ sẽ có giá trị là 2
và tung độ sẽ có giá trị là 3.
-
2 cộng 3i, vậy điểm này
đại diện cho số phức z.
-
Còn điểm w, w là âm 5.
-
Một, hai, ba, bốn, năm, âm 5
-
trừ i, vậy tung độ của điểm w
sẽ là âm 1.
-
Đấy sẽ là điểm w.
-
Đầu tiên, chúng ta có thể suy nghĩ
về khoảng cách giữa hai điểm
-
biểu diễn số phức này, khoảng cách của
chúng trên mặt phẳng tọa độ.
-
Một cách để nghĩ về nó
-
chính là độ dài của đoạn
thẳng này, ngay đây.
-
Và để tìm được độ dài ấy thì
chúng ta chỉ cần
-
sử dụng công thức Py-ta-go.
-
Nếu bạn đã biết về công thức tính độ dài
đoạn thẳng trong không gian Oxy,
-
thật sự đây chỉ là một ví dụ khác của
-
định lý Py-ta-go mà thôi.
-
Chúng ta có thể xét sự thay đổi
-
theo trục hoành, chính là khoảng cách
này, ngay đây.
-
Đây là khoảng cách giữa hai điểm
theo trục hoành.
-
Vậy nếu chúng ta đi từ điểm w
đến điểm z, chúng ta đi từ
-
âm 5 đến 2 trên trục hoành,
biểu diễn phần thực của số phức.
-
2 trừ âm 5 bằng bao nhiêu?
-
Đáp án là âm 7, tức là nếu chúng
ta đi từ âm 5 đến 0 trên trục hoành của
-
mặt phẳng tọa độ, và chúng ta đi thêm
2 đơn vị nữa để đến 2,
-
thì độ dài khoảng này sẽ là 7.
-
Và độ dài của cạnh này là bao nhiêu?
-
Trên trục tung biểu diễn
phần ảo, chúng ta
-
đi từ âm 1 tới 3, vì thế độ dài
cạnh này sẽ là 4.
-
Bây giờ chúng ta có thể áp dụng được
định lý Py-ta-go.
-
Đây là một tam giác vuông, nên
độ dài cạnh này sẽ bằng,
-
chà, độ dài cạnh này sẽ bằng,
-
giả sử độ dài cạnh này bằng x đi.
-
x bình phương bằng 7 bình phương,
-
và hãy nhớ rằng đây chỉ là định
lý Py-ta-go thôi,
-
cộng 4 bình phương, nói cách khác là
x bằng căn bậc hai của
-
49 cộng 16.
-
Tôi sẽ viết chúng ra thành từng bước
để tôi không bỏ lỡ bước nào.
-
49 cộng 16 bằng bao nhiêu nhỉ?
-
Kết quả là 65, vì 59 cộng 6
sẽ bằng 65.
-
x bằng căn bậc hai của 65.
-
Xem nào, 65, bạn không thể
phân tích ra thừa số nguyên tố được
-
Không có thừa số nào là số
chính phương cả,
-
đây chỉ là 13 nhân 5 nên chúng
ta có thể
-
để chúng như vậy.
-
x bằng căn bậc hai của 65 nên
-
khoảng cách giữa hai điểm biểu
diễn của số phức trên mặt phẳng
-
phức này là căn bậc hai của 65,
và hình như là nó lớn hơn 8 một chút.
-
Bây giờ, số phức nào nằm
-
ở chính giữa hai số phức này?
-
Để tìm ra số phức ấy, chúng ta chỉ cần
-
tìm số phức nào có phần thực
-
nằm ở giữa hai phần thực
của hai số phức w và z
-
và phần ảo nằm ở giữa
-
hai phần ảo của hai số
phức w và z.
-
Giả sử chúng ta có một
điểm biểu diễn số phức,
-
hãy gọi điểm ấy là a đi, sao cho
a là trung điểm, phần thực
-
của a là bình quân của hai
phần thực này.
-
Vậy nó sẽ là 2 cộng âm 5.
-
2 cộng âm 5 chia 2, và
-
phần ảo của a sẽ bằng bình quân
-
của hai số này, vậy ta có 3 trừ 1.
-
3 trừ 1 tất cả chia 2 nhân i,
-
và biểu thức này sẽ bằng, xem nào,
2 cộng âm 5 bằng
-
âm 3 nên đây là âm 3 phần 2, cộng,
-
đây là 3 trừ 1 là, xem nào,
-
để tôi kiểm tra lại xem có làm đúng không,
-
3 trừ 1 bằng 2,
-
chia 2 bằng 1, vậy ta có
-
âm 3 phần 2 cộng i là trung điểm
của điểm biểu diễn hai số phức đã cho,
-
và nếu ta biểu diễn điểm ấy trên mặt phẳng
phức, ta có thể thấy nó rõ ràng hơn.
-
Phần thực là âm 3 phần 2, đây là
âm 1,
-
đây là âm 1 phần 2, vậy hoành độ
của điểm này sẽ ở đây, và
-
tung độ là i vậy nó sẽ ở đây.
-
Và hình nó sẽ không đẹp cho lắm,
-
nhưng bạn có thể nhìn thấy được rằng
-
đây chính xác
-
là trung điểm rồi.