< Return to Video

Using Models to Decide, Strategize, and Design

  • 0:00 - 0:05
    Xin chào, trong bài giảng này, chúng ta sẽ đi vào
    loạt lý do thứ tư tại sao
  • 0:05 - 0:09
    bạn cần tham gia vào khóa học về mô hình và tại sao mô hình lại vô cùng quan trọng. Nhờ có nó
  • 0:09 - 0:13
    mà ta có thể đưa ra quyết định, chiến lược, thiết kế tốt hơn
  • 0:13 - 0:17
    Hãy cùng bắt đầu! Rất nhiều điều thú vị phía trước. Lý do đầu tiên
  • 0:17 - 0:21
    tại sao mô hình lại rất hữu ích. Chúng hỗ trợ cho những quyết định
    của bạn, giúp bạn có những quyết định đúng đắn hơn.

    6
    00:00:20,096 --> 00:00:25,004
    Hãy cùng xem một ví dụ.
    Chúng ta có thể thấy đây là
  • 0:21 - 0:25
    một sơ đồ về các thể chế tài chính, với các công ty:
  • 0:25 - 0:29
    Bear Sterns, AIG, CitiGroup, Morgan Stanley
    Sơ đồ này biểu thị
  • 0:29 - 0:33
    sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa sự thành công của các công ty này
  • 0:33 - 0:37
    Giờ hãy tưởng tưởng rằng bạn là chính phủ liên bang
    và bạn đang phải đối mặt với
  • 0:37 - 0:41
    một cuộc khủng hoảng tài chính,
    Rất nhiều, hoặc một vài công ty ở đây sẽ
  • 0:41 - 0:45
    lâm vào tình trạng khó khăn
    Bạn cần đưa ra quyết định
  • 0:45 - 0:50
    liệu có cần các biện pháp hỗ trợ hay không.
    Hãy dùng một mô hình rất đơn giản để trợ giúp cho quyết định của bạn.
  • 0:50 - 0:54
    Và để làm được điều đó, trước hết
    hãy cùng tìm hiểu xem
  • 0:54 - 0:58
    những con số trong sơ đồ có ý nghĩa gì?
    Bây giờ, AIG là ở đây, còn JP Morgan là ở ngay đây.
  • 0:58 - 1:02
    Chúng ta thấy con số 466 trên mũi tên
    nối 2 công ty này
  • 1:02 - 1:08
    Con số này biểu thị mức ảnh hưởng của công ty JP Morgan lên sự thành công của công ty AIG.
  • 1:08 - 1:13
    Đặc biệt là mối liên hệ giữa sự thành bại của họ. Nếu AIG làm ăn không hiệu quả,
    nó sẽ kéo kết quả làm ăn của
  • 1:13 - 1:18
    JP Morgan suy giảm đến mức nào? Và chúng ta có thể thấy rằng
    nó là một con số khá là lớn. Giờ nếu bạn nhìn lên
  • 1:18 - 1:23
    con số 94 này, nó nằm trên đường nối giữa Wells Fargo và Lehman Brothers,
    và chỉ cho ta thấy rằng
  • 1:23 - 1:29
    nếu Lehman Brothers làm ăn không tốt lắm, thì cũng không ảnh hưởng mấy đến Wells Fargo và ngược lại.
  • 1:29 - 1:34
    Bạn, là chính phủ, cần phải quyết định:
    “Giờ tôi cần phải giúp đỡ những ai?”
  • 1:34 - 1:38
    Không ai cả hay một vài trong số họ?
    Hãy nhìn vào Lehman Brothers,
  • 1:38 - 1:43
    Có 4 mũi tên đi vào và đi ra từ Lehman Brothers, một trong số đó có giá trị 94,
  • 1:43 - 1:48
    cái này là 103, cái này 158, và cuối cùng là 155.
    Chúng, về cơ bản, khá là nhỏ.
