Return to Video

5 bước giải phóng bản thân khỏi drama công sở

  • 0:01 - 0:04
    Tôi có một nhóm bạn rất thân thiết.
  • 0:04 - 0:08
    Chúng tôi sống khác thành phố
    và làm việc khác lĩnh vực,
  • 0:08 - 0:12
    từ trang tin địa phương
    đến hành chính nhà nước
  • 0:12 - 0:15
    đến luật, dịch vụ tài chính...
  • 0:16 - 0:18
    Và dù làm khác ngành như vậy,
  • 0:18 - 0:22
    bọn tôi dường như đều có những câu chuyện
    giống nhau về drama công sở.
  • 0:22 - 0:24
    Tôi định nghĩa drama công sở
  • 0:25 - 0:28
    là phiền toái làm tăng
    căng thẳng cho công việc.
  • 0:28 - 0:30
    Đó là khi người khác làm bạn phát điên,
  • 0:30 - 0:32
    chứ không phải công việc.
  • 0:32 - 0:34
    Khi bọn tôi kể nhau nghe
    những chuyện này,
  • 0:34 - 0:39
    tôi nhận ra phải có một cách tốt hơn
    để ta làm việc chung với đồng nghiệp
  • 0:39 - 0:41
    mà không cần nhiều drama đến vậy.
  • 0:42 - 0:46
    Vậy nên tôi đã lập ra vài bước
    vốn có hiệu quả với mình,
  • 0:46 - 0:48
    và tôi rất vui được chia sẻ
    với các bạn hôm nay.
  • 0:48 - 0:50
    Bước 1: Nhớ lại và kiểm điểm,
  • 0:50 - 0:55
    hay còn gọi là "Mình đã làm gì?"
  • 0:56 - 1:00
    Tôi muốn các bạn hãy phát lại
    tình huống drama công sở gần đây nhất
  • 1:00 - 1:02
    trong đầu bạn như một cuốn phim.
  • 1:02 - 1:05
    Lờ đi tất cả cảm xúc
    và chỉ tập trung vào bạn.
  • 1:06 - 1:09
    Nhưng lúc này, chỉ cần nghĩ về
    giả định này:
  • 1:09 - 1:11
    cứ cho là bạn đang có một dự án nhóm,
  • 1:11 - 1:14
    mỗi người đều có nhiệm vụ riêng
  • 1:14 - 1:17
    rồi sau đó tất cả phân chia công việc.
  • 1:17 - 1:20
    Nhưng rồi có người bặt vô âm tín -
  • 1:20 - 1:23
    không trả lời điện thoại, biến mất như ma.
  • 1:24 - 1:28
    Rồi bạn hoặc ai đó
    phải gánh phần việc của người đó.
  • 1:29 - 1:35
    Vậy là trong một phút phán xét ngắn ngủi,
  • 1:35 - 1:37
    bạn xả hết với người đồng nghiệp kế bên.
  • 1:38 - 1:40
    Và đột nhiên, bóng ma đó quay lại,
  • 1:40 - 1:43
    và ngạc nhiên là họ biết tất tần tật
    mọi thứ bạn vừa nói.
  • 1:43 - 1:44
    (Cười)
  • 1:44 - 1:47
    Vậy tôi đã làm gì trong tình huống này?
  • 1:47 - 1:50
    Tôi đã xả giận với người
    không phải bạn tâm tình của mình.
  • 1:51 - 1:52
    Tại sao tôi làm thế?
  • 1:53 - 1:56
    Đôi khi chúng ta tạo mối liên kết
    bất thành văn này với những người
  • 1:56 - 1:59
    chỉ tồn tại trong đầu chúng ta.
  • 1:59 - 2:02
    Họ đâu có buộc phải giữ kín miệng.
  • 2:02 - 2:04
    Tại tôi cứ đinh ninh họ sẽ làm vậy thôi.
  • 2:04 - 2:06
    Chúng ta sẽ không đi sâu
  • 2:06 - 2:08
    tìm hiểu lý do tại sao họ làm thế.
  • 2:08 - 2:10
    Đâu quan trọng, dù sao họ cũng đã làm.
  • 2:10 - 2:14
    Nhưng mục tiêu ở bước này
    là tự kiểm điểm bản thân.
  • 2:14 - 2:16
    Chúng ta cần tập trung
    xem mình đã làm gì
  • 2:16 - 2:18
    để tránh lặp lại nó sau này.
  • 2:19 - 2:23
    Bước 2: Quay về hiện thực
  • 2:23 - 2:25
    hay là "Việc này phải dừng lại".
