Return to Video

Mò kim đáy biển: Tìm kiếm thế giới khả sinh - Ariel Anbar

  • 0:15 - 0:18
    Vũ trụ chứa đựng hàng trăm tỉ thiên hà,
  • 0:18 - 0:22
    Mỗi thiên hà chứa đựng
    hàng trăm tỉ ngôi sao,
  • 0:22 - 0:25
    và rất nhiều ngôi sao có
    các hành tinh quay xung quanh.
  • 0:25 - 0:28
    Vậy làm sao tìm kiếm sự sống ở nơi
    rộng lớn như thế?
  • 0:28 - 0:32
    Nó giống như là mò kim đáy biển vậy,
  • 0:32 - 0:36
    Chúng ta sẽ muốn tập trung tìm kiếm ở
    các hành tinh có khả năng có sự sống cao,
  • 0:36 - 0:39
    cái mà chúng ta gọi là "Thế giới Khả sinh"
  • 0:39 - 0:41
    Vậy những hành tinh đó trông thế nào?
  • 0:41 - 0:43
    Để trả lời, chúng ta không nhìn ra
    ngoài vũ trụ,
  • 0:43 - 0:46
    mà là nhìn vào chính
    hành tinh này, Trái Đất.
  • 0:46 - 0:50
    Bởi vì đây là hành tinh duy nhất
    chúng ta biết rõ là "Khả sinh".
  • 0:50 - 0:54
    Khi ngắm nhìn Trái Đất từ vũ trụ, ta thấy
    1 thế giới màu xanh đầy nước.
  • 0:54 - 0:58
    Không phải ngẫu nhiên 3/4 bề mặt Trái Đất
    được bao phủ bởi đại dương.
  • 0:58 - 1:01
    Vì các đặc tính vật lý và hóa học
    mà chỉ có nước mới có,
  • 1:01 - 1:04
    nước cần thiết cho tất cả sự sống.
  • 1:04 - 1:09
    Và vì thế chúng ta đặc biệt quan tâm
    đến những hành tinh có nhiều nước.
  • 1:09 - 1:12
    May mắn thay, nước rất phổ biến trong
    vũ trụ.
  • 1:12 - 1:15
    Nhưng sự sống cần nước dưới dạng lỏng,
    không phải dạng băng hoặc hơi
  • 1:15 - 1:17
    và nước ở thể lỏng thì
    ít phổ biến hơn.
  • 1:17 - 1:22
    Để một hành tinh có nước dưới dạng
    lỏng trên bề mặt, có 3 điều quan trọng:
  • 1:22 - 1:25
    Thứ nhất, hành tinh đó cần phải
    đủ lớn để lực hấp dẫn
  • 1:25 - 1:28
    có thể ngăn các phân tử nước
    không bay vào không gian.
  • 1:28 - 1:32
    Ví dụ, sao Hỏa nhỏ hơn Trái đất,
    do vậy nó có lực hút nhỏ hơn,
  • 1:32 - 1:35
    và đó là lý do mà
    bầu khí quyển của sao Hỏa rất mỏng,
  • 1:35 - 1:38
    và không có đại dương nào trên bề mặt.
  • 1:38 - 1:41
    Thứ hai, hành tinh đó cần phải có
    bầu khí quyển. Tại sao?
  • 1:41 - 1:44
    Vì nếu không, hành tinh sẽ nằm
    trong khoảng chân không,
  • 1:44 - 1:47
    và nước ở dạng lỏng thì
    không ổn định trong chân không.
  • 1:47 - 1:51
    Ví dụ, mặt trăng không có bầu khí quyển,
    vì thế khi ta đổ một ít nước lên mặt trăng
  • 1:51 - 1:55
    nó sẽ sôi lên thành khí hoặc
    đông cứng lại thành băng.
  • 1:55 - 2:00
    Không có áp suất khí quyển,
    nước ở dạng lỏng không thể tồn tại.
  • 2:00 - 2:03
    Thứ ba, hành tinh cần có khoảng cách
    phù hợp với ngôi sao của nó.
  • 2:03 - 2:07
    Nếu quá gần, nhiệt độ trên bề mặt
    sẽ vượt qua nhiệt độ sôi của nước
  • 2:07 - 2:09
    và đại dương sẽ biến thành hơi nước.
  • 2:09 - 2:13
    Nếu quá xa, nhiệt độ bề mặt sẽ thấp hơn
    nhiệt đóng băng của nước
  • 2:13 - 2:16
    làm cho các đại dương đông lại thành băng.
  • 2:16 - 2:22
    Dù là lửa hay băng, sự sống mà chúng ta
    biết đến sẽ không thể tồn tại được.
  • 2:22 - 2:27
    Hãy nghĩ về vùng khả sinh, nơi giữ nước ở
    thể lỏng, như vòng đai quanh ngôi sao nó,
  • 2:27 - 2:30
    chúng ta gọi vòng đai đó là
    "Vùng Khả Sinh".
  • 2:30 - 2:36
    Vì vậy, khi tìm Thế Giới Khả Sinh, ta sẽ
    tìm "vùng khả sinh" quanh các ngôi sao.
  • 2:36 - 2:41
    Đó là vùng thích hợp nhất để tìm ra
    hành tinh giống Trái Đất.
  • 2:41 - 2:45
    Tuy "vùng khả sinh" là nơi khá tốt
    để tìm kiếm các hành tinh có sự sống
  • 2:45 - 2:47
    thì vẫn còn một vài khó khăn.
  • 2:47 - 2:51
    Thứ nhất, 1 hành tinh chưa chắc "khả sinh"
    chỉ vì nó nằm trong "vùng khả sinh".
  • 2:51 - 2:54
    Hãy xem xét sao Kim trong hệ Mặt Trời.
