Return to Video

Khi chúng ta thiết kế cho người khuyết tật, tất cả đều có lợi

  • 0:01 - 0:04
    Tôi sẽ không bao giờ quên
  • 0:04 - 0:07
    tiếng cười đùa cùng bạn bè.
  • 0:07 - 0:11
    Tôi sẽ không bao giờ quên
  • 0:11 - 0:14
    giọng nói của mẹ
    trước khi tôi đi vào giấc ngủ.
  • 0:14 - 0:20
    Và tôi sẽ không bao giờ quên âm thanh
    êm dịu của nước
  • 0:20 - 0:23
    nhỏ giọt xuống dòng suối.
  • 0:23 - 0:26
    Hãy hình dung nỗi sợ của tôi,
    nỗi sợ hãi rất nguyên sơ,
  • 0:27 - 0:28
    khi tôi được 10 tuổi,
  • 0:29 - 0:32
    tôi được bảo là mình sẽ bị mất thính giác.
  • 0:33 - 0:35
    Và suốt 5 năm sau đó,
  • 0:35 - 0:40
    chuyện bắt đầu xảy ra cho đến khi
    tôi bị xếp vào diện bị điếc hoàn toàn.
  • 0:42 - 0:46
    Nhưng tôi tin việc mất đi thính lực
  • 0:46 - 0:50
    là một trong những món quà tuyệt vời nhất
    mà tôi từng được nhận.
  • 0:50 - 0:54
    Bạn biết đấy, tôi phải trải nghiệm
    thế giới theo một cách đặc biệt.
  • 0:55 - 0:59
    Và tôi tin rằng
    những kinh nghiệm đặc biệt
  • 0:59 - 1:01
    mà những người khuyết tật có được
  • 1:01 - 1:08
    sẽ giúp chúng ta tạo dựng nên một thế giới
    tốt đẹp hơn
  • 1:08 - 1:12
    cho tất cả mọi người -- bất kể người đó
    có khuyết tật hay không.
  • 1:13 - 1:15
    Tôi từng là luật sư
    bảo vệ quyền lợi người khuyết tật,
  • 1:15 - 1:19
    và tôi đã dành nhiều thời gian
    tập trung vào việc thực thi pháp luật,
  • 1:19 - 1:22
    đảm bảo rằng các điều luật được thông qua.
  • 1:22 - 1:26
    Và sau đó, tôi nhanh chóng phải tìm hiểu
    về các chính sách quốc tế,
  • 1:26 - 1:30
    vì tôi được mời làm việc cho
    Công Ước Liên Hiệp Quốc
  • 1:30 - 1:33
    về bảo vệ quyền lợi người khuyết tật.
  • 1:33 - 1:36
    Với vai trò là lãnh đạo
    của tổ chức phi chính phủ,
  • 1:36 - 1:41
    tôi cố gắng hết sức
    để thuyết phục mọi người
  • 1:41 - 1:45
    về những khả năng của người khuyết tật.
  • 1:46 - 1:47
    Nhưng đâu đó trên suốt chặng đường,
  • 1:47 - 1:50
    và sau vài lần đổi công tác
  • 1:50 - 1:53
    mà ba mẹ tôi không mấy hài lòng --
  • 1:53 - 1:55
    (Cười)
  • 1:55 - 1:58
    Tôi tình cờ tìm ra một phương án
  • 1:58 - 2:03
    mà tôi tin rằng nó có thể
    là một công cụ đủ mạnh
  • 2:03 - 2:07
    để giải quyết một vài vấn đề
    lớn nhất thế giới,
  • 2:07 - 2:09
    khuyết tật hay không.
  • 2:10 - 2:14
    Và phương pháp đó gọi là thiết lập tư duy.
  • 2:16 - 2:21
    Thiết lập tư duy là quá trình
    đổi mới và giải quyết vấn đề.
  • 2:22 - 2:24
    Có năm bước:
  • 2:24 - 2:25
    Đầu tiên, xác định vấn đề
  • 2:25 - 2:26
    và hiểu rõ mặt hạn chế của nó.
  • 2:29 - 2:34
    Thứ hai, quan sát mọi người trong
    tình huống thực tế,
  • 2:34 - 2:37
    và cảm thông với họ.
