Return to Video

Tại sao ta không động lòng trắc ẩn nhiều hơn?

  • 0:01 - 0:05
    Bạn biết không, tôi ngạc nhiên
    bởi một trong những chủ đề ngầm của TED
  • 0:05 - 0:09
    là về lòng trắc ẩn, như những
    bằng chứng rất cảm động ta vừa thấy:
  • 0:09 - 0:12
    bệnh HIV ở Châu Phi,
    Tổng thống Clinton tối qua.
  • 0:12 - 0:18
    Và tôi muốn gợi nên một tư duy
    song hành, nếu được,
  • 0:18 - 0:23
    về lòng trắc ẩn và chuyển nó từ một
    vấn đề toàn cầu thành cá nhân.
  • 0:23 - 0:25
    Tôi là một nhà tâm lí,
    nhưng hãy yên chí,
  • 0:25 - 0:27
    tôi sẽ không đi sâu xa hơn đâu.
  • 0:27 - 0:31
    (Tiếng cười)
  • 0:31 - 0:34
    Có một nghiên cứu quan trọng
    được thực hiện trước đây
  • 0:34 - 0:38
    tại Viện Thần học Princeton
    nhằm giải đáp lí do
  • 0:38 - 0:42
    vì sao dù ta có rất nhiều cơ hội giúp đỡ,
  • 0:42 - 0:45
    nhưng thỉnh thoảng chúng ta mới làm,
    còn đa phần thì không.
  • 0:46 - 0:49
    Một nhóm sinh viên thần học
    tại Viện Thần học Princeton
  • 0:50 - 0:54
    được báo rằng họ sắp
    phải diễn thuyểt
  • 0:54 - 0:57
    và mỗi người được giao
    một chủ đề để thuyết giáo.
  • 0:57 - 1:00
    Một nửa số sinh viên đó được giao,
    chủ đề về câu truyện
  • 1:00 - 1:02
    ngụ ngôn của một người Samarita
    tốt bụng:
  • 1:02 - 1:05
    cái người đã dừng lại bên vệ đường --
  • 1:05 - 1:07
    để giang tay cứu giúp
    những người xa lạ.
  • 1:07 - 1:10
    Một nửa thì được giao những chủ đề
    ngẫu nhiên về Kinh thánh.
  • 1:10 - 1:13
    Rồi từng người một được bảo
    đi tới một tòa nhà khác
  • 1:14 - 1:15
    để thuyết giáo.
  • 1:15 - 1:18
    Khi đi từ tòa nhà thứ nhất sang thứ hai,
  • 1:18 - 1:21
    mỗi người đi ngang qua
    một người đàn ông đang quì gối rên rỉ,
  • 1:21 - 1:26
    rõ ràng đang cần giúp đỡ. Câu hỏi đặt ra
    là: Họ có dừng lại để giúp không?
  • 1:26 - 1:27
    Và câu hỏi thú vị hơn:
  • 1:28 - 1:31
    Việc suy ngẫm về câu chuyện
    người Samaritan tốt bụng ấy
  • 1:31 - 1:35
    có giúp ích gì không?
    Câu trả lời là: Không, hoàn toàn không.
  • 1:36 - 1:39
    Hóa ra yếu tố giúp xác định liệu
    một người có dừng lại và
  • 1:39 - 1:40
    giúp đỡ một người lạ
  • 1:40 - 1:43
    nằm ở việc anh ta nghĩ mình
    đang gấp đến mức nào,
  • 1:43 - 1:48
    đang trễ đến mức nào,
    hay đang nghiền ngẫm
  • 1:48 - 1:50
    về những điều sắp trình bày.
  • 1:50 - 1:53
    Theo tôi, điều khó xử trong
    cuộc sống là:
  • 1:53 - 1:57
    ta không tận dụng mọi cơ hội để giúp đỡ
  • 1:57 - 2:00
    bởi vì sự tập trung của ta
    nằm lệch hướng.
  • 2:00 - 2:02
    Trong khoa học não bộ
  • 2:02 - 2:04
    thần kinh xã hội học là khá mới.
  • 2:04 - 2:08
    Nó nghiên cứu về mạch não bộ của 2 người
  • 2:08 - 2:10
    hoạt động thế nào khi họ tương tác.
