< Return to Video

Điệu nhảy của con bọ hung

  • 0:01 - 0:03
    Đây là phân
  • 0:03 - 0:05
    và điều tôi muốn làm hôm nay là chia sẻ về niềm đam mê phân của tôi
  • 0:05 - 0:09
    với quý vị
  • 0:09 - 0:11
    điều này có thể hơi khó khăn
  • 0:11 - 0:15
    nhưng tôi nghĩ điều mà sẽ làm bạn hào hứng hơn
  • 0:15 - 0:18
    là cách mà những con vật nhỏ bé làm việc với phân
  • 0:18 - 0:20
    Con vật này có một bộ não
  • 0:20 - 0:24
    nhỏ bằng một hạt gạo, nhưng nó lại có thể làm được những điều
  • 0:24 - 0:28
    mà bạn và tôi không thể tài nào lấy đó làm trò giải trí
  • 0:28 - 0:32
    Về cơ bản, đó mà một cách tiến hóa để xử lí nguồn thức ăn của chúng
  • 0:32 - 0:34
    và thức ăn đó là phân.
  • 0:34 - 0:37
    Câu hỏi được đặt ra là chúng ta bắt đầu câu chuyện này từ đâu?
  • 0:37 - 0:40
    và có vẻ như sẽ thích hợp nếu bắt đầu từ đoạn kết
  • 0:40 - 0:42
    vì đây là một sản phẩm thừa
  • 0:42 - 0:46
    thải ra từ các động vật khác, nhưng vẫn chứa nhiều dinh dưỡng
  • 0:46 - 0:48
    và có đủ dưỡng chất trong đó
  • 0:48 - 0:51
    để loài bọ hung sống sót
  • 0:51 - 0:54
    và vậy là bọ hung ăn phân, và ấu trùng của chúng
  • 0:54 - 0:56
    cũng như vậy
  • 0:56 - 0:59
    Chúng được nuôi hoàn toàn từ một cục phân.
  • 0:59 - 1:03
    Chỉ riêng ở Nam Phi, chúng ta có 80 loài bọ hung,
  • 1:03 - 1:06
    2 000 loài ở châu Phi
  • 1:06 - 1:11
    và 6 000 loài trên toàn thế giới
  • 1:11 - 1:16
    Vậy, đối với những con bọ hung, phân là khá tốt
  • 1:16 - 1:19
    Trừ khi bạn chuẩn bị dính phân dưới móng tay,
  • 1:19 - 1:21
    và chui sâu vào trong đống phân, bạn sẽ không bao giờ thấy được
  • 1:21 - 1:24
    90 phần trăm các loài bọ hung
  • 1:24 - 1:26
    vì chúng lao thẳng vào trong phân
  • 1:26 - 1:29
    thẳng xuống ngay bên dưới, và chúng đi tới đi lui
  • 1:29 - 1:31
    giữa phân ở trên mặt đất
  • 1:31 - 1:34
    và một cái tổ chúng làm trong lòng đất
  • 1:34 - 1:39
    Và câu hỏi là, chúng xử lí đống vật chất này ra sao?
  • 1:39 - 1:43
    Đa số bọ hung bọc chúng thành một bó
  • 1:43 - 1:47
    10 phần trăm nặn thành hình cầu
  • 1:47 - 1:51
    và chúng lăn cục phân này ra xa khỏi nguồn phân
  • 1:51 - 1:54
    thường chôn nó ở một nơi cách xa khỏi nguồn phân
  • 1:54 - 1:58
    và chúng có một hành vi cụ thể
  • 1:58 - 2:03
    để lăn cục phân.
  • 2:03 - 2:06
    Và đây là một ông chủ tự hào về quả banh tuyệt đẹp của mình
  • 2:06 - 2:07
    Bạn có thể thấy nó là một con đực
  • 2:07 - 2:10
    vì nó có một sợi tơ nhỏ ở đằng sau cái chân
  • 2:10 - 2:15
    và nó nhìn rất hài lòng về thứ mà nó đang ngồi lên
  • 2:15 - 2:17
    nhưng nó sắp trở thành một nạn nhân
  • 2:17 - 2:22
    của một hành vi ăn cướp xấu xa. (Tiếng cười)
  • 2:22 - 2:25
    Và đây là một dấu hiệu rõ ràng
  • 2:25 - 2:27
    rằng phân là một tài nguyên quý giá.