  • 2:37 - 2:40
    Thứ ba, ném ra cả trăm ý tưởng,
    càng nhiều càng tốt,
  • 2:40 - 2:43
    càng điên rồ càng tốt
  • 2:43 - 2:48
    Thứ tư, thử nghiệm:
    tập hợp bất cứ thứ gì bạn có thể
  • 2:48 - 2:49
    bất cứ thứ gì bạn tìm thấy,
  • 2:49 - 2:52
    để mô phỏng giải pháp và kiểm chứng nó
  • 2:52 - 2:53
    và trao chuốt nó.
  • 2:54 - 2:56
    Và cuối cùng, bổ sung:
  • 2:56 - 3:01
    đảm bảo giải pháp mà bạn mang đến
    đủ khả năng chống đỡ được.
  • 3:03 - 3:10
    Warren Berger nói rằng thiết lập tư duy
    dạy chúng ta có cái nhìn đa chiều,
  • 3:10 - 3:14
    để hệ thống lại, lọc lại và thử nghiệm
  • 3:14 - 3:16
    và, có lẽ quan trọng nhất là,
  • 3:16 - 3:19
    hỏi những câu ngu ngốc.
  • 3:20 - 3:23
    Người thiết lập tư duy tin rằng
    tất cả mọi người đều sáng tạo.
  • 3:25 - 3:29
    Họ tin vào việc mang mọi người
    đi theo phương pháp kỷ cương cùng nhau,
  • 3:29 - 3:33
    bởi vì họ muốn chia sẻ nhiều quan điểm
  • 3:33 - 3:35
    tập hợp chúng lại
    và cuối cùng hợp nhất chúng lại.
  • 3:35 - 3:37
    để tạo thành một thứ mới mẻ.
  • 3:40 - 3:44
    Thiết lập tư duy là một phương pháp
    rất hiệu quả và linh hoạt
  • 3:44 - 3:47
    nó đã được ứng dụng
    trong hầu hết các ngành công nghiệp.
  • 3:49 - 3:53
    Tôi nhận thấy tiềm năng giải quyết được
    các vấn đề mà tôi đối mặt,
  • 3:53 - 3:56
    vì thế tôi quyết định quay trở lại trường
  • 3:56 - 3:59
    để học lấy tấm bằng cao học
    ngành hoạch định xã hội học.
  • 4:00 - 4:05
    Nó giúp ta biết cách để áp dụng thiết kế
    tạo ra thay đổi tích cực trên thế giới.
  • 4:06 - 4:08
    Trong thời gian học ở đó.
  • 4:08 - 4:09
    tôi đã yêu thích nghề mộc.
  • 4:10 - 4:13
    Nhưng tôi nhanh chóng nhận ra
  • 4:13 - 4:15
    là mình đã bỏ sót điều gì đó.
  • 4:16 - 4:19
    Khi bạn làm việc với một dụng cụ,
  • 4:19 - 4:21
    ngay trước khi nó đánh ngược trở lại bạn -
  • 4:21 - 4:25
    có nghĩa là một vật
    hoặc công cụ bật ngược lại --
  • 4:25 - 4:26
    nó tạo ra âm thanh.
  • 4:27 - 4:29
    Tôi không nghe được âm thanh đó.
  • 4:29 - 4:31
    vì thế tôi ĐÃ quyết định,
  • 4:32 - 4:33
    sao không tìm cách giải quyết?
  • 4:34 - 4:38
    Giải pháp của tôi là một cặp kính bảo vệ
  • 4:38 - 4:42
    được thiết kế để
    báo vào thị giác người sử dụng
  • 4:42 - 4:44
    nhằm hỗ trợ thay đổi công cụ,
  • 4:44 - 4:47
    trước khi tai con người nghe được nó.
  • 4:49 - 4:53
    Tại sao các nhà thiết kế dụng cụ
    không nghĩ tới điều này trước đó?
  • 4:53 - 4:55
    (Cười)
  • 4:55 - 4:58
    Có hai lí do:
    Một, tôi là người mới bắt đầu.
  • 4:59 - 5:03
    Tôi không đặt nặng việc thành thạo
    hoặc sự hiểu biết thông thường.
  • 5:04 - 5:07
    Thứ hai: Tôi bị điếc.
  • 5:08 - 5:13
    Kinh nghiệm độc nhất thế giới giúp tôi
    thấm nhuần giải pháp của mình.