  • 2:10 - 2:14
    Và hướng nghĩ mới về lòng trắc ẩn
    trong thần kinh xã hội học là
  • 2:14 - 2:18
    bản chất chúng ta là muốn giúp đỡ.
  • 2:18 - 2:23
    Có nghĩa là, khi ta chú ý đến người khác,
  • 2:23 - 2:26
    ta tự động đồng cảm với họ,
    ta tự động thương cảm họ.
  • 2:26 - 2:28
    Có những nơ-ron mới phát hiện,
  • 2:28 - 2:30
    nơ-ron phản chiếu,
  • 2:30 - 2:32
    như là tích hợp wifi, bắt nguồn
    trong não ta
  • 2:32 - 2:35
    ngay đúng vị trí hoạt động trong
    não họ.
  • 2:35 - 2:38
    Để ta tự động thấy như vậy.
  • 2:38 - 2:42
    Và nếu người ấy đang cần hỗ trợ,
    họ đang chịu khổ
  • 2:42 - 2:46
    ta sẽ tự động chuẩn bị để giúp.
    Cơ bản là vậy.
  • 2:46 - 2:49
    Nhưng câu hỏi là: Tại sao ta không làm?
  • 2:49 - 2:52
    Và tôi nghĩ bài nói này để làm rõ
    quá trình
  • 2:52 - 2:54
    từ sự đắm chìm trong bản thân,
  • 2:55 - 2:58
    chuyển qua nhận thức, đồng cảm
    và lòng trắc ẩn.
  • 2:58 - 3:01
    Và sự thật đơn giản là,
    nếu ta tập trung đến bản thân,
  • 3:02 - 3:05
    nếu ta bận bịu suy nghĩ,
    như vẫn thường làm cả ngày,
  • 3:05 - 3:08
    thì ta không thể để tâm người khác được.
  • 3:08 - 3:11
    Sự khác biệt giữa tập trung cho bản thân
    và người khác
  • 3:11 - 3:12
    thì lại rất mập mờ.
  • 3:12 - 3:15
    Mấy hôm trước lúc đang ngồi tính thuế,
    tôi phát hiện rằng
  • 3:15 - 3:18
    khi liệt kê danh sách quyên góp của mình,
  • 3:18 - 3:21
    tôi ngộ ra, rằng -- nhìn vào tờ séc
  • 3:21 - 3:24
    quyên góp cho Quỹ Seva
    và nhận ra mình nghĩ
  • 3:24 - 3:26
    ờ, anh bạn Larry Brilliant hẳn sẽ rất vui
  • 3:26 - 3:28
    khi biết tôi tặng tiền cho Seva.
  • 3:28 - 3:31
    Từ đó tôi ý thức được
    thứ tôi nhận được từ việc quyên góp
  • 3:31 - 3:35
    là một kiểu tự yêu bản thân --
    tôi thấy mình thật tốt đẹp.
  • 3:35 - 3:40
    Rồi tôi bắt đầu nghĩ về những cư dân ở
    Himalaya
  • 3:40 - 3:43
    những người cần được chữa bệnh
    đục thủy tinh thể, và tôi nhận ra,
  • 3:43 - 3:46
    mình chuyển từ hành vi tự yêu bản thân
  • 3:46 - 3:50
    sang cảm giác vui vẻ bao dung,
    sang cảm thấy tốt lành
  • 3:50 - 3:54
    cho những người được cứu chữa.
    Tôi nghĩ nó chính là nguồn động lực.
  • 3:54 - 3:57
    Nhưng việc phân định giữa tập trung
    vào bản thân
  • 3:57 - 3:58
    và vào người khác
  • 3:58 - 4:01
    là điều mà tôi khuyến khích bạn nên chú ý.
  • 4:01 - 4:05
    Bạn có thể thấy nó trong mức độ
    kinh khủng của giới hẹn hò.
  • 4:05 - 4:08
    Mới nãy tôi đã ở một nhà hàng sushi
  • 4:08 - 4:11
    và nghe được cuộc nói chuyện của 2 phụ nữ
    về anh của một trong hai người,
  • 4:12 - 4:15
    anh này vẫn còn độc thân. Và cô này nói,
  • 4:15 - 4:17
    "Anh tớ hay gặp rắc rối với việc hẹn hò,
  • 4:17 - 4:20
    nên ảnh đã thử hẹn hò cấp tốc."