  • 2:27 - 2:31
    Và tài nguyên quý giá cần phải được bảo vệ
  • 2:31 - 2:35
    và canh gác bằng một cách đặc biệt, và chúng ta nghĩ rằng
  • 2:35 - 2:38
    lý do mà chúng lăn cục phân đi là vì điều này đây
  • 2:38 - 2:40
    vì sự cạnhh tranh
  • 2:40 - 2:42
    để lấy được đống phân đó
  • 2:42 - 2:45
    và đây đã từng là một đống phân
  • 2:45 - 2:48
    15 phút trước khi bức ảnh này được chụp
  • 2:48 - 2:51
    và chúng tôi cho rằng chính sự cạnh tranh khốc liệt
  • 2:51 - 2:55
    đã làm cho loài bọ hung thích ứng
  • 2:55 - 2:57
    với công việc lăn phân
  • 2:57 - 2:59
    Bây giờ bạn hãy tưởng tượng loài động vật này
  • 2:59 - 3:03
    đi xuyên qua đồng cỏ châu Phi
  • 3:03 - 3:06
    đầu chúng chúi xuống đất và chúng đi ngược
  • 3:06 - 3:12
    đó là một cách kì lạ để di chuyển thức ăn đến bất kì nơi nào
  • 3:12 - 3:15
    và cùng lúc đó nó phải đối mặt với cái nắng.
  • 3:15 - 3:17
    Đây là châu Phi, trời rất nóng.
  • 3:17 - 3:18
    Và điều àm tôi muốn chia sẻ với bạn ngay bây giờ
  • 3:18 - 3:22
    là một vài thí nghiệm mà tôi và các cộng sự
  • 3:22 - 3:26
    đã dùng để nghiên cứu cách bọ hung
  • 3:26 - 3:28
    xử lí các vấn đề này.
  • 3:28 - 3:31
    Hãy quan sát con bọ hung này
  • 3:31 - 3:35
    và có hai điều tôi muốn bạn để ý tới
  • 3:35 - 3:38
    Điều thứ nhất là cách mà nó vượt qua trở ngại
  • 3:38 - 3:41
    mà chúng ta đặt trên đường đi của nó. Bạn nhìn thấy không, nó làm một điệu nhảy nhỏ
  • 3:41 - 3:44
    và rồi tiếp tục di chuyển theo hướng y chang
  • 3:44 - 3:47
    như ban đầu
  • 3:47 - 3:51
    một điệu nhảy nhỏ và rồi tiến tiếp theo một hướng nhất định
  • 3:51 - 3:54
    Vậy rõ ràng chúng biết chúng đang đi đâu
  • 3:54 - 3:56
    và biết chúng muốn đi đến đâu
  • 3:56 - 3:58
    và đó là một điều rất, rất quan trọng
  • 3:58 - 4:00
    nếu bạn suy nghĩ thật kĩ, bạn đang ở chỗ đống phân,
  • 4:00 - 4:04
    bạn có một mẩu bánh lớn tuyệt vời này mà bạn muốn tránh xa mọi người
  • 4:04 - 4:07
    và cách nhanh nhất là làm theo một đường thẳng
  • 4:07 - 4:12
    Chúng tôi cho chúng thêm một số công việc để xử lí,
  • 4:12 - 4:16
    điều chúng tôi làm ở đây là xoay chuyển thế giới
  • 4:16 - 4:20
    dưới chân con bọ. Và hãy xem phản ứng của nó.
  • 4:25 - 4:28
    Vậy cả thế giới dưới chân nó đang xoay
  • 4:28 - 4:31
    theo góc 90 độ.
  • 4:31 - 4:33
    Nhưng nó không hề nao núng. Nó biết chính xác nó cần đến đâu
  • 4:33 - 4:36
    và tiếp tục di chuyển theo hướng đó
  • 4:36 - 4:39
    Thế nên câu hỏi tiếp theo là
  • 4:39 - 4:41
    làm cách nào chúng làm thế được?
  • 4:41 - 4:44
    Chúng đang làm gì? Có một gợi ý có sẵn cho chúng tôi
  • 4:44 - 4:47
    Đó là khi chúng trèo lên đỉnh quả banh
  • 4:47 - 4:50
    và nhìn ra thế giới xung quanh
  • 4:50 - 4:51
    bạn nghĩ chúng c1o thể nhìn thấy gì
  • 4:51 - 4:53
    khi trèo lên tới đỉnh?