  • 5:14 - 5:18
    Và khi tôi tiếp tục, tôi vẫn tiếp tục
    vận dụng thật nhiều giải pháp
  • 5:18 - 5:21
    được tạo ra dành riêng
    cho người khuyết tật,
  • 5:21 - 5:25
    và cuối cùng đã được chọn,
  • 5:25 - 5:28
    được chở che và yêu thương
    bởi xu thế chủ đạo,
  • 5:28 - 5:29
    dù có khuyết tật hay không.
  • 5:29 - 5:32
    Đây là dụng cụ gọt khoai hiệu OXO.
  • 5:32 - 5:36
    Nó đơn thuần được thiết
    dành cho người bị chứng viêm khớp,
  • 5:36 - 5:38
    nhưng nó cũng rất tiện lợi,
    ai cũng thích nó.
  • 5:40 - 5:44
    Thông điệp ở đây là: Nó được thiết kế
    dành cho người điếc.
  • 5:45 - 5:47
    Như bạn biết đó,
    mọi người cũng rất thích nó.
  • 5:47 - 5:49
    (Cười)
  • 5:49 - 5:51
    Tôi bắt đầu nghĩ:
  • 5:51 - 5:55
    Nếu như chúng ta thay đổi
    cách nghĩ của mình?
  • 5:56 - 6:01
    Nếu chúng ta bắt đầu thiết kế
    dành cho người khuyết tật trước --
  • 6:01 - 6:02
    không theo nguyên tắc?
  • 6:03 - 6:07
    Như bạn thấy, khi chúng tôi thiết kế
    dành cho người khuyết tật trước,
  • 6:07 - 6:11
    chúng tôi tình cờ tìm ra các giải pháp
    mà không hề nghĩ trước đó,
  • 6:12 - 6:17
    nhưng thường là tốt hơn so với
    việc thiết kế theo nguyên tắc.
  • 6:18 - 6:20
    Điều này làm tôi thấy hứng thú,
  • 6:20 - 6:26
    bởi vì điều đó có nghĩa là
    năng lượng tiêu hao để giúp ai đó
  • 6:26 - 6:28
    bị khuyết tật
  • 6:28 - 6:33
    có thể dùng lực đẩy,
    đúc nặn và chơi với nó
  • 6:33 - 6:37
    như sức ảnh hưởng
    của sự sáng tạo và cải tiến.
  • 6:38 - 6:43
    Điều này chuyển chúng tôi từ lối suy nghĩ
    cố gắng thay đổi những trái tim
  • 6:43 - 6:46
    và lối suy nghĩ thiếu sự khoan dung,
  • 6:46 - 6:49
    để trở thành một nhà giả kim,
  • 6:49 - 6:53
    loại pháp sư mà thế giới này
    liều lĩnh cần có
  • 6:53 - 6:55
    để giải quyết các vấn đề to lớn.
  • 6:57 - 6:59
    Giờ tôi cũng tin rằng
  • 6:59 - 7:03
    người khuyết tật có tiềm năng rất lớn
    trở thành các nhà thiết kế
  • 7:03 - 7:06
    cùng với quá trình thiết lập tư duy này.
  • 7:06 - 7:09
    Thiếu sự hiểu biết từ khi còn rất nhỏ,
  • 7:09 - 7:13
    tôi đã là một nhà thiết lập tư duy,
    điều chỉnh kỹ năng của mình.
  • 7:14 - 7:19
    Những nhà thiết lập tư duy là,
    trở thành người giải quyết vấn đề.
  • 7:20 - 7:24
    Vậy thử hình dung
    việc lắng nghe một cuộc trò chuyện
  • 7:24 - 7:28
    và chỉ hiểu khoảng 50% câu chuyện.
  • 7:30 - 7:33
    Bạn không thể yêu cầu họ
    lặp lại từng lời một.
  • 7:33 - 7:35
    Họ sẽ chỉ tức giận với bạn mà thôi.
  • 7:36 - 7:38
    Mà thậm chí không nhận ra điều đó,
  • 7:38 - 7:43
    giải pháp của tôi là nghe được âm thanh
    bị chặn lại mà tôi nghe thấy,
  • 7:43 - 7:44
    đó là nhịp điệu,
  • 7:44 - 7:49
    và biến nó thành một giai điệu,
    đặt nó lên môi và đọc.
  • 7:50 - 7:56
    Vài năm sau đó, nhiều người nhận xét
    bài viết của tôi có giai điệu trong đó.
  • 7:56 - 8:01
    Vâng, đó là vì tôi cảm nhận
    các cuộc nói chuyện bằng giai điệu.