  • 1:48 - 1:53
    Nên bạn có thể đi đến kết luận: Lehman Brothers đã kinh doanh có thâm niên, và là một công ty lớn
  • 1:53 - 1:59
    Những con số này thì khá nhỏ bé,
    nên dù những công ty này
  • 1:59 - 2:04
    có sụp đổ đi chăng nữa, nó cũng không gây ảnh hưởng lớn
    Nhưng giờ hãy nhìn sang AIG
  • 2:04 - 2:09
    Chúng ta có 466, chúng ta có 441
    456, 390
  • 2:09 - 2:13
    và 490. Chúng là những con số lớn tác động đến AIG
    Dựa trên những số liệu này,
  • 2:13 - 2:19
    về cơ bản, bạn biết rằng, bạn cần một
    kế hoạch dự phòng trợ giúp cho AIG
  • 2:19 - 2:23
    Đây gần như là bắt buộc, vì nếu bạn không làm điều đó,
    có khả năng là toàn bộ hệ thống sẽ sụp đổ
  • 2:23 - 2:27
    Qua đây, ta có thể thấy được sức mạnh của mô hình
  • 2:27 - 2:31
    trong việc giúp đỡ chúng ta đưa ra quyết định đúng đắn hơn
    Thực tế, chính phủ đã để cho Lehman Brothers
  • 2:31 - 2:35
    phá sản, và nền kinh tế vẫn tiếp tục phát triển.
  • 2:35 - 2:38
    Nhưng họ đã không để điều đó xảy ra với AIG.
  • 2:38 - 2:42
    tôi không rõ bộ máy tài chính của Mỹ đã hỗ trợ AIG như thế nào
  • 2:42 - 2:46
    nhưng bạn thấy đấy,
    chính phủ nước Mỹ đã làm được điều đó.
  • 2:46 - 2:51
    Họ đã đưa ra những quyết định hợp lý.
  • 2:51 - 2:56
    Chuyển sang một vài thứ khác thú vị hơn.
    Bài toán logic đơn giản sau đây
  • 2:56 - 3:01
    sẽ giúp chúng ta hiểu được sự hữu ích của mô hình.
    Game này có tên gọi là: bài toán Monty Hall
  • 3:01 - 3:05
    nó được đặt theo tên của Monty Hall, MC một chương trình truyền hình
  • 3:05 - 3:10
    có tên “Let’s Make a Deal” (Hãy thỏa thuận) được phát song
    trong thập niên 70’
  • 3:10 - 3:15
    Giờ tôi sẽ giới thiệu đặc điểm của chương trình này
  • 3:15 - 3:20
    Về cơ bản, luật chơi của chương trình này là
  • 3:20 - 3:25
    Đằng sau 3 ô cửa, có 1 ô cửa chứa giải thưởng lớn vô cùng giá trị,
    2 ô cửa còn lại sẽ có cái gì đó
  • 3:25 - 3:29
    khá buồn cười, như là một con dê chẳng hạn.
  • 3:29 - 3:34
    Nói chung, sẽ có một thứ vô cùng hấp dẫn, xe hơi, máy giặt,v.v..
    đang chờ đợi bạn sau 1 cánh cửa
  • 3:34 - 3:39
    Và điều bạn cần làm bây giờ là chọn một ô cửa.
    Giờ giả sử rằng bạn chọn ô cửa số 1
  • 3:39 - 3:44
    Monty đã biết trước giải thưởng nằm ở ô cửa nào
    Và trong 2 ô cửa còn lại, mà bạn đã không lựa chọn,
  • 3:44 - 3:50
    sẽ luôn có một ô cửa chứa giải thưởng vớ vẩn kia.
  • 3:50 - 3:55
    Vì thế nên, sau khi bạn chọn 1 ô cửa,
    Monty sẽ luôn tìm được 1 ô chứa giải thưởng vớ vẩn.
  • 3:55 - 3:59
    Trở lại phần thi của bạn trong chương trình.
    Bạn đã chọn ô cửa 1, đúng không?