    Các bạn có biết về nó không?
  • 4:20 - 4:24
    Phụ nữ sẽ ngồi cố định
    và đàn ông đi từ bàn này sang bàn kia,
  • 4:24 - 4:27
    và có một cái đồng hồ báo giờ,
    và cứ mỗi năm phút thì lại, bingo,
  • 4:27 - 4:29
    gặp mặt kết thúc
    và người phụ nữ sẽ quyết định
  • 4:29 - 4:33
    có nên đưa số hay email cho người đàn ông
  • 4:33 - 4:35
    để tiến xa hơn không.
    Và người này nói,
  • 4:35 - 4:39
    "Anh tớ chẳng bao giờ được thẻ,
    và tớ biết chính xác tại sao.
  • 4:39 - 4:44
    Ngay lúc ngồi xuống, anh ấy đã bắt đầu
    luyên thuyên về bản thân;
  • 4:44 - 4:46
    mà chả hỏi han gì cô kia cả."
  • 4:46 - 4:51
    Và tôi đang nghiên cứu mục
    Phong cách Chủ nhật
  • 4:51 - 4:54
    của tờ New York Times,
    tìm tòi những chuyện bên lề đám cưới
  • 4:54 - 4:57
    vì chúng rất thú vị --
    và tôi đọc được cuộc hôn nhân của
  • 4:57 - 5:00
    Alice Charney Epstein.
    Và cô ấy nói
  • 5:00 - 5:02
    lúc đang trong quá trình hẹn hò,
  • 5:02 - 5:05
    cô ấy đã làm một thử nghiệm đơn giản.
  • 5:05 - 5:08
    Thử nghiệm là: kể từ lúc họ gặp mặt,
  • 5:08 - 5:11
    mất bao lâu để anh chàng hỏi cô một câu
  • 5:11 - 5:13
    có từ "em" trong đó.
  • 5:13 - 5:17
    Và hiển nhiên, Epstein là át chủ trò đó,
    cũng như bài báo của tôi.
  • 5:17 - 5:18
    (Tiếng cười)
  • 5:18 - 5:20
    Còn bây giờ là -- đó là thử nghiệm nho nhỏ
  • 5:20 - 5:23
    mà tôi khuyến khích bạn
    làm thử tại một bữa tiệc.
  • 5:23 - 5:25
    Bạn có thể tận dụng nó ngay tại TED này.
  • 5:26 - 5:29
    Tờ tạp chí Kinh doanh Harvard
    gần đây có đăng bài báo tên
  • 5:29 - 5:32
    "Khoảnh khắc con người",
    nói về việc tạo sự tiếp xúc thực sự
  • 5:32 - 5:35
    với mọi người nơi làm việc.
    Và nó nói rằng, uhm,
  • 5:35 - 5:38
    điều cơ bản bạn cần làm
    là tắt ngay chiếc BlackBerry,
  • 5:39 - 5:43
    gập máy tính lại,
    ngừng mơ mộng
  • 5:43 - 5:45
    và dành toàn bộ sự chú ý cho người ấy.
  • 5:46 - 5:50
    Có một từ mới được đặt ra trong tiếng Anh
  • 5:51 - 5:54
    cho những lúc 1 người bên cạnh bạn
    cắm mặt vào chiếc BlackBerry
  • 5:54 - 5:57
    hay trả lời điện thoại, và ngay lập tức
    bạn như không tồn tại.
  • 5:58 - 6:03
    Đó là "Rối tiết": sự kết hợp giữa
    bối rối và điên tiết. (pizzled)
  • 6:03 - 6:05
    (Tiếng cười)
  • 6:05 - 6:11
    Tôi nghĩ nó khá sáng tạo đấy.
    Nó là sự đồng cảm, là sự chú tâm của ta
  • 6:11 - 6:15
    giúp phân biệt ta với kẻ xảo trá
    hay những người bị thần kinh.