  • 2:25 - 2:26
    (Cười)
  • 2:28 - 2:31
    Bạn đã bao giờ nghĩ tới rắc rối
    trước khi đi làm chưa?
  • 2:31 - 2:33
    Ồ mỗi tôi thôi à?
  • 2:33 - 2:34
    (Cười)
  • 2:34 - 2:36
    Tôi cứ bị cái tật này.
  • 2:36 - 2:40
    Tôi nghĩ tới tất cả những
    tình huống này trong đầu,
  • 2:40 - 2:42
    rồi tức giận chỉ vì nghĩ đến nó.
  • 2:43 - 2:46
    Rồi tôi tự nhủ: "Không, mày chỉ
    chuẩn bị trước thôi, Stacy".
  • 2:46 - 2:47
    (Cười)
  • 2:47 - 2:49
    "Mày chỉ đang chắc chắn
    mày có thể đối phó
  • 2:49 - 2:51
    với bất kỳ chuyện
    sắp xảy ra với mày thôi".
  • 2:52 - 2:53
    Nhưng không phải vậy.
  • 2:54 - 2:56
    Cái bạn đang làm là tự chuẩn bị
  • 2:56 - 2:59
    và tạo ra nỗi lo âu trong đầu mình
  • 2:59 - 3:01
    vốn chẳng hề có.
  • 3:02 - 3:04
    Rồi ta phải cẩn thận với chuyện
  • 3:04 - 3:07
    nghe những câu chuyện bịa đặt
    của những người khác.
  • 3:07 - 3:08
    Ý tôi là thế này.
  • 3:08 - 3:10
    Giả sử bạn đang trong nhà vệ sinh,
  • 3:10 - 3:12
    và đang nói chuyện với vài đồng nghiệp.
  • 3:13 - 3:16
    Bỗng một đồng nghiệp khác bước vào.
  • 3:16 - 3:18
    Người này có vẻ đang chìm đắm
    suy tư gì đó,
  • 3:18 - 3:21
    không quá vui vẻ nhưng họ không cộc cằn.
  • 3:21 - 3:24
    Họ bước vô, rồi đi ra.
  • 3:24 - 3:28
    Thế là các đồng nghiệp đằng này
    bắt đầu "chẩn đoán"
  • 3:28 - 3:30
    xem người đó đang bị gì.
  • 3:31 - 3:32
    Họ nói những thứ như:
  • 3:32 - 3:35
    "À, chắc chị đó bực vì
    không nhận được việc".
  • 3:35 - 3:37
    Hay đại loại như:
    "À không được rồi,
  • 3:37 - 3:39
    suốt cả mùa này chị ta
    lúc nào cũng buồn bã."
  • 3:40 - 3:44
    Còn bạn thì đứng đây
    và cứ, à chắc là vậy.
  • 3:44 - 3:47
    Bạn nghe chuyện này
    cứ như thể chúng là sự thật.
  • 3:47 - 3:51
    Trong khi đó, người đồng nghiệp đó
    có thể đang chìm đắm suy tư
  • 3:51 - 3:53
    chính xác là chẳng về chuyện gì hết.
  • 3:54 - 3:56
    Có thể họ mới bóc
    phong kẹo trái cây Starburst,
  • 3:56 - 3:58
    thấy có bốn cục màu vàng sát nhau
  • 3:58 - 4:00
    và đang tự hỏi chuyện gì đã xảy ra.
  • 4:00 - 4:03
    (Cười)
    (Vỗ tay)
  • 4:03 - 4:05
    Nhưng bạn đứng đây và nghe.
  • 4:06 - 4:08
    Bạn nghe những câu chuyện bịa đặt
  • 4:08 - 4:10
    có thể tác động
  • 4:10 - 4:13
    đến cách bạn chọn để tương tác
    với người đó trong suốt cả ngày.
  • 4:14 - 4:18
    Cho dù ta bịa ra những câu chuyện
    trong đầu mình
  • 4:18 - 4:20
    hay nghe người khác bịa chuyện
  • 4:20 - 4:22
    thì việc đó cần phải dừng lại.
  • 4:23 - 4:25
    Mục tiêu ở bước này:
  • 4:25 - 4:28
    ngừng căng thẳng vì
    những chuyện chưa xảy ra.
  • 4:29 - 4:31
    Bước 3:
  • 4:32 - 4:35
    Xả giận và giải phóng.
  • 4:36 - 4:37
    Nên có một người để bạn xả giận.