  • 3:59 - 4:04
    ngay sau đó, Monty sẽ mở ô cửa số 3
    và nói với bạn rằng:
  • 4:04 - 4:09
    “Ô cửa 3 chứa dê này,
    Bạn có muốn thay đổi sự lựa chọn để đổi sang ô số 2 không?”
  • 4:09 - 4:13
    Liệu bạn có nên đổi từ ô cửa số 1 sang ô cửa số 2 không?
  • 4:13 - 4:19
    để tính toán xác xuất trúng giả thưởng cho ô cửa 1 và 2
    Chúng ta sẽ xem qua một mô hình sau
  • 4:19 - 4:24
    Để hiểu rõ vấn đề nhanh hơn,
    ta có thể tăng số lượng cánh cửa
  • 4:24 - 4:28
    Giả sử có 5 cánh cửa
    Và giả sử rằng bạn chọn
  • 4:28 - 4:32
    ô cửa màu xanh nhạt này.
    Xác xuất bạn chọn đúng cửa chứa phần thưởng là 1/5
  • 4:32 - 4:37
    Chỉ có một ô cửa có phần thưởng, xác xuất bạn chọn được là 1/5
  • 4:37 - 4:41
    Vậy nên, xác xuất bạn chọn sai ô cửa là 4/5
    Vậy là bạn có 1/5 cơ hội trúng phần thưởng
  • 4:41 - 4:46
    và 4/5 là không trúng
  • 4:46 - 4:50
    đồng hành cùng bạn là Monty, và tất nhiên
    ông ta cũng biết phần thưởng nằm sau cánh cửa nào
  • 4:50 - 4:54
    Monty, một lần nữa, lại nói với bạn rằng:
    “ Tôi sẽ chỉ cho bạn
  • 4:54 - 4:58
    thấy rằng nó không ở đằng sau cánh cửa màu vàng,
  • 4:58 - 5:04
    nó cũng không ở sau cánh cửa màu hồng
  • 5:04 - 5:09
    và nói thật đằng sau cánh cửa màu xanh lá cũng không có gì”
    Và Monty nói:”Bây giờ, bạn có muốn thay đổi…
  • 5:09 - 5:14
    từ cánh cửa xanh nhạt sang cánh xanh đậm
  • 5:14 - 5:19
    Bạn bắt đầu suy nghĩ, ban đầu, ô cửa bạn chọn có xác xuất trúng là 1/5
  • 5:19 - 5:23
    và anh ta tiết lộ cho bạn 3 cánh cửa không có giải thưởng
  • 5:23 - 5:27
    Có vẻ như khả năng trúng của ô xanh đậm
    còn lớn hơn ô cửa bạn đã chọn
  • 5:27 - 5:30
    Thực sự nó đúng là thế.
    Xác suất có phần thưởng sau cánh cửa xanh đậm là 4/5
  • 5:30 - 5:34
    Chỉ có 1/5 cơ hội sau cánh cửa bạn đã chọn
    Vì vậy, tốt nhất là bạn nên thay đổi lựa chọn
  • 5:34 - 5:37
    Và trong bài toán 3 ô cửa ban đầu, bạn cũng nên đổi
    Giờ hãy cùng tổng quát hóa
  • 5:37 - 5:41
    Chúng ta sẽ dùng mô hình đơn giản gồm 3 ô cửa để chỉ ra rằng
    tại sao bạn nên đổi
  • 5:41 - 5:44
    Đầu tiên hãy tính xác xuất cho mỗi ô cửa
  • 5:44 - 5:48
    Có 3 ô cửa, bạn chọn ô 1
    xác xuất bạn chọn đúng là 1/3
  • 5:48 - 5:52
    xác xuất phần thưởng ở ô 2 là 1/3
    và ô 3 là 1/3
  • 5:52 - 5:56
    Giờ ta sẽ chia tập này ra thành 2 phần
  • 5:56 - 6:00
    Có 1/3 cơ hội là bạn chọn đúng
    Và 2/3 cơ hội bạn chọn phải ô cửa không có quà
  • 6:00 - 6:05
    Sau khi bạn chọn ô cửa số 1,
    phần thưởng giá trị sẽ có thể nằm ở sau ô cửa số 2
  • 6:05 - 6:10
    hoặc cũng có thể ô cửa thứ 3
    hoặc tuyệt nhất, là nằm sau ô cửa bạn đã chọn, ô 1.