  • 6:15 - 6:20
    Tôi có cậu em rể là chuyên gia
    về lĩnh vực kinh dị hay rùng rợn
  • 6:20 - 6:23
    cậu ta viết Chú giải về Ma cà rồng,
    Bản chất của Frankenstein --
  • 6:23 - 6:25
    cậu ấy được đào tạo
    như học giả của Chaucer,
  • 6:25 - 6:27
    nhưng được sinh ra ở Transylvania
  • 6:27 - 6:29
    nên tôi nghĩ nó có
    ảnh hưởng cậu ta ít nhiều.
  • 6:29 - 6:32
    Dù sao thì, có một lần,
    em rể tôi, Leonard,
  • 6:32 - 6:34
    quyết định viết một cuốn sách
    về giết người hàng loạt.
  • 6:34 - 6:37
    Có một gã đã gây nên những
    vụ án kinh hoàng
  • 6:37 - 6:39
    gần nơi chúng tôi sống nhiều năm trước.
  • 6:39 - 6:42
    Hắn được biết như
    là kẻ bóp cổ của Santa Cruz.
  • 6:42 - 6:45
    Và trước khi bị bắt,
    hắn đã giết chết ông bà,
  • 6:45 - 6:48
    mẹ của mình cùng năm bạn học nữ
    tại trường đại học Santa Cruz.
  • 6:49 - 6:51
    Vậy là em rể tôi đến phỏng vấn
    tên sát nhân này
  • 6:52 - 6:54
    và cậu ta nhận ra khi gặp hắn
  • 6:54 - 6:56
    rằng gã này cực kì đáng sợ.
  • 6:56 - 6:58
    Một là, hắn cao gần 7 feet.
  • 6:58 - 7:01
    Nhưng đó không phải
    điều đáng sợ nhất ở hắn.
  • 7:01 - 7:06
    Điều kinh khủng nhất IQ của hắn là 160:
    một thiên tài có hạn.
  • 7:07 - 7:11
    Nhưng không có bất kì liên hệ nào
    giữa chỉ số thông minh và xúc cảm,
  • 7:11 - 7:13
    cảm giác cho người khác.
  • 7:13 - 7:16
    Chúng được điều khiển bởi
    hai vùng não riêng biệt.
  • 7:16 - 7:19
    Nên vào một thời điểm,
    em rể tôi gom hết can đảm
  • 7:19 - 7:21
    để hỏi hắn câu mà cậu ta luôn muốn biết,
  • 7:21 - 7:24
    đó là: sao anh có thể làm như vậy?
  • 7:24 - 7:27
    Anh không chút thương xót nào
    cho nạn nhân sao?
  • 7:27 - 7:30
    Đây là các vụ giết người thân thuộc
    -- hắn bóp cổ các nạn nhân.
  • 7:30 - 7:32
    Và tên bóp cổ trả lời thản nhiên,
  • 7:32 - 7:37
    "Ồ không. Nếu có thì tôi đã chẳng làm thế.
  • 7:37 - 7:44
    Tôi phải vứt bỏ cảm xúc đó.
    Tôi phải ngắt nó ra khỏi tâm trí".
  • 7:44 - 7:48
    Và tôi nghĩ điều đó thật nhức nhối,
  • 7:49 - 7:53
    mặc dù, tôi cũng đã suy ngẫm về
    việc tắt nguồn cảm xúc ấy.
  • 7:53 - 7:56
    Khi ta tập trung bản thân
    trong hoạt động nào,
  • 7:56 - 7:59
    thì ta lại vứt bỏ
    sự quan tâm đến người khác.
  • 7:59 - 8:05
    Hãy nghĩ về việc mua sắm
    và những khả năng
  • 8:05 - 8:08
    của một người tiêu dùng có
    tình thương.
  • 8:08 - 8:11
    Hiện giờ, như Bill McDonough đã chỉ ra,
  • 8:12 - 8:16
    những vật ta mua và sử dụng
    đều ẩn chứa hậu quả.
  • 8:16 - 8:20
    Chúng ta đều là
    những nạn nhân vô tri bị che mắt.
  • 8:20 - 8:23
    Chúng ta không để ý và không để ý
    rằng mình không để ý
  • 8:23 - 8:30
    đến phân tử độc hại thải ra
    từ thảm trải sàn hay lớp bọc ghế ngồi.