  • 4:53 - 4:57
    Những dấu hiệu rõ ràng nào mà con vật này có thể dùng
  • 4:57 - 5:01
    để định hướng? Dấu hiệu rõ ràng nhất
  • 5:01 - 5:05
    là nhìn lên trời, và chúng tôi nghĩ rằng
  • 5:05 - 5:07
    vậy thì chúng nhìn thấy gì ở trên trời?
  • 5:07 - 5:11
    Và rõ ràng là chúng thấy mặt trời.
  • 5:11 - 5:14
    Và đây là một thí nghiệm mẫu
  • 5:14 - 5:18
    Điều mà chúng tôi đã làm là di chuyển mặt trời
  • 5:18 - 5:21
    Chúng tôi sẽ che mặt trời lại với một tấm bảng
  • 5:21 - 5:23
    và di chuyển mặt trời bằng một cái gương
  • 5:23 - 5:25
    đến một vị trí hoàn toàn khác
  • 5:25 - 5:26
    và hãy nhìn xem con bọ làm gì
  • 5:26 - 5:29
    nó thực hiện một điệu nhảy kép
  • 5:29 - 5:32
    và rồi lại tiếp tục di chuyển theo cùng một hướng
  • 5:32 - 5:34
    như nó đã đi ban đầu
  • 5:34 - 5:38
    Điều gì đã xảy ra? Rõ ràng là chúng dựa vào mặt trời
  • 5:38 - 5:41
    Mặt trời là một dấu hiệu quan trọng đối với chúng
  • 5:41 - 5:44
    Tuy nhiên không phải lúc nào cũng sẵn sàng
  • 5:44 - 5:48
    vì lúc chiều tà mặt trời sẽ biến mất dưới chân trời.
  • 5:48 - 5:51
    Điều đang diễn ra trên bầu trời lúc này đây
  • 5:51 - 5:54
    là có một kiểu ánh sáng phân cực trên bầu trời
  • 5:54 - 5:58
    mà bạn và tôi không thể thấy. Đó là cách mà mắt chúng ta được cấu tạo nên.
  • 5:58 - 6:02
    Nhưng mặt trời đang ở đường chân trời đằng kia
  • 6:02 - 6:05
    và chúng ta biết rằng khi mặt trời nằm ở đường chân trời
  • 6:05 - 6:06
    coi như nó đang ở phía bên kia
  • 6:06 - 6:11
    có một đường ánh sáng phân cực lớn trên bầu trời theo hướng bắc nam.
  • 6:11 - 6:13
    mà chúng ta không thể thấy
  • 6:13 - 6:16
    nhưng các con bọ hung kia thì có thể
  • 6:16 - 6:19
    Vậy làm thế nào để kiểm tra điều đó.Vâng, rất dễ.
  • 6:19 - 6:22
    Chúng tôi lấy một tấm lọc phân cực cỡ lớn
  • 6:22 - 6:26
    đặt con bọ bên dưới và miếng lọc được đặt ở một góc độ
  • 6:26 - 6:29
    theo hướng ánh sáng phân cực trên trời
  • 6:29 - 6:33
    con bọ đi ra khỏi tấm lọc
  • 6:33 - 6:36
    và quay theo hướng bên phải
  • 6:36 - 6:38
    vì nó sẽ quay về dưới bầu trời
  • 6:38 - 6:41
    mà nó định hướng đến ban đầu
  • 6:41 - 6:43
    và rồi tự điều chỉnh lại
  • 6:43 - 6:47
    theo hướng mà nó di chuyển lúc đầu
  • 6:47 - 6:53
    Vậy rõ ràng là lũ bọ có thể nhìn thấy ánh sáng phân cực.
  • 6:53 - 6:55
    Những gì chúng ta biết được hiện giờ là
  • 6:55 - 6:58
    Các con bọ đang làm gì? Chúng lăn những quả banh phân.
  • 6:58 - 7:01
    Bằng cách nào? Chúng lăn theo đường thẳng
  • 7:01 - 7:05
    Làm sao chúng đi theo một đường thẳng được?
  • 7:05 - 7:08
    Chúng nhìn vào các dấu hiệu trên trời
  • 7:08 - 7:10
    mà tôi và bạn không thể thấy
  • 7:10 - 7:11
    Nhưng làm cách nào chúng nhận ra được dấu hiệu đó?
  • 7:11 - 7:14
    Đó là điều làm chúng tôi chú ý tiếp theo.
