< Return to Video

Joachim de Posada nói: Đừng ăn kẹo dẻo.

  • 0:00 - 0:03
    Tôi có mặt ở đây vì tôi có một thông điệp rất quan trọng.
  • 0:03 - 0:05
    Tôi nghĩ rằng tôi đã tìm ra
  • 0:05 - 0:08
    yếu tố quan trọng nhất của sự thành công
  • 0:08 - 0:13
    Và nó được tìm ra ngay rất gần đây, Stanford
  • 0:13 - 0:17
    Giáo sư tâm lý học mang những đứa trẻ bốn tuổi
  • 0:17 - 0:21
    và cho chúng vào một phòng chỉ có chúng.
  • 0:21 - 0:24
    và ông ấy bảo những đứa trẻ bốn tuổi rằng
  • 0:24 - 0:27
    "Johnny, ông sẽ để cháu ở đây với một viên kẹo dẻo
  • 0:27 - 0:29
    trong vòng 15 phút
  • 0:29 - 0:33
    Nếu sau khi ông quay lại và miếng kẹo dẻo vẫn còn ở đây
  • 0:33 - 0:37
    cháu sẽ có thêm một viên (kẹo dẻo) nữa. Vậy là cháu sẽ có hai viên."
  • 0:37 - 0:40
    Bảo một đứa trẻ bốn tuổi phải chờ 15 phút
  • 0:40 - 0:42
    cho thứ chúng thích
  • 0:42 - 0:46
    cũng giống như bảo chúng ta rằng, "Chúng tôi sẽ mang cà-phê đến trong vòng hai giờ".
  • 0:46 - 0:47
    (Cười)
  • 0:47 - 0:49
    Chính xác là như vậy.
  • 0:49 - 0:54
    Vậy thì chuyện gì xảy ra khi giáo sư rời khỏi phòng?
  • 0:54 - 0:58
    Ngay khi cánh cửa đóng lại...
  • 0:58 - 1:00
    hai phần ba đứa trẻ ăn ngay miếng kẹo dẻo.
  • 1:00 - 1:03
    5 giây, 10 giây, 40 giây, 50 giây,
  • 1:03 - 1:05
    2 phút, 4 phút, 8 phút,
  • 1:05 - 1:08
    một số chờ đến phút 14,5.
  • 1:08 - 1:09
    (Cười)
  • 1:09 - 1:13
    Không thể chịu nổi. Không đợi được.
  • 1:13 - 1:16
    Cái thú vị là ở chỗ một phần ba số đứa trẻ
  • 1:16 - 1:21
    sẽ nhìn miếng kẹo và làm thế này...
  • 1:21 - 1:23
    lại nhìn nó.
  • 1:23 - 1:25
    lại đặt nó lại.
  • 1:25 - 1:30
    Chúng sẽ đi vòng quanh. Nghịch với áo, quần.
  • 1:30 - 1:33
    Đứa trẻ đó, ngay từ lúc 4 tuổi, đã hiểu rằng
  • 1:33 - 1:36
    cái nguyên lý quan trọng nhất của thành công.
  • 1:36 - 1:40
    đó là khả năng trì hoãn sự thỏa mãn tức thời.
  • 1:40 - 1:42
    Khả năng tự kiềm chế,
  • 1:42 - 1:45
    là yếu tố quan trọng nhất của thành công
  • 1:45 - 1:48
    15 năm sau, 14 hay 15 năm sau,
  • 1:48 - 1:50
    nghiên cứu tiếp theo (nghiên cứu này).
  • 1:50 - 1:52
    Họ đã tìm ra gì?
  • 1:52 - 1:55
    Họ nhìn lại những đứa trẻ bây giờ đã 18, 19 tuổi.
  • 1:55 - 1:58
    Và họ thấy rằng 100%
  • 1:58 - 2:02
    những đứa trẻ đã không ăn miếng kẹo dẻo đang thành công.
  • 2:02 - 2:04
    Chúng có điểm số tốt. Chúng có cuộc sống tuyệt vời.
  • 2:04 - 2:06
    Chúng đang hạnh phúc. Chúng vạch ra những kế hoạch của mình.
  • 2:06 - 2:09
    Chúng có quan hệ tốt với giáo viên, bạn bè cùng trường.
  • 2:09 - 2:10
    Chúng đang sống rất tốt.
  • 2:10 - 2:13
    Một số lớn những đứa trẻ đã ăn miếng kẹo dẻo.
  • 2:13 - 2:14
    Chúng đang gặp khó khăn.
  • 2:14 - 2:16
    Chúng không thể lên tới bậc đại học.
  • 2:16 - 2:18
    Chúng có điểm số tồi. Một số bỏ học.
  • 2:18 - 2:20
    Một vài vẫn bám trụ với điểm số tồi tệ.
  • 2:20 - 2:22
    Một số có điểm cao.