  • 4:38 - 4:41
    Đây là huấn luyện viên, người cổ vũ,
  • 4:41 - 4:42
    là nhà trị liệu của bạn,
  • 4:42 - 4:45
    bất kể là người nào bạn cần trong lúc đó.
  • 4:45 - 4:49
    Đây không giống người trong Bước 1
    vô tình nằm trong tầm nghe.
  • 4:49 - 4:52
    Bạn có quan hệ vững chắc
    với người bạn để xả giận này.
  • 4:53 - 4:55
    Đây là một kịch bản khác.
  • 4:56 - 4:59
    Bạn sắp sửa phải báo cho khách hàng
  • 4:59 - 5:01
    một chuyện gì đó họ không muốn nghe.
  • 5:02 - 5:04
    Vậy là, đang giữa chừng câu chuyện,
  • 5:04 - 5:07
    một đồng nghiệp khác tới,
  • 5:07 - 5:09
    và họ cắt ngang bạn
  • 5:09 - 5:12
    và nói chính xác điều bạn đã nói.
  • 5:13 - 5:15
    Bạn không thể tỏ thái độ
    trước mặt khách hàng
  • 5:15 - 5:20
    nên bạn chỉ ngồi đó:
    "Ừm ừm à à", và nghe họ nói.
  • 5:20 - 5:22
    Trong lòng bạn núi lửa tuôn trào.
  • 5:22 - 5:24
    Vậy chúng ta sẽ làm gì?
  • 5:24 - 5:25
    Chúng ta sẽ đi tìm bạn để xả giận.
  • 5:26 - 5:28
    Ta sẽ nói về chuyện đó.
    Ta sẽ tức giận.
  • 5:28 - 5:30
    Và đó là lúc để làm chuyện đó.
    Tức giận.
  • 5:30 - 5:31
    Nổi điên.
  • 5:31 - 5:32
    Chửi thề, la hét,
  • 5:32 - 5:35
    làm bất cứ gì bạn cần làm
    để tống nó ra khỏi đầu.
  • 5:36 - 5:38
    Đây mới là phần khó:
  • 5:38 - 5:42
    sau đó bạn phải chuyển sắc thái
    sang hướng tích cực.
  • 5:43 - 5:46
    Tôi rất tin vào năng lượng
    tích cực và tiêu cực,
  • 5:46 - 5:50
    và nó luôn biết cách kiểm soát
    cảm xúc chúng ta cả ngày.
  • 5:51 - 5:55
    Bạn phải nghĩ tới những thứ như:
    "Rồi, giờ mình làm gì tiếp theo?
  • 5:55 - 5:57
    Mình có thể làm gì khác đi?"
  • 5:58 - 5:59
    Và nếu bạn là người bạn để xả giận,
  • 5:59 - 6:04
    bạn có trách nhiệm dẫn dắt bạn của mình
    quay về mặt tích cực.
  • 6:05 - 6:07
    Một chuyện khó nữa là:
  • 6:07 - 6:11
    bạn sau đó phải áp dụng những bài học đó
    vào tình huống.
  • 6:11 - 6:14
    Bạn không thể mang bực tức đó đi khắp nơi.
  • 6:14 - 6:20
    Nếu làm thế, tình huống xảy ra một lần đó
    sẽ trở thành rập khuôn.
  • 6:20 - 6:25
    Hành vi rập khuôn rất khó bỏ qua
    hơn tình huống một lần.
  • 6:26 - 6:28
    Mục tiêu ở bước này là:
  • 6:28 - 6:34
    "Hãy biến phiên xả giận
    thành buổi trò chuyện hiệu quả."
  • 6:35 - 6:37
    Bước 4:
  • 6:37 - 6:40
    Học ngôn ngữ mới,
  • 6:40 - 6:42
    hay là "Chúng ta cần nói chuyện".
  • 6:44 - 6:48
    Nói thật, cá nhân tôi không thích
    nhận điện thoại trong giờ làm.
  • 6:48 - 6:49
    Đơn giản là không thích.
  • 6:49 - 6:52
    Tôi thấy nếu bạn có gì muốn nói với tôi,
    cứ nhắn tin
  • 6:52 - 6:53
    hay viết email là được.
  • 6:53 - 6:55
    Đó là ngôn ngữ làm việc của tôi.
  • 6:55 - 6:56
    (Cười)
  • 6:56 - 6:58
    Vấn đề duy nhất ở đây là
  • 6:58 - 7:01
    bạn không nghe được giọng nói qua email.
