-
Nhận thức về quy mô
của sự Phát Triển Bền Vững
-
Bằng cách tán thành Agenda 2030
và 17 mục tiêu
-
cộng đồng thế giới đã tái khẳng định
cam kết Phát triển bền vững
-
để đảm bảo tăng trưởng kinh tế
bền vững và bao trùm
-
sự hòa nhập xã hội và bảo vệ môi trường
-
và để làm như vậy
trong quan hệ đối tác và hòa bình
-
Agenda 2030 mang tính toàn cầu,
tính biến đổi và dựa trên quyền con người
-
Đây là kế hoạch hành động đầy tham vọng
cho các quốc gia, hệ thống LHQ,
-
và các nhà hoạt động phát triển khác.
-
Agenda khơi sự sáng tạo
trong cách suy nghĩ của chúng ta.
-
về những thách thức bền vững hiện nay
-
để chúng ta có thể phát triển đúng
các quan hệ đối tác và hành động đúng đắn
-
Trọng tâm của Agenda
là 5 yếu tố quan trọng:
-
con người, thịnh vượng,
hòa bình, đối tác, hành tinh.
-
Đổi lại, những điều này làm nền tảng
cho 17 mục tiêu phát triển bền vững
-
và có thể áp dụng ở mọi quốc gia.
-
Agenda 2030 và SDGs không đơn giản chỉ
là những tiêu chí kiểm tra.
-
Chúng đại diện cho một cách tiếp cận
toàn diện để hiểu và giải quyết vấn đề
-
bằng cách hướng chúng ta đến
những câu hỏi đúng ở thời điểm thích hợp.
-
Để đạt được, chúng ta cần cân nhắc
một vài thách thức
-
nhằm tìm ra cách chúng kết nối
và tác động lẫn nhau
-
Nghiên cứu những sự phụ thuộc này
-
giúp chúng ta giải quyết được tận
gốc rễ của vấn đề
-
và tạo ra các cách khắc phục lâu dài
-
Vậy chương trình này hoạt động
như thế nào?
-
Phát triển bền vững thường được quan sát
thông qua ba yếu tố cốt lõi:
-
tăng trưởng kinh tế, hòa nhập xã hội
và bảo vệ môi trường
-
Nhưng ta cần nhớ rằng những điều này
không chỉ là những danh mục tách biệt.
-
Chúng được kết nối và có điểm chung.
-
Ví dụ, một thử thách về sức khỏe,
như bệnh lao
-
không chỉ được hình thành bởi lối sống
không lành mạnh
-
mà còn bị ảnh hưởng bởi tác nhân khác,
như sự nghèo đói hay chất lượng không khí
-
Để đưa cách tiếp cận này
lên một bước nữa,
-
hai khía cạnh quan trọng sẽ thúc đẩy
Agenda 2030
-
đã được các quốc gia thành viên thông qua:
-
Đối tác và Hòa bình
-
Quan hệ đối tác sẽ tăng cường năng lực
của các bên liên quan để làm việc chung.
-
Hòa bình, công lí và các thể chế mạnh mẽ
-
là điều cần thiết cho
sự phát triển của ba lĩnh vực cốt lõi.
-
Sự bền vững thật sự nằm ở trung tâm
-
và điều quan trọng là cần cân nhắc
từng SDGs
-
thông qua năm khía cạnh này.
-
Tất nhiên ta không thể xem xét
từng góc độ có thể
-
của từng thách thức.
-
Đó là lí do việc xây dựng
mối quan hệ lại quan trọng.
-
để chia sẻ kiến thức và chuyên môn
-
để học cách cùng nhau giải quyết
các vấn đề
-
Điều này đòi hỏi phương pháp
làm việc nhóm mới
-
tập trung trong việc đồng sáng tạo.
-
Sở hữu quốc gia là cách giải quyết cơ bản
các thách thức một cách đúng đắn
-
Nhiều tổ chức và các nhà hoạt động
đóng vai trò quan trọng.
-
Sự tham gia của họ đảm bảo
sự cam kết lâu dài
-
và đảm bảo rằng sẽ không ai
bị bỏ lại phía sau.
-
Agenda 2030 cũng đề nghị chúng ta
nhìn nhận hành tinh này như một.
-
Mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng
đều có những vấn đề cần giải quyết.
-
và mọi người đều có
trách nhiệm và quyền sở hữu
-
để vượt qua thử thách
mà tập thể chúng ta đối mặt.
-
Để tiến lên, chúng ta phải phát triển
năng lực phù hợp cho Agenda 2030
-
Chúng ta cần đầu tư vào việc học tập
suốt đời để vận động sự thay đổi
-
thúc đẩy hành động để thực hiện
đánh giá tiến độ,
-
và để xác định và trao quyền
cho các đối tác mới để hỗ trợ Agenda 2030
-
Tất cả chúng ta cần dẫn lối
đến một thế giới tốt hơn
-
khi chúng ta còn sống.
-
Bởi vì chỉ khi chúng ta hỏi câu hỏi đúng
và tìm kiếm đáp án đúng
-
và chỉ khi chúng ta chịu trách nhiệm
một cách nghiêm túc
-
chúng ta mới có thể làm được
một việc mang tính chuyển đổi,
-
không bỏ rơi một ai ở phía sau.