  • 8:30 - 8:35
    Hoặc ta không biết liệu lớp vải đó
    được tạo từ công nghệ
  • 8:35 - 8:39
    hay sản xuất tự nhiên;
    nó có thể tái sử dụng
  • 8:39 - 8:41
    hay cuối cùng chỉ thành rác?
    Nói cách khác,
  • 8:41 - 8:46
    ta chẳng biết gì về mặt sinh học
    hay sức khỏe cộng đồng
  • 8:47 - 8:50
    hay hậu quả kinh tế và xã hội
  • 8:50 - 8:52
    của những thứ mình mua và sử dụng.
  • 8:54 - 8:58
    Có nghĩa, chúng ta cũng chính là
    tác nhân
  • 8:58 - 9:02
    mà không hề hay biết.
    Và ta trở thành nạn nhân
  • 9:02 - 9:05
    của một hệ thống chuyên đánh lừa.
    Thử xem điều này.
  • 9:05 - 9:08
    Có một cuốn sách tuyệt vời tên là
  • 9:08 - 9:13
    Stuff: Cuộc sống bí mật của vật dụng
    hàng ngày.
  • 9:13 - 9:16
    Và nó kể về câu chuyện đằng sau
    của những thứ như áo sơ mi.
  • 9:16 - 9:19
    nơi vải bông được trồng
  • 9:19 - 9:21
    và loại phân bón được sử dụng
    và hậu quả
  • 9:21 - 9:25
    loại phân đó đem đến cho đất.
    Và nó nhắc đến, ví dụ,
  • 9:25 - 9:28
    loại vải bông đó không ăn thuốc nhuộm;
  • 9:28 - 9:31
    khoảng 60% sẽ bị rửa trôi khi nhúng nước.
  • 9:31 - 9:34
    Và các nhà dịch tễ luôn cảnh báo
  • 9:34 - 9:39
    trẻ em sống gần vùng công nghiệp dệt may
    thường dễ bị tăng bạch cầu trong máu.
  • 9:40 - 9:44
    Có một công ty, tên Bennett and Company,
    đứng sau Polo.com,
  • 9:45 - 9:50
    Victoria's Secret -- họ, vì CEO của họ,
    nhận thức được điều này,
  • 9:51 - 9:55
    đã lập nên một liên doanh
    với hãng nhuộm ở Trung Quốc
  • 9:55 - 9:57
    nhằm đảm bảo nước sau khi giặt nhuộm
  • 9:57 - 10:01
    sẽ được xử lý hoàn toàn trước khi
    đổ ra nguồn nước tự nhiên.
  • 10:01 - 10:06
    Giờ đây, chúng ta không được lựa chọn
    giữa sơ mi sản xuất đúng quy trình
  • 10:06 - 10:11
    thay cho cái sai quy trình.
    Vậy cần làm gì để có được điều đó?
  • 10:13 - 10:16
    À, tôi nghĩ là. Một,
  • 10:16 - 10:21
    cần có một mác điện tử
    cho phép mọi cửa hàng
  • 10:21 - 10:25
    biết về toàn bộ quy trình sản xuất
    của mọi mặt hàng bày bán trên kệ.
  • 10:25 - 10:28
    Ta có thể lần về nhà máy sản xuất.
    Một khi tìm được
  • 10:28 - 10:32
    nơi sản xuất, bạn có thể quan sát
    quá trình chế tạo
  • 10:32 - 10:36
    nên sản phẩm, và nếu nó đúng quy trình,
  • 10:36 - 10:40
    bạn có thể dán nhãn nó như vậy.
    Nếu không,
  • 10:40 - 10:44
    bạn có thể vào -- ngày nay,
    ở bất kì cửa tiệm nào,
  • 10:44 - 10:47
    khi lướt máy quét trong lòng bàn tay
    qua một mã vạch ngang,
  • 10:47 - 10:49
    bạn sẽ được đưa đến một trang web.
  • 10:49 - 10:52
    Họ cũng có trang web tương tự
    cho người bị dị ứng đậu phộng.
  • 10:52 - 10:55
    Trang Web sẽ cho bạn biết thêm
    về đồ vật đó.