  • 7:01 - 7:06
    Tôi đọc email bằng giọng tôi nói,
  • 7:06 - 7:09
    nên tôi khá chắc trước đây
    tôi đã phiên nhầm một số giọng điệu.
  • 7:09 - 7:11
    trừ khi tôi biết bạn.
  • 7:11 - 7:12
    Đây là một ví dụ.
  • 7:12 - 7:15
    Tôi sẽ cho các bạn xem một email
    và tôi muốn các bạn đọc nó,
  • 7:15 - 7:17
    rồi tôi sẽ đọc nó thành tiếng.
  • 7:24 - 7:26
    Chắc vậy đủ nhanh rồi,
    mọi người chắc đọc xong rồi.
  • 7:26 - 7:27
    (Cười)
  • 7:27 - 7:28
    "Stacy,
  • 7:28 - 7:30
    Cảm ơn đã liên hệ với nhóm tôi.
  • 7:30 - 7:33
    Tạm thời chúng tôi
    chưa cần hỗ trợ gì thêm.
  • 7:33 - 7:37
    Về sau, nếu tôi thấy chúng tôi cần hỗ trợ,
    tôi sẽ yêu cầu, cô không cần phải liên hệ.
  • 7:37 - 7:40
    Như email trước của tôi
    (đính kèm bên dưới),
  • 7:40 - 7:42
    tôi đã ghi ra cái tôi làm và cái cô làm,
  • 7:42 - 7:44
    để ta có thể tránh việc này về sau.
  • 7:44 - 7:47
    Như thường lệ, cảm ơn đã cộng tác!!"
  • 7:48 - 7:50
    Mọi người...
  • 7:50 - 7:51
    (Cười)
  • 7:51 - 7:52
    Các bạn đọc như vậy chứ?
  • 7:52 - 7:54
    (Cười)
  • 7:54 - 7:57
    Có một số từ trong đó
  • 7:57 - 8:00
    nếu bạn nghe hay thấy trong email,
  • 8:00 - 8:04
    bạn cứ yên tâm mà kết luận rằng
    họ gõ bằng hai ngón giữa đó.
  • 8:04 - 8:08
    (Cười)
  • 8:08 - 8:10
    Hồi đó tôi không biết.
    Giờ tôi mới biết.
  • 8:10 - 8:13
    (Cười)
  • 8:13 - 8:17
    Chắc tôi đã phá hỏng email
    của vài người rồi. Họ đang sửa chúng đấy.
  • 8:17 - 8:18
    (Cười)
  • 8:18 - 8:19
    Nói như vậy nghĩa là,
  • 8:19 - 8:23
    bạn phải biết khi nào thì nên
    cầm điện thoại lên.
  • 8:23 - 8:26
    Bạn phải biết khi nào thì nên
    nói chuyện mặt đối mặt.
  • 8:26 - 8:29
    Mà những cuộc nói chuyện
    mặt đối mặt này không dễ dàng gì.
  • 8:29 - 8:32
    Rất khó nhưng chúng rất cần thiết.
  • 8:33 - 8:37
    Mục tiêu là cố gắng hiểu
    quan điểm của đối phương.
  • 8:37 - 8:40
    Bạn sẽ mở đầu câu chuyện kiểu như
  • 8:40 - 8:42
    "OK, anh không vui khi tôi..."
  • 8:42 - 8:43
    Hoặc đại loại như,
  • 8:43 - 8:46
    "OK, anh đã giải quyết xong vấn đề,
  • 8:46 - 8:48
    giờ tôi sẽ..."
  • 8:48 - 8:51
    Bằng cách đó, bạn mới hiểu được
    quan điểm của họ là gì.
  • 8:52 - 8:56
    Còn nữa, đừng cố khiến người khác
    thích bạn.
  • 8:56 - 9:00
    Chúng ta đều có hoàn cảnh khác nhau.
    Chúng ta đều có trải nghiệm khác nhau.
  • 9:00 - 9:03
    Và tất cả chúng ta có phong cách
    giao tiếp riêng của mình.
  • 9:04 - 9:07
    Khi những thế hệ mới
    gia nhập lực lượng lao động,
  • 9:07 - 9:08
    chúng ta cũng phải thích nghi theo.
  • 9:09 - 9:11
    Họp hành giờ là email.
  • 9:11 - 9:13
    Email giờ là nhắn tin.
  • 9:13 - 9:15
    Gặp trực tiếp giờ là Skype.