  • 6:10 - 6:15
    Giờ hãy nghĩ xem Monty sẽ làm gì
    Giả sử phần thưởng sẽ nằm ở sau cánh cửa số 1 và số 2
  • 6:15 - 6:20
    thì Monty sẽ mở cho bạn xem ô cửa số 3
  • 6:20 - 6:25
    Anh ta sẽ nói, nhìn này, có một con dê!
  • 6:25 - 6:30
    Việc anh ta hé lộ một cánh cửa
    sẽ không ảnh hưởng tới xác xuất
  • 6:30 - 6:35
    1/3 cơ hội mà bạn mở được trúng cánh cửa
    có phần thưởng lớn
  • 6:35 - 6:40
    Phải, sẽ luôn chỉ có 1/3 cơ hội cho cánh cửa bạn đã chọn
  • 6:40 - 6:44
    Xét trường hợp nếu đằng sau ô cửa số 3 là phần thưởng
    thì Monty vẫn có thể mở cánh cửa số 2
  • 6:44 - 6:48
    Và chỉ ra có 1 con dê trong đó
    Khi đó xác xuất của ô cửa bạn chọn vẫn không thay đổi
  • 6:48 - 6:52
    Vì vậy, trong mọi trường hợp, bạn không biết thêm được
    thông tin hữu ích nào
  • 6:52 - 6:56
    Bạn không biết thêm gì ở tập hợp có 2/3 cơ hội sai này
  • 6:56 - 7:00
    bởi vì Monty luôn có thể chỉ ra một ô có dê
  • 7:00 - 7:04
    Vậy, ban đầu, xác xuất trúng của bạn là 1/3
    Sau khi Monty chỉ ra con dê, xác xuất cuối cùng
  • 7:04 - 7:08
    mà bạn chọn đúng vẫn chỉ là 1/3
    Vậy với ý tưởng khoanh tròn các đối tượng
  • 7:08 - 7:13
    và viết xác xuất của chúng
    Ta có thể thấy được phương án tốt hơn
  • 7:13 - 7:17
    trong vấn đề đổi hay không đổi ô cửa.
    Điều này cũng tương tự như bài toán tài chính lúc nãy
  • 7:17 - 7:20
    của một Bang trong việc đưa ra quyết định hỗ trợ các công ty
  • 7:20 - 7:24
    Sau khi khoanh tròn các thông tin cần xem xét
    Bạn nhận ra đâu là quyết định đúng đắn hơn
  • 7:24 - 7:27
    Đó là để Lehman phá sản, và giúp AIG vượt qua khó khăn
  • 7:27 - 7:31
    Xem xét tiếp trường ứng dụng khác mà mô hình cũng rât hữu dụng,
    đó là so sánh tĩnh.
  • 7:31 - 7:36
    Đây là một mô hình cơ bản trong kinh tế.
    So sánh tĩnh, hiểu một cách đơn giản
  • 7:36 - 7:40
    nghĩa là khi bạn cần thay đổi từ một trạng thái cân bằng này sang mộttrạng thái cân bằng khác,
  • 7:40 - 7:44
    những gì bạn thấy ở đây là: đường S chỉ mức cung.
    Nó là sự cung cấp một loại hàng hóa nào đó ra thị trường.
  • 7:44 - 7:48
    Còn đường D1, D2 là mức cầu
    Bạn có thể thấy rằng mức cầu được tịnh tiến lên
  • 7:48 - 7:52
    Khi mà mức cầu tăng,
    chúng ta sẽ bán được nhiều hàng hơn.