  • 2:54 - 2:58
    Nếu là nhà thiên văn ngoài vũ trụ,
    bạn sẽ thấy Sao Kim có sự sống
  • 2:58 - 3:02
    Đúng kích cỡ, có bầu khí quyển, và nằm
    trong " vùng khả sinh" của hệ mặt trời.
  • 3:02 - 3:05
    Nhà thiên vũ trụ có thể xem Sao Kim
    và Trái Đất như cặp song sinh,
  • 3:05 - 3:08
    Nhưng sao Kim không thể có sự sống,
    ít nhất là trên bề mặt của nó
  • 3:08 - 3:11
    Không phải là sự sống mà chúng ta từng được
    biết. Nó quá nóng.
  • 3:11 - 3:16
    Vì bầu khí quyển của Sao Kim tràn ngập
    CO2, một khí nhà kính quan trọng.
  • 3:16 - 3:19
    Thực tế, bầu khí quyển của Sao Kim
    hầu hết là CO2.
  • 3:19 - 3:22
    Nó dày hơn gần 100 lần so với
    bầu khí quyển của chúng ta,
  • 3:22 - 3:26
    kết quả là nhiệt độ trên Sao Kim nóng tới mức có thể nung chảy chì
  • 3:26 - 3:29
    và hành tinh này khô như sa mạc.
  • 3:29 - 3:33
    Nên, một hành tinh đúng kích thước và
    khoảng cách chỉ là bước khởi đầu.
  • 3:33 - 3:36
    Còn cần phải biết thành phần
    bầu khí quyển của nó nữa.
  • 3:36 - 3:40
    Khó khăn thứ hai xuất hiện
    khi chúng ta xem xét Trái Đất kĩ hơn.
  • 3:40 - 3:45
    30 năm qua, chúng ta đã tìm ra các vi sinh
    vật song được ở môi trường khắc nghiệt,
  • 3:45 - 3:48
    Chúng sống ở các vết đá nứt
    sâu hàng dặm dưới mặt đất,
  • 3:48 - 3:50
    trong những vùng nước sôi dưới đáy biển,
  • 3:50 - 3:52
    trong vùng nước a xít của
    các suối nước nóng,
  • 3:52 - 3:56
    trong các hạt nước cao
    hàng dặm trên bầu trời.
  • 3:56 - 3:59
    Các sinh vật chịu được
    điều kiện khắc nghiệt này không hiếm.
  • 3:59 - 4:03
    Một số nhà khoa học ước tính khối lượng
    vi sinh vật sống sâu trong lòng đất
  • 4:03 - 4:06
    bằng với khối lượng của tất cả các
    sinh vật sống trên bề mặt Trái Đất.
  • 4:06 - 4:10
    Những sinh vật ngầm này
    không cần đại dương hay ánh mặt trời.
  • 4:10 - 4:15
    Những điều này cho thấy các hành tinh như Trái đất
    có thể chỉ là bề nổi của tảng băng sinh vật học vũ trụ.
  • 4:15 - 4:19
    Có thể sự sống vẫn đang tồn tại trong
    tầng nước ngầm dưới bề mặt Sao Hỏa.
  • 4:19 - 4:21
    Vi sinh vật có thể sinh sôi trên
    Europa của Sao Mộc
  • 4:21 - 4:25
    nơi đại dương nước dạng lỏng
    nằm dưới bề mặt băng cứng.
  • 4:25 - 4:31
    một đại dương khác nằm dưới bề mặt vệ tinh Enceladus của Sao Thổ, là nguồn của các tia nước nóng phun vào vũ trụ,
  • 4:31 - 4:33
    Liệu tia nước nóng này có chứa
    vi sinh vật?
  • 4:33 - 4:36
    Liệu chúng ta có thể bay đến đó
    để tìm hiểu không?
  • 4:36 - 4:39
    Có điều gì về sự sống mà ta chưa biết,
    sử dụng 1 chất lỏng khác nước chăng?
  • 4:39 - 4:44
    Có thể chúng ta mới là sinh vật lạ sống ở
    nơi khắc nghiệt và không bình thường.
  • 4:44 - 4:46
    Có thể "vùng khả sinh thật sự"
    quá rộng lớn,
  • 4:46 - 4:50
    có hàng tỷ cây kim dưới đáy
    đại dương bao la ấy.
  • 4:50 - 4:55
    Có thể về mặt vĩ mô, Trái Đất chỉ là 1
    trong rất nhiều mô thức Thế Giới Khả Sinh.
  • 4:55 - 4:59
    Cách duy nhất để tìm ra đó là:
    ra ngoài kia và khám phá.
Title:
Mò kim đáy biển: Tìm kiếm thế giới khả sinh - Ariel Anbar
Speaker:
Ariel Anbar
Description:

Xem đầy đủ: http://ed.ted.com/lessons/a-needle-in-countless-haystacks-finding-habitable-planets-ariel-anbar

Trong hàng tỷ ngân hà và hàng tỷ ngôi sao, làm sao chúng ta có thể tìm ra những thế giới khả sinh giống như Trái Đất? Điều gì là thiết yếu để hỗ trợ sự sống? Ariel Anbar mang đến cho chúng ta một hiểu biết sâu hơn về tìm kiếm sự sống trên hành tinh khác.

Bài giảng bởi Ariel Anbar, minh họa bởi TED-Ed.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:11

Vietnamese subtitles

Revisions