  • 7:14 - 7:18
    Và đó là hành vi nhỏ đặc biệt này, cái điệu nhảy,
  • 7:18 - 7:21
    mà chúng tôi cho là quan trọng, bởi vì nhìn xem
  • 7:21 - 7:22
    con bọ hay dừng lại
  • 7:22 - 7:27
    rồi lại tiếp tục đi theo hướng ban đầu
  • 7:27 - 7:31
    Vậy chúng làm gì khi chúng thực hiện điệu nhảy?
  • 7:31 - 7:35
    Chúng ta có thể đẩy chúng đi bao xa trước khi chúng tự lấy lại định hướng?
  • 7:35 - 7:39
    Và trong thí nghiệm này, chúng tôi bắt chúng
  • 7:39 - 7:41
    đi vào một cái rãnh, và bạn có thể thấy
  • 7:41 - 7:44
    nó không hẳn bị ép làm điều này
  • 7:44 - 7:49
    Chúng tôi dần di chuyển con bọ theo hướng 180 độ
  • 7:49 - 7:53
    cho tới khi con vật này đi theo hướng hoàn toàn ngược lại
  • 7:53 - 7:56
    với hướng mà nó muốn đi ban đầu
  • 7:56 - 7:59
    Hãy nhìn xem nó phản ứng như thế nào
  • 7:59 - 8:01
    Nó đang đi qua góc 90 độ
  • 8:01 - 8:03
    và bây giờ nó đang ở dưới đây
  • 8:03 - 8:06
    nó sẽ ở 180 độ theo hướng ngược lại
  • 8:06 - 8:09
    và nhìn phản ứng của nó này
  • 8:09 - 8:12
    Nó lại làm một điệu nhảy, quay người lại,
  • 8:12 - 8:15
    và đi lại vào trong cái rãnh. Nó biết chính xác nó đang đi đâu
  • 8:15 - 8:18
    và nó biết chính xác vấn đề là gì
  • 8:18 - 8:19
    và làm thế nào để giải quyết
  • 8:19 - 8:22
    và điệu nhảy là hành vi chuyển tiếp
  • 8:22 - 8:25
    để giúp chúng lấy lại hướng
  • 8:25 - 8:30
    Vậy đó là điệu nhảy, nhưng sau khi dành nhiều năm
  • 8:30 - 8:33
    ngồi trong bụi râm ở châu Phi để quan sát những con bọ hung vào ngày trời nắng nóng
  • 8:33 - 8:36
    chúng tôi nhận ra một hành vi khác
  • 8:36 - 8:38
    liên quan đến điệu nhảy đặc biệt
  • 8:38 - 8:42
    Đôi lúc, khi chúng leo lên đỉnh quả banh
  • 8:42 - 8:46
    chúng sẽ lau mặt
  • 8:46 - 8:48
    bạn thấy nó làm lại lần nữa
  • 8:48 - 8:51
    Giờ chúng tôi nghĩ, điều gì có thể đang diễn ra ở đây?
  • 8:51 - 8:54
    Rõ ràng là mặt đất rất nóng, và những lúc như thế
  • 8:54 - 8:57
    chúng lại nhảy thường xuyên hơn, và khi chúng làm điều này
  • 8:57 - 8:59
    chúng lau phần dưới của mặt chúng
  • 8:59 - 9:02
    Chúng tôi cho rằng đó có thể là một hành vi điều tiết nhiệt
  • 9:02 - 9:04
    chúng tôi nghĩ rằng có thể điều chúng đang làm
  • 9:04 - 9:07
    là rời khỏi mặt đất nóng và nhổ nước bọt vào mặt
  • 9:07 - 9:10
    để làm mát đầu.