  • 7:52 - 7:57
    Sản lượng (Q) tăng lên và giá cả (P) cũng tăng lên
    Vậy, khi con người cần nhiều hơn cái gì đó,
  • 7:57 - 8:01
    số lượng mặt hàng đó sẽ tăng và giá của nó cũng vậy.
    Từ đây, ta thấy sự chuyển dịch
  • 8:01 - 8:05
    của trạng thái cân bằng. Và nó chính là một ví dụ đơn giản về cách mà mô hình giúp ta
  • 8:05 - 8:09
    hiểu cách thức mà mọi thứ thay đổi thế cân bằng của nó
    bằng cách vẽ những
  • 8:09 - 8:14
    hình minh họa đơn giản.
    Một ứng dụng khác của mô hình là
    kịch bản đối chứng (Counterfactuals)
  • 8:14 - 8:18
    Bạn biết rằng mọi việc chỉ xảy ra một lần
    và một khi đã đưa ra quyết định, sẽ không thể quay lại quá khứ
  • 8:18 - 8:23
    để thay đổi lại.
    Nhưng nếu ta có thể mô hình hóa sự kiện đó, nó sẽ giống như là bạn có thể tua đi tua lại đoạn băng
  • 8:23 - 8:27
    để thử nghiệm các quyết định khác nhau.
    Sau đây là một ví dụ, mùa xuân tháng 4 năm 2009
  • 8:27 - 8:32
    Chính phủ dự định sử dụng một kế hoạch phục hồi kinh tế
  • 8:32 - 8:36
    Đây là biểu đồ thể hiện hiệu quả của nó
    Đường này là ảnh hưởng nếu dùng kế hoạch phục hồi
  • 8:36 - 8:40
    còn đường này, dựa trên mô hình, cho ta thấy
  • 8:40 - 8:44
    điều gì sẽ xảy ra nếu không dùng kế hoạch phục hồi
    Ta không thể chắc chắn nó sẽ như vậy
  • 8:44 - 8:48
    nhưng ít nhất bạn sẽ nắm được tình hình, hay hiểu được
    tác dụng của kế hoạch.
  • 8:48 - 8:52
    Vậy, những kịch bản đối chứng này không có
    tính chính xác tuyệt đối
  • 8:52 - 8:56
    nhưng nó vẫn gần đúng và mang tính tham khảo
    giúp ta đi đến quyết định cuối cùng,
  • 8:56 - 9:00
    Xem chính sách đó có tốt hay không. Lý do thứ tư, mô hình dùng để xác định và đánh giá các đòn bẩy.
  • 9:00 - 9:05
    Giờ hãy cùng xem một mô hình đơn giản về
    sự lan truyền của khủng hoảng kinh tế
  • 9:05 - 9:10
    Trong hình đầu tiên là
    một đất nước lâm vào khủng hoảng
  • 9:10 - 9:14
    Trong trường hợp này là nước Anh.
    Ta tự hỏi điều gì sẽ xảy ra theo thời gian?
  • 9:14 - 9:19
    Sau khi Anh sụp đổ, tai thấy kế tiếp là Ireland và Bỉ lâm bào khủng hoảng,
  • 9:19 - 9:23
    và Pháp, Đức lần lượt sau đó
    Vậy, mô hình này đã cho ta thấy
  • 9:23 - 9:28
    tầm ảnh hưởng của một nước lên hệ thống tài chính thế giới
    Và London là một đòn bẩy.
  • 9:28 - 9:32
    Đây sẽ làm nơi cần quan tâm kỹ
    Chuyển sang một câu chuyện khác,
  • 9:32 - 9:35
    biến đổi khí hậu. Một trong những vấn đề quan trọng
    trong biến đổi khí hậu
  • 9:35 - 9:39
    là vòng tuần hoàn của khí Cacbon.
    Đây là mô hình rất phổ biến.