  • 2:22 - 2:24
    Tôi có một câu hỏi trong đầu: vậy những đứa trẻ gốc Tây Ban Nha
  • 2:24 - 2:27
    có hành động giống như những đứa trẻ người Mỹ không?
  • 2:27 - 2:30
    Do vậy tôi tới Colombia. Và tôi thực hiện lại thí nghiệm trên.
  • 2:30 - 2:33
    Và nó thật thú vị.Tôi làm thí nghiệm với những đứa trẻ 4, 5, và 6 tuổi.
  • 2:33 - 2:36
    Để tôi cho các bạn biết chuyện gì đã xảy ra.
  • 2:51 - 2:55
    (Cười)
  • 4:32 - 4:34
    Vậy chuyện gì đã xảy ra ở Colombia?
  • 4:34 - 4:37
    Những đứa trẻ gốc Tây Ban Nha, hai phần ba chúng đã ăn miếng kẹo dẻo.
  • 4:37 - 4:39
    Một phần ba không ăn.
  • 4:39 - 4:41
    Đứa bé gái này là một trường hợp thú vị.
  • 4:41 - 4:43
    Cô bé chỉ ăn phần bên trong miếng kẹo dẻo.
  • 4:43 - 4:44
    (Cười)
  • 4:44 - 4:48
    Nói cách khác, cô muốn chúng tôi nghĩ rằng cô đã không ăn, vậy là cô sẽ có 2 miếng (kẹo dẻo).
  • 4:48 - 4:50
    Nhưng cô đã ăn nó.
  • 4:50 - 4:53
    Vì vậy chúng ta biết rằng cô sẽ thành công. Nhưng chúng ta phải trông chừng.
  • 4:53 - 4:54
    (Cười)
  • 4:54 - 4:57
    Cô không nên làm việc ở ngân hàng chẳng hạn,
  • 4:57 - 4:59
    hay làm việc ở quầy thu ngân.
  • 4:59 - 5:01
    Nhưng cô sẽ thành công.
  • 5:01 - 5:03
    Và nguyên lý trên áp dụng cho mọi thứ. Kể cả trong buôn bán.
  • 5:03 - 5:07
    Người bán hàng mà --
  • 5:07 - 5:09
    khi khách hàng nói, "tôi muốn cái kia" lập tức nói,"Vâng, của anh (chị) đây."
  • 5:09 - 5:11
    Người này đã ăn miếng kẹo dẻo.
  • 5:11 - 5:13
    Nếu người bán hàng nói, "Chờ một chút.
  • 5:13 - 5:16
    Để tôi hỏi anh (chị) một vài câu hỏi để xem đây có phải là một lựa chọn tốt không."
  • 5:16 - 5:17
    Người này sẽ bán được nhiều (hàng hóa) hơn nhiều.
  • 5:17 - 5:22
    Vậy là nguyên lý này đã đi vào cuộc sống.
  • 5:22 - 5:25
    Tôi sẽ kết thúc (bài thuyết trình) như thế này -- người Hàn Quốc đã ứng dụng nguyên lý này.
  • 5:25 - 5:27
    Bạn biết không? Điều này thật tốt
  • 5:27 - 5:29
    rằng chúng ta cần một cuốn sách kẹo dẻo (về trì hoãn sự thỏa mãn tức thời) cho trẻ em.
  • 5:29 - 5:32
    Chúng tôi đã làm. Và hiện nay nó đang có mặt ở khắp nơi tại Hàn Quốc.
  • 5:32 - 5:34
    Họ dạy những đứa trẻ đúng theo nguyên lý này.
  • 5:34 - 5:36
    Và chúng ta cũng cần học những nguyên lý này ở Hoa Kỳ.
  • 5:36 - 5:38
    Bởi chúng ta đang có một món nợ lớn.
  • 5:38 - 5:40
    Chúng ta đang tiêu thụ nhiều kẹo dẻo hơn là sản xuất ra chúng.
  • 5:40 - 5:42
    Cảm ơn rất nhiều.
Title:
Joachim de Posada nói: Đừng ăn kẹo dẻo.
Speaker:
Joachim de Posada
Description:

Trong cuộc nói chuyện ngắn này ở TED U, Joachim de Posada chia sẻ một thí nghiệm thú vị về trì hoãn sự thỏa mãn tức thời-- và làm thế nào nó có thể tiên đoán thành công trong tương lai. Thí nghiệm này sử dụng những thước phim vi-deo vô giá về những đứa trẻ nỗ lực tối đa để không ăn kẹo dẻo.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
05:44
T.T Chung added a translation

Vietnamese subtitles

Revisions