  • 9:16 - 9:17
    Khi chúng ta thích nghi theo nó,
  • 9:17 - 9:20
    chúng ta chí ít cũng phải hiểu được
  • 9:20 - 9:23
    kiểu phong cách giao tiếp họ dùng là gì.
  • 9:24 - 9:26
    Mục tiêu ở bước này
  • 9:26 - 9:29
    là hiểu cho được ngôn ngữ
    làm việc của họ
  • 9:29 - 9:34
    và chấp nhận thực tế
    là ngôn ngữ đó có thể sẽ khác bạn.
  • 9:35 - 9:40
    Bước 5: Nhận ra và bảo vệ,
  • 9:40 - 9:43
    hay là "Chúng ta cần bỏ đi."
  • 9:44 - 9:47
    Đây là giả định cuối cùng
    từ bạn bè giáo viên của tôi.
  • 9:49 - 9:52
    Bạn sắp có một cuộc họp
    với phụ huynh,
  • 9:52 - 9:56
    và trước đó, bạn và đồng nghiệp
    có bàn bạc sơ qua,
  • 9:56 - 9:59
    rồi đồng nghiệp đó nói với bạn:
    "Đừng lo, tôi sẽ hỗ trợ cô.
  • 9:59 - 10:01
    Tôi sẽ đồng ý với mọi
    lời khuyên cô đưa ra".
  • 10:02 - 10:07
    Bạn liếc nhẹ họ một cái vì trước đây
    họ đã từng "bán" bạn rồi,
  • 10:07 - 10:09
    nhưng bạn đã làm bước
    "chúng ta cần nói chuyện",
  • 10:09 - 10:12
    nên giờ bạn kiểu:
    "Giờ chắc hiểu nhau rồi, mình sẽ tin họ".
  • 10:13 - 10:14
    Bạn vào cuộc họp,
  • 10:14 - 10:16
    phụ huynh không đồng tình với bạn,
  • 10:16 - 10:20
    và đều đặn, đồng nghiệp đó
    đồng ý với phụ huynh trước mặt bạn,
  • 10:20 - 10:22
    biến bạn thành kẻ ngớ ngẩn.
  • 10:22 - 10:25
    Lần nữa, ta đâu thể làm ầm lên
    trước mặt phụ huynh.
  • 10:25 - 10:26
    Thế là bạn phải nén lòng lại.
  • 10:26 - 10:29
    Rồi sau cuộc họp,
  • 10:29 - 10:32
    cũng người đồng nghiệp mặt dày đó,
  • 10:32 - 10:35
    đến chỗ bạn và nói:
    "Cuộc họp đúng điên nhỉ?"
  • 10:35 - 10:37
    (Cười)
  • 10:38 - 10:39
    Vâng.
  • 10:39 - 10:41
    Họ đang thử thách bạn đó.
    Đúng thử luôn. (Cười)
  • 10:41 - 10:44
    Đó là thời điểm hoàn hảo
    để bùng nổ đúng không?
  • 10:44 - 10:45
    Đây là sự xúc phạm lặp lại.
  • 10:45 - 10:46
    (Cười)
  • 10:46 - 10:49
    Bạn đã bỏ đi và họ
    lại chứng nào tật ấy.
  • 10:50 - 10:56
    Nhưng ta đang cố tránh drama công sở
    không muốn lao đầu vào nó,
  • 10:56 - 10:58
    nên chúng ta phải bỏ đi.
  • 10:58 - 11:02
    Bạn lái cuộc nói chuyện đó
    bằng cách chọn lối ra đầu tiên.
  • 11:03 - 11:04
    Bạn làm vậy không phải vì họ.
  • 11:05 - 11:07
    Bạn làm vậy vì bạn.
  • 11:07 - 11:09
    Bạn cần phải bảo vệ năng lượng của mình.
  • 11:10 - 11:12
    Đừng cố hiểu tại sao họ làm thế
  • 11:12 - 11:15
    và thôi nói chuyện đúng sai.
  • 11:15 - 11:17
    Bản chất nó là vậy,
    họ thích họ làm thôi,
  • 11:18 - 11:20
    và nếu được dịp
    thì họ chắc chắn sẽ làm tiếp.
  • 11:21 - 11:23
    Nhưng giờ bạn hiểu ra rồi.
  • 11:24 - 11:26
    Giờ bạn đã nhận ra điều đó.
  • 11:26 - 11:28
    Và từ đó, bạn có thể cư xử phù hợp.