  • 9:39 - 9:43
    Ta biết rằng tổng lượng cacbon là không đổi
    Chúng có thể ở trong không khí
  • 9:43 - 9:47
    hoặc trong lòng đất, sẽ là tốt hơn nếu nó trong lòng đất
    bởi cacbon sẽ không
  • 9:47 - 9:51
    đóng góp cho sự nóng lên toàn cầu.
    Khi mà bạn nghiên cứu về nó, bạn sẽ cần biết
  • 9:51 - 9:55
    những chỗ nào trong vòng tuần hoàn có ảnh hưởng lớn.
  • 9:55 - 9:58
    Và đây, lượng bức xạ từ mặt đất, một con số lớn.
    Và bạn nghĩ tới lượng bức xạ mặt trời
  • 9:58 - 10:03
    đó cũng là một con số lớn
    Và việc bạn cần làm là
  • 10:03 - 10:07
    áp dụng những phương pháp, chính sách
    để giảm những con số lớn này
  • 10:07 - 10:11
    nếu bạn nhìn vào con số này, lượng nhiệt
    phản xạ từ mặt đấy
  • 10:11 - 10:15
    nó chỉ khoảng 30, không lớn lắm.
  • 10:15 - 10:18
    Lý do thứ 5, thiết kế thực nghiệm
    Ứng dụng của mô hình trong thiết kế thực nghiệm là gì?
  • 10:18 - 10:22
    Giả sử bây giờ một chính phủ
    muốn bắt đầu một vài chính sách mới nào đó
  • 10:22 - 10:26
    ví dụ, họ quyết định sẽ bán đấu giá
  • 10:26 - 10:30
    các dải băng tần sóng cho điện thoại di động
    và họ muốn thu được nhiều tiền nhất có thể.
  • 10:30 - 10:34
    Các nhà thiết kế đấu giá sẽ có một vài thử nghiệm về bạn sẽ làm gì, sẽ nghĩ gì
  • 10:34 - 10:38
    Sau đâu là một ví dụ về một thử nghiệm.
  • 10:38 - 10:42
    bạn có thể thấy các vòng đấu giá
    trong các phiên đấu giá khác nhau
  • 10:42 - 10:46
    số tiền đấu giá là khác nhau
    Việc bạn cần phải làm là
  • 10:46 - 10:50
    tạo ra những thử nghiệm tốt nhất, đem lại nhiều thông tin hữu ích nhất.
  • 10:50 - 10:54
    Và có một cách để làm điều đó
    Sử dụng vài mô hình đơn giản.
  • 10:54 - 10:59
    Sáu, lý do thứ 6.
    Institutional design, đây là ứng dụng có ý nghĩa nhất với tôi
  • 10:59 - 11:03
    Người mà bạn nhìn thấy phía trên, đó là Stan Rider,
    ông ấy là
  • 11:03 - 11:07
    một trong những giáo sư hướng dẫn của tôi ở chương trình sau đại học.
    Người đàn ông phía dưới là Leo Herwicks,
  • 11:07 - 11:12
    ông là một trong những thầy hướng dẫn của tôi ở bậc cao học.
    Leo đã đạt giải thưởng Nobel trong lĩnh vực kinh tế.
  • 11:12 - 11:16
    Leo đoạt giải Nobel nhờ nghiên cứu
    trong lĩnh vực phác thảo cơ chế.
  • 11:16 - 11:20
    Sơ đồ sau đây được gọi là Mount Rider, được đặt theo tên của Stan Rider ở bức hình trước
  • 11:20 - 11:25
    và Ken Mount, một đồng tác giả.
    Giờ tôi sẽ giải thích sơ đồ này
  • 11:25 - 11:30
    bởi nó vô cùng quan trọng.
    Bạn có thể thấy ký hiệu Theta ở đây
  • 11:30 - 11:34
    Đây là ký hiệu cho môi trường,
  • 11:34 - 11:38
    gồm tập hợp các yếu tố về công nghệ, ưu tiên của con người và tương tự.
    Còn X ở đây là
  • 11:38 - 11:43
    kết quả, điều chúng ta mong muốn xảy ra.