  • 9:10 - 9:14
    Chúng tôi lại thiêt lập một số phạm vi
  • 9:14 - 9:16
    một cái thì nóng, cái thì lạnh
  • 9:16 - 9:19
    Chúng tôi che cái này và để cái kia nóng
  • 9:19 - 9:22
    và sau đó là quay phim chúng với một máy ảnh nhiệt
  • 9:22 - 9:26
    Thứ bạn đang nhìn thấy ở đây là hình ảnh nhiệt
  • 9:26 - 9:30
    và thứ đang di chuyển
  • 9:30 - 9:34
    ra khỏi đống phân là một con bọ hung
  • 9:34 - 9:37
    Thật ra là, nếu bạn nhìn nhiệt độ ở đằng kia
  • 9:37 - 9:42
    phân rất mát (Tiếng cười)
  • 9:42 - 9:45
    Tất cả những gì chúng tôi quan tâm ở đây là so sánh nhiệt độ
  • 9:45 - 9:48
    giữa con bọ và môi trường xung quanh
  • 9:48 - 9:52
    Nhiệt độ quanh đây là khoảng 50 độ C
  • 9:52 - 9:55
    Con bọ và quả banh ở khoảng
  • 9:55 - 9:57
    30 đến 35 độ
  • 9:57 - 9:59
    và nó giống như một cục kem lớn
  • 9:59 - 10:02
    Con bọ đang di chuyển qua đồng cỏ nóng
  • 10:02 - 10:05
    Nó không leo lên cũng không nhảy
  • 10:05 - 10:08
    vì nhiệt độ cơ thể nó lúc này tương đối thấp
  • 10:08 - 10:11
    vào khoảng ngang ngửa với của tôi và bạn
  • 10:11 - 10:16
    Điều thú vị là bộ não của nó rất mát
  • 10:16 - 10:20
    Nhưng khi so sánh với môi trường nóng,
  • 10:20 - 10:23
    nhiệt độ của mặt đất
  • 10:23 - 10:26
    lên tới 55 đến 60 độ C
  • 10:26 - 10:29
    Nhìn xem con bọ nhảy thường xuyên như thế nào
  • 10:29 - 10:34
    hãy nhìn vào cặp chi trước, chúng cực kì nóng
  • 10:34 - 10:37
    và quả banh để lại một bóng râm sau khi nó đi qua
  • 10:37 - 10:39
    Con bọ leo lên đỉnh của quả banh
  • 10:39 - 10:43
    và lau mặt, suốt thời gian đó nó cố gắng làm mát cơ thể
  • 10:43 - 10:49
    và tránh đi trên cát nóng
  • 10:49 - 10:53
    Điều chúng tôi làm sau đó là đi ủn cho hai cái chân trước này
  • 10:53 - 10:56
    vì đó là cách đẻ kiểm tra xem liệu đôi chân
  • 10:56 - 11:00
    có liên quan đến việc cảm biến nhiệt độ của mặt đất hay không
  • 11:00 - 11:04
    Nếu bạn nhìn ở đây, với ủng, chúng trèo lên quả banh
  • 11:04 - 11:08
    ít thường xuyên hơn khi không đi ủng
  • 11:08 - 11:10
    Cho nên chúng tôi gọi đó là ủng làm mát
  • 11:10 - 11:13
    Đó là một hợp chất nha khoa mà chúng tôi dùng để tạo ra ủng
  • 11:13 - 11:16
    Chúng tôi cũng làm lạnh quả banh phân bằng cách
  • 11:16 - 11:20
    đặt nó vào trong tủ lạnh rồi đưa nó cho lũ bọ
  • 11:20 - 11:22
    và chúng ít khi trèo lên quả banh đó
  • 11:22 - 11:24
    hơn là khi nó còn nóng
  • 11:24 - 11:27
    Đó là một hành vi nhiệt
  • 11:27 - 11:29
    mà tôi và bạn cũng làm khi đi trên bãi biển.
  • 11:29 - 11:31
    chúng ta nhảy lên cái khăn của một người nào đó
  • 11:31 - 11:33
    "Xin lỗi, tôi đã nhảy lên khăn của bạn"
  • 11:33 - 11:35
    và sau đó bạn lại đạp lên khăn của người khác
  • 11:35 - 11:37
    theo cách đó, bạn sẽ không đốt chân mình trên cát
  • 11:37 - 11:40
    Đó cũng chính xác là những gì lũ bọ đang làm
  • 11:40 - 11:43
    Tuy nhiên có một câu chuyện nữa tôi muốn chia sẻ với các bạn
  • 11:43 - 11:45
    rằng loài sinh vật đặc biệt này
  • 11:45 - 11:48
    đến từ một chi gọi là Pachysoma
  • 11:48 - 11:51
    Có 13 loài trong chi này, và chúng đều có
  • 11:51 - 11:57
    một hành vi đặc biệt mà tôi nghĩ các bạn sẽ lấy làm thích thú.
  • 11:57 - 12:02
    Đây là một con bọ hung. Hãy quan sát nó đang làm gì
  • 12:02 - 12:04
    Bạn có thể thấy sự khác biệt?