  • 11:30 - 11:35
    Chúng ta thường cố gắng đặt kỳ vọng,
    kỳ vọng của chúng ta,
  • 11:35 - 11:36
    lên người khác,
  • 11:36 - 11:39
    rồi sau đó lại thất vọng
    khi họ không làm theo.
  • 11:40 - 11:46
    Chúng ta phải học cách
    chấp nhận con người thật của họ
  • 11:46 - 11:50
    và tự điều chỉnh mình
    để xử lý những tình huống đó.
  • 11:51 - 11:53
    Mục tiêu ở bước này
  • 11:53 - 11:58
    là nhận ra khi nào thì nên
    bỏ đi một cách chuyên nghiệp.
  • 12:00 - 12:06
    Tôi nhận ra những bước này có thể
    thành công khi nói "Chọn đường cao quý".
  • 12:06 - 12:09
    Người ta hay nói câu đó:
    "Hãy chọn đường cao quý".
  • 12:09 - 12:12
    Và họ mô tả nó như một con đường
    đạo đức thanh nhã
  • 12:12 - 12:15
    đầy ắp cầu vồng và kỳ lân.
  • 12:15 - 12:17
    Không phải vậy.
  • 12:19 - 12:20
    Rất xấu hổ.
  • 12:20 - 12:22
    Rất nhục nhã.
  • 12:22 - 12:25
    Nó khiến cho cục tức
    cứ nghẹn ứ trong cổ họng bạn.
  • 12:27 - 12:30
    Và khi bạn đi trên con đường
    cao quý tuyệt vời này,
  • 12:30 - 12:33
    bạn sẽ thấy những biển báo
    đầy những thứ bạn nên nói
  • 12:33 - 12:35
    và những thứ bạn nên làm.
  • 12:35 - 12:37
    Bạn đến đằng kia và nhìn thấy
    con đường dễ dàng,
  • 12:37 - 12:39
    chúng rất dễ dàng,
    không có gì phải lo lắng.
  • 12:41 - 12:43
    Nhưng tôi phải thừa nhận,
  • 12:43 - 12:47
    càng đi trên con đường này
    tôi càng thấy nó dễ dàng hơn một chút.
  • 12:48 - 12:52
    Những tình huống vặt vãnh
    không làm tôi bận tâm nhiều nữa.
  • 12:53 - 12:55
    Tôi cũng nhặt nhạnh
    được vài bài học chỗ này chỗ kia.
  • 12:57 - 12:59
    Và càng đi tiếp trên con đường này,
  • 13:00 - 13:03
    dường như càng có nhiều cơ hội
    chờ đón tôi.
  • 13:04 - 13:07
    Tôi có những người chung tư tưởng
    muốn kết nối với mình,
  • 13:07 - 13:10
    những dự án người ta muốn tôi tham gia,
  • 13:10 - 13:12
    lãnh đạo liên hệ tôi
  • 13:12 - 13:15
    vì họ biết tôi qua một người nào đó.
  • 13:17 - 13:18
    Và phần tuyệt nhất?
  • 13:19 - 13:22
    Tôi không còn cần phải nhìn vào
  • 13:22 - 13:23
    con đường dễ dàng đó nữa.
  • 13:25 - 13:28
    Chúng ta không định thay đổi
    cách người lớn cư xử tại chỗ làm.
  • 13:28 - 13:29
    Không phải.
  • 13:29 - 13:34
    Và vì lý do đó,
    mà drama công sở sẽ luôn còn đó.
  • 13:35 - 13:37
    Nhưng nếu ta cứ làm theo những bước này
  • 13:37 - 13:40
    và đầu tư công sức cho nó,
  • 13:40 - 13:43
    chúng ta có thể học cách tránh drama.
  • 13:43 - 13:46
    Cảm ơn đã trở thành
    người bạn để xả giận của tôi.
  • 13:46 - 13:47
    (Cười)
  • 13:47 - 13:49
    Cảm ơn đã dành thời gian cho tôi.
  • 13:49 - 13:53
    (Vỗ tay)
Title:
5 bước giải phóng bản thân khỏi drama công sở
Speaker:
Anastasia Penright
Description:

Dù làm nghề gì, chắc bạn cũng đã từng phải "hít hà" drama nơi làm việc. Trong cuộc trò chuyện hài hước và quá đỗi liên quan này, lãnh đạo cộng đồng Anastasia Penright nêu ra năm bước bạn có thể thực hiện để chung sống tốt hơn với các đồng nghiệp và tập trung vào những gì thực sự quan trọng.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
14:06

Vietnamese subtitles

Revisions