    Vậy bây giờ, làm thế nào để ta
  • 11:43 - 11:47
    có thể sử dụng công nghệ, nhân lực, hay bất cứ thứ gì ta có
  • 11:47 - 11:52
    để có thể tạo kết quả cuối cùng tốt nhất.
    Mũi tên này
  • 11:52 - 11:56
    thể hiện sự mong muốn kỳ vọng của chúng ta
  • 11:56 - 12:00
    với những công nghệ hiện có, kết quả sẽ thế nào,
    những gì chúng ta cùng quyết định
  • 12:00 - 12:04
    nó còn được gọi là *tương quan về lựa chọn xã hội* (social choice
    correspondence)
  • 12:04 - 12:08
    hay * hàm lựa chọn xã hội*. Kiểu như, kết quả lý tưởng cho xã hội là gì.
  • 12:08 - 12:12
    Tuy nhiên, vấn đề là xã hội thường chỉ nhận ra họ muốn gì
    chứ không phải kết quả lý tưởng nhất
  • 12:12 - 12:16
    Bởi để có thể đi đến thành quả cuối cùng,
    ta cần có một cơ chế
  • 12:16 - 12:20
    được ký hiệu là m (mechanisms).
    Một cơ chế nôm na là
  • 12:20 - 12:24
    thị trường, thể chế chính trị, hay thậm chí một chế độ.
    Điều mà chúng ta cần biết là,
  • 12:24 - 12:29
    kết quả cuối của cơ chế đó,
    sẽ giống kết quả lý tưởng
  • 12:29 - 12:34
    mà ta nhận được. Một cơ chế càng tốt
  • 12:34 - 12:39
    thì cho kết quả sẽ càng gần với những gì ta kỳ vọng.
    Ví dụ, tôi từng giao bài tập sau những sinh viên của tôi
  • 12:39 - 12:44
    nếu chúng ta phân chia lớp theo kiểu thị trường,
    bạn biết đấy
  • 12:44 - 12:49
    đấu giá để vào được lớp mong muốn
    Liệu đó sẽ là cách hay hay dở?
  • 12:49 - 12:52
    Còn cách làm hiện nay của chúng ta là phân cấp
  • 12:52 - 12:56
    sinh viên năm cuối đăng ký trước
    sau đó đến lượt năm ba
  • 12:56 - 12:59
    rồi cuối cùng là năm hai và năm nhất
    Và rồi các sinh viên tự hỏi, liệu chúng ta có nên “thị trường hóa”?
  • 12:59 - 13:02
    Phản ứng đầu tiên của họ là sự đồng tình,
    Bởi nó có vẻ hiệu quả.
  • 13:02 - 13:05
    Bạn sẽ có cái mà bạn muốn, sự kỳ vọng cho kết quả cuối
    Và bạn phải thực sự muốn thì mới giành được
  • 13:05 - 13:09
    nó khá là công bằng,
    nhưng rồi họ chợt nghĩ đến việc chọn lớp đăng ký
  • 13:09 - 13:12
    “chờ chút, có gì đó không ổn!”
  • 13:12 - 13:15
    lý do là, bạn cần phải tốt nghiệp chứ.
    Và những sinh viên năm cuối cần
  • 13:15 - 13:19
    đăng ký được những khóa riêng biệt cho họ
    đó là lý do họ nên đăng ký trước
  • 13:19 - 13:22
    nếu các lớp học các thể được đấu giá
    thì những cá nhân nhiều tiền có thể giành hết mất khóa học
  • 13:22 - 13:26
    và có những người sẽ không thể tốt nghiệp được.
    Vậy một cơ chế thị trường tốt
  • 13:26 - 13:30
    có thể phát huy trong một số trường hợp chứ không phải tất cả
    Và cách để ta nhận ra điều đó là
  • 13:30 - 13:35
    Sử dụng mô hình.