  • 12:04 - 12:08
    Thường thì chúng không di chuyển chậm như vầy, đây là phim quay chậm
  • 12:08 - 12:09
    nhưng con này đi về phía trước
  • 12:09 - 12:13
    và mang theo sau một viên phân khô
  • 12:13 - 12:15
    Đây là một loài khác trong cùng họ
  • 12:15 - 12:19
    nhưng cùng một hành vi tìm kiếm thức ăn
  • 12:19 - 12:22
    Có một khía cạnh thú vị hơn
  • 12:22 - 12:26
    của con bọ hung này mà chúng tôi rất say mê
  • 12:26 - 12:31
    đó là nó tìm thức ăn để làm tổ
  • 12:31 - 12:34
    Hãy quan sát con vật này, điều mà nó cố gắng làm
  • 12:34 - 12:36
    là dựng nên một cái tổ
  • 12:36 - 12:38
    và nó không thích vị trí ban đầu
  • 12:38 - 12:40
    nên nó tìm đến vị trí thứ hai
  • 12:40 - 12:43
    và khoảng 50 phút sau, cái tổ được hoàn thành.
  • 12:43 - 12:47
    nó lại tiếp tục đi tìm thức ăn
  • 12:47 - 12:50
    tại một bãi đầy những viên phân khô
  • 12:50 - 12:53
    Điều mà tôi muốn bạn để mắt tới là đường ra bên ngoài
  • 12:53 - 12:57
    và đường về nhà, so sánh hai đường đó
  • 12:57 - 13:00
    và phần lớn, bạn sẽ thấy rằng đường về nhà
  • 13:00 - 13:03
    trực tiếp hơn nhiều
  • 13:03 - 13:06
    Trên đường đi ra, nó luôn tìm kiếm
  • 13:06 - 13:08
    bãi phân mới
  • 13:08 - 13:10
    Trên đường về nhà, nó biết nhà ở đâu
  • 13:10 - 13:13
    và nó muốn đi thẳng tới đó
  • 13:13 - 13:16
    Điều quan trọng ở đây là đó không phải là chuyến đi một chiều
  • 13:16 - 13:20
    giống như ở đa số loại bọ hung, chuyến đi này lặp đi lặp lại
  • 13:20 - 13:24
    tới và lui giữa chỗ thức ăn và tổ
  • 13:24 - 13:25
    Và khi quan sát, bạn sẽ thấy
  • 13:25 - 13:29
    một hành vị tội phạm Nam phi đang diễn ra ngay lúc này (Tiếng cười)
  • 13:29 - 13:34
    Người hàng xóm đã lấy cắp một trong số những viên phân của nó
  • 13:34 - 13:37
    Điều mà chúng ta chứng kiến ở đây
  • 13:37 - 13:40
    là một hành vi gọi lại con đường liên hợp
  • 13:40 - 13:43
    Điều đang diễn ra là con bọ
  • 13:43 - 13:47
    có một vị trí tổ, và nó đi ra khỏi đó bằng một con đường phức tạp
  • 13:47 - 13:50
    để tìm thức ăn, và khi tìm thấy thức ăn
  • 13:50 - 13:54
    nó đi thẳng về nhà, biết chính xác nhà nó ở đâu
  • 13:54 - 13:57
    Có hai cách nó có thể làm việc đó
  • 13:57 - 14:00
    chúng tôi có thể kiểm tra bằng cách đưa con bọ
  • 14:00 - 14:03
    đến một vị trí mới khi nó đang ở chỗ thức ăn
  • 14:03 - 14:06
    Nếu nó dùng mốc đánh dấu, nó sẽ tìm được đường về
  • 14:06 - 14:10
    Nếu nó dùng một thứ gọi là con đường liên họp
  • 14:10 - 14:14
    thì nó sẽ không về được vì nó sẽ tới một chỗ khác
  • 14:14 - 14:16
    và nếu dùng đường liên hợp
  • 14:16 - 14:20
    nó sẽ đếm bước chân hoặc đo chiều dài đường ra theo hướng này
  • 14:20 - 14:24
    nó biết được hướng nhà và biết nó nên đi theo hướng đó
  • 14:24 - 14:27
    Nếu bạn thay đổi vị trí, nó sẽ đi đến nhầm chỗ
  • 14:27 - 14:29
    Hãy xem xem điêu gì xảy ra
  • 14:29 - 14:33