  • 10:55 - 10:57
    Nói cách khác, ngay lúc mua hàng,
  • 10:57 - 11:00
    ta đã có thể có một lựa chọn hợp lí.
  • 11:00 - 11:06
    Có một câu nói trong giới
    thông tin khoa học là:
  • 11:06 - 11:09
    vỏ quýt dày có móng tay nhọn.
  • 11:09 - 11:11
    Và câu hỏi là:
    nó có tạo nên khác biệt nào không?
  • 11:13 - 11:16
    Thời gian trước đây
    khi đang làm việc cho tờ New York Times,
  • 11:17 - 11:19
    khoảng thập niên 80,
    tôi đã viết một bài
  • 11:19 - 11:21
    về vấn đề của New York lúc đó --
  • 11:21 - 11:23
    tình trạng người vô gia cư
    trên đường phố.
  • 11:23 - 11:27
    Và tôi dành ra vài tuần trao đổi với
    một tổ chức hoạt động xã hội
  • 11:27 - 11:30
    trợ cấp cho người vô gia cư.
    Và rồi tôi nhìn họ qua đôi mắt
  • 11:30 - 11:35
    như thể họ đều có bệnh lý thần kinh
  • 11:35 - 11:39
    không biết chốn nào để đi.
    Họ có một đặc điểm. Khiến tôi --
  • 11:40 - 11:43
    khiến tôi bừng tỉnh khỏi
    sự u mê của thành thị, nơi mà
  • 11:44 - 11:47
    khi ta thấy, khi ta lướt qua
    một người vô gia cư
  • 11:47 - 11:52
    nếu họ ở ngoài tầm mắt của ta,
    thì họ cũng ở ngoài tầm quan tâm của ta.
  • 11:52 - 11:55
    Chúng ta không để ý
    nên chúng ta không hành động.
  • 11:57 - 12:01
    Một ngày sau đó -- một ngày thứ sáu --
    vào cuối ngày,
  • 12:01 - 12:05
    tôi đi xuống -- tôi đang đi xuống tàu
    điện ngầm. Đó là giờ cao điểm
  • 12:05 - 12:07
    và hàng ngàn người đang đổ xuống thang.
  • 12:07 - 12:09
    Và đột nhiên khi đang đi xuống
  • 12:09 - 12:12
    tôi để ý một người bám trụ ở bên hông,
  • 12:12 - 12:16
    cởi trần, bất động, và mọi người
    thì đang bước qua ông --
  • 12:16 - 12:19
    hàng trăm hàng trăm người.
  • 12:19 - 12:22
    Và bởi vì sự u mê thành thị của tôi
    đã phần nào yếu bớt,
  • 12:23 - 12:26
    tôi dừng lại
    để xem chuyện gì đã xảy ra.
  • 12:27 - 12:30
    Ngay lúc tôi dừng lại,
    thì nửa tá người khác
  • 12:30 - 12:32
    cũng liền vây quanh ông ta.
  • 12:32 - 12:34
    Và chúng tôi phát hiện ông ta là người La-tinh,
    không nói được tiếng Anh,
  • 12:34 - 12:39
    không có tiền, ông đã lang thang trên đường
    nhiều ngày liền, đói lả,
  • 12:39 - 12:40
    và đã ngất xỉu do quá đói.
  • 12:40 - 12:43
    Ngay lập tức một người
    chạy đi lấy nước cam,
  • 12:43 - 12:46
    một người đưa bánh mì kẹp,
    một người thì dẫn cảnh sát đến.
  • 12:46 - 12:49
    Người đàn ông đứng dậy ngay lập tức.
  • 12:49 - 12:53
    Những điều ấy chỉ bắt đầu từ một
    hành động đơn giản đó thôi,
  • 12:53 - 12:55
    nên tôi cảm thấy thật lạc quan.
  • 12:55 - 12:56
    Xin cảm ơn rất nhiều.
  • 12:56 - 12:57
    (Vỗ Tay)
Title:
Tại sao ta không động lòng trắc ẩn nhiều hơn?
Speaker:
Daniel Goleman
Description:

Daniel Goleman, tác giả của Trí thông minh cảm xúc, đặt câu hỏi tại sao chúng ta không động lòng trắc ẩn nhiều hơn.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
12:56

Vietnamese subtitles

Revisions