    Lý do thứ 7: Giúp lựa chọn chính sách và thể chế
  • 13:35 - 13:40
    Một ví dụ đơn giản sau. Khi cấp phép
    giới hạn ô nhiễm cho một khu thương mại,
  • 13:40 - 13:44
    Ta có thể tạo một biểu đồ đơn giản như hình bên
    nó sẽ giúp ta chọn được cái nào là tốt hơn
  • 13:44 - 13:47
    Hay một ví dụ khác ở đây
    Đây là bản đồ thành phố Ann Arbor
  • 13:47 - 13:51
    Bạn sẽ thấy một vài khu vực có màu xanh
  • 13:51 - 13:55
    Phải, đó là các khu vựng trồng cây xanh
    Câu hỏi đặt ra cho thành phố này là
  • 13:55 - 13:58
    Có nên tạo thêm nhiều khu vực trồng cây xanh?
    Tất nhiên, không gian xanh là một điều tốt
  • 13:58 - 14:02
    Vấn đề nảy sinh, khi bạn tạo ra một khu vực tập trung cây xanh như ở đây
  • 14:02 - 14:06
    Mọi người có thể nghĩ: tại sao không chuyển nhà ra đây
  • 14:06 - 14:09
    hãy xây nhà quanh đây, bởi nơi đây sẽ có rất nhiều cây
  • 14:09 - 14:13
    điều này có thể dẫn đến sự ngổn ngang lộn xộn ở đây
    Vậy, một điều tưởng như đơn giản và là một ý tưởng tốt
  • 14:13 - 14:17
    thực tế có thể là 1 ý kiến tồi nếu
    bạn xem xét kỹ lưỡng mô hình của nó.
  • 14:17 - 14:22
    Chúng ta đã đi qua khá nhiều vấn đề.
    Hãy cùng tóm tắt lại.
  • 14:22 - 14:26
    Các mô hình giúp chúng ta như thế nào?
    Đầu tiên, đưa ra lựa chọn đúng đắn.
  • 14:26 - 14:31
    Nó giúp ta xem xem lúc nào là cần thiết để thay đổi.
  • 14:31 - 14:35
    Thứ hai, giúp chúng ta với những số liệu so sánh.
    Chúng ta có thể biết được điều gì sẽ xảy ra
  • 14:35 - 14:39
    nếu ta đưa ra một quyết định.
    Thứ ba là kịch bản đối chứng.
  • 14:39 - 14:43
    Bạn có thể đánh giá độ hiệu quả của một chính sách
    bằng cách sử dụng mô hình
  • 14:43 - 14:47
    và xem mọi việc sẽ ra sao nêu không sử dụng chính sách đó
  • 14:47 - 14:51
    Bốn, để xác định và đánh giá mức độ
    Thường thì bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn,
  • 14:51 - 14:55
    mô hình sẽ giúp bạn xem đâu là lựa chọn tốt nhất,
    hay có tác dụng lớn nhất
  • 14:55 - 14:59
    Thứ năm, nó có thể giúp ta với thiết kế thực nghiệm
  • 14:59 - 15:03
    nó có thể thiết kế những thử nghiệm để tìm ra
    chính sách, chiến thuật tốt nhất
  • 15:03 - 15:07
    Sáu, thiết kế thể chế.
    Liệu chúng ta nên áp dụng cơ chế thị trường
  • 15:07 - 15:11
    Hay liệu nên áp dụng nền dân chủ?
    hay một bộ máy chính quyền?
  • 15:11 - 15:14
    Và cuối cùng, lý do thứ 7, nó giúp ta lựa chọn
    giữa các chính sách và thể chế.
  • 15:14 - 15:19
    Nếu chúng ta cần lựa chọn giữa chính sách này và một chính sách khác,
    mô hình có thể giúp điều này.
  • 15:19 - 15:23
    Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Title:
Using Models to Decide, Strategize, and Design
Video Language:
English
HTT Group edited Vietnamese subtitles for Using Models to Decide, Strategize, and Design
HTT Group added a translation

Vietnamese subtitles

Incomplete

Revisions