    khi ta đặt con bọ vào một bài kiểm tra tương tự
  • 14:33 - 14:37
    Đây là người thử nghiệm xảo quyệt của chúng tôi
  • 14:37 - 14:39
    Anh ta đỏi chỗ của con bọ
  • 14:39 - 14:44
    và giờ chúng ta sẽ xem điều gì xảy ra
  • 14:44 - 14:47
    Chúng ta có một cái hang nhỏ, đó là chỗ thức ăn
  • 14:47 - 14:50
    Chỗ thức ăn được đưa đến vị trí mới
  • 14:50 - 14:53
    Nếu nó định hước bằng cột mốc
  • 14:53 - 14:54
    nó sẽ có thể tìm thấy hang
  • 14:54 - 14:57
    vì nó sẽ nhận ra được khung cảnh xung quanh đó
  • 14:57 - 15:00
    Nếu nó dùng đường liên hợp
  • 15:00 - 15:04
    thì nó sẽ đến sai chỗ ở đằng kia
  • 15:04 - 15:06
    Hãy cùng xem
  • 15:06 - 15:10
    khi chúng tôi cho con bọ làm hết thí nghiệm
  • 15:10 - 15:12
    Nó ở đằng kia
  • 15:12 - 15:18
    Nó sắp về nhà, và nhìn này
  • 15:18 - 15:20
    Thật là xấu hổ
  • 15:20 - 15:22
    Nó không có manh mối nào cả
  • 15:22 - 15:25
    Nó bắt đầu tìm nhà trong khoảng cách chính xác
  • 15:25 - 15:31
    từ chỗ thức ăn, nhưng nó bị lạc hoàn toàn
  • 15:31 - 15:36
    Vậy giờ chúng ta biết con vật này dùng đường liên hợp
  • 15:36 - 15:40
    để tìm đường, và người thí nghiệm
  • 15:40 - 15:43
    dẫn nó sang bên trái và bỏ nó ở đó (Tiếng cười)
  • 15:43 - 15:47
    Chúng ta đang quan sát một nhóm động vật
  • 15:47 - 15:49
    dùng mặt trời làm compa
  • 15:49 - 15:51
    để tìm đường
  • 15:51 - 15:53
    và chúng có một hệ thống nào đó
  • 15:53 - 15:55
    để đo độ dài
  • 15:55 - 15:58
    và loài động vật này
  • 15:58 - 16:01
    đếm bước chân. Đó là cách mà chúng dùng để đo đường
  • 16:01 - 16:06
    một hệ thống đếm bước chân, để tìm đường về hà
  • 16:06 - 16:09
    Chúng tôi chưa biết được bọ hung dùng gi
  • 16:09 - 16:11
    Chúng tôi đã học được gì từ những con vật này
  • 16:11 - 16:14
    với bộ não chỉ nhỏ bằng hạt gạo?
  • 16:14 - 16:18
    Chúng tôi biết được rằng chúng lăn quả banh theo đường thẳng
  • 16:18 - 16:21
    dựa vào những dấu hiệu trên trời
  • 16:21 - 16:24
    và điệu nhảy là một hành vi định vị
  • 16:24 - 16:26
    đồng thời cũng là hành vi điều tiết nhiệt
  • 16:26 - 16:30
    Chúng tôi cũng biết rằng chúng sử dụng hệ thống đường liên hợp
  • 16:30 - 16:32
    để về nhà
  • 16:32 - 16:37
    Đối với một con vật nhỏ đối diện với chất khá ghê gớm
  • 16:37 - 16:39
    chúng ta có thể học được nhiều điều từ hành vi của chúng
  • 16:39 - 16:43
    mà tôi và bạn không thể làm được.
  • 16:43 - 16:47
    Xin cảm ơn (Vỗ tay)
Title:
Điệu nhảy của con bọ hung
Speaker:
Marcus Byrne
Description:

Một con bọ hung có bộ não chỉ bằng kích thước của một hạt gạo, nhưng lại cho thấy trí thông minh tuyệt vời khi nói đến việc lăn nguồn thức ăn của nó - chất thải động vật - về nhà. Bằng cách nào? Tất cả chỉ tóm gọn lại trong một điệu nhảy (Được quay ở TEDxWitsUniversity)

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
17:08

Vietnamese subtitles

Revisions

  • Revision 8 Edited (legacy editor)
    Dimitra Papageorgiou