  • 8:02 - 8:07
    Tôi cũng trở nên thật sự,
    thật sự giỏi trong việc gặp thất bại.
  • 8:07 - 8:09
    (Cười)
  • 8:09 - 8:10
    Thật sự từ bỏ.
  • 8:11 - 8:14
    Kì học đầu tiên ở Tây Ban Nha,
    tôi bị điểm D.
  • 8:15 - 8:18
    Nhưng tôi cũng học được rằng
    khi tôi tự vực mình dậy
  • 8:18 - 8:21
    và thay đổi một vài thứ xung quanh mình,
  • 8:21 - 8:24
    Kết cục tôi đã thành công.
  • 8:25 - 8:30
    Tương tự như vậy, việc thiết lập tư duy
    khuyến khích mọi người thất bại
  • 8:30 - 8:31
    và thất bại thường xuyên,
  • 8:31 - 8:35
    bởi vì cuối cùng, bạn sẽ thành công.
  • 8:35 - 8:39
    Có rất ít các cuộc cách mạng
    vĩ đại trên thế giới này
  • 8:39 - 8:43
    có được từ những người
    thành công ngay từ lúc đầu.
  • 8:45 - 8:48
    Tôi cũng từng nếm trải
    bài học này từ thể thao.
  • 8:49 - 8:52
    Tôi không bao giờ quên huấn luyện viên
    đã nói với mẹ tôi,
  • 8:53 - 8:57
    "Nếu như cô ấy không bị điếc,
  • 8:57 - 8:58
    cô ấy sẽ nằm trong đội tuyển quốc gia."
  • 9:00 - 9:04
    Nhưng điều mà huấn luyện viên và tôi
    thậm chí không biết được lúc đó là,
  • 9:05 - 9:10
    việc mất thính giác thật sự giúp tôi
    vượt trội trong thể thao.
  • 9:11 - 9:16
    Việc mất thính giác không những
    làm bạn thích nghi với hành vi của mình
  • 9:16 - 9:20
    mà còn làm bạn thích ứng
    với các cảm giác thể chất.
  • 9:21 - 9:22
    Có một ví dụ, đó là
  • 9:22 - 9:27
    khoảng cách tâm điểm
    thị giác của tôi tăng lên.
  • 9:28 - 9:32
    Hãy hình dung một cầu thủ bóng đá
    đang chạy xuống phía cánh trái.
  • 9:32 - 9:35
    Hình dung có một thủ môn,
    như tôi chẳng hạn,
  • 9:35 - 9:37
    và bóng đang đi về phía cánh trái.
  • 9:37 - 9:42
    Một người có thính giác bình thường
    sẽ thấy mục tiêu theo hướng đó.
  • 9:43 - 9:47
    Tôi có thuận lợi là nhìn thấy
    quang cảnh rộng.
  • 9:47 - 9:49
    Vì thế tôi dẫn dắt các cầu thủ ở đây,
  • 9:49 - 9:52
    đang di chuyển đi xuống sân.
  • 9:52 - 9:56
    Và tôi bắt kịp họ ngay lập tức
    vì thế nếu bóng sượt qua,
  • 9:56 - 9:59
    tôi có thể xoay trở lại vị trí
    và sẵn sàng cho cú ghi điểm.
  • 10:01 - 10:02
    Như các bạn thấy đó,
  • 10:02 - 10:05
    tôi đã là một nhà thiết lập tư duy
    gần như cả đời mình.
  • 10:07 - 10:11
    khả năng quan sát của tôi được mài giũa
    vì thế tôi chọn những thứ này
  • 10:11 - 10:13
    mà không chọn những thứ khác.
  • 10:15 - 10:19
    Sự kiên định cần thích nghi đã biến tôi
    trở thành người có ý tưởng lớn
  • 10:19 - 10:21
    và giải quyết các vấn đề.
  • 10:21 - 10:26
    Tôi thường phải làm điều này
    mà bị các giới hạn và miễn cưỡng.
  • 10:26 - 10:30
    Đây là điều mà các nhà thiết kế
    phải thường xuyên thỏa hiệp.
  • 10:33 - 10:36
    Công việc của tôi gần đây
    hầu hết đưa tôi tới Haiti.
  • 10:36 - 10:40
    Các nhà thiết lập tư duy thường tìm kiếm
    những trạng thái cực đoan,
  • 10:40 - 10:45
    vì nó phù hợp với
    các thiết kế tốt nhất của họ.
  • 10:45 - 10:48
    Và Haiti -- Ở đó giống như
    một cơn bão kinh hoàng.
  • 10:48 - 10:53
    Tôi đã sống và làm việc
    với 300 người bị điếc.
  • 10:54 - 10:57
    Nó đã được xây dựng lại
    sau trận động đất năm 2010.


  • 10:58 - 11:01
    Nhưng một năm rưỡi sau đó,
  • 11:02 - 11:04
    ở đó vẫn không có điện.
  • 11:04 - 11:06
    Vẫn không có nguồn nước uống an toàn;
  • 11:06 - 11:08
    vẫn không có các cơ hội nghề nghiệp;
  • 11:09 - 11:12
    tội ác vẫn tràn lan và không bị trừng trị.
  • 11:13 - 11:17
    Các viện trợ quốc tế cứ đến rồi đi.
  • 11:17 - 11:18
    Nhưng họ đến
  • 11:18 - 11:21
    với những giải pháp đã vạch ra trước.
  • 11:21 - 11:25
    Họ không đến để sẵn sàng
    quan sát và thích ứng
  • 11:26 - 11:30
    dựa trên sự cần thiết của cộng đồng ở đó.
  • 11:31 - 11:35
    Có một tổ chức cho họ dê và gà.
  • 11:35 - 11:37
    Nhưng họ không nhận ra rằng
  • 11:37 - 11:41
    có quá nhiều người đói trong cộng đồng.
  • 11:41 - 11:45
    Khi những người khiếm thính
    đến ngủ qua đêm và không thể nghe được,
  • 11:45 - 11:48
    mọi người đã tràn vào sân và nhà của họ
  • 11:48 - 11:51
    trộm số dê và gà đó,
  • 11:51 - 11:53
    kết cuộc thì chúng bị lấy đi hết.
  • 11:55 - 11:59
    Bây giờ, nếu tổ chức đó bỏ chút thời gian
  • 11:59 - 12:04
    để quan sát những người khiếm thính,
    quan sát cộng đồng,
  • 12:05 - 12:07
    họ sẽ nhận ra vấn đề của mình
  • 12:07 - 12:12
    và có lẽ họ sẽ nghĩ ra
    một giải pháp hữu hiệu,
  • 12:12 - 12:15
    cái gì đó như là đèn mặt trời,
  • 12:15 - 12:19
    soi sáng hàng rào bảo vệ ở đó vào ban đêm
  • 12:19 - 12:20
    để đảm bảo an toàn cho họ.
  • 12:22 - 12:26
    Bạn không cần là một nhà thiết lập tư duy
  • 12:26 - 12:29
    để đưa các ý kiến như tôi đã chia sẻ
    với các bạn hôm nay.
  • 12:31 - 12:34
    Bạn có tính sáng tạo.
  • 12:35 - 12:37
    Bạn là một nhà thiết kế --
  • 12:37 - 12:39
    tất cả mọi người ai cũng vậy.
  • 12:40 - 12:43
    Hãy để mọi người như tôi giúp các bạn.
  • 12:44 - 12:49
    Hãy để những người khuyết tật
    giúp bạn nhìn được nhiều hướng,
  • 12:49 - 12:50
    và theo phương pháp,
  • 12:50 - 12:53
    giải quyết các vấn đề lớn lao nhất.
  • 12:53 - 12:54
    Là thế đấy. Cảm ơn!
  • 12:54 - 12:56
    (Vỗ tay)
Title:
Khi chúng ta thiết kế cho người khuyết tật, tất cả đều có lợi
Speaker:
Elise Roy
Description:

"Tôi tin rằng việc mất thính giác là một trong những món quà tuyệt vời nhất mà tôi từng được nhận" Elise Roy nói. Với tư cách là một luật sư vì quyền lợi người khuyết tật và là một nhà thiết lập tư duy, cô biết rằng việc mất thính giác cho cô một trải nghiệm độc đáo và định hình thế giới -- Một quan điểm có thể giải quyết một số vấn đề to lớn của chúng ta. Như cô đã nói: "khi chúng tôi thiết kế dành cho người khuyết tật trước, chúng ta thường bất ngờ sẽ tìm ra những giải pháp tốt hơn là thiết kế theo nguyên tắc thông thường".

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
13:17

Vietnamese subtitles

Revisions